Saturday, February 28, 2009

Politics VIII


Vai trò của World bank là gì? Tất nhiên là để giúp đỡ các nước nghèo phát triển kinh tế, không liên quan gì đến chính trị. 

Không đơn thuần như vậy. Nhớ lại tiền thân của WB, International Bank for Reconstruction and Development, được thành lập năm 1944 tại Bretton Woods đã được sử dụng như một công cụ của Mỹ và các nước tư bản để trợ giúp cho các nước nghèo nhằm ngăn chặn sự bành trướng của chủ nghĩa xã hội đang rất popular sau chiến tranh thế giới thứ II. Dường như sau này WB đã có gắng xóa đi cái hình ảnh "chính trị hóa" các chương trình viện trợ kinh tế của mình. Nhưng trong cuộc khủng hoảng này thì không.

Đương kim chủ tịch WB, Robert Zoellick, vừa tuyên bố thẳng thừng sẽ cùng các nước Tây Âu viện trợ cho các nước "cựu XHCN" ở Đông/Trung Âu để cứu không cho các "thành tựu" chính trị và kinh tế mà những nước này đã đạt được bị cuộc khủng hoảng hiện tại xóa mất. Tất nhiên thành tựu chính trị ở đây là việc xóa bỏ CNXH ở những nước này. 

Với một ông chủ tịch WB "cực hữu" như vậy, VN cần cẩn thận để tránh không bị cắt giảm các khoản viện trợ trong thời gian tới, ví dụ như khoản này.


Role of government II


Dạo này vấn đề vai trò của nhà nước trong nền kinh tế đang được hâm nóng trở lại. William Easterly, một đại thụ về kinh tế phát triển, vừa lật lại câu hỏi đã khá cũ nhưng có liên quan đến cuộc debate về role of government hiện tại. Câu hỏi đó là: liệu các chính sách công nghiệp (industrial policies) của các nước Đông Á thời 70-80 có phải là yếu tố quyết định dẫn đến sự thành công về kinh tế của các nước này?

Câu trả lời của Easterly là không. Ông cho rằng những bằng chứng cho thấy các nước Đông Á đã thành công không đủ để chứng minh đây là một chính sách đúng. Hoặc ít nhất can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế sẽ gây ra nhiều thiệt hại hơn lợi ích và sự thành công của Đông Á chỉ là tình cờ. Trong phần comments của bài viết này có rất nhiều phân tích thú vị. Tôi thích nhất comment của William Duggan về cách thức và trình tự can thiệp của nhà nước.

Theo Duggan, những nước Đông Á thành công vì đã can thiệp vào nền kinh tế để giúp các doanh nghiệp tư nhân chứ không phải doanh nghiệp quốc doanh phát triển. Ngoài ra các nước Đông Á đều giúp khu vực nông nghiệp qui mô lớn (commercial agriculture) trước khi quay ra giúp khu vực công nghiệp. Nghĩa là làm đúng trình tự chủ nghĩa tư bản đã phát triển ở Mỹ và châu Âu. Trong khi đó những nước "đi tắt đón đầu" trợ giúp ngay cho công nghiệp đều thất bại.


2008 revisited


Tuần vừa rồi tôi bận viết một bài tổng quan kinh tế thế giới năm 2008 cho CERP nên không có thời gian blogging. Dưới đây là phần mở đầu bài viết này. Có lẽ phải gò bó trong khuôn khổ academic nên bài viêt "khô khan" hơn entry này viết ngày 31/12/ 2008.


Khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới 2008

Trong gần một thập kỷ sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997-1999 kinh tế thế giới đã phát triển quá nóng, tạo ra bong bóng giá bất động sản và chứng khoán trên nhiều quốc gia. Đáng tiếc là hầu hết các ngân hàng trung ương đã không thắt chặt chính sách tiền tệ kịp thời và đủ mạnh đề giảm nhiệt tốc độ tăng trưởng và xì hơi các bong bóng giá này. Nghiêm trọng hơn, do đồng đô-la Mỹ được ngầm định là đồng tiền dự trữ và thanh toán quốc tế, Mỹ đã trở thành nơi thu hút dòng vốn thặng dư mậu dịch của rất nhiều nước, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi như Trung quốc và các nước xuất khẩu dầu mỏ. Điều này không những gây ra sự mất cân bằng nghiêm trọng trong cán cân mậu dịch của Mỹ mà còn làm phình to thêm các bong bóng giá bất động sản và chứng khoán ở đây. Việc cắt giảm nhiều qui định quản lý hệ thống tài chính của Mỹ dưới thời Alan Greenspan và sự bùng phát các công cụ tài chính mới cũng một phần kích thích các bong bóng này.

Tháng 8/2007 bong bóng cho vay bất động sản dưới chuẩn ở Mỹ bùng nổ. Chỉ trong hai tháng sau đó, bắt chấp nỗ lực của các ngân hàng trung ương Mỹ và châu Âu, cuộc khủng hoảng cho vay địa ốc dưới chuẩn đã làm suy sụp niềm tin của hệ thống tài chính ở các nước này dẫn đến một cuộc tháo chạy khỏi các khoản mục đầu tư bị cho là có rủi ro. Vì các tổ chức tài chính Mỹ và châu Âu đã có tỷ lệ leverage rất cao trong những năm trước đó, họ bắt đầu một cuộc deleveraging balance sheets của mình, bán tháo hoặc ngưng rollover các tài sản tài chính nhằm nâng tỷ lệ capital/asset ratio lên để chuẩn bị đối phó với cơn bão thua lỗ sẽ tràn đến trong năm 2008.

Một hậu quả ngoài dự tính của các nỗ lực deleveraging cuối năm 2007 và sự hoảng loạn sau khi bong bóng bùng nổ là thanh khoản trong hệ thống tài chính suy giảm nghiêm trọng, dẫn đến tình trạng đóng băng trên thị trường của hầu hết các công cụ tài chính. Điều này tiếp tục làm giảm giá các loại chứng khoán, nhất là những sản phẩm dẫn xuất liên quan đến địa ốc, tạo ra một vòng lặp (feedback loop) quay lại làm balance sheets của các tổ chức tài chính tiếp tục xấu đi. Hàng loạt ngân hàng nhanh chóng rơi từ tình trạng khó khăn thanh khoản sang nguy cơ phá sản vì vốn tự có không còn đủ để bù đắp các khoản lỗ phát sinh từ bất động sản và các loại tài sản khác.

Một hậu quả ngoài dự tính nữa là một phần lượng thanh khoản được nhiều nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường địa ốc cuối năm 2007 và đầu năm 2008 đã chuyển sang đầu cơ các loại nguyên liệu thô và dầu mỏ với hi vọng các loại hàng hóa này sẽ lên giá. Những hoạt động đầu cơ này dựa vào tính toán Trung quốc và các nền kinh tế mới nổi sẽ không bị suy yếu vì cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ và châu Âu (decoupling theory). Hơn nữa chính phủ Mỹ đã đưa ra một gói kích cầu trị giá 168 tỷ đô-la Mỹ vào đầu năm 2008, một cố gắng ngăn chặn không để khủng hoảng tài chính ảnh hưởng đến nền kinh tế thực. Chỉ trong vòng 12 tháng từ giữa năm 2007, giá dầu mỏ và nhiều loại kim loại đã tăng hơn gấp đôi. Một cuộc khủng hoảng giá lương thực nhỏ đã bùng phát khi một lượng lớn ngũ cốc bị các nhà sản xuất nguyên liệu thực vật đặt mua để đối phó với giá dầu tăng cao.

