Tuesday, January 15, 2013

Quick notes


1. Tôi vừa đi nghỉ về có nhiều việc phải catch up nên các email và request của các bạn tôi sẽ trả lời dần trong vài ngày tới.

2. Bác Nguyễn Vạn Phú viết bài "Phải cúi đầu xin lỗi các em", tôi nghĩ sau khi xin lỗi phải đem ông Nguyễn Trọng Tài và những người liên quan ra xử công khai trước dân, nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho những học sinh bị lấy máu ép buộc. Xin lỗi chưa đủ.

3. Báo chí (và nhiều người dân) có vẻ hồ hởi về việc ông Nguyễn Bá Thanh được đưa lên làm trưởng ban Nội chính Trung ương. Tôi không biết nhiều về ông Thanh nhưng khi ông tuyên bố sẽ "hốt liền..." tôi cho rằng ông này đã vượt quá quyền hạn của mình. Ban Nội chính là một ban của Đảng, không có quyền bắt ai kể cả đảng viên của mình. Việc bắt bớ những kẻ phạm tội là thẩm quyền của Viện Kiểm sát và công an. Một người thiếu hiểu biết về pháp luật hoặc không care về pháp luật như vậy dù có giỏi và trong sạch cũng có thể gây tác hại rất lớn.

4. Trong khi đó thủ tướng mà chỉ dám "...đề nghị làm ngân hàng là phải nghiêm túc..." hay "...trăm sự nhờ ngân hàng...", khác hẳn với ông Thanh mới lên đủ thấy interest group của các ông chủ ngân hàng mạnh đến cỡ nào.

5. Trong khi tờ Tuổi trẻ ngày càng nhạt, Thanh niên vẫn có những bài khá sòng phẳng như bài này. Mấy hôm trước cũng chỉ có tờ Thanh niên dám viết thẳng thừng về liệt sĩ Lê Đình Chinh hi sinh chống lại quân TQ xâm lược.

6. Chính phủ đã có nghị quyết về việc thành lập công ty mua bán nợ xấu (AMC) và NHNN sẽ lập dự thảo trình chính phủ duyệt trong tháng này. Quan điểm của tôi về vấn đề nợ xấu đã được viết trong những entry trước đây. Tuy nhiên nếu chính phủ kiên quyết thành lập AMC và mua lại hoặc hoán đổi nợ xấu của các ngân hàng để giúp họ làm trong sạch balance sheets, hậu quả sẽ như thế nào?

Trong ngắn hạn chính sách này tương đương như một fiscal stimulus nhưng rất selective, i.e. bơm tiền trực tiếp cho ngân hàng (và cho giới BĐS). Mặc dù thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tuyên bố sẽ không dùng tiền ngân sách, tiền rót vào AMC từ NHNN sẽ không khác gì chính phủ phát hành bond để tài trợ cho AMC rồi NHNN mua lại số bond đó (monetizing public debts). Điểm khác biệt duy nhất là public debt không tăng vì đây là off budget transaction, AMC là một cách để chính phủ "qua mặt" IMF và các nhà tài trợ trong vấn đề budget deficit và public debt limit.

Với bất kỳ gói fiscal stimulus nào, tăng trưởng sẽ được cải thiện nhưng tác động đó sẽ phụ thuộc vào output gap hiện tại. Nếu output gap (=potential - actual) còn lớn thì kinh tế sẽ tăng trưởng mạnh trong khi lạm pháp không tăng quá nhiều. Ngược lại lạm phát có thể quay trở lại rất nhanh kéo theo sức ép tăng lãi suất và VND mất giá. Cá nhân tôi cho rằng output gap của VN không còn lớn, nhất là sau 2 năm thắt chặt tiền tệ vừa rồi đã làm giảm supply capacity của nền kinh tế (công ty phá sản, thu hẹp sản xuất, sa thải nhân viên...). Đây là giai đoạn deleveraging cần thiết cho nền kinh tế sau một thời gian tăng trưởng tín dụng quá mạnh, credit growth trong năm 2012 giảm mạnh đáng ra phải được welcome chứ không nên cố tìm cách đảo ngược.

