Thuật ngữ "thị trường chứng khoán" có lẽ được một học giả TQ nào đó dịch từ từ "stock market" sang tiếng Trung, sau đó được phiên âm sang tiếng Việt. Chữ stock đúng ra phải dịch là cổ phiếu nhưng người dịch đầu tiên đó đã nhìn xa trông rộng dịch thành "chứng khoán" (securities) với hàm ý đây là thị trường giao dịch các loại giấy tờ có giá nói chung chứ không chỉ giới hạn cho cổ phiếu. Hiện nay stock market ở các nước phát triển đã trở thành securities market, tuy nhiên thuật ngữ stock market đã quá quen thuộc nên không thể đổi thành securities market được nữa. Dẫu sao trong bài này tôi sẽ sử dụng thuật ngữ stock market đúng theo nghĩa nguyên thủy của nó, nghĩa là chỉ giới hạn cho cổ phiếu công ty chứ không mở rộng ra cho các loại securities khác. Tôi cũng sẽ không đề cập đến lịch sử hình thành và cấu trúc (exchange, OTC, brokerage...) của stock market, wikipedia có thông tin khá đầy đủ về những vấn đề này. Trong entry này tôi chỉ tập trung vào các chức năng của stock market cho nền kinh tế ở level micro và macro.
Ở micro level, nghĩa là liên quan đến từng công ty hay nhà đầu tư, stock market có ba chức năng chính. Thứ nhất là nơi các công ty huy động vốn và là kênh cho các nhà đầu tư bỏ tiền vào một dạng đầu tư có risk profile (sẽ giải thích thêm bên dưới) khác với trái phiếu hay gửi tiết kiệm trong ngân hàng. Các công ty huy động vốn một cách trực tiếp thông qua IPO và secondary offerings (các lần phát hành cổ phiếu sau IPO). Mặc dù báo chí gần như chỉ tập trung vào các vụ IPO đình đám, trên thực tế các công ty huy động được rất nhiều vốn thông qua secondary offerings, vd nhiều công ty phát hành cổ phiếu cho các đối tác chiến lược sau khi đã IPO khá lâu. Một điểm cần lưu ý là secondary offerings không nhất thiết đem lại "vốn" theo nghĩa "cash" cho công ty phát hành mà còn có thể là non-cash assets. Ví dụ công ty A mua lại công ty B bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và thanh toán cho cổ đông hiện hữu của B bằng số cổ phiếu đó. Điều này tương đương với A huy động vốn để mua lại nhà xưởng, nhân lực và các thể loại intangible assets của B. Một ví dụ khác là một khoản nợ A vay của ngân hàng B bị quá hạn và A không có khả năng chi trả. Hai bên có thể thỏa thuận convert số tiền vay đó thành cổ phiếu của A, tương đương như A phát hành thêm cổ phiếu để trả nợ cho B.
Bên cạnh việc huy động vốn trực tiếp trên stock market, các công ty còn có thể huy động vốn gián tiếp bằng cách giữ lại một phần lợi nhuận mà không chia hết cho cổ đông (tôi đã có một số trao đổi về vấn đề này với bạn Duy Linh và Kaufmann trong entry này). Lấy ví dụ thế này, nếu công ty A có market cap là $1m, giả sử năm đó A giữ lại một phần lợi nhuận trị giá $100k thay vì trả hết cho cổ đông thì market cap của công ty sẽ tăng lên $1.1m, tương đương như A phát hành thêm cổ phiếu giá trị $100k (cũng tương đương như vậy nếu A trả $100k cổ tức dưới dạng cổ phiếu). Trong quá trình "huy động thêm vốn" này stock market không có vai trò trực tiếp như IPO hay secondary offering nhưng nó gián tiếp giúp cho các công ty có thể dễ dàng thuyết phục cổ đông chấp nhận để lại một phần lợi nhuận, i.e. tiếp tục góp vốn vào công ty. Vì average payout ratio (của các nước phát triển) vào khoảng 0.5-0.6, số lượng retained earning hàng năm khá lớn (trung bình earning xấp xỉ
Đối với các nhà đầu tư, một quan điểm khá phổ biến là stock market chỉ là một dạng casino không hơn không kém. Tuy nhiên bỏ qua các thể loại "lướt sóng" hay những ước mơ "get rich quick", stock market đem lại cho nhà đầu tư một cơ hội diversification cực kỳ quan trọng. Ngay cả nếu bạn không tin vào quan điểm "stock for the long run" của Jeremy Siegel, đa số giới academic cho rằng stock là một công cụ đầu tư có tình chất inflation hedge rất tốt, i.e. trong dài hạn real value của stock sẽ không bị inflation bào mòn như bond hay gửi tiết kiệm ngân hàng (real estate cũng có tính chất này). Tất nhiên rủi ro (hay volatility) của stock lớn hơn bond, nhưng reward cũng lớn hơn và correlation giữa hai loại công cụ này thường rất thấp hoặc thậm chí negative. Nói theo ngôn ngữ hàn lâm là risk profile của stock rất khác với bond nên stock giúp các nhà đầu tư diversify portfolio của mình để đạt được risk-reward trade off tối ưu. Hầu hết sách vở đầu tư đều khuyên nên xây dựng portfolio có stock-bond mix là 70-30 hay một tỷ lệ gần giống như vậy.
