Monday, November 12, 2012

Xayaburi dam


Hồi đầu năm khi Lào dự định khởi công xây thủy điện Xayaburi trên sông Mekong báo chí và dư luận VN rầm rộ phản đối, thậm chí có ý kiến đề nghị thủ tướng phải can thiệp để Lào dừng dự án này. Có vẻ vì những phản đối của phía VN và Cambodia, cộng với sức ép của nhiều tổ chức bảo vệ môi trường quốc tế, Lào đã phải tuyên bố tạm ngừng dự án để nghiên cứu thêm. Thế nhưng vào đầu tháng 11 này khi Lào quyết định vẫn tiếp tục kế hoạch và đã chính thức khởi công xây thủy điện này, ngoại trừ một lời tuyên bố rất chung chung của ông Lương Thanh Nghị được TT đăng lại, báo chí VN yên ắng một cách khác thường. Trong khi đó nhiều tờ báo và hãng thông tấn quốc tế lớn đều đưa tin về sự kiện này (NYT, FT, WSJThe Economist, BBC, ReutersRFA).

Mặc dù tôi không có chuyên môn gì về môi trường và tác động của Xayaburi (và 10 đập thủy điện nữa Lào sẽ xây tiếp sau này trên sông Mekong) đến nguồn nước và sinh thái ở khu vực hạ lưu, bao gồm toàn bộ đồng bằng sông Cửu long của VN, tôi dự cảm sẽ VN phải gánh chịu hậu quả vô cùng lớn trong tương lai. Nếu VN mất vựa lúa và vựa cá quan trọng nhất của mình, tác động của sự kiện Xayaburi có lẽ sẽ lớn hơn nhiều vụ thủy điện sông Tranh, Đồng nai, hay Bauxite Tây nguyên. Tuần trước tôi đã có một Google+ về vụ này, link tới một bài của Business Insider. Tôi có cảm giác bất an về việc báo chí VN rất im ắng, dường như có "lệnh trên" không cho phép họ đăng bài về chủ đề này. Đến khi bạn Son Dao cung cấp link một bản tin của Fox News thì tôi chợt hiểu vấn đề.

Có lẽ đúng là phía VN đã chấp thuận cho Lào xây thủy điện Xayaburi, dẫu sao VN vẫn đang là đồng minh và láng giềng quan trọng nhất của Lào nên khó có thể tưởng tượng được Lào cứ ngang nhiên động thổ Xayaburi mà không được VN bật đèn xanh. Tuy nhiên vì sao VN bật đèn xanh thì không ai biết, ngoại trừ tuyên bố rất chung chung của ông Lương Thanh Nghị rằng Lào đã sửa đổi lại thiết kế đập để tránh ảnh hưởng đến hạ lưu. Nhưng tại sao VN lại âm thầm nhượng bộ nhanh chóng và dễ dàng đến vậy? Tại sao báo chí không được đăng, quốc hội (đang họp) không ai hỏi, chính phủ không có thông tin gì chính thức? Có khả năng không chủ dự án trị giá 3.5 tỷ USD này đã bôi trơn được mắt xích quan trọng nào đó hay những nhà thầu Thailand và TQ đứng đằng sau đã có lobby gây sức ép lên VN (và Cambodia) qua con đường chính phủ? Tôi không có câu trả lời, chỉ xin trích dẫn lại một đoạn trong bài của The Economist:

"The Lao energy ministry has turned for justification to the work of international energy firms that include Colenco, a Swiss consultancy, Poyry, a Finno-Swiss power company, and Team Consultants of Thailand. But Jian-hua Meng of the WWF, a conservation group, argues that the standard of work done by Colenco for the Xayaburi proposal would be “highly unlikely” to be acceptable back in Switzerland. Meanwhile the Finnish parent company of Poyry has been blacklisted for corruption by the World Bank, and NGOs have urged Finland to investigate the Swiss arm for alleged violation of OECD guidelines in dealing with the Lao government."


10 comments:

  1. Theo như tôi biết thì xayaburi chỉ là một dự án thủy điện năm trong chuỗi bậc thang trên sông Mekong. Với tư duy của các nhà quản lý hiện tại và một thực trạng là dự án thủy điện bậc trên xayaburi - Luang prabang nằm tại lào do VN là chủ đầu tư thì sự phản đối hơi khó khả thi. Bác Nghị có lên tiếng cũng chỉ mang tính đối nội hơn là đối ngoại

    ReplyDelete
    Replies
    1. Vâng, Xayaburi chỉ là 1 trong số 11 thủy điện Lào dự định xây trên sông Mekong. Không rõ Luang Prabang do ai đầu tư: EVN hay một đại gia nào của VN? Dù là ai chính phủ VN cũng nên yêu cầu cân nhắc lại, chí ít phải nghiên cứu lại cẩn thận không để vì một vài đồng lợi nhuận trước mắt mà bán đứng cả tương lai của dân tộc. Nếu VN tuyên bố bỏ dự án Luang Prabang thì càng có sức ép với Lào ở Xayaburi.

      Nhưng nói thật tôi khá bi quan khi thấy báo chí im lặng và anh Lương Thanh Nghị phát biểu như thế. Nhìn vào Sông Tranh hay Đồng nai 6A là biết người ta bây giờ chỉ còn lo xâu xé tài nguyên rồi chuồn, tương lai để lại cho dân đen gánh chịu.

      Delete
    2. Luang prabang do PVN làm chủ đầu tư anh ạ! Nếu Xayaburi khởi công thì dám chắc năm sau dự án đó cũng rục rịch "tái" khởi động lại (vì đã triển khai làm một số công trình phụ trợ như đường xá, cầu...)

      Delete
  2. Thật đáng lo ngại cho tương lai...

    ReplyDelete
  3. Mình nghĩ phải có biện pháp. nếu như vậy thì quá lo ngại!!!

    ReplyDelete
  4. nice post,,, i like your theme blogspot,,,

    ReplyDelete
  5. Vấn đề lớn nhất hiện nay ở Việt Nam là sự suy sụp đạo đức ở tầng lớp lãnh đạo, là nguyên nhân của hầu hết mọi sự tồi tệ. Cần có một cuộc đại cải cách và phải giáo dục lại cho dân tộc những giá trị cơ bản, cốt lõi nhất của vấn đề đạo đức và cách ứng xử với các cám dỗ. Phải đề cao được lòng trong thành như các samurai, lòng tự trọng như các thiếu nữ phong kiến, ứng xử với tiền bạc danh vọng như cái nhìn của bậc thiền tu... có như vậy mới xuất hiện sự phát triển thần kỳ được...

    ReplyDelete
  6. Anh Giang. Vụ này tôi cũng thấy hơi bất ngờ khi biết tin Lào vẫn triển khai xây cái đập rất lớn này, trong khi trước đó VN rất phản đối rất mạnh.
    Sao mà tiếng nói của VN ngày càng yếu thế không biết. Cứ xem anh VN phản ứng với việc TQ lấn biển thì thấy. Giờ lại là Lào, rồi xem còn Campuchia nữa ...

    ReplyDelete
  7. Có lẽ phải ở vị thế kinh tế - chính trị - quân sự rất mạnh thì mới tác động được vào các quyết sách của nước khác. Dù sao Lào cũng cần tận dụng nguồn năng lượng thủy điện của mình, họ cân nhắc giữa hơn và thiệt để quyết thôi.

    ReplyDelete
  8. đôi khi cũng không hiểu đc những quyết định của chình phủ ta, phải chăng vì những lối suy nghĩ của người làm to thì cao siêu hơn thường dân chúng ta...

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.