Monday, April 1, 2013

Gold auction


Tôi không ngạc nhiên khi NHNN đấu thầu vàng thất bại. Giá vàng 43.81 triệu/lượng mà NHNN đưa ra chắc chắn đã phải được duyệt lên duyệt xuống, trên văn bản phải có vài ba "chữ ký nháy" của các phòng ban liên quan trước khi thống đốc hay một phó thống đốc nào đó ký (không loại trừ khả năng còn phải được "cấp cao hơn" thống đốc gật đầu nữa). Bởi vậy giá vàng chào sàn của NHNN chắc chắn trễ so với giá thị trường, ít thì vài ba tiếng, nhiều hơn có thể vài ngày. Trong khi đó giá vàng thế giới thay đổi từng phần trăm của giây, giá tự do trên thị trường VN có thể phản ứng chậm hơn nhưng cũng chỉ vài chục phút là cùng.

Nếu giả sử giá vàng vừa rồi được tính  và duyệt trong ngày vào thứ Năm (28/3) để chào sàn sáng thứ Sáu (29/3), giá vàng thế giới (London fix) giảm từ 1608 xuống $1598/ounce, nghĩa là khoảng 0.6%. Thời điểm NHNN đấu thầu, mức giá 43.81 triệu/lượng được đánh giá cao hơn thị trường khoản 200K-400K/lượng (nên không ai muốn mua), nghĩa là cao hơn khoảng 0.5-0.9% hoàn toàn phù hợp với sự thay đổi của giá quốc tế (thuật ngữ chuyên môn gọi là slippage). Tất nhiên slippage có thể theo chiều ngược lại khi giá vàng thế giới tăng, lúc đó giá chào bán của NHNN có thể thấp hơn giá thị trường và phiên đấu thầu bán vàng sẽ "thành công rực rỡ".

Lập luận tương tự khi NHNN mua vào, đấu thầu mua sẽ chỉ thành công khi giá vàng xuống quá nhanh và thất bại khi giá tăng. Tóm lại NHNN sẽ chỉ bán được khi giá thế giới/giá thị trường VN xuống lên, mua được khi giá lênxuống. Tất nhiên như vậy NHNN sẽ thực hiện đúng "mục tiêu bình ổn thị trường" mà mình đề ra, có điều NHNN sẽ lỗ trong dài hạn (bán thấp/mua cao hơn giá thị trường). Việc thua lỗ do thực hiện bình ổng cũng bình thường, thử hỏi những chương trình bình ổn giá hàng tiêu dùng của TPHCM có tốn tiền ngân sách TP hay không? Tuy nhiên câu hỏi ở đây là khi lên kế hoạch bình ổn thị trường vàng NHNN đã dự tính sẽ lỗ bao nhiêu chưa? Xa hơn, NHNN đã dự liệu ai là người được lợi từ chương trình bình ổn giá vàng của mình chưa (NHNN lỗ thì phải có ai đó lời)?

Điều tôi rất ngạc nhiên là chưa thấy báo chí quốc tế (FT, Bloomberg, WSJ) đưa tin về phiên đấu thầu vàng này của NHNN (có lẽ vì họ còn nghỉ Easter). Đây có thể nói là một tin rất "giật gân" vì lần đầu tiên sau nhiều năm có một quốc gia manh nha quay lại chế độ bản vị vàng. Thống đốc Bình sẽ nhận được hàng loạt lời chúc mừng của những chính trị gia bảo thủ như Ron Paul hay gold bug như James Grant. Chỉ với một chính sách tiền tệ, Fed đang phải đau đầu với dual mandate (lạm phát+tăng trưởng), trong khi NHNN phải đảm bảo bốn mục tiêu: tăng trưởng, lạm phát, tỷ giá, và bây giờ thêm giá vàng. Nửa giải Nobel cho thống đốc Bình có khi còn ít!


Update (31/3): Đã có một vài tiếng nói phản đối chính sách ổn định thị trường vàng này (Nguyễn Vạn Phú, Phạm Đỗ Chí), không hiểu các "kinh tế gia" khác của VN đi đâu hết rồi.

Update (1/4): Bloomberg cuối cùng đã đưa tin: "Vietnam returns to gold standard".


28 comments:

  1. Link Bloomberg không đúng a.Giang ơi

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hôm nay cá tháng 4, bác Giang đùa ý mà.