Chức năng micro thứ hai rất hay được nhắc đến của stock market là tạo thanh khoản cho cổ phiếu của các công ty. Nếu không có stock market công ty vẫn có thể phát hành cổ phiếu nhưng khi các cổ đông cần bán cổ phần của mình họ phải tìm được một bên thứ ba có nhu cầu mua hoặc phải thuyết phục chính công ty đó (i.e. các cổ đông khác) mua lại cổ phần của mình. Điều này tạo ra transaction cost cao (theo nghiên cứu này có thể tăng thêm 21%), do đó hạn chế khả năng huy động vốn của chính công ty phát hành cổ phiếu. Việc đảm bảo cổ phần có thể dễ dàng bán cho một bên thứ ba còn góp phần làm venture capital industry phát triển, giúp cho entrepreneurs triển khai ý tưởng của mình khi công ty còn trong giai đoạn trứng nước chưa có doanh thu hoặc lợi nhuận. Rất nhiều công ty, cả những tên tuổi lớn như Microsoft hay Google, tiến hành IPO không phải để huy động vốn mà để giúp các nhà đầu tư ban đầu thoái vốn dễ dàng.
Không chỉ thu hút venture capitalist, khả năng thanh khoản của cổ phiếu nhiều khi cũng là điều kiện cần để một công ty thu hút được các nhà đầu tư lớn (pension funds, mutual funds). Một cổ phiếu với thanh khoản tốt cũng dễ dàng được chấp nhận làm tài sản thế chấp cho margin borrowing, commercial borrowing, hay trong các derivatives transactions như repo hay swap. Cũng liên quan đến derivatives, một điều gần như chắc chắn là cổ phiếu của một công ty phải được niêm yết và có thanh khoản lớn mới hi vọng có các loại derivatives (options, futures) liên quan đến nó giao dịch. Nhiều công ty sử dụng share hoặc options thưởng cho nhân viên cũng cần tính thanh khoản cao cho cổ phiếu của mình để nhân viên thấy được giá trị của những khoản bonus đó.
Một lợi ích quan trọng khác của tính thanh khoản cao là giá cổ phiếu (market price) sẽ được thị trường xác định rất nhanh chóng khi có một thông tin nào đó liên quan đến công ty hay nền kinh tế nói chung được công bố. Việc cổ phiếu một công ty có market price sẽ đơn giản hóa rất nhiều các hoạt động kế toán, kiểm toán, đánh giá rủi ro của rất nhiều thành phần liên quan trong nền kinh tế, từ bản thân công ty đến khách hàng, nhà đầu tư, các ngân hàng cho vay, các cơ quan quản lý nhà nước. Có thể nói stock market là một công cụ hiệu quả làm tăng tính transparent giá trị của một công ty và điều này dẫn đến chức năng thứ ba ở micro level của thị trường này.