Cú sốc giá dầu và các loại nguyên liệu thô đã phá vỡ mọi hi vọng kinh tế thế giới sẽ vượt qua cơn khủng hoảng tài chính mà không rơi vào suy thoái. Từ cuối tháng 7/2008 cho đến khi Lehman Brothers phá sản vào trung tuần tháng 9/2008, hoạt động deleveraging tăng lên đỉnh điểm kéo theo sự sụp đổ của hầu hết các đồng tiền mạnh trên thế giới, đặc biệt là các đồng tiền hàng hóa (commodity currencies). Đồng đô-la Mỹ lên giá đã nhanh chóng triệt tiêu những cải thiện về cán cân thương mại của Mỹ trước đó, đồng thời kéo theo cả đồng Yen Nhật và Reminbi Trung quốc tăng giá làm xuất khẩu của hai nước này bắt đầu sụt giảm.

Sự kiện Lehman Brothers phá sản và các hệ lụy của nó đã chính thức đẩy nền kinh tế Mỹ và toàn thế giới rơi vào suy thoái. Không chỉ các nước phát triển mà nhiều nền kinh tế mới nổi cũng rơi vào khủng hoảng. Toàn bộ hệ thống ngân hàng của Iceland phá sản, Ireland, Hungary, Ukraine, Korea, Singapore và nhiều nước khác đã phải đưa ra nhiều biện pháp khẩn cấp để cứu nguy nền kinh tế của mình. Các nước trong khối BRIC, mà điển hình là Trung quốc, thành trì cuối cùng của kinh tế thế giới, đã chứng kiến sự sụt giảm sản lượng công nghiệp và kim ngạch xuất khẩu trong những tháng cuối năm 2008 và buộc phải tuyên bố một gói kích cầu rất tham vọng.

Lần đầu tiên một loạt các ngân hàng trung ương lớn đã đồng loạt cắt lãi suất. Nhiều chính phủ đã nhanh chóng đưa ra các gói kích cầu. Đã có những kêu gọi về một tổ chức tài chính quốc tế mới với tham vọng như một Bretton Woods thứ hai. Cho đến cuối năm 2008 không còn ai phủ nhận nguy cơ kinh tế thế giới sẽ rơi vào một cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất từ cuộc Đại Khủng hoảng 1929-1933. Bài viết này sẽ lược thuật những sự kiện kinh tế quốc tế quan trọng trong năm 2008, bắt đầu từ cuộc khủng hoảng địa ốc ở Mỹ rồi đến khủng hoảng thanh khoản, ngân hàng, dầu mỏ, và cuối cùng là suy thoái kinh tế toàn cầu.


Saturday, February 21, 2009

Swiss banks


Thụy sĩ vẫn nổi tiếng thế giới về đồng hồ, choclolate, và ngân hàng. Trong khi đồng hồ và chocolate vẫn còn nguyên uy tín, những tin tức mới nhất về hệ thống ngân hàng Thụy sĩ đang làm giới đầu tư lo lắng. Edward Harrison tiếp tục đưa ra những số liệu đáng ngại cho hệ thống ngân hàng Thụy sĩ. Harrison cho biết theo số liệu BIS có khoảng $675b các khoản cho vay được denominated bằng đồng franc Thụy sĩ (CHF), trong đó có $150b trực tiếp phát hành từ Thụy sĩ. Bên cạnh đó số dư nợ bằng CHF của các ngân hàng Đông Âu lên đến $200b.

Sở dĩ trong những năm trước các khoản vay nợ được denominated bằng CHF vì lãi suất của Thụy sĩ luôn thấp nhất châu Âu. Đồng CHF trong một thời gian dài được coi là funding currency của các carry trades tương tự như đồng yen Nhật. Tuy nhiên trong giai đoạn sau tháng 9/2007, khi deleveraging diễn ra rất mạnh trên khắp thế giới kéo theo đồng USD và JPY tăng giá, đồng CHF mất lại giá khá nhiều tương tự như EUR hay GBP hoàn toàn không phản ánh vai trò funding currency. Vậy nhiều khả năng các khoản cho vay bằng CHF chưa được unwind. Lý do chính có lẽ các khoản cho vay bằng CHF ở các nước Đông Âu chủ yếu là cho vay bất động sản mà lúc đó thị trường bất động sản của Đông Âu chưa suy sụp.

Sau khi Hungary, Ba lan, và Ukraine rơi vào khủng hoảng, tình hình các khoản vay bất động sản bắt đầu xấu đi, nhất là khi giá bất động sản ở Đông Âu bắt đầu sụt giảm. Một kịch bản khủng hoảng ngân hàng giống hệt như ở Mỹ có thể sẽ tái diễn ở các nước này. Có điều nếu các ngân hàng Đông Âu sụp đổ thì nhiều ngân hàng Tây Âu, trong đó điển hình là UBS và Credit Suisse, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng. Nếu vậy chính phủ Thụy sĩ sẽ phải chi ra một khoản tiền rất lớn so với GDP để trợ giúp/giải cứu các ngân hàng của mình. Và điều này sẽ làm Thụy sĩ đứng trước rủi ro bị downgrade giống như Anh. Khi đó đồng CHF có thể sẽ mất giá trầm trọng.

Trong khi đó, Harrison cũng cho biết Fed sẽ không gia hạn swap line với SNB vào tháng 4 này, điều này có thể làm SNB thiếu USD để rollover các khoản đã cho vay và có thể phải tiếp tục bơn tiền vào hệ thống ngân hàng. Do vậy, không có gì khó hiểu khi SNB đang phải đàm phán với ECB để mở các swap line thay thế. Và cũng không có gì khó hiểu khi vừa rồi lần đầu tiên trong lịch sử SNB đã phải phát hành bond bằng USD

Kể cũng trùng hợp khi VN cũng đang có ý định này.

Update: Hiện đang có nhiều tin đồn Citigroup và Bank of America sẽ bị nationalize trong weekend này (ở đây đây). Hôm qua giá cổ phiếu City giảm 22%, BoA giảm 18%, Wells Fargo cũng mất 18%. White House đang cố dập tắt tin đồn này. Hãy chờ xem.

Update (23/02): Cho đến giờ này, những tin đồn về Citi và BoA nationalization mới đúng một nửa. WSJ cho biết Citi đang negotiate với US government (có lẽ là Geithner) về tỷ lệ common share Citi sẽ phải mất vào tay chính phủ. Có thể con số này sẽ lên đến 40%, thừa đủ để biến Citi thành một SOE giống như Vietcombank.

Update (04/03): Hóa ra đồng hồ Thụy sĩ cũng bị ảnh hưởng. Theo Free Exchange, doanh số đồng hồ đeo tay giảm trên toàn cầu.


Banks vs Bank Holdings


John Coates và David Scharfstein, một giáo sư luật và một giáo sư tài chính ở Harvard, vừa cảnh báo cách thức rót tiền của chính phủ cứu trợ các ngân hàng sẽ không đạt được mục đích thúc đẩy các ngân hàng cho vay. Theo Coates và Scharfstein, khi Paulson rót $90b cho 4 bank holdings lớn vào cuối năm ngoái (Citigroup, JP Morgan, BoA, Wells Fargo) chỉ có $15b cuối cùng được rót xuống các ngân hàng con của các holding companies này.

Lý do là trong thời gian qua đa số các ngân hàng đều đứng trên bờ vực phá sản, do vậy nếu tiếp tục rót tiền từ bank holdings xuống lỡ ngân hàng con bị phá sản thì các công ty mẹ coi như mất hết. Cho nên tốt nhất là các công ty mẹ giữ lại tiền để đầu tư vào chỗ khác hoặc để làm quĩ phòng ngừa rủi ro cho chính công ty mẹ. Lập luận này cũng lý giải phần nào những đồn đại là các bank holdings lớn đã rất miễn cưỡng nhận tiền TARP của Paulson.