      Delete
  2. "NHNN sẽ chỉ bán được khi giá thế giới/giá thị trường VN xuống, mua được khi giá lên" ngược lại mới đúng chứ nhỉ ???

    ReplyDelete
    Replies
    1. Theo mình hiểu là: NHNN chốt giá bán ra X1 tại thời điểm t1; nhưng ngay sau đó, giá vàng trên thị trường thế giới (vầ theo đó là giá trên thị trường VN đã được mark-up mấy triệu/lượng) lên là X2>X1. Lúc đó, nhà cái trong nước sẽ mua ngay lượng này, và bán sang tay cho các cửa hàng hoặc ra ngoài (có thể trong hoặc ngoài nước) để chốt lời arbitrage ngay. Tương tự cho trường hợp NHNN đặt giá mua vàng.

      Delete
    2. @Tien Tran: Bạn nói đúng, tôi viết nhầm bên trên. Thanks.

      Delete
  3. Bác Giang đưa cái link Bloomberg hay quá. Hhee

    ReplyDelete
  4. Đang có tranh cãi giữa Hiệp hội BĐS Hà Nội và bác Alan Phan, sao không thấy bác Giang hay bác Nguyễn Vạn Phú góp lời nhỉ? :D

    TranTung

    ReplyDelete
    Replies
    1. Quan điểm của tôi về BĐS đã được đề cập đến trên blog này trước vụ tranh cãi này lâu rồi, có người đã nhận xét rằng chắc tôi đã "tẩu tán" hết BĐS rồi nên mới "mạnh miệng" như vậy :-)

      Delete
  5. http://www.cand.com.vn/vi-VN/quocte/2013/4/195395.cand
    http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/hy-lap-duoc-giam-50-no-20111027110251377ca32.chn
    http://www.vangquocte.net.vn/Italia-co-nguy-co-khung-hoang-tin-dung#.UVulCaL7CSo
    http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c4/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3gDFxNLczdTEwMLQ1dLA09_X--AYNcAQwNzA_2CbEdFAFjmS9E!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.research/vn.sbv.research.research/2a16e180455f86368d33ef31a6dc32bf
    Từ những thông tin trên thì có thể thấy được động thái kế tiếp của sự chuyển dịch cơ cấu của tất cả các ngân hàng châu âu - sự co cụm về phòng thủ để chống sự đổ vỡ lây lan trong tháng 4 này bắt đầu từ ngân hàng ý . hậu quả là euro rớt giá , vàng rới 100- 150 usd chạy về giá 1400 là có thể , châu âu ngoài bán tháo tài sản thì có thể vay mượn cả usd từ mỹ để giải quyết cuộc khủng hoảng ngấm ngầm này . trong nước bác Bình đã xây dựng một mục tiêu quan trọng cho toàn hệ thống ngân hàng để đến năm 2015 ngân hàng được vững mạnh từ quyết định này http://vneconomy.vn/20130325112119554P0C6/pha-san-ngan-hang-co-hay-khong.htm thì như vậy năm nay có một số em ngân hàng sẽ được phá sản . một lộ trình dài như vậy được bác bình đánh vào công thức tính lạm phát quá tuyệt để đẩy mạnh xuất hàng tồn kho của việt nam ra ngoài . vậy thì cái khẳng định http://ebank.vnexpress.net/gl/ebank/tin-tuc/2013/03/thong-doc-tai-khang-dinh-khong-dieu-chinh-ty-gia/ là đúng và là một kỹ thuật rất hay . một bàn cờ bác B dùng chiến thuật bao vây và triệt tiêu . khống chế tầm ảnh hưởng thấp nhất.chờ xem.
    về vàng thì những tay mua chỉ là đáo hạn lại cái phần vay dập si trước kia thôi . bác B có cho giá 100 triệu /cây thì em nó vẫn phải mua

    ReplyDelete
  6. @ giangle:
    “Tất nhiên như vậy NHNN sẽ thực hiện đúng "mục tiêu bình ổn thị trường" mà mình đề ra, có điều NHNN sẽ lỗ trong dài hạn (bán thấp/mua cao hơn giá thị trường).”

    Điều này không đúng, bác Giang lẽ ra phải biết rõ hơn ai hết.

    Giả sử hôm nay giá thị trường là 44 triệu đ/lượng, NHNN bán với giá 43 triệu đ/lượng. Tuần tới giá thị trường là 34 triệu đ lượng, NHNN mua với giá 35 triệu đ/lượng. Kết quả là NHNN lãi 8 triệu đ/lượng.