Trong những năm gần đây người ta bắt đầu nhắc đến chức năng giúp củng cố corporate governance của stock market với các công ty có cổ phiếu được mua bán trên thị trường. Như đã đề cập bên trên việc giá cổ phiếu, hay nói cách khác giá trị của công ty, được thị trường xác định sẽ làm tăng tính transparency các hoạt động của công ty. Điều này rất quan trọng vì vấn principal-agent problem luôn tồn tại trong hình thức công ty hiện đại khi mà ownership và management được tách biệt. Management với quyền được sử dụng một lượng assets lớn, quyền thuê mướn nhân công, quyền chọn mua nguyên liệu đầu vào và bán sản phẩm đầu ra, có thể sẽ có những quyết định trục lợi cá nhân làm thiệt hại cho chủ sở hữu (giảm giá trị công ty). Nếu cổ phiếu của công ty không được mua bán trên thị trường, các outside shareholders chỉ có thể biết tài sản của họ theo báo cáo tài chính định kỳ, mà báo cáo này do management soạn thảo nên có thể không chính xác. Bên cạnh đó hầu hết các nước đều có những qui định quản lý khá chặt chẽ liên quan đến việc công bố thông tin và báo cáo tài chính cho các công ty đại chúng, chưa kể các qui định dưới luật của các sàn giao dịch. Do đó gia tăng transparency là kênh thứ nhất giúp củng cố corporate governance.
Kênh thứ hai là khả năng công ty sẽ là takeover target. Nếu assets của công ty không được sử dụng hiệu quả các đối thủ cạnh tranh hoặc các private equity firm có thể tiến hành thu gom cổ phiếu (với giá thấp vì management kém) trên thị trường rồi thôn tín toàn bộ công ty. Chính nguy cơ bị takeover này buộc management phải lo làm ăn hiệu quả, giúp giảm bớt principal-agent problem. Kênh thứ ba là sự tham gia của các nhà đầu tư lớn (institutional investors) vào việc giám sát management. Có thể nói, ngoại trừ PE/venture funds, hầu hết các institutional investors chỉ đầu tư vào các công ty được niêm yết trên stock exchange. Chỉ có những nhà đầu tư lớn này mới hi vọng có đủ cổ phần để có đại diện ngồi trong board bên cạnh các independent board member là yêu cầu của nhiều nước. Kênh thứ tư, một dạng chicken-egg problem, là stock market dựa vào good corporate governance để có thể phát triển. Do vậy chính các stock exchange phải promote good governance thông qua các hướng dẫn (guidelines, codes), giám sát, và đe dọa delisting.
(Còn tiếp)
[Xin được hỏi các bạn biết tiếng Trung và/hoặc các bạn giỏi Hán Việt về gốc và ý nghĩa của các từ "chứng khoán", "cổ phiếu", "trái phiếu". Cụ thể là chữ "khoán" trong chứng khoán có nghĩa là gì, chữ "cổ" trong cổ phiếu/cổ phần có nghĩa là gì, chữ "trái" trong trái phiếu có nghĩa là gì? [Ngoài lề: một chữ nữa tôi vẫn luôn thắc mắc là chữ "Kinh" trong "dân tộc Kinh", có phải chữ này bắt nguồn từ "kinh kỳ" không hay có nguồn gốc nào khác?]. Cám ơn các bạn.]
Dear bác Giang,
ReplyDelete- Từ chứng khoán (证券) là từ Hán Việt , chứng (证): chứng nhận, chứng minh, certify, prove; khoán (券) : phiếu, vé, ticket, cùng nghĩa với từ phiếu trong cổ phiếu.
- Cổ phần (股票) cũng là từ Hán Việt, Cổ (股): phần, section, phiếu (票): vé, ticket.
- Trái (债): nợ, debt. Trái phiếu: Phiếu ghi nợ, giấy nợ. Tôi không rõ từ gốc có phải là (债票) không, nhưng hiện nay tiếng Trung là (债券), trái khoán .
./.
Cám ơn bác rất nhiều.
ReplyDeleteAnh Giang: Chữ "Kinh" trong "kinh kỳ" và trong "Kinh tộc" (dân tộc Kinh) viết như nhau. Nếu bàn sâu chắc phải để các nhà dân tộc học thực sự uyên thâm mới cắt nghĩa hết được. Nhưng về cơ bản hiểu chữ "Kinh" không phải là một dân tộc theo nghĩa như dân tộc Mường, Thái, Tày... mà dân tộc Kinh thực ra là dân tộc Việt. Gọi như vậy để phân biệt cộng đồng người ở đồng bằng (Kinh) để phân biệt với người thiểu số ở các vùng cao (Thượng). Tất nhiên khi đã gọi quen sẽ mặc định nhóm người Việt có xuất xứ ở đồng bằng đó là người Kinh. Kiểu như quy định là "dân tộc Hà Nội" chẳng hạn, mãi thành ra như một tộc người riêng. Thói quen này chắc có từ thời cổ nhưng không rõ thực sự từ khi nào. Ai biết hơn vui lòng chỉ giáo.