Coates và Scharfstein đề nghị lần này nên rót thẳng tiền vào các ngân hàng chức không đưa cho công ty mẹ như lần trước nữa. Vấn đề là ngay cả nếu chính phủ rót tiền vào các ngân hàng con, các ngân hàng này vẫn có nhiều cách chuyển tiền về công ty mẹ để kinh doanh ở những lĩnh vực khác thay vì đem đi cho vay như chính phủ mong muốn.


Friday, February 20, 2009

Thursday, February 19, 2009

AAA


Đây là credit rating hiện tại của UK. Nhưng có thể không lâu nữa UK sẽ bị S&P downgrade và như vậy sẽ tạo thêm gánh nặng cho các khoản vay của chính phủ để tài trợ cho stimulus package và bank bailout. Ironically, UK bị đe dọa mất AAA chính vì bank bailout. Office for National Statistics của Anh vừa chính thức công nhận RBS và Lloyds Banking Group là "doanh nghiệp quốc doanh" sau khi chính phủ inject capital vào 2 ngân hàng này. Do vậy giờ đây toàn bộ liabilities của RBS và Lloyds đã trở thành "public debts" và làm tổng public debts của Anh tăng vọt lên thêm ₤1 trillion. Đấy là lý do S&P dọa sẽ downgrade credit rating của UK.


Walmart effect


Caroline Freund (WB) cho biết nhập khẩu hàng may mặc của Mỹ giảm 14% trong 2 tháng cuối năm 2008. Tuy nhiên lượng hàng nhập từ Bangladesh, China, và VN lại tăng trong 2 tháng đó vì đây là những nước xuất hàng may mặc giá rẻ. Điều này hoàn toàn trùng hợp với 6% tăng trưởng của Wal Mart trong Q4 vì dân Mỹ chuyển dần sang mua các loại hàng hóa rẻ tiền hơn. Đây là hiệu ứng substitution mà ai học microeconomics cũng biết, và gần đây được gọi là Walmart effect. Hiệu ứng này chắc không giới hạn ở Mỹ mà sẽ lan ra cả thế giới. 

Liệu các nhà xuất khẩu VN có kịp chuyển hướng sang các mặt hàng rẻ tiền hơn để tận dụng Walmart effect trong thời gian tới? Liệu các chính sách khuyến khích/trợ giúp xuất khẩu của chính phủ có tập trung vào các mặt hàng rẻ tiền không?

Update (04/03): Một ví dụ nữa về Walmart effect.


Preprivatization


Còn nhớ thời 95-96 VN đã cố tránh không dùng chữ "tư hữu hóa" (privatization) mà thay bằng "cổ phần hóa" (equitization) các doanh nghiệp quốc doanh, dù bản chất đúng là tư hữu hóa tài sản công.

Bây giờ giới báo chí Mỹ đang gợi ý cho tổng thống Obama dùng chữ "preprivatization" thay cho "nationalization" các ngân hàng đang gặp khó khăn, dù bản chất đúng là "quốc hữu hóa" những ngân hàng tư nhân này.

Update (03/03): Đây là lý do tại sao Obama không nên dùng chữ "nationalization":



Wednesday, February 18, 2009

Negative seigniorage


Thông thường khi inflation dương, các ngân hàng trung ương có một khoản thu từ số tiền mặt phát hành hàng năm để bù cho sự mất mát sức mua của đồng tiền hiện hành. Khoản thu này được gọi là seigniorage hay là inflation tax. Một số nước như Zimbabwe hiện tại hay VN thời 80 thậm chí lấy seigniorage làm một nguồn thu quan trọng cho chính phủ.

Vậy nếu inflation âm, nghĩa là nền kinh tế rơi vào deflation, thì seigniorage có bị âm theo không? Hiển nhiên là không vì dù có bị deflation ngân hàng trung ương cũng không mất đồng nào mà thậm chí vẫn có thể có seigniorage nếu họ vẫn duy trì tốc độ tăng monetary base trong khi money multiplier giảm xuống thấp. Ngay cả trong trường hợp ngân hàng trung ương ngừng phát hành tiền mới thì seigniorage cũng chỉ bằng không mà thôi. Như vậy trường hợp nào seigniorage bị âm?

Theo bài báo này của WSJ thì negative seigniorage đã và đang xảy ra ở Mỹ, nhưng hoàn toàn không liên quan gì đến deflation. Đó là vì hàng năm chính phủ Mỹ phải phát hành 7 tỷ đồng 1 cent cho nhu cầu thanh toán, trong khi chi phí sản xuất mỗi đồng là 1.7 cent, nên hàng năm seigniorage của số tiền 1 cent này là -$50m. Tất nhiên đối với những nhà kinh tế như Greg Mankiw thì điều này không thể chấp nhận được và họ đã kêu gọi không phát hành đồng xu này nữa. Rõ ràng với trào lưu thanh toán bằng thẻ và các phương tiện điện tử khác ngày càng thông dụng, vai trò của tiền giấy và nhất là tiền xu sẽ ngày càng thu hẹp. Tuy nhiên một lý do quan trọng để người Mỹ chấp nhận mất $50m hàng năm vì đồng 1 cent có hình của vị tổng thống vĩ đại nhất nước Mỹ: Abraham Lincoln.

Không biết NHNN VN hàng năm phải mất bao nhiêu tiền cho negative seigniorage khi phát hành các đồng tiền xu có mệnh giá nhỏ như 200/500 VNĐ?


Too big II


Mấy hôm nay giới econblog đang lo ngại về tình hinh hệ thống ngân hàng ở các nước Đông Âu. Nhưng đằng sau mối lo ngại này là sự sợ hãi một cuộc khủng hoảng dây chuyền sẽ nổ ra khi các ngân hàng Tây Âu cho các ngân hàng Đông Âu vay rất nhiều, có tin đồn là số vay đó lên đến 60-70% total assets. Mà nếu các ngân hàng Tây Âu gặp khó khăn, chính phủ các nước này sẽ không phải chỉ đối mặt với vấn đề too-big-to-fail mà còn là too-big-to rescue. Ed Harrison (Credit Writedowns) đưa ra những số liệu sau:

- Denmark - GDP: $312 billion; Danske Bank - Assets: $615 billion (197% of GDP)
- United Kingdom - GDP: $2.8 trillion; RBS - Assets: $3.8 trillion or 136% of GDP (with HSBC and Barclays this rises to $8.6 trillion or 226% of GDP)
- Switzerland - GDP: $492 billion; UBS and Credit Suisse - Assets: $3 trillion (658% of GDP)
- France - GDP: $2.6 trillion; BNP Paribas, Agricole, SocGen, and Dexia - Assets ($6.7 trillion or 259% of GDP)
- Netherlands - GDP: $777 billion; ING - Assets: $1.8 trillion or 231% of GDP (with Fortis this rises to $2.9 trillion or 385% of GDP)
- Germany - GDP: $3.3 trillion; Deutsche Bank - Assets: $2.7 trillion (83% of GDP)

Xem ra VN vẫn còn khá hơn vì tổng tài sản của ngân hàng thương mại lớn nhất VN, Agribank, cũng chỉ vào khoảng $15.7b, chưa đến 20% GDP.


Vegetable elasticity


Bài này của Vietnamnet cho biết hoàn cảnh khó khăn của những người nông dân trồng rau ở ngoại thành Hà nội. Lý do vì năm nay rau được mùa nên giá giảm nhưng sức mua không tăng, hậu quả là rau ế và người trồng rau thua lỗ.

