Sunday, October 31, 2010

October


Lần đầu tiên trong lịch sử của 5-year TIPS, loại trái phiếu này có yield âm (lãi suất thực âm) khi nó được US Treasury đấu thầu ngày 25/10. Đây là biểu hiện rõ nhất của inflation expectation đã tăng cao, khi mà market hiểu rằng QE II là điều không thể tránh khỏi trong cuộc họp của Fed ngày 3/11 tới. Mặc dù Bernanke & Co. đã tìm mọi cách downplay QE II, ẩn dụ bằng một cú đánh golf không quá mạnh tay, không còn ai tin vào một tương lai vững vàng của đồng USD nữa. Chẳng thế mà hết Singapore, Malaysia bây giờ đến Nga và Brazil quay sang đồng RMB như là một phương tiện thanh toán quốc tế cho tương lai. RMB swap lines đã được những nước này bàn thảo công khai và sau ngày 3/11 có lẽ sẽ có thêm nhiều central bankers thắc mắc renminbi (RMB) và yuan (CNY) khác nhau như thế nào.

Tôi cũng từng thắc mắc điều này và được một người bạn làm ở PBoC giải thích rằng renminbi là tên riêng của đồng tiền TQ, còn yuan là "money" theo tiếng Trung. Đồng tiền của Hàn quốc là won, của Nhật là yen có lẽ có cùng gốc vì có phát âm tương tự. Nếu đồng VN cũng có cái gốc yuan/yen đó biết đâu bây giờ cũng đang chịu sức ép lên giá như đồng yuan và yen chứ không lo mất giá, đỡ cho BS Hồ Hải khỏi phải trăn trở/thắc mắc. Nói vậy không có nghĩa là các central bankers của TQ và Nhật không đau đầu khi đồng tiền của họ đã/đang/sẽ lên giá so với đa số các đồng tiền mạnh khác. Bằng chứng là BoJ đã phải hạ lãi suất một lần nữa, tiếp tục quantitative easing, và nhất là phải can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối hòng kéo đồng yen xuống dù biết điều đó là vô vọng.

Sau khi BoJ khai hỏa vào trung tuần tháng 9, "currency war" đã trở thành từ cửa miệng của giới chính trị gia lẫn kinh tế gia. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa hai nhóm "gia" này với đa số nhân loại là "war" luôn mang lại những cơ hội béo bở cho họ, như với bao cuộc chiến khác trong lịch sử. Giới chính trị tranh thủ "currency war" để đưa ra agenda cho mình hòng kiếm phiếu trong những kỳ bầu cử sắp tới, e.g. Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật yêu cầu DoC phải có biện pháp chống lại currency manipulation, một cách nói tế nhị cho "đánh thuế vào hàng nhập khẩu từ TQ". Trong khi đó giới kinh tế tất nhiên là ... tranh thủ kiếm tiền từ túi của các ngân hàng trung ương. Mấy tháng vừa rồi, BoJ và SNB đã lỗ hàng tỷ USD sau các cuộc intervention thât bại, không chừng BoK, BoT, RBI cũng có chung bottom line tồi tệ như vậy cho năm tài chính này. Theo "định luật bảo toàn lợi nhuận" của thị trường ngoại hối kẻ hưởng lợi là ai thì các bạn đã rõ.

Có điều tôi vẫn ngạc nhiên tại sao cả hai giới "gia" nói trên không nghĩ ra một từ gì thay thế cho chữ "war" để dân chúng đỡ tức giận. Chẳng hạn có thể gọi đó là "total/global easing", hay tuân thủ theo trường phái Keynes hơn là "global monetary expansion". Với đa số các nước mới nổi, tất nhiên không có VN trong đó, quả thật dòng vốn quốc tế lũ lượt đổ vào thị trường nội địa của họ rất phù hợp với khái niệm global easing. Có điều easing không phải lúc nào cũng tốt, Brazil, Thailand, Korea, Indonesia đều không muốn chào đó dòng vốn này. Bằng cách này hay cách khác, các quốc gia mới nổi này nói khéo với các nhà đầu tư/đầu cơ quốc tế rằng nền kinh tế của họ đã chạy quá công suất rồi, cõng thêm quí vị nữa thì chúng tôi "phát sốt" mất. Bởi vậy nếu quí vị muốn "ăn theo" thì chịu khó đóng thuế nhé, ít thì 15% như ở Thailand. Còn không, xin mời cứ đầu tư vào trái phiếu của chúng tôi (Mexico), nhưng 100 năm sau mới được lấy lại tiền.

