Friday, August 5, 2011

Potential GDP III


Nhân tân Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia Vũ Viết Ngoạn (cựu Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội khóa 12, là cơ quan soạn thảo bản kiến nghị 10 điểm tôi đã đề cập đến) nhắc đến "output gap", tôi xin giới thiệu thêm một phương pháp tính potential GDP. Phương pháp này không phổ biến bằng HPF nhưng có structure tốt hơn (state-space model) và dùng phương pháp ước lượng "oách" hơn (Kalman filter). Cảnh báo: những kết quả tôi trình bày dưới đây chỉ có tính tham khảo.

VNGDP
(Cám ơn bạn Duong Nguyen đã giới thiệu cho tôi sử dụng dịch vụ Scribd này)


19 comments:

  1. Bác ơi, link scribd không vô được, bác thử xem lại link nhé. THs bác

    ReplyDelete
  2. @Thanhtq: tôi không thấy có vấn đề gì, nếu bạn vẫn không vào scribd được thì email cho tôi tôi sẽ gửi pdf cho bạn.

    ReplyDelete
  3. co j bac goi cho em voi nhe, anhquoc2287@gmail.com

    ReplyDelete
  4. Lúc này tâm điểm mọi người chuyển sang Mỹ - Standard and Poor - Vàng thế giới - Vàng Việt Nam và USD/VND rồi bác Giang ơi. Bác có entry về vấn đề này để mọi người tranh luận nhé. hihi. Em đùa thôi, khi nào bác có thời gian và ý tưởng thì viết.

    ReplyDelete
  5. bac giangle or moi ng ai có google+ thì invite em với nhé, hì hì, có vẻ cơn sốt G+ giờ mới đến chỗ em :D

    ReplyDelete
  6. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  7. Nhân giá vàng đang biến động mạnh, anh Giang cho tôi hỏi trên thế giới có nước nào cho phép ngân hàng huy động vốn bằng vàng như ở ta vừa qua không?

    ReplyDelete
  8. @Anonymous (Aug 11): Các nước đang phát triển (TQ, Ấn độ...) thì tôi không rõ, còn các nước phát triển thì không có khái niệm "cho phép". Vấn đề là vàng có vai trò rất nhỏ ở đây và không ai có nhu cầu đi vay vàng để sản xuất kinh doanh nên thị trường vay/cho vay vàng không tồn tại.

    Giả sử nếu nhu cầu này có và xuất hiện thị trường này, liệu các regulator ở đây có thể cấm hoạt động này hay không? Xin bác lưu ý là tôi dùng chữ "cấm" chứ không phải "cho phép", hai khái niệm này khác nhau. Cấm đoán là chức năng của regulator/enforcement authority thực thi qui định của luật pháp (vd cấm mua bán heroin), còn cho phép là quyền của regulator trong trường hợp luật pháp trao quyền này cho họ. Ở các nước phát triển việc trao quyền (delegate discretion) xuống cho regulator rất hạn chế.

    Quay lại vấn đề họ có cấm được việc huy động và cho vay vàng hay không nếu nhu cầu xuất hiện. Theo tôi họ không cấm được (tôi không dám chắc vì tôi không phải chuyên gia luật). Tuy nhiên nếu họ không muốn khuyến khích việc này họ hoàn toàn có công cụ để hạn chế/ngăn cản nó mà không cần phải cấm (nếu cấm nhiều khả năng sẽ bị kiện ra tòa). Ví dụ họ có thể đặt tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho vàng thật cao hay yêu cầu phải có bảo hiểm cho số vàng được gửi hoặc cho vay. Họ cũng có thể yêu cầu ngân hàng tách hoạt động huy động/cho vay vàng ra khỏi balance sheet hoạt động cho vay thương mại tương tự như đã bắt tách hoạt động investment bank ra khỏi commercial bank.

    ReplyDelete
  9. Anh Giang cho em hỏi khi kinh tế rơi vào suy thoái như đầu năm năm 2009 (có thể là vào đầu năm 2012 sắp tới), GDP danh nghĩa thấp hơn GDP tiềm năng, các nhà hoạch định chính sách lại sử dụng chính sách kích thích tổng cầu như đúng như bài bản của Keynes.

    Hậu quả của chính sách kích thích tổng cầu là GDP cao hơn GDP tiềm năng và một phần output gap chảy vào thị trường cổ phiếu và bất động sản.

    Khi lạm phát xảy ra, các nhà hoạch định chính sách dưới sức ép của dân chúng lại áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ để giảm GDP xuống thấp hơn GDP tiềm năng và gây ra tình trạng thất nghiệp.