Bài này của Matt Yglesias trích dẫn một nghiên cứu của Diansheng Dong and Biing Hwan-Lin cho biết price elasticity của vegetable consumption ở Mỹ rất thấp, chỉ vào khoảng 0.21 đến 0.49. Do đó dù giá rau quả có giảm nhiều cũng không làm consumption tăng. Còn nếu supply tăng, dù chỉ tăng nhẹ, cũng có thể làm giá giảm mạnh. Ngược lại, khi supply giảm (như sau đợt lụt tại HN năm ngoái) giá sẽ tăng rất mạnh.

Do vậy, cả người nông dân trồng rau lẫn người tiêu dùng sẽ vẫn phải chịu cảnh giá rau giao động rất mạnh tùy thuộc vào thời tiết. Chỉ đến khi nào giữa người nông dân và người tiêu dùng có một hệ thống phân phối đủ mạnh để làm buffer cho những lúc giá thay đổi như hiện tại (ví dụ như những chuỗi siêu thị bán thực phẩm lớn ở các nước phát triển). Những nhà phân phối này sẽ làm thêm chức năng price insurer hay price stabilization fund cho người nông dân.


17-2


Ngày này 30 năm trước:

"Về quân sự, tác giả Edward C. O'Dowd đánh giá rằng quân Trung Quốc đã thể hiện trình độ chiến đấu kém trong cuộc chiến. Cần biết rằng để đối phó với quân chủ lực chính quy Trung Quốc, Việt Nam chỉ dùng duy nhất một quân đoàn chủ lực chính quy, còn lại là khoảng 100.000 dân quân tự vệ. Tại Lạng Sơn, 2 quân đoàn Trung Quốc đã bị một trung đoàn Việt Nam cầm chân trong 1 tuần, một quân đoàn khác cần 10 ngày để lấy Lào Cai và Cam Đường - hai đô thị cách biên giới không đến 15 km. Trung Quốc chiếm Cao Bằng vất vả đến mức cần ít nhất 2 quân đoàn để tiếp tục tấn công một thị xã mà Trung Quốc tuyên bố đã chiếm được. Tại Quảng Ninh, một trung đội Việt Nam đã cầm chân 5 tiếng đồng hồ một trung đoàn Trung Quốc đang trên đường chiếm núi Cao Ba Lanh giáp biên giới, gây thương vong cho 360 trong quân số 2800 của trung đoàn này." (Nguồn: Wikipedia tiếng Việt).

Tôi luôn khâm phục và biết ơn những người đã đổ xương máu cho Tổ quốc. Chúng ta có thể tha thứ cho tội ác, xóa bỏ hận thù để tiến lên phía trước.
Nhưng không ai sẽ bị lãng quên, không điều gì có thể bị lãng quên.


Tuesday, February 17, 2009

Petrol price


Hai tuần vừa rồi, cứ mỗi lần đi đổ xăng tôi lại thắc mắc tại sao giá xăng cứ tăng liên tục trong khi giá dầu thô giảm liên tục. Hôm nay đọc bài báo này thấy tình hình ở VN cũng hệt như vậy. Sau một hồi tìm hiểu, tôi phát hiện ra nguyên nhân của sự disconnection này là do giá dầu thô mà giới truyền thông cũng như nhiều người trong giới kinh tế tài chính đề cập đến là giá dầu WTI (West Texas Intermediate) được trade trên NYMEX.

Điều đáng nói là các contract trade WTI trên NYMEX qui định sản phẩm này sẽ được giao tại Cushing, Oklahoma, một thị trấn nằm ở miền trung nước Mỹ. Theo Eugen Weinberg
(Commerzbank), tổng số lượng bể chứa ở Cushing chỉ là 20.5 triệu thùng (một tác giả khác cho rằng con số này khoảng 34 triệu thùng), trong khi hàng ngày khối lượng giao dịch vào khoảng 500-600 triệu thùng. Do vậy một khi cung nhiều hơn cầu như thời điểm hiện tại, khả năng lưu kho dầu thô tại Cushing rất kém dẫn đến tình trạng giá dầu ở đây bị sụt giảm nghiêm trọng.

Ngoài WTI, trên thế giới còn phổ biến một giá dầu tham chiếu khác là Brent Crude oil, trước đây được trade trên International Petroleum Exchange ở London, sau năm 2005 đã được trade trên IntercontinentalExchange (ICE). Thông thường WTI có giá cao hơn Brent, một phần vì chất lượng WTI tốt hơn, một phần vì Brent phải bị discount chi phí vận chuyển từ châu Âu sang Mỹ, thị trường tiêu thụ dầu thô lớn nhất thế giới. Tuy nhiên từ tháng 12/2008 giá Brent đã vượt lên giá WTI, có lúc cao hơn $10/thùng, nguyên nhân hoàn toàn vì các bể chứa ở Cushing đã đầy (theo Govanni Serio của GS).

Trong khi đó, vì lý do Brent thông thường rẻ hơn WTI nên nhiều nhà máy lọc dầu ở Mỹ đã được thiết kế chỉ để xử lý dầu Brent. Hơn nữa vì Cushing không phải là cảng biển nên để vận chuyển dầu thô từ đó đến các nhà máy lọc dầu buộc phải xây dựng đường ống. Điều này ngăn cản rất nhiều nhà máy lọc dầu ở Mỹ chuyển sang dùng WTI đang rẻ hơn thay vì dùng Brent.

Không chỉ ở Mỹ, hầu hết các nhà máy lọc dầu trên thế giới cũng đang sử dụng dầu thô với giá được link với giá Brent chứ không phải WTI, có lẽ một phần vì báo cáo này của Lehman Brothers vào năm 2007. Bởi vậy, giá xăng cả ở Mỹ và các nơi khác trên thế giới bị disconnected khỏi giá dầu thô WTI, nghĩa là trong khi báo đài vẫn thông tin giá WTI giảm, giá xăng vẫn tiếp tục tăng. Chắc phải một thời gian nữa người ta mới quen với việc report giá Brent thay vì giá WTI.


Unfair competition


Một nền kinh tế thị trường chỉ có thể hoạt động hiệu quả nếu có sự cạnh tranh lành mạnh. Đây chính là lý do tại sao Mỹ và các nước tư bản phát triển đều có luật bảo vệ cạnh tranh (antitrust hoặc anti-monopoly). Bản thân nước Mỹ đã có những vụ xử antitrust nổi tiếng dẫn đến việc chia nhỏ các công ty lớn có monopoly power như Standard Oil hay AT&T.

Lập luận này lại vừa được Rusty Cloutier, CEO của một ngân hàng nhỏ, nêu ra khi đề cập đến kế hoạch bailout các ngân hàng lớn của Geithner. Cloutier cho rằng các ngân hàng nhỏ đang bị unfair competition từ các đại gia đang được bailout. Điều này không những gây thiệt hại cho các ngân hàng nhỏ mà còn làm các nhà đầu tư không dám bỏ tiền vào banking business. Tốt hơn cả, theo Cloutier, Geithner nên break up 8 ngân hàng lớn nhất, chiếm hơn 60% banking assets của Mỹ, để nâng cao tính cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng. Ngoài ra, breaking up các ngân hàng lớn sẽ làm giảm rủi ro too-big-to-fail mà Fed vẫn đang đau đầu.


Population aging


Cuộc khủng hoảng hiện tại đã làm những nước có chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu điêu đứng vì global demand sụt giảm và trade credit thắt chặt. Với TQ, VN và các nước đang phát triển đây là chiến lược đã được WB/IMF khuyết cáo và kiểm chứng bằng kinh nghiệm của các con hổ châu Á. Tuy nhiên trường hợp của Nhật và Đức, hai nước trong nhóm G7 và cũng dựa nhiều vào xuất khẩu, có nguyên nhân hoàn toàn khác theo Edward Hugh.