Nếu credit growth được đẩy cao trong năm 2013 và kinh tế phục hồi, không kể do external factor (export tăng do kinh tế thế giới phục hồi), tôi lo ngại cho 2-3 năm tiếp theo vì các chủ đầu tư (BĐS, doanh nghiệp có leverage cao) sau khi được bail out sẽ tháo chạy khỏi những thị trường này. Năm 2013 sẽ có thể chỉ là "dead cat bounce", thuật ngữ chỉ một giai đoạn phục hồi ngắn hạn trước khi suy sụp hoàn toàn. Một mối lo nữa là sau khi các nhà đầu tư/đầu cơ nội ngoại thoái vốn được khỏi các khoản đầu tư đang bị đóng băng, họ sẽ rút chạy ra nước ngoài kéo theo sức ép lên tỷ giá. VN đang mất dần lợi thế cạnh tranh dòng vốn quốc tế vì political và geopolitical risks. Trong trung hạn tôi khá bi quan về tình hình kinh tế, đặc biệt nếu kinh tế thế giới không phục hồi mạnh trong năm 2013.



7. Bản dự thảo hiến pháp sửa đổi vừa bỏ đoạn qui định "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", một sửa đổi rất đúng và đáng hoan nghênh. Đây có thể nói là thành công của những nhà kinh tế, trí thức trong nước đang phải "chiến đấu" với những tư tưởng cộng sản giáo điều, lạc hậu. Tôi sẽ viết thêm về vấn đề này trong mấy ngày tới.


21 comments:

  1. Thưa a,
    Có phải AMC phát hành trái phiếu rồi bán cho NHNN hoặc NHNN cho AMC vay (chiết khấu). Do đó, AMC lấy cash mua lại nợ xấu phải không a?
    Cám ơn a!

    ReplyDelete
    Replies
    1. ACM phát hành trái phiếu cho các ngân hàng thương mại đổi lấy nợ xấu của họ. Đó là non-cash transaction, sau đó các ngân hàng đem trái phiếu đến NHNN chiết khấu để lấy cash.

      Delete
  2. 3.Ông Thanh chỉ nói "sẽ cho hốt liền" mà không hề nói dùng công cụ nào để bắt. Người như ông Thanh chắc chắn biết mình được quyền sử dụng những công cụ nào để thực thi trách nhiệm. Thầy nên coi lại vấn đề này.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dear Dao Tung,
      Có lẽ bạn hiểu lầm ý a Giang rồi. Tổ chức bộ máy nhà nước có lập pháp, hành pháp và tư pháp, bắt ai là chức năng của cơ quan hành pháp, cụ thể là công an và trước khi bắt phải xin lệnh bắt của Viện kiểm soát.

      Delete
    2. Tất nhiên ông Thanh không tự mình đem còng số 8 đi bắt tội phạm, nhưng ngay cả quyết định bắt cũng không trong phạm vi quyền lực của ban Nội chính của Đảng. Ông ấy chỉ có thể ra hình thức kỷ luật đảng với những đảng viên vi phạm điều lệ đảng thôi.

      Delete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dear bác Kiiuto JP,
      Bác có thể chứng minh "không phải độc tài lúc nào cũng xấu" được không?
      "...hãy để độc tài dẫn đường cho dân chủ...", Trong lịch sử cận đại, "đảng độc tài" đã dẫn đường cho dân chủ bằng "bạo lực cách mạng và chuyên chính vô sản" và kết quả đạt được là ngày hôm nay. Ô, vậy theo cách của bác là chúng ta lại làm lại một cuộc cách mạng mới sao? Liệu lịch sử có lặp lại? Thực tình, nếu bác ấy có thực tâm và "dẫn đường" một cách cơ bản thì trước tiên bác ấy cứ sủa cho cái hiến pháp, tổ chức bộ máy tam quyền phân lập (thật) đi đã, chứ "hốt nọ hốt kia" không là giải pháp căn cơ đâu.

