Ông Lê Xuân Nghĩa, phó chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, có vẻ khá lạc quan: "...cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”. Tại sao vậy? Vì theo ông Nghĩa CAR của các ngân hàng VN đều trên 8% và sẽ tăng lên 9% theo Thông tư 13 trong khi đó yêu cầu của Basel III cho tới năm 2019 mới chỉ là 4.5, 6, và 8% tính theo common equity, tier 1, total equity. Hơn nữa đa số total capital của các ngân hàng VN đều là tier 1, cho nên chưa cần tính đến TT13, qui định CAR hiện tại của VN thậm chí còn chặt hơn cả Basel III chỉ qui định 6%.
Thật vậy không? Dưới đây là một bảng phụ lục trong thông cáo của Basel III (tôi lấy từ blog của Felix Salmon. Vì chưa có điều kiện đọc bản gốc của Basel nên tôi không chắc những gì Salmon viết, nhưng tôi trust thông tin từ Felix Salmon, ai nghi ngờ có thể vào website của BIS tìm hiểu.):
Ông Nghĩa nói đúng là Basel III yêu cầu CAR tối thiểu cho Tier 1 capital là 6%, nhưng ông không nhắc đến conservation buffer 2.5%. Nếu tính cả buffer này thì CAR cho tier 1 sẽ là 8.5%, nghĩa là các ngân hàng nào có CAR dưới ngưỡng này sẽ bị đặt vào danh sách theo dõi đặc biệt và bị rất nhiều chế tài (không được trả dividend, không được thưởng cho executives). Con số tương đương cho total capital là 10.5%, cao hơn qui định của TT13. Có thể hiện tại total capital của các ngân hàng VN chủ yếu là tier 1, nhưng không thể vì thế mà áp dụng tiêu chuẩn tier 1 cho total capital được. Không thể giả định các ngân hàng sẽ giữ nguyên cơ cấu capital hiện tại, chắc chắn họ sẽ phát triển và nâng dần tỷ lệ tier 2 lên trong tương lai.
Dòng cuối cùng trong bảng phụ lục bên trên có thêm một buffer nữa, Basel chỉ khuyến cáo từ 0-2.5% và để các ngân hàng trung ương các nước tự quyết định. Tất nhiên NHNN có thể quyết định buffer này bằng 0, nhưng ai lại thế. Ngộ nhỡ ngân hàng trung ương Campuchia quyết định countercyclical buffer của họ bằng 2.5% rồi nói "các ông chủ nhà băng Campuchia có cam kết cao hơn các ông chủ nhà băng VN" thì sao? Nếu cộng thêm 2.5% buffer này thì tier 1 CAR sẽ là 11% còn total capital sẽ là 13%. Vậy NHNN sẽ có thêm thông tư 14, 15,....?
Chưa hết, Basel III tuy không đưa ra qui định cụ thể nhưng có khuyến cáo các ngân hàng trung ương phải "để ý" hơn các too-big-to-fail, tức là các đại gia trong giới ngân hàng. Nói nôm na là với những ngân hàng lớn có mức độ ảnh hưởng macro cao, lại phải có thêm một cái buffer vài % nữa cho riêng họ. Chẳng mấy chốc tier 1 CAR sẽ lên đến 15, thậm chí 20% như Simon Johnson kêu gọi cho một healthy banking system. Tóm lại với 8 hay 9% CAR của VN, dù cao hơn minimum 6% tier 1 CAR theo Basel III, các quan chức ngân hàng cũng không nên lạc quan về điều này.
Chất lượng tính ra chỉ số Car hoàn toàn khác nhau nữa chú Giang ạ. Có thể ý của Ts. Nghĩa nằm ở chỗ khác, chứ không phải chỉ so sánh giữa các con số với nhau!
ReplyDeleteCảm ơn anh Giang về bài viết và link của Salmon, em đang đọc bài viết của Salmon kỹ hơn :)
ReplyDeletebài viết này thật là hay, tks tác giả!
ReplyDeleteTôi đọc trong BIS (http://www.bis.org/press/p100912.htm) thì thấy như sau:
ReplyDelete1- Cái gọi là countercyclical buffer (0-2,5%) là tuỳ từng nước áp dụng, chỉ trong trường hợp "excess aggregate credit growth". VN mình năm nào cũng xác định trước mức tăng trưởng tín dụng từ đầu năm, thì làm sao có excess được mà phải dùng buffer này ạ!
2 - Annex 2 trong link nói trên thể hiện rất rõ "lộ trình tăng vốn, siết chặt tiêu chuẩn vốn" của Basel III. Xem thì tôi thấy CAR của VN mà SBV quy định có thể so sánh với dòng "minimum total capital plus conservation buffer" của họ (1 cách tương đối, tất nhiên!), rõ ràng là đến ... 2016 họ vẫn chỉ y/c 8.625%, năm 2017 mới là 9.25%, cao hơn ta bây giờ: từ 1/10/2010 đã là 9%. Như vậy, về mặt con số thuần túy, ông Nghĩa không sai, tôi nghĩ vậy! Còn ông Nghĩa nói vốn của NHTM VN đa phần là tier 1, do đó "chặt" hơn Basel III là nonsense, sao lại so sánh gà với chó bao giờ, 2 chỉ số đó khác nhau!
(cont.)
ReplyDelete3 - Cuối cùng, tôi thấy VN mình không là thành viên của Basel, hiện chúng ta còn lo học và làm theo Basel II (xem http://www.vinacorp.vn/news/hoi-thao-ve-basel-ii-ky-thuat-giam-thieu-rui-ro-va-quan-tri-rui-ro-tin-dung/ct-413791), thế thì đòi so với Basel III xem ta chặt hay lỏng hơn làm gì. Quan trọng nhất là thực chất cách tính của chúng ta như thế nào đ/v mọi loại chỉ số, bởi ai cũng biết để tăng 1 chỉ số lên thì cứ tăng tử số, hoặc giảm mẫu số, hoặc làm đồng thời cả 2 cách đó. Theo dõi tình hình nóng hổi của Thông tư 13 của SBV thì sẽ rõ: http://tuoitre.vn/Kinh-te/402299/Sua-thong-tu-13-lai-suat-se-giam.html
Bản thân các chỉ số và việc tuân thủ chúng hoàn toàn không quan trọng bằng thái độ của regulator và bank trước các loại rủi ro, cái gọi là risk appetite của mỗi nước, mỗi nhà băng!
@Nguyen Dương Hieu: Bác nói đúng, không nên so sánh hệ thống giám sát/quản lý các ngân hàng thương mại VN với Basel vì nó rất khập khiễng. Ông Lê Xuân Nghĩa phạm phải sai lầm khi so sánh TT13 với Basel III, rồi từ đó kết luận: "...cam kết của các ông chủ Việt Nam hiện cao hơn nhiều so với cam kết của các ông chủ nhà băng phương Tây”. Tôi mong ông Nghĩa và các quan chức ngân hàng khác của VN cũng hiểu bản chất của banking regulation như bác viết trong câu cuối cùng trong comment bên trên.
ReplyDeletebác Giang có thể nói rõ điều gì khiến cho việc so sánh các tỷ số trong TT13 và Basel trở nên khập khiễng không?
DeleteCháu biết là TT13 vẫn chưa tính đến market risk và operational risk trong RWA, ngoài ra còn khác biệt nào nữa không?