DeleteCũng chính vì lý do trên nên có một cộng đồng Việt di cư sang đất Trung Hoa và hình thành một dân tộc thiểu số mà người bên họ xếp vào dân tộc Kinh. Kinh ở đây thực chất là người Việt vậy.
Theo em thì Kinh (một cách gọi dân tộc Việt) ở đây là lấy theo chữ đầu của tên Kinh Dương Vương (tức Lộc Tục, bố của Lạc Long Quân). Kinh Dương Vương lại là cháu (nhiều đời) của vua Thần Nông bên Tàu (một cái gia phả khá là phức tạp...).
DeleteNếu anh muốn rõ hơn thì có thể tra thêm trong các sách sử ở phần đầu,"Họ Hồng Bàng", đều có ghi về truyền thuyết lập quốc của người Việt.
Em là dân ngoại đạo nhưng đọc các bài viết về kinh tế của anh thấy rất thú vị và không quá khó hiểu :D. Nếu có thể mong anh viết thêm nhiều về những khái niệm cơ bản và "hành trình" của chúng trong lịch sử (như phần anh viết về Price/Value rất hay).
Chúc anh nhiều sức khỏe, nhiều thời gian rảnh rỗi và cảm hứng để chăm sóc blog này :D.
Bạn Anonymous 8:43am sai rồi. Nhiều người sai lầm như vậy. Kinh Dương Vương là chữ Kinh viết khác chữ Kinh trong dân tộc Kinh. Chữ Kinh trong dân tộc Kinh giống như chữ Kinh trong Kinh Đô. Hơn nữa chỉ có dân tộc Việt hoặc Lạc Việt chứ không có dân tộc Kinh theo nghĩa một tộc người với đầy đủ đặc trưng văn hoá, phong tục. Gọi "dân tộc Kinh" là một thói quen lâu ngày thành ra vậy. Đúng ra phải gọi là người Kinh và "dân tộc Việt". Người Paris, người Bắc Kinh, người Tokyo etc thực chất đều là người Kinh (ở kinh đô). Gọi "dân tộc Việt" chính xác hoàn toàn vì ngày nay dân tộc Việt (mà ta gọi là dân tộc Kinh) sống lẫn lộn ở các vùng cao với dân tộc thiểu số, ngược lại người gốc dân tộc thiểu số lại sống ở đô thị. Không phải như thời cổ, người Kinh đồng bằng và người vùng cao không hề sống lẫn với nhau. Đừng nhầm lẫn khái niệm "dân tộc Việt" với tất cả người Việt Nam. Dân tộc Việt chiếm trên 70%, 80% gì đó còn dân Việt Nam bao gồm 54 dân tộc anh em trong đó có dân tộc Việt. Ngày nay trên CMND cũng ghi "Dân tộc:Kinh" với người Việt. Thật ra đó là một thói quen được chuẩn hoá. Nhưng ở góc độ ngôn ngữ và nguồn gốc sâu xa thì không phải thế.
DeleteCám ơn hai bạn đã giải thích.
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeletecháu là thành viên mới...mong đợi bài viết tâm huyết của bác giang...^^
ReplyDeleteà cháu có câu hỏi muốn bác giang và các anh chị em trong đây gỡ rối giúp ạ( về môn thanh toán quốc tế cháu vừa mới học)
ReplyDeletevấn đề: giới thiệu tổng hợp về chứng từ trong thanh toán quốc tế.
theo cháu nghĩ thì bộ chứng từ gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính ( hay còn gọi là chứng quoc tế). điều cháu băn khoăn là hối phiếu, lệnh phiếu, séc , thẻ thanh toán đều là phương tiện thanh toán quốc tế nhưng có thể xem nó là các loại chứng từ của thanh toán quốc tế không. nếu không phải thì là các chứng từ như b/l, c/q, c/i, c/o....rồi cả l/c nữa ạ....cám ơn mọi người đã đọc đến đây...mong học hỏi từ mọi người( p/s : cháu mail cô giáo rồi nhưng cô chưa check mail hay sao í...)
