Friday, November 5, 2010

TIPS


TIPS - Treasury Inflation Protected Securities - là trái phiếu chính phủ Mỹ phát hành có đặc điểm face value và coupon được điều chỉnh theo lạm phát (cụ thể là CPI). Nhiều nước cũng phát hành loại trái phiếu này, có nước gọi là inflation linked bonds hoặc indexed bonds. Nguyên tắc của loại trái phiếu này rất đơn giản, vào thời điểm phát hành người ta ghi nhận giá trị của CPI ở thời điểm đó và sau đó hàng năm hiệu chỉnh mệnh giá theo giá trị CPI cuối cùng. Ví dụ nếu CPI ban đầu là 100, một năm sau CPI tăng lên 108, nghĩa là lạm phát sau 1 năm là 8%, thì mệnh giá của TIPS được tăng lên 8% và coupon được tính theo mệnh giá mới.

Đến đây chắc các bạn đã đoán ra tôi định nói điều gì. Vâng, theo tôi chính phủ VN nên nhanh chóng nghiên cứu phát hành TIPS trên thị trường nội địa bởi 2 lý do. Thứ nhất đó là cách để những người dân bình thường có thể bảo toàn những khoảng tiết kiệm của họ cho tương lai. Cho dù giá vàng, giá đô la có biến động thế nào chăng nữa, nếu bạn đầu tư vào TIPS thì ít nhất bạn sẽ yên tâm số tiền của mình sẽ giữ được sức mua, và còn sinh lời chút đỉnh (phụ thuộc vào real yield lúc mua). Nếu loại chứng khoán này được phát hành rộng rãi và có thể mua bán được một cách dễ dàng/an toàn, tôi tin người dân sẽ bớt tích trữ vàng và đô la như một hình thức tiết kiệm. Đồng tiền VN có thể vẫn chưa có uy tín cao, lạm phát VN có thể vẫn còn cao, nhưng có lẽ những xáo trộn tâm lý như mấy ngày qua sẽ giảm đi ít nhiều.

Lý do thứ hai là với việc phát hành TIPS để bù đắp cho các khoản thâm hụt ngân sách, chính phủ sẽ có incentive yêu cầu NHNN phải kiểm soát lạm phát tốt, vì nếu không tiền trả lãi suất cho TIPS sẽ tăng cao. Nói cách khác, thay vì hô hào hay ra nghị quyết kiểm soát lạm phát, đây là một constraint đối với chính phủ/NHNN về lạm phát và constraint này rất credible (tất nhiên với điều kiện lượng TIPS phát hành phải đủ lớn và CPI phải được thống kê chính xác). Ngoài ra số liệu yield của TIPS sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách, các nhà đầu tư, nghiên cứu biết được inflation expectation của thị trường/người dân, từ đó đưa ra những chính sách thích hợp hơn.

Tôi nhớ hồi những năm 82-83 khi VN đang bị siêu lạm phát, chính phủ đã từng phát hành một loại công trái có tính chất inflation linked tương tự. Loại công trái này hồi đó được bảo đảm bằng lương thực và một số mặt hàng tiêu dùng khác (vải vóc, xe đạp...), là những thành tố chính của CPI sau này. Tôi không rõ số phận của những công trái đó sau này thế nào, nhưng rõ ràng VN đã có kinh nghiệm và cơ chế để phát hành TIPS. Điều cần làm hiện nay là tạo ra cơ chế cho TIPS có thể chuyển nhượng được trên thị trường thứ cấp, điều này sẽ giúp nó cạnh tranh được với vàng/đô la như một kênh tiết kiệm an toàn và liquid. Tôi nghĩ Bộ Tài chính nên bỏ thời gian ra nghiên cứu phương án phát hành loại trái phiếu này, thay vì nghiên cứu các phương án cá độ bóng đá.

Hi vọng đến một ngày đọc được dòng quảng cáo: "Nhà mặt tiền Q1, giá 1500 TIPS".


13 comments:

  1. hi vọng các bạn nhà báo đọc được entry này của bác giangle rồi cho lên báo, nhiều người biết và kêu gọi, hưởng ứng nhiệt liệt thì nhiều khả năng sẽ được chấp nhận, hihi, em cũng mong có loại trái phiếu này quá !!!

    ReplyDelete
  2. anh Giang ơi, cái TIPS này theo lý thuyết thì sẽ điều chỉnh theo CPI theo semi-annual (ở Mỹ) hoặc theo annual (VN), nhưng em chưa hiểu ở chỗ lấy CPI nào? CPI công bố của chính phủ thì em thấy không phản ánh đúng tình tình hình thị trường, thường là underestimate, vì tình hình giá cả ngoài thị trường thực tế chắc chắn tăng nhanh hơn nhiều.

    Em cảm ơn bác!

    Huy Trung

    ReplyDelete
  3. Ở đây em thấy trái phiếu này phát hành phải chịu 2 premium lớn là liquidity premium và credibility premium.