    Người hoạt động trên thị trường CK, thị trường tiền tệ phải biết rõ điều đó chứ!

    Có vẻ bác Giang có ấn tượng là NHNN làm sai bét nên bác rút ra kết luận vội vã như thế thì phải!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bác Jens có lẽ nhầm khái niệm giá thị trường! Trong hạch toán kế toán, có khái niệm tương tự là mark-to-market. Giá thị trường tại thời điểm bác nói là 44 triêu/lượng; giờ bác bán 43 triệu/lượng; thì bác lỗ 1 triệu còn gì. So sánh là phải cùng thời điểm, chứ không chơi kiểu đánh bạc vào tương lai.

      Còn mục tiêu bình ổn thị trường có lẽ là SBV là tay to, chờ sẵn trên thị trường. Nếu có nhà cái nào định đẩy giá lên quá mức, SBV sẽ xả hàng vào đầu. Và ai định đẩy giá xuống, nhà cái SBV sẽ mua hết. Thế nên, giá vàng VN sẽ dao động trong một biên độ nào đó. Nói chung, SBV đứng đó như cảnh sát giao thông vậy.

      Nhưng mình cũng vẫn băn khoăn là tại sao SBV lại sốt sắng việc ổn định giá vàng này thế!!!!

      Delete
    2. @ Path: tôi chưa thấy ai hạch toán lỗ lãi như bác nói!

      Trên TTCK dân tình thường xuyên đặt lệnh mua cao hơn, bán thấp hơn giá thị trường, cốt để đảm bảo giao dịch thành công, với kỳ vọng là giá sẽ còn lên/xuống nữa, khi đó sẽ bán/mua. Cái khoản chênh lệch giữa hai lần giao dịch đó mới tính là lãi/lỗ. Không ai nói rằng mình lỗ/lãi ngay tại thời điểm lệnh mua/bán được thực hiện chỉ vì giá do mình đặt ra cao/thấp hơn giá thị trường!

      Delete
    3. Bác Jens nói “với kỳ vọng là giá sẽ còn lên/xuống nữa, khi đó sẽ bán/mua” là theo kiểu đầu cơ, và bác cho rằng là lãi lỗ chỉ tính được khi hiện thực hóa. Thực tế tính toán lãi lỗ không như bác quan niệm.
      1. Chuẩn mực kế toán hiện nay đều hướng tới hạch toán theo diễn biến thị trường, như tôi đã nói “Mark – to –market”. Bác có thể tìm hiểu thêm về các chuẩn mực này trên mạng.
      2. Bỏ qua mấy cái chuẩn tắc về kế toán đó, thực tế cũng dễ thấy thôi. Ví dụ: Bác mua một cổ phiếu hôm nay, sau đó nó xuống giá, bác có xót ruột ko? Hoặc bác bán 1 cổ phiếu, sau đó nó lên giá, bác có đau lòng ko? Vì sao?

      Delete
    4. Tôi không kết luận vội đâu, tôi muốn nói là trong trường hợp NHNN bị slippage giá thì họ sẽ lỗ. Tôi tin rằng NHNN sẽ không bao giờ dám công bố P&L statement của hoạt động mua bán vàng.

      Delete
  7. nhìn xem nhé` :Ông Nguyễn Quang Huy, Vụ trưởng vụ Quản lý ngoại hối cho biết, mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đấu thầu bán vàng miếng là tăng cung vàng miếng trên thị trường để can thiệp bình ổn thị trường vàng, không nhằm mục tiêu bình ổn giá vàng và đặc biệt không bù lỗ cho bất cứ đối tượng nào trên thị trường.
    nghĩa rằng các anh làm giá thế nào thì tôi mặc kệ . nhưng các anh nhớ cho rằng hiện tại tôi vẫn còn 26000 lượng trong kho . đừng đổ thừa tại do cung cầu mà làm giá . riêng tôi bán thì dĩ nhiên phải có lời tôi mới bán các anh có mua hay không thì tùy các anh ( nên nhớ là ngân hàng vn còn thiếu vàng .. do vậy cách bán của bác B là giá nào cũng phải có 1 -3 em phải mua ) nếu đợt này không bán hết : bỏ vào quỹ dự trữ quốc gia . có mất đâu mà sợ . chứ nhà nước bán 33 ở ngoài bán 43 thì ông thống đốc này nên từ chức. cái hay của bác B là chọn đúng thời điểm vàng rơi : bán mà chọn đúng lúc vàng rơi nữa chừng chứ qua ngày mai ngày mốt thì có đôi khi không còn lời nữa heee.
    hiểu đi mới thấy bác B đang xẻ thịt mấy con cá mập làm giá đóa !!! còn muốn giá về ngang bằng giá tg ? qua tháng 6 đi rồi sẽ có !!!

