Nhân vụ "đấu khẩu" giữa Thanh Niên (Hoàng Hải Vân) và VNEconomy (TLS) về thông tin lãi suất liên ngân hàng qua đêm tăng vọt qua ngưỡng 8% trong ngày 8/9, tôi thấy cần làm rõ một số điểm liên quan đến khái niệm lãi suất liên ngân hàng.
Trước hết cần hiểu lãi suất trên thị trường liên ngân hàng là một biến số do thị trường quyết định và thay đổi liên tục phụ thuộc vào demand/supply (và expected demand/supply) trên thị trường này. Bởi vậy VNE/TLS nói đúng là lãi suất liên ngân hàng không phải là một con số duy nhất và sự khác biệt giữa các nguồn số liệu khác nhau là điều bình thường. Đồ thị dưới đây là VNIBOR qua đêm của SBV công bố trên website (tôi phải download manually :-( ) và Vietnam Interbank Overnight - Offered rate của Datastream (Thomson/Reuters) từ giữa tháng 6 đến nay:
Rõ ràng Datastream, một nguồn số liệu rất uy tín trên thế giới, đã không update sát với tình hình lãi suất liên ngân hàng VN. Đúng như TN/HHV nói, o/n VNIBOR vào ngày 8/9 xấp xỉ 7%, tuy trước đó và sau đó vài ngày đều có những ngày cao hơn ngưỡng resistant 7% trong 3 tháng trước cho thấy xu hướng gia tăng của o/n VNIBOR như VNE/TLS cảnh báo. Con số hơn 8% VNE/TLS giải thích rằng họ lấy số liệu thực của MB và Bloomberg, tuy nhiên giải thích này của VNE/TLS không thỏa đáng cho "chất vấn" của TN/HHV vì trong bài báo đầu VNE/TLS hoàn toàn không đả động gì đến nguồn MB và BB mà chỉ nhắc đến nguồn SBV. Theo tôi điều này đúng là misleading như cáo buộc của TN/HHV vì VNE/TLS đã so sánh cam với táo.
Thực ra vấn đề cam/táo này còn cho thấy VNE/TLS hiểu không chính xác bản chất của VNIBOR do SBC công bố. Lãi suất mà VNE/TLS thu thập từ MB hay Bloomberg là lãi suất thị trường, trong khi đó VNIBOR do SBV công bố là reference rate, mỗi ngày chỉ có một con số duy nhất và được nói rõ là offered rate (không phải bid rates). Như đã nói ở trên, market rate do thị trường quyết định và thay đổi liên tục trong ngày, ngoài ra market rates còn khác nhau đối với các ngân hàng khác nhau dù cùng thời điểm (vd MB có thể phải vay với lãi suất cao hơn so với VCB).
Điều này gây ra rắc rối cho thị trường tín dụng bên ngoài interbank vì khách hàng (doanh nghiệp, cá nhân đi vay/gửi tiền) không thể theo dõi market rates từng giây như các ngân hàng được. Bởi vậy thông thường các hiệp hội ngân hàng hay các cơ quan quản lý tiền tệ (central banks) sẽ thu thập số liệu từ các ngân hàng vào một thời điểm nhất định trong ngày và tính một con số trung bình duy nhất làm reference rate. Reference rate nổi tiếng nhất là LIBOR do British Bankers' Association thu thập và công bố cho rất nhiều đồng tiền khác nhau.
Một điểm cần phân biệt là reference rate có 2 loại chính: interbank offered rates và transaction rates. LIBOR/EURIBOR/SIBOR/TIBOR... thuộc loại thứ nhất, nghĩa là là trung bình (trim-mean) của các offered rates mà một panel các commercial banks báo cáo hàng ngày. Đây không nhất thiết là lãi suất mà các ngân hàng thực sự vay mượn lẫn nhau mà là lãi suất tốt nhất mà họ có thể vay mượn (một số vấn đề kỹ thuật khác tôi đã viết ở entry này). Thường thì reference rates loại này có nhiều maturities và do các hiệp hội ngân hàng hoặc các tổ chức tư nhân đứng ra thu thập và công bố.
Loại thứ hai, vd Fed Funds Rate, EONIA, SONIA..., là lãi suất qua đêm trung bình các ngân hàng đã thực sự vay mượn lẫn nhau trong ngày (lưu ý chỉ có một maturity duy nhất). Loại reference rate này thường được các central banks thu thập và công bố. Đây cũng là targets của các central banks khi điều hành chính sách tiền tệ (thông qua OMO). Trong điều kiện bình thường, hai loại reference rates này khá gần nhau, tuy nhiên khi khủng hoảng xảy ra nó có thể khác nhau khá xa (xem thêm entry này). Trong những giai đoạn khủng hoảng, thậm chí reference rate loại 1 do các tổ chức khác nhau thu thập cũng có thể có khác biệt quan trọng (xem entry này).
