Trong khi các nhà kinh tế phải tổ chức đại hội thường niên của mình vào tháng 1 để thuê được khách sạn giá rẻ, giới central bankers tụ họp nhau vào cuối tháng 8 hàng năm, đúng vào mùa cao điểm của các khu resorts, dù là resorts trong một cái lỗ (Jackson Hole). Có bất công không? Không, theo quan điểm của Stephen Williamson đó là equilibrium của labor market bởi invisible hand đã "phân công" những Bernanke, Kocherlakota vào các vị trí béo bở đó còn đặt những Krugman, Thoma vào các econ departments để ngồi viết blog. Trong khi các followers của Krugman/Thoma phải đợi đến tận tháng 11 mới được lên tiếng trong kỳ midterm election, chỉ vài giây sau khi Bernanke phát biểu tại Jackson Hole hàng vạn traders khắp nơi trên thế giới đã bấm vào nút sell.
Thông điệp của Bernanke đã rõ ràng: sẽ không có gì hơn "Lite QE", tên lóng giới báo chí đặt cho kế hoạch mua thêm US bonds bằng tiền của QE I. Giới traders/finance đã mong đợi nhiều hơn từ Fed, từ BoJ, SNB và thậm chí cả từ PBoC. Chưa ai, kể cả những Dr. Dooms như Krugman hay Roubini, chắc chắn rằng double dip sẽ xảy ra trong năm nay hay năm sau, nhưng một điều dễ thấy là số liệu kinh tế những tháng gần đây càng ngày càng xấu đi. Đến mức market chỉ vực dậy sau bài phát biểu của Bernanke khi Q2 GDP của Mỹ được revised down từ 2.4% xuống 1.6%, nhỉnh hơn so với 1.4% mà nhiều investment banks dự báo trước đó. Vâng, GDP bị revised down nhưng stock market tăng điểm vì investors đã quá bi quan về tương lai kinh tế.
Đúng ngày 19/8, trong khi cả nước VN đang hân hoan với giải Fields của GS Châu (chứ không phải chào mừng CMT8 như mọi năm), Initial Jobless Claim bất ngờ quay lại ngưỡng 500K. Hơn một năm lại đây chỉ số này được thị trường đặc biệt quan tâm sau bài báo của Robert Gordon. Trước đó 2 tuần, PMI của TQ (HSBC measure) cũng rớt qua ngưỡng 50 cho dù TQ đã chính thức vượt Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 sau Mỹ. Ngay cả khi TQ có đạt được mức trade surplus kỷ lục, bản thân nước này cũng nhận thấy rằng kỷ nguyên export-led growth dường như đã chấm dứt. Để tăng tỷ trọng tiêu dùng cá nhân trong GDP lên, TQ sẽ phải quay về với ý tưởng socialist của Marx: chuyển thặng dư từ giới chủ sang người lao động, nhưng không phải bằng cách mạng mà bằng cải tổ hệ thống tiền lương và luật lệ lao động. Thời kỳ tư bản tự do của Đặng Tiểu Bình đang chấm dứt và một thời đại mới do chủ tịch Hồ khởi xướng đã bắt đầu.
Dẫu sao, công xưởng lớn nhất thế giới đó không thể dừng ngay được nên TQ vẫn tìm mọi cách nứu kéo không để đồng RMB tăng giá quá nhanh/quá nhiều. Bán bớt trái phiếu Mỹ để mua trái phiếu Nhật/Hàn quốc là một nước đi có hai mục đích: gây sức ép tăng giá cho đồng yên và đồng won, đồng thời diversify bớt dự trữ ngoại tệ khỏi cái dollar trap mà Krugman đã từng phân tích. Hậu quả nhãn tiền là đồng yên Nhật đã vọt cao kỷ lục trong vòng 15 năm qua và chỉ còn vài handles nữa là phá kỷ lục mọi thời đại. Cuối Q1 kinh tế Nhật còn được cho là khá "sáng sủa" so với Mỹ và châu Âu, vậy mà giờ này mọi chuyện lại đâu vào đấy và BoJ vừa phải bơm thêm 10 trillion yên nữa để kích thích kinh tế. Nhưng cũng như với Fed, market trông chờ nhiều hơn và khi biết BoJ không/chưa intervene giải cứu đồng yên, nút sell lại được đồng loạt bấm.
Không chỉ trông chờ BoJ, market cũng đang chăm chú theo dõi động thái của SNB vì đồng franc Thụy sĩ đã tăng cao kỷ lục so với đồng Euro. Kể cũng lạ là ai cũng biết central bank intervention vào FX market chỉ như muối bỏ biển, nhưng ai cũng đợi BoJ và SNB làm một cái gì đó. Theo Bruce Krasting có lẽ BoJ và SNB còn đang phải thuyết phục Fed và ECB cùng tham gia intervention, nhưng rõ ràng là cả Mỹ và EU đều được hưởng lợi khi đồng USD và EUR yếu. Bằng chứng là Q2 GDP của Đức tăng tới 8.8% (annualized), cứ như đây là một emerging market vậy. Tất nhiên cả Bernanke lẫn Trichet hiểu rằng thế giới hiện tại, hay ít ra hệ thống tài chính quốc tế hiện tại quá interconnected, không chừng kết quả cuối cùng lại là negative-sum game. Cho nên rất có thể trong kỳ "nghỉ mát" ở Jackson Hole vừa rồi các central bankers đã thỏa thuận được với nhau điều gì đó.
