Monday, November 15, 2010

Coupon rate


Từ trước tới giờ tôi vẫn nghĩ những institution lớn, vd bộ Tài chính các nước, khi phát hành bonds có thể lựa chọn coupon rate theo mặc định truyền thống. Như đã đề cập đến trước đây, với bonds, coupon rate thực ra không quan trọng mà yield (hay YTM) mới có ý nghĩa. Hiện tại Sydney Futures Exchange (SFE) có 10-year government bond futures contract qui định giá của futures contract đó được tính theo một hypothetical bond, có coupon là 6%/năm. Do vậy trên thị trường Úc vài năm trước, con số 6% khá sticky vì nó liên quan đến futures contract, nếu government thay đổi coupon rate khỏi 6% thì công thức tính futures price sẽ phức tạp hơn.

Trên thị trường corporate bonds của Úc và Mỹ có một qui luật bất thành văn là khi phát hành bond coupon rate phải được qui định rất gần với yield, có lẽ lý do là để initial price bằng với face (par) value giúp đơn giản hóa cho sổ sách kế toán của cả người phát hành bonds lẫn investors. Tôi không rõ điều này quan trọng đến mức nào nhưng có lẽ nhiều investors ngầm định nó nên ngay cả government bonds cũng dần dần tuân theo qui luật này. Gần đây coupon rate của Úc đã dao động khá nhiều và không còn giữ mức 6% nữa khi lãi suất của Úc giảm mạnh cùng với các nước khác trong giai đoạn 2008-2009.

Khác với Úc, coupon rate của US government bond không do auctioner qui định mà do thị trường quyết định. NY Fed, nơi được US Treasury ủy quyền đấu thầu government bonds, có một tài liệu giới thiệu chi tiết quá trình đấu thầu. Trong đó ghi rõ coupon rate được chọn sau mỗi phiên đấu thầu sao cho initial price gần với par value nhất (nhưng không lớn hơn par). Sai số giữa yield và coupon rate phải là multiple của 1/8 phần trăm (0.125%), có nghĩa là yield sẽ rất gần với coupon rate. Có một ngoại lệ là nếu đợt phát hành bond được reopen thì coupon sẽ bằng coupon của lần phát hành trước đây.

Như vậy một số entry tôi viết trước đây không chính xác khi cho rằng nhà phát hành bonds có thể chọn coupon rates để thay đổi duration của bonds và ảnh hưởng lên yield. Entry này là một lời đính chính và xin lỗi các bạn vì đã đưa tin không chính xác. Chắc tương lai còn nhiều đính chính tương tự :-(


7 comments:

  1. hi bac Giang

    Theo em hiểu, thường là khi issue bond ra sẽ thông qua đấu giá, investor nào đồng ý nhận lãi suất thấp nhất (coupon rate) thì sẽ thắng, cái face value chỉ là khoản tiền ban đầu investor bỏ ra và thu về at maturity, giả định giá thắng thầu nó phản ánh đúng lãi suất thị trường thì coupon rate sẽ xấp xỉ Yield to Maturity (YTM) của bond này, và khi YTM xấp xỉ coupon rate thì innitial price của bond này trên thị trường sẽ gần như ngang bằng với par value? đúng thế ko anh? và khi bond đã được phát hành thì price của nó sẽ thay đổi, tùy theo vào diễn biến lãi suất của thị trường và mức độ thay đổi sẽ tùy thuộc vào độ sensitivity của bond price đối với interest rate change (or duration) chứ issuer ko thể chủ quan chọn được coupon rate để control cái duration này.
    À, em muốn hỏi nữa là thị trường bond - secondary market ở VN hiện nay có giao dịch nhiều ko anh? hay bond chỉ toàn được giao dịch trên thị trường sơ cấp khi phát hành??? em ko để ý bond lắm.

    Cảm ơn anh nhiều!
    Huy Trung

    ReplyDelete
  2. Link QE Explained:
    http://www.youtube.com/watch?v=PTUY16CkS-k&feature=player_embedded

    Trong đó có nhắc đến Newyork Fed sử dụng QE để mua bond từ Goldman Sachs, chứ không mua thẳng từ Treasury Dept.

    @Huy Trung: thị trường bond ở Việt Nam, giao dịch nhiều giữa các ngân hàng. Đó là một nguồn thu tương đối cho họ trong khoảng thời gian Financial Crisis. Chắc dạo này, khi lãi xuất thay đổi, VND mất giá và một số ngân hàng kém thanh khoản, giao dịch bond cũng sẽ hấp dẫn.

