Monday, December 13, 2010

Money and banking VI


Theo kế hoạch entry này tôi sẽ viết về fractional reserve banking nhưng NPR vừa có một podcast mới về stone money rất thú vị nên FRB lại phải hoãn một lần nữa. Thực ra câu chuyện stone money đã được đưa vào nhiều textbook nhưng podcast này có link đến một bài viết của Milton Friedman có một ý rất quan trọng, bởi vậy cũng đáng phải hoãn FRB.

(Nguồn: NPR Planet Money)

Tấm hình trên là 2 đồng tiền cổ làm bằng đá của thổ dân trên đảo Yap giữa Thái Bình Dương. Ngày nay dân đảo này đã sử dụng USD làm đồng tiền giao dịch, nhưng cho đến đầu thế kỷ 20 những đồng tiền bằng đá này vẫn là medium of exchange và store of value duy nhất của đảo Yap. So với 4 đặc tính của vàng tôi liệt kê trong M&B V, những đồng tiền này cũng hội đủ gần hết.

Yếu tố thứ nhất: quí hiếm nhưng không quá hiếm. Có lẽ vì yếu tố địa chất nên trên đảo Yap không có loại đá này, người dân trên đảo phải đi thuyền đến một hòn đảo khác cách Yap hơn 600400km khai thác và chở về bằng bè. Công việc này khá nguy hiểm và nặng nhọc, bởi vậy money supply trong lịch sử của Yap không tăng quá nhanh, chỉ đến khi người da trắng đến chiếm đóng thì điều này mới thay đổi (một anh thực dân da trắng đem tầu chở rất nhiều đá đến để đổi lấy sản vật của dân đảo, một hình thức arbitrage hiếm hoi dựa vào yếu tố lịch sử/xã hội). Yếu tố thứ hai: bền vững nhưng không quá khó chế tác. Hiển nhiên những phiến đá này rất bền và đã tồn tại hàng trăm năm. Tuy nhiên chỉ với công nghệ thô sơ của thổ dân trước đây họ vẫn có thể đục đẽo được thành hình tròn và khoét một cái lỗ ở giữa (cái lỗ này dùng để lồng các đồng tiền vào một cái cọc trên bè để chúng không bị rơi xuống biển trên đường vận tải về đảo Yap).

Yếu tố thứ ba: bắt mắt và phân biệt được với các loại đá khác. Những phiến đá này có lẫn tinh thể thạch anh và được người dân đảo Yap rất thích. Tất nhiên thẩm mỹ là một yếu tố subjective và phụ thuộc khá nhiều vào truyền thống văn hóa và hoàn cảnh lịch sử. Đa số các dân tộc khác trên thế giới sẽ chẳng có ai thích thú những phiến đá đó, nhưng miễn là dân chúng trên đảo Yap có "đồng thuận" về vẻ đẹp của nó thì người ta sẽ có mong muốn sở hữu chúng (tính "đồng thuận" ở đây giống như trong truyện "Hoàng đế cởi chtruồng"). Yếu tố cuối cùng là an toàn/không độc hại, rõ ràng cũng thỏa mãn.

Ngoài ra để hệ thống tiền tệ này tồn tại còn cần thêm một yếu tố quan trọng nữa, đó là hòn đảo này khá nhỏ và ít dân. Bởi vậy lượng giao dịch kinh tế không nhiều và số medium of exchange cần thiết cho những giao dịch đó không nhiều. Điều này quan trọng không chỉ vì việc khai thác đá khá khó khăn (money supply tăng chậm) mà còn vì người dân trên đảo phải nhớ từng viên đá và giá trị của chúng. Khác với vàng hay các loại tiền tệ hiện đại, stone money trên đảo Yap không có tính chất fungible, nghĩa là mỗi phiến đá có giá trị khác nhau gắn liền với lịch sử khai thác nó. Nếu có nhiều người chết khi vận chuyển một phiến đá về Yap thì phiến đá đó sẽ có giá trị hơn những phiến đá khác có cùng kích thước. Vì những đồng tiền này khá nặng và vì dân đảo nhớ mặt tất cả "money in circulation" nên trên thực tế mỗi khi một phiến đá đổi sở hữu, người chủ mới không nhất thiết phải chuyển nó về nhà mình. Tất nhiên trộm cắp cũng không thể xảy ra vì tên trộm không thể tiêu thụ được đồng tiền đã ăn cắp được.