Tôi không rõ VNIBOR do SBVC công bố thuộc loại 1 hay loại 2 dù cái tên của nó và các maturities cho thấy nó thuộc nhóm offered rates. SBV nên làm rõ điều này đồng thời nói rõ contributors' panel bao gồm những ngân hàng nào và cách thức tính trung bình hàng ngày. Tuy nhiên, tốt nhất SBV nên để VNBA thu thập và công bố VNIBOR còn mình thu thập và công bố VNONIA như thông lệ quốc tế.
anh Giang toàn viết SBV thành SBC, hình như bị ám ảnh hay sao (joking only)!
ReplyDeleteĐọc lại bài viết đầu của VNE/TLS thì đủ hiểu bài sau của họ chỉ là chống chế mà thôi, hoàn toàn không trả lời được những chất vấn mà báo Thanh Niên đưa ra. Cá nhân tôi không nghĩ VNE/TLS lại không hiểu gì về VNIBOR (anh Giang nói đúng, đây chính là LS tham chiếu, do 1 số NHTM lớn báo cáo lên SBV hàng ngày, và chỉ là offered rate!), vì cái này có ở VN lâu rồi, ai làm interbank cũng biết. Như vậy bài báo đầu tiên của VNE / TLS có implication gì chắc cũng không khó đoán!
Tuy nhiên, tôi nghĩ những bài báo "đấu khẩu" nhau như case này là cần thiết và thú vị, để chúng ta có những informed investors / players trên thị trường tài chính! Ý cuối bài của anh Giang v/v SBV nên clarify về cách lấy VNIBOR và để VNBA làm việc này nghe hay ghê, nhưng chắc chỉ là mong ước thôi ạ!
@Nguyen Duong Hieu: Cám ơn bác, đúng là tôi bị ám ảnh thật :-). Tôi nói VNE/TLS không hiểu đúng VNIBOR là dựa vào những gì họ viết trong bài sau. Đấy là "giấy trắng mực đen" do họ tự viết ra, còn thực tế họ có hiểu hay không là chuyên khác.
ReplyDeleteEm nghi VNIBOR cua SBV cong bo la cai sau (trung binh lai suat da thuc hien) vi theo em duoc biet, hang ngay cac banks deu phai bao cao len SBV lai suat tat ca cac giao dich lien ngan hang ma ho da thuc hien trong ngay truoc do (bao gom 3 muc: pho bien, cao nhat, thap nhat).
ReplyDeleteWylie.
Anh Giang a, Em cung phat dien vi may cai vu so lieu nay. Website NH co cong bo cung nhu khong. Download manually nhu thoi bao cap. Ma so lieu thich thi cap nhat, khong thi thoi.
ReplyDeleteCảm ơn anh Giang về bài viết này, em được mở mang thêm tầm nhìn. Hiện nay em đang cần dữ liệu về VN-IBOR 1,3,6,12 tháng giai đoạn 2000-2004. Nếu anh có anh có thể share cho em không. Em đang rất cần nó cho bài luận của mình.
ReplyDeleteđây là địa chỉ e-mail của em:
hoanganh111298@yahoo.com
@hoanganh111298: Tôi không nghĩ NHNN có số liệu VNIBOR từ năm 2000. Số liệu của Datastream dài hơn nhưng như tôi viết bên trên có lẽ không chính xác.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteTs.Giang ơi, cho cháu hỏi chút với ạ. Cháu chưa hiểu biết rõ về lãi suất VNiBOR, chú có thể giúp cháu khái quát về lãi suất VNiBOR được không ạ? Về những khái niệm và đặc điểm của loại lãi suất này ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều ạ^^
ReplyDeleteChào anh ạ,
ReplyDeleteCảm ơn anh về bài viết ạ, em mới tìm hiểu về VNIBOR thôi, nên đã thêm được chút kiến thức :")
Annh cho em hỏi, cách tìm bảng số liệu VNIBOR ạ, em cần tìm O/N từ 2004 đến 2012 theo tháng mà không được :"( Nếu anh có thì cho em xin được không ạ.
Cảm ơn anh :")
Email của e: tamnguyen.skye@gmail.com
Ts giang, hiện cháu đang cần tìm số liệu về VNIBOR nhưng chứ tìm ra được. TS có thể gửi cho cháu được không ạ? Cháu đang cần để làm khóa luận. Cảm ơn Ts.
ReplyDeleteemail: nguyetbui9892@gmail.com
Cháu chào chú Giang,
ReplyDeleteHiện nay, cháu đang tìm số liệu về VNIBOR để chạy mô hình cho luận văn ạ. Chú ơi, chú có thể gửi giúp cháu số liệu về VNIBOR từ năm 2008-2013 không ạ?Cháu cảm ơn chú rất nhiều ạ!
Cháu chúc chú sức khỏe và có nhiều bài viết hay và ý nghĩa!
Email cháu là: hoahuongduong_nt86@yahoo.com
Cháu chào chú Giang,
ReplyDeleteHiện nay, cháu đang tìm số liệu về VNIBOR để chạy mô hình cho luận văn ạ. Chú ơi, chú có thể gửi giúp cháu số liệu về VNIBOR từ năm 2000-2013 không ạ?Cháu cảm ơn chú rất nhiều ạ!
mail:dothithulai@gmail.com