Bạn về đọc lại textbook nhé, nói rõ mà.
ReplyDeletecháu đọc rồi...hiểu rồi..nhưng lại thêm thắc mắc mới: tại sao chứng từ thanh toán chủ yếu, cần thiết lại toàn là chứng từ thương mại ( ct bảo hiểm, bảo lãnh, hàng hóa, vận tải.) bao gồm mấy cái nhỏ nữa như c/i, b/l, c/q.....còn chứng từ tài chính thì không động chạm tới....( sorry anh chị em... nếu cháu lạc đề hì hì..thanks chị daipv nhá
DeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDeleteMình cũng không hiểu bạn định hỏi gì. Nhưng theo mình biết thì thế này:
ReplyDeleteChứng từ thương mại bao gồm chứng từ liên quan đến hàng hóa và vận tải hàng hóa (CO CQ insurance, BL, invoice, manifest...). Chứng từ tài chính liên quan đến việc đòi, trả tiền (hối phiếu, lệnh phiếu, séc).
Bộ chứng từ thanh toán là bao gồm toàn bộ hoặc không bao gồm cái gì trong 2 loại này. Tùy theo phương thức thanh toán thỏa thuan voi nhau, ghi rõ trong L/C, D/A, D/P.
L/C hay D/A, D/P bản gốc không được coi là chứng từ thanh toán, tuy có thể phải xuất trình kèm theo bộ chứng từ mà nó quy định đễ được thanh toán hay chiết khấu.
rgds,
Xin hỏi Anh Giang sao gần đây NHNN lại cho phép các NHTMCP tăng tưởng tín dụng tới 30%.Bản chất là nới lỏng tiền tệ trong hoàn cảnh nợ xấu ngày càng tăng thì sẽ dẫn đến điều gì đây?
ReplyDeleteđọc nhưng không phải đọc, cần hỏi tại sao thế, cháu thích phong cách của bác..^^
Deletechào bác đông...^^ cháu cũng đọc tin này rồi, cũng có chung thắc mắc như bác.hom trước thầy cháo bao " việt nam nằm ngoài quy luật của tự nhiên, luật pháp là để người dân vi phạm ".
ReplyDeletecháu xin nói về việc được tăng trưởng tín dụng 30% của hd bank ( theo cháu tham khảo thì hd thuộc ngân hàng nhóm 4, từng bị phạt vì vượt trần lãi suất, rất kém tin vào hd bank http://2sao.vn/p0c1048n20120814133938593/ngan-hang-bi-%E2%80%98vay%E2%80%99-doi-no-giua-troi-mua.vnn ) vì sao xin tăng:
1. không tín dụng( nghiệp vụ chính của ngân hàng ) thì đồng tiền sẽ chết.
2. tuy nhiên ngân hàng nhà nước lại dễ dàng chấp thuận ( ngân hàng trung ương kể từ sau wto):
hd bank nhiều khả năng sắp chuyển giao cho 1 đại gia ngân hàng shb chẳng hạn, số tín dụng này tất nhiên nhường lại cho shb, nhtw cũng chẳng lo gì mà cán bộ lại làm ăn có lãi " kiểu như là làm luật để bắt dân phạm luật "
3. tăng trưởng tín dụng thấp, hình thức không quản được thì cấm phải được dỡ bỏ để hoàn thành chỉ tiêu tín dụng cũng như "mở đường" tăng mức tín dụng cho các ngân hàng "ngon " nhóm 1, 2. 1 công 3, 4 việc.