Lòng tin (trust) của dân đảo vào hệ thống tiền tệ này mạnh đến mức có lần một phiến đá lớn trên đường vận chuyển trên biển bị chìm ngoài khơi nhưng dân đảo vẫn tính nó vào "stock of money" của đảo. Ngoại trừ những người đi trên chuyến khai thác đá đó, dân đảo không ai thấy phiến đá, tất nhiên những thế hệ sau này cũng vậy. Quan trọng là họ cho rằng một khối lượng công sức (labour) đã bỏ ra nên dù thực thể chứng minh cho lượng labour này đã chìm dưới đáy biển, những người đã bỏ labour ra được quyền claim công sức của mình và xã hội tôn trọng claim này. Trust và claim là hai khái niệm quan trọng ngay cả trong các hệ thống tiền tệ hiện đại sau này.

Trên đây là những gì bạn có thể đọc được ở nhiều textbook về macro hoặc monetary econ (trừ những phần "mắm muối" tôi thêm vào). Điều thú vị trong podcast của NPR là paper của Milton Friedman so sánh hệ thống tiền tệ của đảo Yap với gold standard của Mỹ thời 1930. Trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20, khi Đức cai trị hòn đảo này họ đã "phạt hành chính" một số dân đảo bằng cách lấy mực đen đánh dấu lên phiến đá thuộc sở hữu của những người đó, coi như một hình thức thu tiền phạt. Sau khi người dân sửa lỗi, những vết mực đen được xóa đi coi như họ được nhận lại số tiền đóng phạt. Trên thực tế những phiến đá vẫn nằm nguyên vị trí và chỉ có vết mực thay đổi, đánh dấu cho sự thay đổi ownership.

Friedman kể rằng năm 1932 Pháp có trade surplus với Mỹ và yêu cầu Mỹ phải thanh toán bằng vàng vì sợ rằng Mỹ sẽ hủy bỏ gold standard (2 nước lúc đó đang theo gold standard). Số vàng này không được chuyển về Pháp và vẫn nằm dưới tầng hầm trong tòa nhà NY Fed (các bạn xem Die Hard 3 chưa?), chỉ có một thay đổi nhỏ là label của nó chuyển từ USA's property sang France's property. Một "vết mực" nhỏ đánh dấu lên một vài tấn vàng đã có "real effect" trong xã hội Mỹ lúc đó. Theo Friedman, báo chí và dư luận Mỹ rất bức xúc vì "gold drain" và banking panic đã xảy ra trong năm 1933 một phần vì điều này.

Theo bạn vết mực trên những phiến đá ở đảo Yap và label trên những thỏi vàng ở NY Fed có khác nhau không? Friedman cho rằng không hề khác nhau về mặt bản chất. Bởi vậy nếu người da trắng mỉa mai thổ dân đảo Yap tôn thờ những hòn đá vô hồn thì họ có khác gì khi coi trọng những mẩu kim loại hầu như không có công dụng gì hữu ích. Tiền tệ về cơ bản là một hệ thống trust và claim, thoát thai từ lịch sử và sẽ có lúc đi vào lịch sử khi thế giới thay đổi. Nếu một người muốn quay về với gold standard thì có khác gì một người dân đảo Yap muốn quay về stone money không? Bạn cẩn thận nhé, câu trả lời không đơn giản đâu.


18 comments:

  1. Cảm ơn anh về một bài viết khá thú vị và nhiều ý nghĩa về tiền tệ.

    Mạn phép chỉnh 1 từ là "cởi truồng" chứ không phải "cởi chuồng" :-))

    ReplyDelete
  2. @Anonymous: Đã sửa, cám ơn bạn.