    ReplyDelete
  8. Không liên quan đến bài này lắm! Bác Giang có thể giải thích giúp em, tại sao cụm từ tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lại được sử dụng nhiều thế ah! Đi đâu cũng nghe từ này giống như 1 khẩu hiệu

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thì bản chất nó là khẩu hiệu mà!

      Delete
  9. Ở đây đang đề cập đến physical gold, Bác Jen và các bạn giải thích giúp đoạn này. Tôi không hiểu ý bạn nói gì?

    "...Trên TTCK dân tình thường xuyên đặt lệnh mua cao hơn, bán thấp hơn giá thị trường, cốt để đảm bảo giao dịch thành công, với kỳ vọng là giá sẽ còn lên/xuống nữa, khi đó sẽ bán/mua. Cái khoản chênh lệch giữa hai lần giao dịch đó mới tính là lãi/lỗ. Không ai nói rằng mình lỗ/lãi ngay tại thời điểm lệnh mua/bán được thực hiện chỉ vì giá do mình đặt ra cao/thấp hơn giá thị trường!"

    ReplyDelete
    Replies
    1. NHNN làm thế thì mang lại 1 nguồn thu cho ngân sách mà. Bán được giá cao sau đó nhập từ thế giới với giá thấp. Lợi ích ngân sách thu lại từ mấy phiên đấu giá là không nhỏ!

      Delete
    2. Ngày trước nhập về thì bán cho dân, dân chịu phần chênh, các DN vàng có lãi phần này. Nay SBV nhập về, SBV lấy phần chênh. Mối quan hệ giữa các "big boys" có vẻ căng đấy, khi mà dân ko tham gia nữa.

      Delete
    3. Với khoảng chênh lệch giữa giá vàng Việt Nam và vàng thế giới thế này mà NHNN lại là đầu mối nhập khẩu vàng chính thì cứ nhập về gia công 1 chút rồi bán, thu lợi nhuận cả 3-4 triệu/ cây. Làm gì cho lợi hơn!

      Delete
  10. giá vàng tg đã về 1477 và nhà nước đã lợi rất nhiều trong thương vụ này . bác Bình đi trước FED 2 tháng khi dự đoán cho trần nợ công nước Mỹ. kỳ phiếu vàng ... tại sao không nhỉ !

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. Nhưng cả quốc gia thì bị thiệt: take long position khi giá vàng đi xuống. Xu hướng giá vàng đi xuống đã rất rõ ràng từ cách đây khoảng 4 - 6 tháng. Mình cũng chưa hiểu tại sao y/c các NH cân lại trạng thái vàng âm... gấp trong bối cảnh càng chờ càng có lợi ko?

      Delete
  11. Có một số lý do nào đó mà giữa thị trường vàng Việt Nam và thị trường bds có mối liên hệ khá chặt. Bằng chứng là khi giá vàng trong nước tăng mạnh theo giá vàng thế giới thì cũng là lúc giá nhà đất ở VN tăng theo chóng mặt. Khi giá vàng thế giới lao dốc thì giá vàng trong nước cũng từ từ giảm nhỏ giọt theo giá nhà đất. Nhiều mảnh đất trước đây mua có giá mấy chục cây vàng thì lúc cao điểm bán quy ra vàng cũng chỉ tương đương. Cùng với việc bds và vàng cùng nhau giảm giá thì giới nhà giàu đang bị thiệt hại khá nặng nề!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Interesting observation! Tiếc là VN chưa có chỉ số giá BĐS nào đáng tin cậy để so sánh với giá vàng. Trong kinh tế có một thuật ngữ nominal rigidity để chỉ tình trạng giá cả biến động chậm hơn so với thay đổi cung cầu thực. Với giá nhà đất ở VN nominal rigidity có lẽ còn liên quan đến việc định giá bằng vàng nữa.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.