Friday, February 19, 2010

Discount rate


Fed vừa tăng discount rate 25bps từ 0.5% lên 0.75%. Cần phân biệt Discount Rate và Fed Funds Rate, tuy có quan hệ mật thiết với nhau nhưng là hai loại lãi suất khác nhau và có ảnh hưởng khác nhau vào hệ thống tài chính và nền kinh tế (tôi đã viết về vấn đề này rất kỹ trên MB).

Fed Funds Rate là lãi suất chính sách, nghĩa là công cụ lãi suất của chính sách tiền tệ mà Fed sử dụng để tác động trực tiếp lên lãi suất ngắn hạn (và gián tiếp lên lãi suất dài hạn) trên thị trường. Đây là lãi suất mà các macro textbook thường nhắc đến và ở VN được gọi là "lãi suất cơ bản". Lưu ý: lãi suất cơ bản của NHNN VN là một khái niệm khác.

Discount rate là lãi suất Fed cho các ngân hàng thương mại "vay nóng" thông qua discount window khi các ngân hàng này gặp khó khăn thanh khoản, đây là một hình thức cho vay có thế chấp. Thông thường các khoản vay này có thời hạn tối đa 30 ngày và discount rate thường cao hơn Fed funds rate khoảng 1% và phải thế chấp bằng trái phiếu chính phủ. Khi khủng hoảng xảy ra Fed đã giảm dần mức chênh lệch giữa discount rate và Fed funds rate xuống bằng zero, tăng thời hạn cho vay tối đa lên 90 ngày, và chấp nhận các loại chứng khoán khác trái phiếu chính phủ làm thế chấp. Cách đây vài tuần Fed đã giảm thời hạn cho vay về 30 ngày như trước đây và hôm nay tăng spread lên 25bps.

Như vậy những động thái này có mục đích đưa discount rate/discount window về lại trạng thái bình thường chứ không phải thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên toàn bộ đường yield curve ngay lập tức tăng lên sau khi Fed công bố thông tin cho thấy market vẫn cho rằng đây là dấu hiệu của monetary tightening.


8 comments:

  1. Kính gởi anh Giang,
    Em nhớ có một lần đã đọc được bài viết của của anh về cách điều hành lãi suất của FED nhưng không nhớ rõ lắm là anh đã đăng bài đó ở đâu, bây giờ đi tìm lại không tài nào có để trình cho Sếp em, đọc bài này thấy anh có ghi trên MB nhưng ở VN thì trang này hình như bị cấm thì phải. Mong anh có thể cho em xin lại bài viết này có được không ạ, nhờ anh chuyển lên blog này hay gởi giúp dùm em vào thongnhatcb2@yahoo.com dùm Chân thành cám ơn anh nhiều

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Tôi viết bài đó đã khá lâu nên không nhớ bản gốc để chỗ nào. Khi nào tìm được sẽ gửi cho bạn.

    ReplyDelete
  3. Theo a GiangLE thì sắp tới quý 2 2010 có thể sẽ có tăng Fed fun rate không ?

    và em biết a đang ở AUS , vây anh có nhận xét gì về giá nhà ở AUS không ? Theo em thì nếu RBA mà tiếp tục chơi trò tăng Rate thì khả năng thị trường nhà đất ở AUS sẽ chịu không nổi ?

    ReplyDelete
  4. chan thành cảm ơn anh Giang Lê nhiều, hy vọng anh sẽ tìm lại được bài viết đó

    ReplyDelete
  5. @Phuong Hoa: Tôi nghĩ là không mặc dù Fed sẽ phải tìm cách thu liquidity về (SFP, reverse repo, interest on reserves).

    Trong số các nước phát triển, có lẽ Úc là nước duy nhất real estate bubble không bị vỡ hoặc xì hơi. Nhiều chỉ số (rent/price, price/median income) đều cho thấy giá nhà của Úc đắt nhất trong số các nước phát triển. Sau những gì xảy ra ở US/UK/Spain chắc chắn RBA sẽ phải tính đến house price khi đưa ra quyết định lãi suất. Không ai muốn thị trường crash, nhưng bạn nói đúng là nếu RBA tiếp tục tăng lãi suất aggressively thì rủi ro này có thể xảy ra.

    ReplyDelete
  6. @ anh Gianh Le : vấn đề về real estate bubble của Úc không chỉ phụ thuộc vào RBA mà còn phụ thuộc vào FED và BOJ nữa .

    ReplyDelete
  7. Cháu chào chú Giang! Cháu đang thắc mắc về thuật ngữ discount window là gì? Chú có thể giải thích giúp cháu được không ạ? Cháu xin chân thành cảm ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Discount window là một cơ chế central bank cho commercial bank vay trực tiếp chứ không phải thông qua OMO hay repo. NHNN VN có cơ chế cho vay tái cấp vốn cũng là một dạng discount window.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.