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
    3. Mình định thôi không nói về vấn đề này. Nhưng lại nghĩ nên trả lời câu của bác Thanh. "độc tài không xấu": Gia trưởng là một dạng độc tài quy mô gia đình, việc con bác mới vài tuổi nghịch ổ điện bác sẽ có biện pháp thế nào? Nó quá bé để giải thích vấn đề, bác áp đặt lên nó rằng không được nghịch nếu không bị đánh. Đối với nó mà nói, bác là kẻ độc tài. Nhưng ai cũng biết bác có ý tốt. Ở đây, độc tài không xấu, quan trọng là mục đích và kết quả, mèo trắng cũng như mèo đen... Trong nhiều tình huống, cái tầm hiểu biết của người liên quan cũng chỉ như đứa trẻ, cần phải có sự áp đặt, sau này họ sẽ nhận ra là có lợi với họ. Còn câu 2, độc tài mở đường cho dân chủ, mình nói là ở giai đoạn đầu thôi, chưa hẳn là xấu, giống như kháng chiến là một cuộc chiến tranh nhưng lại mở ra cho dân tộc một thời kỳ hòa bình vậy. Lấy chiến tranh để đổi lấy hòa bình, dĩ độc trị độc là vậy. Nhắc lại, quan trọng là mục đích và kết quả. Để kiểm soát quyền lực độc tài đó thì cũng có cách và tạo được vòng cương tỏa, miễn là có sự chuẩn bị chứ ko để đến lúc quá đà rồi thì không ai kiểm soát được nữa. Vậy thôi.

      Delete
  4. Bác Giang #6: Về chuyện NHNN "mua" TPCP thì không mới. Thực ra vẫn làm lâu rồi. Thậm chí còn có một arbitrage opp ở đấy nữa ý chứ. Chẳng hạn, các NHTM mua TPCP (hiện lợi xuất đang quanh 8%) rồi đem dùng thế chấp vay NHNN chỉ có 7% lấy tiền về. Thực chất là tiền chạy từ NHNN vào NS CP...Còn NHTM thì có thể kiếm được chênh lệch :)

    Cái AMC này theo em nghĩ nó thế này: Thực chất, AMC chỉ là dạng "trung gian", không có dòng tiền nào chạy qua nó cả. Cả quá trình đó rút gọn lại thì chỉ là việc NHNN cho các NHTM vay "chiết khấu" bằng chính "các khoản nợ xấu". Cái này tương tự như việc vay chiết khấu bằng "giấy tờ có giá" là TPCP. Việc dựng nên AMC có mấy điểm lợi như sau:
    -Loằng ngoằng hoá để qua mặt các cụ;
    -Danh chính ngôn thuận là "không hề dùng NSNN để mua nợ xấu của NH;
    -Tạo ra một "công cụ ảo" để NHNN có cớ bơm cho các NHTM vay tiền. Chẳng lẽ cứ tự nhiên cho vay hoặc là cho vay "thế chấp" bằng nợ xấu thì phô quá. :)
    Em mới tạm thấy thế

    ReplyDelete
    Replies
    1. Sửa "chiết khấu" thành "thế chấp" :)

      Delete
    2. Phương án xử lý nợ xấu này bản chất là accounting manipulation, song song với cash injection từ NHNN. Điều tôi bàn bên trên là hậu quả của nó thế nào, ai là người được lợi.

      Delete
  5. Còn một vấn đề khác cũng đang gây chú ý gần đây là việc quyết định tái lập Ban kinh tế trung ương. Chú Giang có thể cho cháu biết quan điểm của mình về vấn đề này được không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không rõ chức năng của ban đó là gì, nếu để tư vấn chính sách kinh tế thì có rất nhiều trung tâm, viện nghiên cứu rồi.