4. nhtw cũng đang lo giảm phát ( không biết có lo thật hay không vì giá cả những mặt hàng quan trọng cần cho sản xuất như dầu, điện vẫn tăng đều .)nới lỏng tiền tệ giúp tút lại nền kinh tế.
cháu viết tiếp:
Deleteliệu mở băng tín dụng thì có ảnh hưởng gì không đến nền kinh tế đặc biệt là nợ xấu
1. nợ xấu theo cháu cũng không hẳn là xấu nếu ta nhìn khía cạnh khác. nếu ngân hàng không cho doanh nghiệp vay không những doanh nghiệp không thể trả nợ xấu mà nhiều doanh nghiệp liên quan cũng khốn đốn, dây chuyền sụp đổ, nợ xấu tất nhiên tăng
2. cháu bảo xấu mà không xấu là vì mỗi khoản vay đã có tài khoản thế chấp, thậm chí là bảo hiểm các khoản cho vay, với khối tài sản này ngân hàng biết giá trị của nó ( hầu hết là bất động sản)
3.nợ xấu :với công ty mua bán nợ thì đây là đất làm ăn của họ, nợ xấu nếu qua tay họ sẽ tạo nên giá trị thặng dư nền kinh tế ( mua rẻ bán đắt). ở việt nam không biết có thể có mua bán nợ của tư nhân hay không, nếu có thì rủi ro một lần nữa được phân tán mà không qua tay nhà nước, có thể có mua bán , sát nhập nhưng là quy luật thị trường, cháu thích thế hơn vì như thế sẽ ít ảnh hưởng đến nợ công.
4. nền kinh tế của nước ta cũng như nhiều nước châu á đang bị: debt- deflation
nhtw đang giải quyết theo đúng model là giảm lãi suất để tăng xuất khẩu,giảm chi phí trả lãi cho doanh nghiệp, lần mở van tín dụng này chắc chắn các nh đã tìm được đối tác, một tín hiệu vui cho kinh tế nước nhà( cháu hi vọng không phải là vinacoex hay là vinaxxxxx--- và cháu cũng không xin bàn cái " giá" của tăng hạn mức tín dụng...vì nó có thể ảnh hưởng đến lợi thế đàm phán của chúng ta ở những vòng tiếp theo"- câu này của bác t.đ.tuyển quê cháu.
Deleteđấy là lý thuyết theo cháu hiểu mong mọi người góp ý, được học hỏi và chia sẻ kết bạn , anh, chị, em là niềm vinh dự của cháu khi vào đây., còn về thực tế thì cháu không dám đoán .
ReplyDeletehiện nay cháu đang được thầy giáo giao về:
1.triển vọng về đồng ACU ( ĐỒNG TIỀN CHUNG CHÂU Á)
2.cái này chau tự nghĩ: công ty mua bán nợ ở việt nam.
hi vọng được sự đóng góp ý kiến của mọi người ^^
cháu xin cảm ơn! ( sorry vì cháu phải viết thành nhiều đoạn )
Bạn Đức Anh tham khảo mô hình hoạt động của DATC nhé, có bài viết trên báo rồi. Xem cho biết thôi.
ReplyDeleteCòn về đồng tiền chung châu Á, bạn thử viết rồi up lên blog xem thế nào. Còn về khả năng trở thành hiện thực thì..., theo tôi, nhìn vào vụ COC vừa rồi cho thấy sẽ rất khó để các QG châu Á hợp tác.
Chưa kể trình độ Quản lý của các nc châu Á chênh lệch nhau rất nhiều.
This comment has been removed by the author.
ReplyDeleteKinh o day la trong chu Kinh thanh
ReplyDeletebài viết hay, có giá trị
ReplyDeletengẫm lại thấy mình chưa bằng ai...
http://20xu.com/
Bác Giang ơi cho cháu hỏi về quỹ đầu tư bất động sản ở VN được chính thức hoạt động 15/9 vừa qua với ạ! Theo bác thì quỹ đầu tư bất động sản này có tiềm năng, xu hướng phát triển với thị trường hiện nay thế nào ạ?
ReplyDeletebài viết hay, có giá trị
ReplyDeletengẫm lại thấy mình chưa bằng ai...
Thị trường vàng, thị trường hàng hóa và thị trường ngoại hối là những thị trường được thiết kế sao cho lợi nhuận của người mua là phần thua lỗ của người bán, hoặc ngược lại, nói theo ngôn ngữ của lý thuyết trò chơi thì đó là một trò chơi có tổng bằng không (zero-game), nói theo ngôn ngữ vật lý học thì “tiền không tự nhiên sinh ra, nó chỉ chạy từ túi người này sang túi người khác”.
