Thursday, September 23, 2010

Dung Quat


Tôi đã cho tin này vào mục Links nhưng thấy có nhiều vấn đề quan trọng nên tách ra đây làm một entry riêng.

Khi nhìn thấy title này trên VNE: "Petro Vietnam được vay 1 tỷ USD lãi suất 3,6%/năm" tôi giật mình vì nhà máy lọc dầu Dung quất đã đi vào hoạt động thì tại sao phải vay nhiều thế làm gì. Ngẫm một hồi thì đoán chắc operating costs của nhà máy này khá cao nên phải đi vay để hoạt động. Chìa khóa cho ước lượng operating costs là câu này: "Tính đến nay, Nhà máy đã nhập 5,72 triệu tấn dầu thô, chế biến 4,98 triệu tấn sản phẩm, bán ra thị trường 4,74 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng."

Nếu giả sử hao hụt trong quá trình chế biến không nhiều thì tồn kho dầu thô của nhà máy lọc dầu là 5.72-4.98=0.74 triệu tấn. Công suất lọc dầu là 6.5 triệu tấn/năm, như vậy tồn kho nguyên liệu là 0.74/6.5*365= 41 ngày, nghĩa là nếu nhà máy không nhập được nguyên liệu thì sau 41 ngày sẽ phải dừng hoạt động. Lượng tồn kho của sản phẩm sau khi lọc là 4.98-4.74=0.24 triệu tấn. Tính tổng tồn kho cả nguyên liệu và sản phẩm khoảng 1 triệu tấn (tương đương 7 triệu thùng dầu) nhân với giá dầu hiện tại khoảng $75/thùng sẽ ra chi phí tồn kho của Dung quất khoảng $525 triệu.

Như vậy chỉ tính riêng chi phí tồn kho Dung quất đã cần hơn nửa tỷ USD, nếu tính thêm các chi phí vận hành khác (lương bổng, maintenance, khấu hao...) thì rất có thể con số operating costs khoảng 1 tỷ là hợp lý. Nếu vậy chưa kể phần lãi suất phải trả cho fixed costs ban đầu (đầu tư xây dựng nhà máy, cảng biển), phần lãi suất cho operating costs đã khá lớn và Dung quất có rủi ro sẽ lỗ. Bởi vậy không có gì ngạc nhiên là chính phủ phải đứng ra dàn xếp số 1 tỷ operating costs này cho PVN với lãi suất rất thấp là 3.6%/năm, cố định trong vòng 16 năm.

Để có số tiền này chính phủ đã phải vay quốc tế với "lãi suất" 6.95% cho phần 700 triệu (trái phiếu) và 3.3% cho 300 triệu (vay thương mại từ BNP Paribas). Mặc dù phần vay thương mại có lãi suất thấp nhưng có lẽ chính phủ đã bắt đầu phải trả gốc từ năm nay (vay từ năm 2007 với 3 năm ân hạn). Như vậy để rollover phần trả nợ gốc chính phủ sẽ phải vay thương mại với lãi suất thị trường nhiều khả năng cao hơn 3.3%. Dẫu sao lãi suất trung bình chính phủ đi vay (rồi cho PVN vay lại với lãi suất 3.6%) ít nhất là (6.95*700+3.3*300)/1000=5.9%, vị chi chính phủ subsidy 2.3% cho PVN trong ít nhất 10 năm tới. Đến năm 2020 chính phủ phải rollover số vay 1 tỷ này (vì cả 700 trái phiếu quốc tế lẫn khoản vay thương mại 300 triệu đều đáo hạn trong khi cho PVN vay đến 2026) và có rủi ro sẽ phải trả lãi suất cao hơn số 5.9% hiện tại. Không ai sướng như PVN, vừa được trợ cấp lãi suất vừa được chính phủ gánh chịu cho rủi ro rollover vào năm 2020.

Trong giai đoạn khủng hoảng tài chính vừa rồi, các doanh nghiệp vừa và nhỏ được nhà nước trợ giúp 2% lãi suất trong vòng 1 năm. Trong 16 năm tới, nhà máy lọc dầu số 1 sẽ được nhà nước trợ cấp lãi suất 2.3%. Rồi sẽ còn các nhà máy lọc dầu số 2, số 3 nữa...


11 comments:

  1. Anh Giang, bài này dựa vào nhiều giả định quá nên không chính xác.
    Ví dụ, thông tin chính thức từ một nhà máy lọc dầu ở Mỹ nói: "U.S. refineries produce between 19 and 20 gallons of motor gasoline from one barrel (42 gallons) of crude oil. The remainder of the barrel yields distillate and residual fuel oils, jet fuel, and many other products". Cho nên không thể dựa vào câu đầu tiên để tính ra inventory of Dung Quất.
    Khoản vay này hình như để trả chi phí phát sinh so với dự toán ban đầu và để mở rộng Dung Quất.