Điểm tối cuối cùng trong tháng là vụ "hung parliament" của Úc. Mặc cho kinh tế Úc tiếp tục làm nhiều nước ghen tỵ, các chính trị gia ở đây dường như chẳng còn quan tâm gì ngoài nói xấu và công kích nhau. Hay có lẽ chính vì kinh tế tăng trưởng tốt nên họ chẳng cần lo nghĩ, không như UK mấy tháng trước. Đã hơn 10 ngày mà chưa có bên nào vận động được các nghị sĩ độc lập ủng hộ để đứng ra lập chính phủ vì các ông independent đó đang tranh thủ làm cao, có lẽ đây là điểm yếu của Westminster system chăng? Nhưng dù ai lên nắm quyền đi nữa chắc chắn chính phủ sắp tới sẽ rất yếu và khả năng tan vỡ rất cao. Hiện tại tỷ lệ betting đã là 2.8 cho trường hợp sẽ có bầu cử lại trong năm tới. Hôm qua The Economist dè bửu đáng ra Úc có thể phát triển tốt hơn và có vai trò quốc tế lớn hơn nếu có domestic politics tốt hơn, nghe chẳng khác gì VN vậy.
Điểm sáng quan trọng nhất là BDI đã tăng liên tục trong tháng 8 dù vẫn còn khá thấp. Cũng mong ship demand tăng trở lại để Vinashin còn cửa sống.
Anh ngừng viết bài 1 thời gian, không có bài mới, đâm ra em cứ tưởng cái RSS của anh ở bên em nó bị chết, nên phải chạy qua đây kiểm tra mấy lần. Tăng view cho anh ác phết đấy.
ReplyDeleteTại VN chuyện đáng nói là 4 bank chủ lực vừa bị Fitch Rating hạ mức (VCB, ACB từ mức D xuống hạng D/E; BIDV giữ nguyên mức D/E và Agribank mức E). Đó là chưa có công bố khỏan nợ VinaShin có liên quan thế nào đến mấy bank này, nếu công bố ra thì không biết có bao nhiêu bank dính dáng đến và sẽ bị hạ xuống bao nhiêu bậc.
ReplyDeleteCâu chuyện có lẻ phải xem xét ở một kịch bản lớn hơn là nợ chính phủ đã bắt đầu được đưa vào vùng nhạy cảm... Có thể chắc chắn một điều, là từ 2011, nền kinh tế của VN sẽ thưc sự lệ thuộc vào các khoản vay nợ nước ngoài.
Ở VN chưa có tiền lệ phá sản ngân hàng & doanh nghiệp lớn của nhà nước. Nhưng nhìn tình hình hiện nay với thông tư 13 sẽ bắt đầu được thống đốc ngân hàng áp dụng từ 01 tháng 10, và mới vừa đây ông cũng cho biết luôn là sẽ còn có thông tư mới áp dụng chặt hơn nữa từ tháng 01/2011, đã cho thấy một bức tranh u buồn cho banking và ngành bất động sản VN trong vài tháng tiếp theo. Tình hình này đã được phản ánh vào cổ phiếu bank, trong vòng 10 tháng nay đã đi xuống liên tục & mất gần 50% giá trị, cho dù tòan market có đi lên đi xuống cỡ nào thì bank stock VN vẫn là luôn luôn chìm lỉm...
Điều đáng nói nữa là tình hình kinh tế VN không thể phủ nhận là không có mối liên quan đến mức phụ thuộc vào tình hình biển Đông. Với tổng thu từ ngành dầu khí chiếm khỏang 26% tổng thu cả quốc gia, và nguồn usd rất đáng kể thu về từ xuất khẩu dầu thô, khi có lộn xộn trong khu vực khai thác dầu biển Đông, nguồn thu này sẽ mất đi. Với nguồn dự trữ ngoại hối quá ít ỏi của VN + nợ như hiện nay thì liệu có còn ổn như trước...
Bề gì thì các chính khách VN cũng sắp hết nhiệm kỳ, và kỳ bầu cử mới sẽ bắt đầu từ đầu năm 2011. Mà sao ông thống đốc ngân hàng không cố gắng chèo chống giữ ổn định tình hình để hòan thành nhiệm vụ, chứ còn thêm cái thông tư thứ 14 nữa thì VN stock market nói chung & bank stock nói riêng sẽ còn xụm dài dài...
Trò chơi xếp gạch cho bond deal sắp tới giữa các ông lớn có lẽ là điều có thể tiên đóan được.
ReplyDelete@5xu: Thế mà mình tưởng mọi người vẫn vào đọc links mình post lên, hóa ra các bạn dám nghi ngờ RSS của Google không làm việc :-)
ReplyDelete@NoThing: Tôi lại nghĩ nếu Fitch biết vụ Vinashin có lẽ sẽ upgrade cho các SOCB vì rõ ràng chính phủ VN sẽ không để cho bất kỳ SOE lớn nào phá sản. Một khi có chính phủ đứng đằng sau credit rating của VCB/BIDV phải tương đương với sovereign rating mới đúng.
Dầu khí VN hiện tại chủ yếu khai thác từ Bạch Hổ, Rạng Đông, Nam Côn Sơn, MP3 là các lô nằm tít phía nam của Biển Đông nên chưa/ít bị ảnh hưởng bởi tranh chấp VN-TQ ở HS-TS. Trừ khi xảy ra chiến sự trên Biển Đông, tôi không nghĩ nguồn thu từ dầu khí sẽ suy giảm đột suất. Tất nhiên tranh chấp hiện tại sẽ gây khó khăn cho việc thăm dò các mỏ mới, nhất là ở các lô phía bắc.