ReplyDeleteBạn có thể đặt nghi vấn tại sao đó là một trò chơi có tổng bằng không tại sao các thị trường đó vẫn được hình thành, tồn tại, và phát triển hàng trăm năm? Câu trả lời ở thị trường hàng hóa là nó mang lại lợi ích khác lớn hơn cho những người ít tham gia vào thị trường, nhưng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, đó là nông dân và doanh nghiệp, thị trường hàng hóa giúp họ chuyển được rủi ro biến động giá cả sang cho người khác mà yên tâm sản xuất. Thị trường ngoại hối giúp doanh nghiệp đỡ phải lo lắng vì sự biến động của tỷ giá.
Một lợi điểm khác nữa đó là thị trường là nơi phản ánh các luồng thông tin ra vào thị trường, giá cả biến động dựa vào các luồng thông tin đó, dựa vào sự biến động giá cả sẽ giúp các bên đưa ra quyết định tốt hơn nếu không có thông tin. Sự tác động qua lại giữa giá cả và quyết định của những người tham gia vào thị trường là một chủ đề thú vị nhưng xin hẹn các bạn vào một dịp khác. Bài viết này muốn tìm ra câu trả lời: Lợi nhuận của thị trường cổ phiếu đến từ đâu?
Thị trường chứng khoán Việt Nam có rất nhiều công ty niêm yết trên sàn. Bạn hãy hình dung toàn bộ thị trường chứng khoán Việt Nam được gom lại thành một công ty duy nhất và bạn là người nắm giữ cổ phiếu của toàn bộ công ty đó. Như vậy, lợi nhuận của bạn chính là lợi nhuận của công ty. Bây giờ bạn bắt đầu chia nhỏ số cổ phiếu của bạn ra cho 1 triệu người, lợi nhuận của 1 triệu người đó cũng chính là lợi nhuận của toàn bộ công ty đó. Bạn lại chia nhỏ công ty đó ra thành 1000 công ty nhỏ, lợi nhuận của 1000 công ty nhỏ đó cũng chính là lợi nhuận của một công ty. Chúng ta có thể kết luận rằng: lợi nhuận của thị trường chứng khoán chính là lợi nhuận của toàn bộ số công ty đang được niêm yết trên thị trường.
Bây giờ bạn lại hình dung 1 triệu người đang nắm giữ cổ phiếu đó mua bán với nhau. Bởi vì lợi nhuận của toàn bộ thị trường là một con số cố định, lợi nhuận của công ty làm ra, nên toàn bộ thị trường không thể nào có lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của các công ty được. Do đó, nếu có ai đó tìm kiếm được tỷ suất lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của thị trường thì lợi nhuận vượt trội hơn thị trường đó có được từ sự thua lỗ của một hay nhiều người khác.
Sau đây là vấn đề gây tranh cãi giữa những nhà đầu tư giá trị và những trader lướt sóng, phải thành thật cảnh báo trước. Giả sử trên thị trường có ba nhóm nhà đầu tư: cổ đông dài hạn, nhà đầu tư giá trị, và những nhà đầu cơ, những người chuyên mua bán ngắn hạn.
Cổ đông dài hạn thì họ sẽ được hưởng lợi nhuận từ lợi nhuận mà công ty làm ra. Nhà đầu tư giá trị thì hưởng lợi nhuận cao hơn lợi nhuận của cổ đông dài hạn vì họ mua được với giá thấp hơn giá mà cổ đông dài hạn nắm giữ. Như vậy những nhà đầu tư giá trị đã lấy đi phần lợi nhuận của những nhà đầu cơ. Như vậy có thể nói nhà đầu tư dài hạn sẽ có lợi nhuận bằng lợi nhuận của công ty làm ra, nhà đầu tư giá trị sẽ có lợi nhuận cao hơn còn nhà đầu cơ thì sẽ có lợi nhuận thấp nhất.
Read more: http://vfpress.vn/threads/loi-nhuan-cua-thi-truong-co-phieu-den-tu-dau.84314/#ixzz2jMaGrlY8
Bác Giang cho cháu hỏi: Tổ chức nước ngoài nào đã tham gia giúp đỡ tư vấn thành lập thị trường chứng khoán Việt Nam ạ ? Cháu google mà không ra.
ReplyDelete