Hai nền kinh tế này bị vấn đề aging population nặng nhất trong số các nước phát triển, một phần vì tỷ lệ fertility thấp, một phần vì chính sách nhập cư rất khó khăn. Hậu quả của population aging là domestic demand không thể tăng trưởng đủ mạnh để support tăng trưởng GDP, trong khi nhu cầu chi tiêu chính phủ càng ngày càng cao cho pension và healthcare. Bởi vậy những nước này buộc phải dựa vào xuất khẩu để thúc đẩy tăng trưởng. Hơn nữa để đối phó với tương lai thu nhập trong nước sẽ giảm sút vì working population giảm, Nhật đầu tư mạnh mẽ ra bên ngoài (capital account deficit) do vậy cần phải có tăng trưởng xuất khẩu mạnh để đảm bảo current account surplus.

Cuộc khủng hoảng này cho thấy chiến lược phát triển dựa vào xuất khẩu không chỉ có rủi ro cho các nước đang phát triển mà cả Nhật và Đức cũng vậy. Số liệu tăng trưởng GDP Q4 2008 của Nhật cho thấy nền kinh tế này giảm 12.7% qoq (annualized), thấp nhất trong vòng 35 năm qua và là kỷ lục của G7 trong cuộc khủng hoảng hiện tại. Bởi vậy xem xét lại chiến lược tăng trưởng không chỉ là vấn đề của VN và TQ mà cả Nhật và Đức cũng cần quan tâm. Tất nhiên để có thể thúc đẩy domestic demand, Nhật phải giải quyết phần nào vấn đề population aging, mà cách trực tiếp nhất là thay đổi chính sách nhập cư. Nếu vậy trong tương lai không xa lượng tu nghiệp sinh từ VN và các nước đang phát triển khác đến Nhật sẽ tiếp tục gia tăng. Thậm chí Nhật có thể sẽ mở ra các chương trình di dân như Mỹ, Anh, Úc để thu hút lao động có tay nghề.

Không biết khi nào Bộ Giáo dục sẽ đưa tiếng Nhật vào chương trình phổ thông?

Update (19/02): Krugman phân tích các nguyên nhân phục hồi của Nhật trong giai đoạn 2003-2007 chỉ ra rằng chủ yếu do xuất khẩu. Do đó không có gì khó hiểu khi Nhật chìm sâu vào suy thoái nhanh như vậy khi global demand sụt giảm. Krugman cũng chỉ ra rằng chiến lược dựa vào xuất khẩu lần này sẽ không thể thực hiện được vì tổng NX của thế giới phải bằng không.


Sunday, February 15, 2009

Friday, February 13, 2009

Alternatives


Kế hoạch "Bad Bank" của Geithner đang phải tạm dấu dưới cái tên "Public-Private Investment Fund". Nhưng dù với tên gọi nào hay hình thức nào, vấn đề toxic assets phải được giải quyết thì nước Mỹ và cả thế giới mới thóat khỏi cuộc khủng hoảng hiện tại. Trong khi Geithner còn loay hoay với kế hoạch của mình, đã có rất nhiều gợi ý về hình thức giải cứu từ các nhà kinh tế và cả giới tài chính. Sau đây là 4 gợi ý mà tôi thấy khá khác biệt với ý tưởng "bad bank" của Geithner.

1. Accrued Interest (AI): Về cơ bản AI cũng đề suất lập một bad bank (BB) với một số vốn ban đầu là tiền của taxpayer. Hàng tuần BB này sẽ tiến hành đấu thầu mua một lượng toxic assets nhất định từ các ngân hàng. Tuy nhiên khác với bad bank của Geithner, AI đề nghị không trả tiền mặt cho các ngân hàng bán toxic assets mà trả bằng cổ phiếu của chính BB. Nếu các toxic assets sau này BB bán có lời thì tiền lời sẽ chia theo tỷ lệ cổ phần cho các cổ đông là các ngân hàng trước kia đã bán toxic assets, còn nếu lỗ thì taxpayers (chính phủ) coi như mất số vốn đầu tư ban đầu.

Phương án này có một số ưu điểm. Thứ nhất là nó có khả năng leverage số tiền chính phủ bỏ ra ban đầu. Nghĩa là với $500b vốn ban đầu và giả sử leverage ratio là 10 thì BB này có thể mua được $5 trillion toxic assets, đủ để giúp hệ thống ngân hàng giải phóng hết số tài sản này. Thứ hai là nó tạo cơ hội cho các ngân hàng bán toxic assets được giá hơn so với market price. Đơn giản vì các ngân hàng khi tham gia đấu thầu sẽ chỉ đồng ý bán cho BB với gía cao hơn (khá nhiều) so với market price do họ không nhận được cash payments. Cho dù không nhận được cash, số equity mà họ nhận được từ BB sẽ giúp giữ được balance sheets không bị lỗ quá nặng, tránh bị phá sản. Thứ ba là về bản chất Treasury không phải bơm một lượng cash vào hệ thống tài chính nên sẽ tránh được các hiệu quả phụ không mong muốn (ví dụ lạm phát).

2. Andy Kessler (AK): Nhiều tác giả đã nhận xét rằng không sớm thì muộn Mỹ sẽ phải nationalize những ngân hàng có quá nhiều toxic assets. Đơn giản vì hiện giờ không còn bất kỳ nhà đầu tư tư nhân nào còn đủ khả năng và đủ "liều" đầu tư vào các ngân hàng này nữa, cho nên capital injection tương đương với nationalization. Có điều nationalization là một khái niệm "cấm kỵ" ở Mỹ, bởi vậy vấn đề quan trọng nhất là làm sao thực hiện nationalization de-facto nhưng tạo cho nó một cái tên de-jure có vẻ "tư bản" một tý. AK gợi ý cách làm như sau: tiếp tục inject capital cho các ngân hàng lớn đổi lại buộc các ngân hàng này phải bán toxic assets cho Treasury và buộc họ phải write-off ngay lập tức. Điều này tương đương với loại bỏ gần hết shareholders hiện tại và Treasury sẽ trở thành shareholder lớn nhất. Sau đó Treasury "rebate" share của các ngân hàng này cho taxpayers theo tỷ lệ số tax đã đóng trong 3 năm gần đây. Như vậy ngay lập tức toàn thể taxpayers của Mỹ trở thành shareholders của các ngân hàng được nhận capital injection. Họ có thể đem số cổ phiếu này bán lại trên thị trường thứ cấp để lấy tiền mặt tiêu dùng, coi như tiền stimulus. Cung cầu trên thị trường sẽ xác định giá của các cổ phiếu này.

Cách làm này ngoài việc giải quyết triệt để vấn đề toxic assets và tiếng xấu "nationalization" còn là một chính sách kích cầu hiệu quả.

3. Roger Farmer (RF): Cả phương án "bad bank" của Geithner và đề suất của AI và AK đều liên quan đến mua lại toxic assets cho các ngân hàng. Việc này đòi hỏi các bên liên quan phải định giá số toxic assets này, một việc không dễ làm. RF đưa ra một phương án hoàn toàn khác biệt: gộp số toxic assets với good assets của một ngân hàng thành một cục và để thị trường tự tìm giá tương đối cho một ngân hàng so với một ngân hàng khác trong khi Fed sẽ dùng chính sách tiền tệ để đảm bảo giá trung bình của hệ thống ngân hàng không bị rớt quá mạnh. Cách làm như sau.