      Delete
    2. Từng có một bác chuyên gia kinh tế nói rằng khi được hỏi tư vấn thì bản thân các bác ý bị vận động hành lang rất mạnh mẽ từ các bên liên quan. Việc lập ban này có thể liên quan đến vấn đề lòng tin không?

      Delete
  6. Hi anh Giang,

    Note số 6 của anh rất thú vị, tuy nhiên em có thắc mắc đôi chút ở chỗ output gap = potential - actual, công ty phá sản, thu hẹp sx --> actual giảm thì output gap phải tăng chứ nhỉ???
    Một điểm nữa là anh có nói sau khi được bail out các nhà đầu tư/đầu cơ sẽ tháo chạy khỏi thị trường này.--> Tại sao vậy? anh có thể giải thích rõ hơn không ạ, nếu có ví dụ đã từng xảy ra thì tốt quá
    Một lần nữa cảm ơn anh rất nhiều
    Trần Tùng

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ý tôi là actual giảm (firm cắt giảm sản xuất), đáng ra output gap phải tăng lên nhưng vì potential giảm (firm phá sản) nên cái gap đó nếu có tăng cũng không nhiều.

      Nếu bạn đang mắc kẹt trong một khoản đầu tư (cổ phiếu, BĐS) và đang có paper loss rất lớn, bất ngờ khoản lỗ đó thu nhỏ lại hoặc thậm chí hoà vốn thì bạn sẽ làm gì?

      Delete
  7. kính chào tiến sĩ Giang.
    tôi có một băn khoăn thế này,tôi không tin là chính phủ việt nam có thể cứu được bất động sản nên tôi cũng không tin rằng ai đó có thể chạy ra được khỏi việt nam với một đống đô la . tôi chưa hình dung được điều đó. Tại sao tôi lại nói điều đó bởi tôi nghĩ rằng chính phủ việt nam chỉ cần tiếp tục nói lỏng tiền tệ thêm 6 tháng nữa thôi thì lạm phát rất có thể sẽ bùng lại chứ đừng nói đến 2 - 3 năm nữa các nhóm lại ích có thể an toàn mà thoát khỏi việt nam. Nếu mà như lời tiến sĩ nhận định thì tôi lại liên tưởng đến indonexi năm 1997 dưới thời shuharto, nhưng điều đó có thể dẫn đến chế độ này có thể sụp đổ liệu họ có chấp nhận sự đánh đổi đó không

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng không chắc chắn phương án AMC này có cứu được BĐS/chứng khoán/ngân hàng hay không và tôi cũng nghiêng về khả năng lạm phát sẽ quay trở lại rất nhanh sau khi NHNN rót cash cho các NHTM. Nhưng nếu phương án này thành công, dù chỉ một phần, kinh tế VN trong trung hạn sẽ đối mặt với rủi ro những người được cứu sẽ rút vốn. Đó là lý do tại sao tôi đặt khả năng sẽ có hiện tượng "dead cat bounce".

      Delete
  8. "Bản dự thảo hiến pháp sửa đổi vừa bỏ đoạn qui định "kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo", một sửa đổi rất đúng và đáng hoan nghênh."
    _______
    Mình góp ý cá nhân, chưa thông lắm chỗ này với Giang. Khi vẫn "KTTT theo định hướng XHCN" thì đương nhiên NN (Đảng) vẫn giữ vai trò chủ đạo, việc sửa HP chỉ là bỏ đi điều dư, và làm cho có vẻ dân chủ hơn thôi. Kỳ thực, tất cả vẫn vậy. Ngoài ra, khi đồng ý để KT tư nhân hiện diện, đó chính là tiền đề để các "Tư sản đỏ" công khai vị thế.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.