Đấy là những nước đã thả nổi tỷ giá, còn một khi đồng nội tệ được/bị dính chặt vào đồng USD thì global easing sẽ mang đến lạm phát thông qua giá các loại nguyên/nhiên liệu nhập khẩu và các hoạt động bình ổn/can thiệp tỷ giá của ngân hàng trung ương. Global easing kéo theo local easing trong những trường hợp này buộc các ngân hàng trung ương TQ, Singapore, Ấn độ phải thắt chặt tiền tệ đột suất để đối phó với lạm phát tăng cao. Lần nâng lãi suất ngày 20/10 của PBoC còn đánh dấu việc chuyển sang dùng 25bps multiple giống phương Tây thay cho 27bps truyền thống, cột mốc lịch sử bỏ rơi tín ngưỡng 9 nút của văn hóa Trung hoa. Ngay cả ở VN, xu hướng thắt chặt tiền tệ cũng đang hình thành dù "hot money" dường như vẫn lẩn tránh cơ hội đầu tư ở một nền kinh tế vốn được cho là đầy tiềm năng này.

Cách đây vài năm, VN được cho là có tiềm năng vì sẽ là một thành tố trong công thức China+1. Từ khi các cuộc cãi vã về tỷ giá đồng RMB trở nên căng thẳng, việc TQ không sớm thì muộn cũng phải tăng domestic consumption thông qua higher wages làm cho cheap labor của VN càng hấp dẫn hơn. Rồi sau cuộc đối đầu giữa TQ và Nhật bản về rare earth, VN lại hi vọng sẽ là nguồn cung cấp loại khoán sản này cho thế giới, tiềm năng là nơi có thể chấp nhận cheap technologies dù môi trường có nguy cơ bị hủy hoại vĩnh viễn. Rồi thêm tiềm năng Cam ranh sẽ trở thành quân cảng cung cấp cheap services cho tàu ngầm các nước. Khẩu hiệu "kinh tế tri thức" rất thịnh hành mấy năm trước giờ đang được thay bằng các thể loại "tiềm năng", nhưng quanh đi quẩn lại vẫn chỉ là "cheap talks".


4 comments:

  1. bác giangle cho em hỏi, thật lòng em cũng không hiểu tại sao cùng để chỉ Nhân Dân Tệ mà người ta lại dùng 2 ký hiệu CNY và RMB, hehe, bác có biết "sự tích" ra đời 2 cái tên này không?! :D

    ReplyDelete
  2. @Runi2410: CNY là ISO code của đồng tiền TQ, còn RMB là viết tắt của Renminbi. RMB dịch là "Nhân dân tệ" còn yuan là "đồng" hay "đô-la". Giới báo chí và academic thích dùng RMB có lẽ vì lý do lịch sử và có thể người TQ dùng RMB phổ biến hơn. Còn các dịch vụ thông tin tài chính (BB,Reuters) đều dùng ISO code, nhưng khi nói chuyện với nhau traders vẫn gọi là Renminbi, có lẽ vì "Chinese yuan" khó đọc hơn :-)

    ReplyDelete
    Replies
    1. nhu vay, trong thuong mai, xuat nhap khau thi nen dung RMB hay CNY?
      nho Bac ho tro!

      Delete
    2. Nếu trong hợp đồng thì chắc chắn phải dùng CNY rồi, còn báo chí hoặc research paper thì RMB có thể chấp nhận được và phổ biến hơn.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.