    Em muốn hỏi nếu tính được GDP tiềm năng có thể ước tính được lạm phát trong năm tới không? Em có vẽ đồ thị thì thấy những năm nào GDP cao hơn GDP tiềm năng thì năm sau lạm phát tăng cao, những năm nào GDP thấp thì năm sau lạm phát thấp.

    ReplyDelete
  10. @ Duy Linh: Mình không biết câu trả lời chính xác cho câu hỏi của bạn, nhưng theo sách vở thì đúng như bạn nói, GDP hiện hữu mà cao hơn GDP tiềm năng thì lạm phát tăng, thất nghiệp giảm tạm thời và ngược lại

    ReplyDelete
  11. @Duy Linh & Anonymous (Aug 16): Đúng là output gap (=GDP-potential GDP) có quan hệ rất mật thiết với lạm phát như Duy Linh chỉ ra. Nhiều mô hình dự báo lạm phát (của các central banks và cả giới finance) sử dụng mối liên hệ này. Về bản chất đây là một biến dạng của Phillips curve, là một trong những tiền đề của Keynesian economics.

    ReplyDelete
  12. @Anh Giang: Em vẫn thắc mắc theo lý thuyết nếu output gap = 0 thì lạm phát sẽ ổn định. NHNN Việt Nam có thể tính được potential GDP tiềm năng và điều chỉnh chính sách tiền tệ để out gap = 0 thì lạm phát sẽ giữ ở mức ổn định. Nhưng trên thực tế thì kinh tế vĩ mô của VN vài năm gần đây rất bất ổn.

    ReplyDelete
  13. @Duy Linh: Potential GDP là một khái niệm lý thuyết nên không bao giờ em biết chính xác output gap là bao nhiêu. Ngay như 2 phương pháp anh giới thiệu ở đây cũng cho kết quả khác nhau. Ngoài ra ngay cả nếu em xác định được potential output chính xác thì actual GDP cũng không thể dự đoán được vì các thể loại external shocks. Rồi ngay cả nếu em xác định được chính xác output gap thì tác động của monetary policy cũng không thể dự báo chính xác được. Bởi vậy mới có Taylor's rule, nghĩa là kết hợp 2 con số output gap (ước lượng) và inflation để đưa ra quyết định lãi suất. Đây là một hình thức "dò đá qua sông" của central bank thôi. Mà chính Taylor's rule cũng có nhiều versions, bản thân Taylor nói một kiểu, Fed một kiểu, rồi chưa kể Krugman, Mankiw cũng có các version khác nhau.

    ReplyDelete
  14. Em nghĩ rằng với khả năng chuyên môn cao, các kinh tế gia của NHNN có thể tính toán được output gap và dự đoán mức độ lạm phát khá chính xác.

    Tuy nhiên, bài toán kinh tế trở nên phức tạp vì các nhà kinh tế không sống trong chân không mà sống trong một môi trường cụ thể, bao gồm những người không chấp nhận "giới hạn của sự tăng trưởng".

    Một ví dụ điển hình là rất nhiều đại biểu quốc hội luôn muốn tốc độ tăng trưởng năm sau phải cao hơn năm trước, CPI phải thấp hơn tăng trưởng GDP...

    Chính những sức ép không kinh tế đó khiến cho NHNN không thể linh hoạt trong việc điều hành.

    Khi mọi người đang cảm thấy giàu có hơn vì giá trị các loại tài sản tài chính như bất động sản, chứng khoán tăng cao, tăng trưởng kinh tế tốt hơn, cuộc sống đang rất tốt đẹp, đột nhiên thống đốc NHNN tăng lãi suất vì khi cho rằng có một sự "thịnh vượng bất thường" thì rõ ràng đó là một hành động "tự sát" về mặt chính trị.

    Hạ lãi suất luôn luôn dễ dàng hơn tăng lãi suất :).

    ReplyDelete
  15. @Duy Linh: "các kinh tế gia của NHNN" chắc phải mừng lắm vì được em nhận định như vậy :-)

    ReplyDelete
  16. Bác gửi cho em với nhé
    kimloaikiemvn@yahoo.com
    Cảm ơn bác

    ReplyDelete
  17. cho em xin một bản nhé, manhhameo@yahoo.com, tks bác rất nhiều.

    ReplyDelete
  18. @anh Giang: Em đọc được một nhận xét về phương pháp đo lường output gap bằng cách sử dụng HPF.

    The method of detrending an economic time series by means of the HP filter should be used with care, because (i) the HP filter gives imprecise estimates of the trend at the end-points of the time series; (ii) the filter relies on an arbitrary choice of the l-parameter which determines the smoothness of the estimated trend, and (iii) the HP filter cannot capture structural breaks in the data series. For these and other reasons there is considerable uncertainty associated with the measurement of business cycles.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.