Fed xác định một bank index bao gồm các ngân hàng lớn có vẫn đề, sau đó khuyến khích một (vài) công ty quản lý quĩ lập ra index funds phản ánh index đó. Fed sẽ bỏ ra một khoản tiền mua vào một lượng share/unit của (các) index funds đó và bắt đầu target trực tiếp index level và growth rate (coi như một inflation measure mới). Fed sẽ cam kết sẽ bán ra/mua vào một lượng share/unit của index funds đó để đảm bảo target của mình sẽ đạt được. Như vậy giới traders/hedge funds sẽ tìm cách kiếm lời bằng cách trade cổ phiếu của các ngân hàng nếu họ có thông tin về tình hình balance sheet của các ngân hàng đó. Ví dụ, giả sử ngân hàng A có weight trong index là 10% và giả sử Fed tuyên bố sẽ giữ giá của index đó là $100. Nếu một trader/hedge fund đánh giá tình hình toxic assets của ngân hàng A đang tệ đi và weight sẽ giảm xuống 5%, trader/hedge fund đó sẽ bán cổ phiếu của ngân hàng này và mua cổ phiếu của các ngân hàng khác (để đảm bảo tổng số weight cho các ngân hàng trong index vẫn là 100%). Như vậy các "good banks" sẽ không bị "vạ lây" khi một vài "bad bank" phá sản vì toxic assets. Quan trọng hơn, nó cho phép "invisible hands" xác định giá không chỉ của toxic assets mà còn của cả toàn bộ assets của một ngân hàng. Nó khuyết khích private sector xóa bỏ các "bad banks" và bỏ tiền vào các "good banks".

4. Paul Romer (PR): Cũng giống như RF, PR không quan tâm đến toxic assets, thậm chí không quan tâm đến "bad banks". PR cho rằng chỉ với số tiền $350b còn lại của TARP I, có thể mở ra một vài ngân hàng hoàn toàn mới không liên quan gì đến những ngân hàng hiện tại. Nếu các ngân hàng mới này cho vay với tỷ lệ leverage khoảng 9:1, tổng số credits từ $350b này tạo ra sẽ vào khoảng $3.5 trillion, vượt xa số tiền bất kỳ stimulus package nào có thể bơm vào nền kinh tế Mỹ. Các ngân hàng hiện tại sẽ phải tự lo liệu về toxic assets, nếu không xong thì sẽ bị phá sản nhưng sẽ không có ảnh hưởng gì nhiều nếu các ngân hàng mới đã đi vào hoạt động. Về lâu dài, giới tư nhân Mỹ sẽ bỏ tiền mở thêm các ngân hàng mới để cạnh tranh với các ngân hàng của chính phủ và chính phủ sẽ tư nhân hóa dần dần những ngân hàng này.

Update (16/02): Theo Krugman (trích dẫn nguồn NYT), tổng số toxic assets trong 4 "đại gia" ngân hàng hiện tại (City, BoA, JPM, Wells Fargo) khoảng $450b, trong khi market cap chỉ còn $200. Mà mức market cap này đã phản ánh "Geithner put", nghĩa là phản ánh khả năng Geithner sẽ bailout. Do vậy nếu Geithner muốn cứu các đại gia này bằng cách inject capital thì đồng nghĩa với nationalization hoàn toàn.

Update (19/02): Bây giờ đến cả Alan Greenspan cũng ủng hộ nationalize các ngân hàng đang gặp khó khăn.

Update (22/02): Willem Buiter cũng đề nghị mở ngân hàng mới chứ không nên tiếp tục cứu các ngân hàng đang khó khăn.


4 D



Chapters
01. Introduction - 05 min 47 sec
02. Slowed Economic Growth in 2009 - 04 min 01 sec
03. Risk of Social Unrest and Protectionism - 04 min 36 sec
04. Optimism about 2010 - 03 min 56 sec
05. Why India May Not Suffer As Much - 08 min 35 sec
06. Bank Situation Better than the Autumn - 04 min 07 sec
07. Liquidity Provision, Clear Balance Sheets, Recapitalization - 05 min 04 sec
08. Bank Capital Regulation - 03 min 59 sec
09. Criteria to Make Action Feasible - 05 min 09 sec
10. Likely Success of G20 Agreement - 05 min 55 sec
11. Questions from the Floor - 02 min17 sec
12. Reducing Dependence on Hegemonic Powers - 02 min 25 sec
13. Compensating for Decreased Personal Spending - 01 min 12 sec
14. Good Banks and Bad Banks - 01 min 34 sec
15. Avoid Protectionism - -58 min-38 sec



Just one thing


Econblogger Joseph Calhoun đang tiến hành một cuộc survey các economists/econbloggers khác về câu hỏi này: "If you could change just one thing about economic policy in the US, what would it be and why?". Hiện tại đã có 5 câu trả lời:

- Joseph Calhoun: Một đồng tiền ổn định.
- Walter Block: Bãi bỏ Fed và chuyển sang chế độ bản vị vàng 100%.
- Tyler Cowen: Cho phép con em các gia đình khó khăn được nhiều lựa chọn về trường học hơn.
- Bryan Caplan: Cho phép tự do nhập cư.
- John Chapman: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế lợi tức đầu tư (capital gain).



Banking regulation


Markus Brunnermeier và một nhóm tác giả vừa hoàn thành một báo cáo về các qui tắc quản lý hệ thống ngân hàng (The Fundamental Principles of Financial Regulation). Tôi mới chỉ đọc qua phần tóm tắt trong Foreword nhưng thấy đây là một tài liệu rất quan trọng, hi vọng Bộ Tài chính và NHNN VN sẽ "để mắt" đến báo cáo này.

Về cơ bản các tác giả cho rằng từ trước tới nay các qui định quản lý ngân hàng chủ yếu là micro-regulation (quản lý vi mô), ví dụ như capital-asset ratio (tỷ lệ vốn trên tài sản), required reserve ratio (tỷ lệ dự trữ bắt buộc). Điều này đúng và cần thiết, tuy nhiên chưa đủ. Một ngân hàng có thể "safe" về mặt micro, nhưng trong hoàn cảnh macroeconomics bị khủng hoảng thì các qui định micro có thể sẽ có hại cho toàn hệ thống.

Lấy ví dụ capital asset ratio theo qui định của Basel II phải được tính theo nguyên tắc risk-adjusted (hiệu chỉnh theo mức độ rủi ro của tài sản), mà phổ biến nhất là dùng VaR (Value-at-Risk - phuơng pháp đánh giá giá trị tài sản theo mức độ thua lỗ tối đa ở một xác suất cho phép). Như vậy khi tình hình thị trường xấu đi, thường sẽ làm tăng asset price volatility/correlation (độ biến động/độ cùng biến động của giá các loại tài sản khác nhau) và như vậy làm tăng VaR của tài sản trong hệ thống ngân hàng. Để đảm bảo capital-asset ratio các ngân hàng sẽ phải đồng loạt bán ra một phần tài sản, vừa đẩy giá của các tài sản đó sụt giảm thêm vừa làm tăng volatility. Như vậy hành động đúng về mặt micro của các ngân hàng, nếu bị buộc phải làm cùng lúc vì micro-regulation, sẽ làm tăng risk cho toàn hệ thống.

Cũng tương tự như vậy, qui định mark-to-market accounting (qui định kế toán yêu cầu dùng giá thị trường để tính giá trị các tài sản hiện có trong balance sheet) có mục đích giúp các ngân hàng định giá tài sản chính xác hơn khi thị trường thay đổi. Tuy nhiên khi các ngân hàng đồng loạt write-off (loại bỏ nợ xấu khỏi balance sheet và chấp nhận lỗ) một lượng lớn tài sản thì giá cổ phiếu trên thị trường chứng khoán sẽ đồng loạt giảm, sẽ ảnh hưởng lên balance sheets của các tổ chức tài chính và cuối cùng sẽ quay lại asset prices mà các ngân hàng phải mark-to-market. Hai ví dụ trên đây liên quan đến vấn đề feedback loop (ảnh hưởng theo vòng lặp) hay còn gọi là endogeneity (tương tác nội tại trong một hệ thống). Nếu chỉ xét từng ngân hàng riêng lẻ (micro regulation) thì không đối phó được với vấn đề này.