    ReplyDelete
  3. @Huy Trung: Với 2 trái phiếu khác nhau có cùng maturity, cái nào có coupon rate cao hơn sẽ có duration nhỏ hơn, do đó sẽ có yield nhỏ hơn. Nghĩa là nếu nhà phát hành muốn giảm yield có thể set coupon rate cao hơn so với những trái phiếu có cùng maturity.

    Anh không biết nhiều về thị trường VN. Có lẽ bác Anonymous bên trên nói đúng, thị trường này chỉ liquid giữa các ngân hàng với nhau.

    @Anonymous (Nov 14): Cái video bác dẫn link mấy hôm nay đình đám trên các blog thiên hữu, thực ra rất ít giá trị về mặt thông tin kinh tế mà chỉ là political propaganda.

    Luật Mỹ (và nhiều nước khác) không cho phép central bank mua bonds trực tiếp từ chính phủ mà chỉ được mua trên thị trường thứ cấp (cho OMO/POMO/QE). Goldman cũng chỉ là 1 trong số các primary dealers được phép mua bán bonds với NY Fed.

    ReplyDelete
  4. Anh Huy Trung có thể vào Sở giao dịch CK Hà Nội (HNX) xem một số thống kê về bonds. Ở VN, giao dịch bonds hiện tại rất sôi động với amt tương đối lớn (so với TTCK). Các chủ thể tham gia chủ yếu là các banks và các funds.

    Như chú Giang đã nói, nếu set coupon rate cao -> Yield cao -> Duration giảm xuống, ít rủi ro hơn. Hơn nữa, nếu linh hoạt được coupon rate sẽ linh hoạt được duration và từ đó, nhà phát hành sẽ điều chỉnh được porfolio duration (match the duration of assets with the duration of liabilities). Cái này rất quan trọng.

    ReplyDelete
  5. "Có một ngoại lệ là nếu đợt phát hành bond được reopen thì coupon sẽ bằng coupon của lần phát hành trước đây."

    Cái này cũng giống ở Việt Nam và e nghĩ là chung cho các trường hợp 1 đợt phát hành bond được reopen. Coupon sẽ luôn bằng coupon của lần phát hành trước để đảm bảo không có quá nhiều bond code trên thị trường, rất khó trong giao dịch và quản lý. Lúc này, việc đấu giá sẽ là đấu giá thông qua YTM.

    HHNgoc

    ReplyDelete
  6. @HTrung: Lúc đầu mình cũng nghĩ như Trung về việc đấu thầu trái phiếu dựa trên coupon rate nhưng sau khi đọc lại link của a Giang Lê về đấu thầu trái phiếu CP Mỹ thì mình thấy có lý do để đấu thầu dựa trên yield (cho dù chưa biết coupon rate chính thức của bond đó).

    1. Trước khi chính thức đấu thầu thì các investors đã trade loại bonds đó rồi, tức là chính họ đã tạo ra một thị trường để định giá bonds đó. Cái này rất hay là để tránh shocks về giá đối với thị trường, tạo ra transperancy về giá và market có thời gian để absord được bond auction volume. Và như thế cũng có nghĩa là bonds đó đã có 1 unofficial coupon rate or yield.

    2. Ngoài ra, mặc dù đấu thầu yield nhưng mục đích là để chọn ra coupon rate vì sau đó coupon rate được set sao cho sai số là rất nhỏ so với yield và đảm bảo bond price nhỏ hơn par value.

    3. Tuy nhiên, mình cũng thử đặt ngược câu hỏi là sao ko cứ auction theo coupon rate thì tạm có câu trả lời là market convention là trade theo yield. Vì thế, auction theo yield sẽ thuận tiện hơn chăng???

    ReplyDelete
  7. @HHNgoc: Tôi mới nghĩ thêm 2 lợi ích của cách đấu thầu của NY Fed:

    1. Vì coupon rate xác định theo yield, duration của bond sẽ không bị tập trung vào một điểm/một đoạn trên đường yield curve, do vậy sẽ giúp thị trường bonds có liquidity rải đều ra các duration khác nhau, sẽ có lợi cho việc xây dựng portfolio như bạn Nghiatq nói bên trên.

    2. Cũng vì duration thay đổi theo yield thắng thầu (yield cao thì duration giảm vì coupon cao và ngược lại), hình thức đấu thầu này giúp smooth out yield một cách tự động. Ví dụ vì lý do nào đó market yêu cầu yield cao hơn, coupon rate tăng lên làm duration giảm xuống và do vậy yield của bond mới phát hành sẽ được tính theo đoạn yield curve thấp hơn (duration ngắn hơn) nên giảm bớt yield shock ban đầu.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.