    Đơn giản là người dân muốn bán vàng hay USD chuyển sang VND thì chỉ cần ra tiệm vàng kế bên nhà mà thôi. Trong khi đó muốn bán trái phiếu lấy tiền thì là cả một vấn đề. Thị trường trái phiếu hiện tại kém thanh khoản và sản phẩm trái phiếu loại này sẽ có một lượng lớn sớm đi vào trong tay các ngân hàng qua hoạt động chiết khấu mua lại trái phiếu của dân như các đợt phát hành trái phiếu khác mà thôi. Ngay cả mà giả sử có thể làm trái phiếu này thanh khoản cao như cổ phiếu hiện nay thì cũng không phải người VN nào cũng chịu tới CTCK để giao dịch. Cái tiệm vàng kế bên nhà vẫn thích hợp cho bà con cô bác hơn.

    Em nghĩ các bank, insurance firms và funds sẽ hưởng ứng loại trái phiếu này; còn cá nhân người dân nếu chịu mua loại này thì họ sẽ đi gửi rút tiền VND tiết kiệm để mua trái phiếu. Nói cách khác, em nghĩ nếu ra cái này thì nó sẽ trở thành đối tượng cạnh tranh với TK tiết kiệm dài hạn hơn là với vàng và USD. Mà là sản phẩm tiết kiệm như vậy thì thanh khoản khó mà cao.
    Còn credibility premium thì trong con mắt dân mình người phát hành USD và vàng bên Mỹ có thể có độ tín nhiệm cao hơn hơn người phát hành trái phiếu VN. Cái này là định kiến lâu nay. Nếu cộng cả hai cái premium này lại thì lãi suất trái phiếu phải không rẻ mới hấp dẫn cá nhân tham gia. Điều đáng lo là tiền đâu để chính phủ trả lãi suất (tất nhiên có thể làm QE hoặc phát hành nợ mới để trả nợ cũ, nhưng người VN chắc không phải dân Nhật để mà mua trái phiếu CP hoài).

    ReplyDelete
  4. Em xin lỗi bác anh Giang, nhưng theo bác, độ chính xác của số liệu lạm phát công bố có đảm bảo được ưuyền lợi của người mua TIPS tại VN không nhỉ?

    ReplyDelete
  5. @Huy Trung & Đức Ngọc: CPI của Mỹ cũng vẫn bị phê phán là chính phủ đã manipulate để giảm số lạm phát thật, cho nên CPI của VN không thể "chính xác" hơn. Tuy nhiên CPI là một trong những chỉ số macro "chất lượng nhất" và dễ kiểm chứng nhất. Bởi vậy có lẽ còn một lợi ích thứ ba của phát hành TIPS là sẽ tạo ra một sức ép lên TCTK phải tính toán CPI chính xác.

    @Big Happy Man: Vấn đề tiền đâu để trả lãi suất chính là lợi ích thứ 2 anh nói bên trên. Hiển nhiên về mặt interest của chính phủ thì TIPS không phải là thứ họ mong muốn, cái đó chỉ có lợi cho người dân. Bởi vậy anh nghĩ TIPS sẽ không sớm xuất hiện ở VN, nhưng anh viết ý tưởng này ra vì muốn nói rằng "where there's a will, there's a way".

    ReplyDelete
  6. Bac Giang mang tinh ly thuyet qua. Dua ra cac giai phap khong co tinh thuc tien ti nao.

    ReplyDelete
  7. http://cafef.vn/20101112033647CA34/tips-va-gold-etf-giai-phap-chua-chay-con-sot-vang-va-tinh-trang-do-la-hoa-o-viet-nam.chn

    đọc bài báo này mà choáng, không hiểu các bạn nhà báo "mượn danh" bác giangle, hay là bác giangle "xông pha" viết báo thật ?! hehe, dù sao có 1 bài báo này thì cũng hay rồi, hi vọng nhiều chuyên gia trong nước, và các bác ở quốc hội đọc được bài báo này và "góp ý thêm cho vui, hehe

    ReplyDelete
  8. @Runi2410: Cafef đã hỏi ý kiến tôi đăng lại bài này và tôi cũng đồng ý để họ biên tập lại. Đúng ra tôi phải chịu khó "xông pha" hơn một chút nhưng dạo này hơi bận.

    ReplyDelete
  9. Bác Giang có tài liệu hay website nào nói chi tiết hơn về loại tài sản này không. Cơ cấu, cách thức phát hành, ưu điểm, nhược điểm, cơ chế hoạt động ra sao. Nếu có bác cho em xin với.

    EM xin cám ơn bác trước!

    ReplyDelete
  10. Bác Giang cho em hỏi. Ở phần trên bác có đề cập rằng TIPS có thể đo lường inflation expectation và đó là nguồn dữ liệu quí giá cho Gorverment. Em chưa mường tượng được làm cách nào mà mình có thể tách thành phần kì vọng lạm phát từ lãi suất của TIPS dc. Mong bác chỉ giúp em.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Yield của TIPS có thể coi là real yield, do đó inflation expectation = nominal yield - real yield. Cụ thể hơn bạn có thể tham khảo thêm ở http://www.clevelandfed.org/research/data/inflation_expectations/

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.