Một đề suất quan trọng của báo cáo là cần có biện pháp hiệu chỉnh cách tính rủi ro cho từng ngân hàng có tính đến mức độ rủi ro chung của thị trường. Nghĩa là ngoài các micro-regulation hiện tại nên có thêm các macro-regulation (quản lý vĩ mô) liên quan đến tình hình chung của thị trường. Ví dụ thay vì tính VaR theo cách thức truyền thống, có thể đưa thêm vào các hệ số (multiplier) có liên quan đến mức độ leverage (đòn bẩy tài chính) và maturity mismatch (độ chênh lệch đáo hạn của tài sản có và tài sản nợ) của các ngân hàng.

Đề suất quan trọng thứ hai là hình thức thiết kế các cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng. Nên có một cơ quan phụ trách macro-regulation (central banks) và một cơ quan phụ trách micro-regulation (financial service authority). Ngoài ra các tác giả cũng đề suất nên đưa thêm vào qui định quản lý những biện pháp mới, ví dụ tỷ lệ tối đa cho vay đầu tư địa ốc, hay các hình thức stress-test (kiểm tra khả năng đứng vững của một ngân hàng khi các tình huống xấu nhất có thể xảy ra) cần thực hiện.

Nếu VN gia tăng qui định quản lý hệ thống ngân hàng, một hệ quả gần như chắc chắn là kinh doanh ngân hàng sẽ không còn hấp dẫn như trước đây vì lợi nhuận sẽ giảm. Tác dụng phụ này có thể sẽ làm các tổng công ty/tập đoàn lớn của VN từ bỏ giấc mơ có ngân hàng riêng của mình.

Update: Chales Calomiris cũng đề cập đến micro vs. macro regulation.

Update (16/02): Thomas Philippon tóm lược các ý chính trong Brunnermeier's report và 2 reports khác của Paul Valcker và NYU-Stern.


Thursday, February 12, 2009

WB chief economist


Từ sau khi Stiglitz nghỉ khỏi chức vụ chief economist của WB tôi không để ý những người sau này nữa. Đến hôm nay đọc được tin này mới biêt chief economist hiện tại của WB là Justin Lin, một nhà kinh tế quốc tịch Trung quốc và là chief economist đầu tiên của WB từ một nước đang phát triển. Ông từng là giáo sư kinh tế của đại học Bắc kinh và giám đốc China Center for Economic Research, một economic thinktank của Trung quốc tại đại học này. Đặc biệt, Justin Lin đã có bằng master về Kinh tế chính trị Mác ở đại học Bắc kinh trước khi có PhD kinh tế ở University of Chicago. Hi vọng những Vũ Thành Tự Anh, Nguyễn Đức Thành... của VN sẽ có lúc bước ra chính trường thế giới như Justin Lin.


Role of government


Mark Thoma có một lập luận rất thú vị về role of government. Trong cuộc tranh luận vừa qua về hình thức của fiscal stimulus: tax cut (-T) vs. government spending (+G), Thoma cho rằng đằng sau 2 quan điểm về cách thức stimulus này không phải là sự phân biệt về độ lớn của multiplier mà là quan điểm về role of government.

Nếu cả hai phe -T và +G đều tin vào hiệu quả của fiscal stimulus (có một phe thứ ba không tin vào điều này, Ed Prescott là một ví dụ) thì ảnh hưởng của multiplier không quan trọng. Dù cách này hay cách khác kiểu gì aggregate demand sẽ tăng và sự chênh lệch sẽ không đáng kể. Điểm quan trọng hơn cho cả hai phe này sẽ là kích cở của gói stimulus là bao nhiêu (và tất nhiên cả timing nữa).

Trong khi đó vì fiscal policy luôn bị sticky do các lý do politics nên đi theo -T sẽ có kết quả kích thước và vai trò của chính phủ sẽ giảm dần. Ngược lại +G sẽ làm nhà nước phình to, càng ngày càng lấn át khu vực tư nhân.

Chính sách bù 4% lãi suất của VN có thể liệt kê vào loại chính sách +G. Nó làm vai trò của chính phủ tăng lên qua hai kênh. Thứ nhất là chính phủ sẽ có thể "định hướng" nền kinh tế thông qua lựa chọn lĩnh vực/đối tượng nào sẽ được trợ cấp. Thứ hai là nhiều khả năng các SOEs sẽ được ưu ái vì trong khi private sector lưỡng lự tăng cường đầu tư vào thời điểm kinh tế đi xuống, các SOEs sẽ không ngần ngại "vẽ" ra các dự án vì không lo bị shareholders (nghĩa là nhà nước) khiển trách nếu thua lỗ (soft budget constraint).

Update (02/03): Theo Mankiw, một cuộc khảo sát tại Mỹ cho biết 59% người dân vẫn cho rằng nhà nước là nguyên nhân của những vấn đề phức tạp trong cuộc sống của họ. Chỉ có 28% không đồng ý với nhận định này.


Deflation


Từ sau khi Obama thắng cử Paul Krugman và Greg Mankiw càng ngày càng đối nghịch nhau trên các quan điểm kinh tế (ít nhất là trên blog của họ). Gần đây nhất là cuộc tranh luận liệu Mỹ có rơi vào một vòng xoáy deflation hay không. Krugman cho rằng xác suất deflation rất lớn vì theo dự báo của CBO, US GDP sẽ thấp hơn potential output 6.8%, do vậy inflation sẽ giảm khoảng 3.4%.

Mankiw đáp lại bằng số liệu average hourly earning đã tăng 3.9% trong 12 tháng qua, nếu trừ đi tăng trưởng productivity khoảng 2% thì inflation vẫn còn khoảng 2%, cho nên không có gì phải lo ngại về khả năng deflation.

Krugman phản bác lại số liệu average hourly earning cho rằng thời gian qua các doanh nghiệp có xu hướng sa thải nhân viên có lương thấp (low skilled) nên lương trung bình tăng lên. Nếu dùng số liệu Employment cost index của BLS (đã hiệu chỉnh sự thay đổi về labour skill), thì labor cost chỉ tăng 2% trong 12 tháng qua. Do đó sau khi trừ 2% productivity growth, mức lạm phát hiện tại là 0%, giống với số liệu core inflation trong tháng 1/2009.

Mankiw tiếp tục đưa ra số liệu về nominal bond yield vs. inflation adjusted bond yield. Sau vài tháng giảm mạnh cuối năm 2008, nominal bond yield đã tăng trở lại và hiện đã cao hơn inflation adjusted yield, chứng tỏ expected inflation đã trở lại positive. Chưa thấy Krugman phản bác lại số liệu này nhưng một bài báo của WSJ cho biết Fed sẽ không tiến hành mua Treasuries như Bernanke tuyên bố cách đây vài tháng để "take down (nominal) bond yield". Do đó nominal bond yield tăng có lẽ phản ánh điều này chứ chưa chắc vì market cho rằng inflation sẽ quay trở lại trong năm 2009.


Tuesday, February 10, 2009

Capacity constraint


Còn nhớ hồi đầu năm 2008 một số chuyên gia kinh tế VN cho rằng VN chưa đủ năng lực để hấp thu số vốn FDI quá lớn chảy vào trong năm 2007. Sự quá tải này là một trong những nguyên nhân dẫn đến lạm phát tăng vọt và bong bóng bất động sản/chứng khoán phình to. Tôi hoàn toàn đồng ý với nhận định này, một nền kinh tế luôn có capacity constraint nên một sự gia tăng đột biến về đầu tư hay tiêu dùng đều gây ra những hiệu quả phụ ngoài mong muốn.