    ReplyDelete
  2. Nhưng phần sau về chuyện ngân sách phải đứng ra gánh chịu chênh lệch lãi suất cho PetroVietnam thì đúng quá.

    ReplyDelete
  3. “The ideas of economists and political philosophers ... are more powerful than is commonly understood. Indeed the world is ruled by little else. Practical men ... are usually the slaves of some defunct economist. Madmen in authority ... are usually distilling their frenzy from some academic scribbler of a few years back.” JMK wrote in 1930s. So appropriate in this case

    ReplyDelete
  4. có phải lỗi của PVN đếch đâu, bản thân PVN cũng muốn đặt nhà máy ở Vũng Tàu chứ không phải là Dung Quất!!! nên bác giangle bảo "ko ai sướng như PVN" thì hơi bị oan cho các bác ý
    hehe, em nói là để nhìn nhận cho công bằng thôi, công là công mà tội là tội, chứ còn nói các anh trong PVN giàu rồi, đếch cần mình bênh thì còn nói j nữa

    ReplyDelete
  5. @NVP: Tôi chỉ cố tìm cách justify cho khoản vay 1 tỷ này thôi mà.

    Search thử một vài nhà máy lọc dầu của Mỹ và xem qua balance sheets của họ thì đúng là inventories thấp hơn nhiều con số tôi guesstimate ở trên. Hai công ty lọc dầu ở Texas có công suất lớn hơn 200K bpd (10 triệu tấn/năm) chỉ có inventories (cuối năm 2009) vào khoảng 300-400M. Thông cảm cho các bác ở PVN chưa có kinh nghiệm quản lý inventories.

    Tuy nhiên hao hụt trong quá trình sản xuất đúng là rất nhỏ chỉ xấp xỉ 1%, nghĩa là nhập vào 100 thùng dầu thô thì xuất được 99 thùng sản phẩm.

    Một chỉ số tôi thấy rất phổ biến cho các nhà máy lọc dầu của Mỹ là refining margin, thông thường khoảng $8-15/thùng. Không biết chỉ số này cho Dung quất là bao nhiêu, nhưng có vẻ dưới $8 thì refinery sẽ lỗ.

    @Runi2410: He he, các anh trong PVN chắc chắn không phải bênh rồi. Chưa biết Dung quất có nhập thiết bị của Nexus Technologies không đây?

    ReplyDelete
  6. Hi anh Giang,

    Em cũng có 1 cái thắc mắc về va 1 tỷ, hỏi xung quanh thì được biết là họ định mở rộng công suất và thay đổi công nghệ để dùng dầu VN anh a. vậy tiền này dùng cho tài sản chứ ko phải cho working cap rồi.

    ReplyDelete
  7. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  8. @Nguyen Hong Hai: Không biết nên tin bác Hải hay nên tin báo chí nhỉ :).

    Quả thật, rất khó kiểm chứng được rằng nhà máy lọc dầu Dung Quất có sản xuất ra được thùng dầu nào chưa :).

    Bác Hải nói thế em đề nghị mấy bác bên PVN cho cánh nhà báo vào chụp hình khi nhà máy đang hoạt động.

    ReplyDelete
  9. @NQA: Cám ơn em đã cho biết thêm thông tin. Thực ra chuyện PVN dùng tiền làm gì chỉ là phụ, họ quản lý inventories không tốt thì rồi họ sẽ học được thôi, cái đó không khó. Điều quan trọng hơn là liệu họ có tiếp tục leverage vào các sai lầm của chính phủ để "vòi vĩnh" được đặc quyền đặc lợi nữa hay không. Hay tệ hại hơn, các nhóm lợi ích trong và ngoài chính phủ liệu có đang bị PVN thao túng hay không, như Vinashin trước kia vậy.

    @Nguyen Hong Hai: Em không nên "tiết lộ bí mật quốc gia" ra nơi công cộng như thế này :-)

    @Duy Linh: ý của em rất hay, mời các nhà báo vào chứng kiến tận mắt Dung quất. Nhưng để cho công bằng phải mời cả giới blogger nữa, như Tim Geithner đã từng mời mấy chục bloggers đến họp vậy.

    ReplyDelete
  10. Vâng, thế thì nhờ bác Giang xóa hộ em cái tin đã post lên vậy.

    ReplyDelete
  11. Hi anh Giang, hôm nay đọc thêm bài này, công nhận em khâm phục khoản "tính toán" của anh Giang qua chừng

    http://vnexpress.net/GL/Kinh-doanh/2010/10/3BA2126C/

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.