Mấy hôm nay báo chí và dư luận đang rất phẫn nộ về việc xà xẻo và chi sai đối tượng tiền trợ cấp ăn tết cho người nghèo của chính phủ. Những việc làm sai trái này là biểu hiện của tình trạng tham nhũng cố hữu ở VN và cần phải bị trừng phạt. Tôi nghĩ chính phủ đã thiếu sự chuẩn bị và chỉ đạo sát sao để tránh những lỗi lầm như vậy. Giá như đồng thời với việc công bố chính sách hỗ trợ tiền cho người nghèo chính phủ phối hợp với báo chí cảnh báo trước các cán bộ xã, những người sẽ trực tiếp phát số tiền này cho dân, rằng họ sẽ bị trừng phạt rất nặng nếu không đưa đủ và đúng đối tượng. Giá như thay vì những cuộc đi thăm chúc tết rất hình thức, các lãnh đạo Đảng và Nhà nước đến từng địa phương tham gia trực tiếp vào việc lên danh sách hộ nghèo và phát tiền cho dân. Giá như thay vì để các quan xã "ban phát" số tiền này hãy để cho người dân tự lên danh sách và quản lý việc cấp phát ...

Tuy nhiên cũng nên nhìn nhận hiện tượng này trên khía cạnh capacity constraint. Nghĩa là với năng lực hành chính có hạn, một chính sách kinh tế xã hội rộng lớn như vừa rồi chắc chắn sẽ bị méo mó khi thực thi. Ngay cả ở những nước phát triển như Mỹ, Úc, nhiều người đã lên tiếng cảnh báo hệ thống hành chính hiện tại sẽ không đủ năng lực để quản lý một lượng tiền kích cầu quá lớn. Cho nên khi thiết kế các chính sách kích cầu, ngoài việc cân nhắc các yếu tố kinh tế như multiplier hay impact delay, còn phải xem xét đến năng lực thực hiện nữa.

Nói như vậy để thấy số tiền 420,000 tỷ đồng mà chính phủ hi vọng sẽ được bơm vào nền kinh tế thông qua chính sách hỗ trợ 4% lãi suất có thể sẽ là quá lớn với capacity constraint của cả nền kinh tế và hệ thống hành chính, chưa cần biết tính đúng sai của chính sách này.

Update (19/03): Tác giả này cho rằng cuộc khủng hoảng xảy ra vì các regulation hiện hữu không được enforced đầy đủ (capacity constraints) chứ không phải vì thiếu regulation.


Politics VII


Hôm nay Tim Geithner sẽ công bố kế hoạch giải cứu của mình mà mấy ngày nay giới tài chính đã gán cho cái tên "Bad bank plan". Tuy nhiên CNBC vừa cho biết nhiều khả năng "bad bank" sẽ bị loại bỏ khỏi kế hoạch này. Về cơ bản, ý tưởng "bad bank" của Geithner có mục đích giống như những gì Herry Paulson đã định làm khi đề ra TARP vào cuối tháng 9/2008. Nghĩa là làm sạch balance sheets của các ngân hàng và tổ chức tài chính bằng cách dùng taxpayers' money mua lại toxic assets của các ngân hàng đó. Nói đơn giản theo ngôn ngữ VN là "giải quyết nợ xấu" cho các ngân hàng.

Không phải đến tháng 9/2008 Paulson mới nhận ra vấn đề này, kinh nghiệm của Nhật thập kỷ 90 cho thấy cùng với capital injection, giải quyết nợ xấu hay "toxic assets" là điều kiện tiên quyết để khôi phục lại hoạt động của hệ thống tài chính. Bài viết này của Kobayashi Keiichiro từ tháng 3/2008 đã dự báo rất chính xác những gì sẽ xảy ra khi toxic assets vẫn còn nằm trong balance sheets của các ngân hàng. Các ngân hàng không chịu bán ra số toxic assets này vì hai lý do: sẽ bị phá sản vì số lỗ vượt quá equity và họ hi vọng giá của những assets này sẽ phục hồi khi thị trường ổn định.

Ban đầu Paulson dự định mua lại số toxic assets này với giá cao hơn giá thị trường để cùng lúc giải quyết cả hai vấn đề nêu trên. Tuy nhiên nhiều lý do politics đã ngăn Paulson không thực hiện ý tưởng toxic asset buying mà chuyển sang capital injection. Việc bơm tiền vào hệ thống ngân hàng là cần thiết như kinh nghiệm của Nhật và Sweden cho thấy. Ngoài ra Paulson hi vọng khi có thêm capital, các ngân hàng sẽ chấp nhận thanh lý số nợ xấu của mình với giá thị trường lúc đó. Tuy nhiên thực tế đã không diễn ra như Paulson mong muốn và Geithner lại phải quay lại với ý tưởng toxic asset buying qua hình thức bad bank. Bây giờ có vẻ Geithner lại tiếp tục là nạn nhân của politics.

Hiển nhiên dùng tiền của taxpayers để mua toxic assets với giá cao hơn giá thị trường sẽ khó được cả public lẫn politicians chấp nhận cho dù nó sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng. Trong khi đó capital injection với government ownership cộng với các điều kiện khác như executive pay cap dễ được chấp nhận hơn. Nhưng capital injection chỉ có hiệu quả nếu nó tương đương với khoản lỗ mà các ngân hàng phải gánh chịu, hiên giờ đã xấp xỉ $1 trillion và có thể sẽ lên đến $2-3 trillions. Nếu vậy capital injection sẽ tương đương với nationalization hệ thống ngân hàng, cũng khó có thể được một xã hội như Mỹ chấp nhận.

Do vậy, cuối cùng có lẽ Geithner cũng phải quay về với toxic asset buying dù dưới hình thức này hay hình thức khác. Hoặc nếu toxic assets chủ yếu bao gồm các khoản nợ bất động sản thì những chính sách kích thích giá nhà đất như giảm mortgage rate hay tax rebate cho homebuyers có thể sẽ phụ hồi dần giá trị của các assets này. Nhưng cách giải quyết này sẽ rất mất thời gian và đằng nào cũng phải tiêu tốn taxpayers money, chỉ khác khác là số tiền giải cứu này thay vì chảy vào túi bankers thì sẽ chảy vào túi homeowners.

Update (11/02): Sau khi Geithner công bố kế hoạch bình ổ thị trường của mình, DJ mất 5%. Nội dung chính của kế hoạch này gồm 4 điểm: (i) recapitalize hệ thống ngân hàng; (ii) lập public-private investment funds (PPIF) để mua lại toxic assets từ các ngân hàng; (iii) phối hợp với Fed mở rộng TALF lên đến $1 trillion để support cho consumer/buisiness lending; (iv) $50b support cho mortgage payments. Trong 4 điểm này (i) và (iii) không có gì mới, (iv) quá nhỏ, còn (ii) là cách Geithner mập mờ việc thành lập "bad bank", có điều không nói trắng ra. Vì  PPIF chưa được công bố chi tiết nên market vẫn coi như vấn đề toxic assets vẫn chưa được giải quyết.




Update (12/02): Làm một nhà kinh tế dễ hơn một nhà chính trị, ít nhất theo quan điểm của Milton Friedman (từ blog Mankiw) vì nhà kinh tế có thể đưa ra những chính sách impractical về mặt politics: "The role of the economist in discussions of public policy seems to me to be to prescribe what should be done in light of what can be done, politics aside, and not to predict what is "politically feasible" and then to recommend it."