    ReplyDelete
  3. ủa? con nghĩ là cởi chuồng mới đúng chứ. hic

    ReplyDelete
  4. @themcarem: Tôi không có spell checker cho tiếng Việt nên khi muốn kiểm tra chính tả từ nào hay google và xem số kết quả, thường số nào nhiều và có kết quả ở các nguồn uy tín (wikipedia, báo chí) thì chắc đúng. Cụ thể:

    - "cởi chuồng": 38,000
    - "cởi truồng": 220,000

    ReplyDelete
  5. Cái chuyện người dân thời cổ đại dùng đá, hay vỏ sò, hay lúa gạo, hay thứ gì đó khác nữa làm tiền tệ thì có lẽ ai nghiên cứu kinh tế học cũng biết. Có điều xin anh Giang giải thích rõ hơn, người dân cổ đại quy giá trị của một sản phẩm nào đó ra "tiền" như thế nào? Tức là, tại sao họ lại quy giá trị của một con gà do họ nuôi thành 1/10 "hòn đá tiền", còn giá trị của một cái bình đất sét là 1/5 "hòn đá tiền"? Họ làm điều đó một cách ngẫu hứng, tùy theo ý thích chủ quan của từng người, hay là có một nguyên tắc nào đó?

    Điều thứ hai liên quan đến chế độ bản vị vàng. Anh Giang cho rằng lạm phát có thể xảy ra ngay cả dưới chế độ bản vị vàng. Xin hỏi: thế nào là chế độ bản vị vàng đích thực? Nếu chế độ bản vị vàng có nghĩa là số lượng tiền giấy có tổng giá trị theo mệnh giá bằng tổng giá trị lượng vàng dự trữ, chứ không phải các ngân hàng dựa vào uy tín của mình để phát hành giấy tờ có giá cao hơn tổng giá trị lượng vàng mà mình nắm giữ, thì lạm phát làm sao xảy ra? Còn nếu các chủ ngân hàng phát hành số lượng giấy tờ có giá lớn hơn lượng vàng thực sự họ nắm giữ, thì làm sao có thể gọi đó là chế độ bản vị vàng đích thực được?

    ReplyDelete
  6. @Anonymous (Jan 5): Tôi sẽ trả lời bác kỹ hơn trong một entry tới, tạm thời câu trả lời ngắn như sau:

    Giá của một loại hàng hóa trong một nền kinh tế hàng đổi hàng phụ thuộc vào demand/supply. Lý thuyết cân bằng tổng thể của kinh tế học cho rằng (với một số điều kiện nhất định) sẽ tồn tại một tập hợp giá duy nhất cho tất cả các loại hàng hóa trong nền kinh tế, nghĩa là tỷ lệ trao đổi giữa 2 cặp hàng hóa có thể xác định được. Khi xuất hiện fiat money, giá hàng hóa tính bằng tiền sẽ phụ cả vào demand/supply của thị trường và money supply. Tất nhiên yếu tố thói quen/ngẫu hững như bác đề cập cũng có tác động lên giá, cũng như những yếu tố psychological như bubble/burst, nhưng những yếu tố đó không có tác động thay đổi permanent.

    Tôi đã phân tích gold standard trong 2 trường hợp: 100% reserve và FRS. Gold standard trong cả 2 trường hợp này đều là cam kết (của các chủ ngân hàng/tiệm vàng) hoàn trả vàng khi được yêu cầu. Trong cả 2 trường hợp khả năng money supply tăng nhanh hơn tốc độ tăng nominal transaction value của nền kinh tế hoàn toàn có thể xảy ra, nghĩa là lạm phát có thể xảy ra trong gold standard. Cách hiểu gold standard của bác tương đương với trường hợp 100% reserve và tôi đã viết trong entry M&B 1 (bác xem thêm ví dụ của TBN mà bạn Đỗ Quốc Anh nêu ra trong phần comment).

    ReplyDelete
  7. Cám ơn anh Giang đã cho câu trả lời ngắn gọn, hy vọng sớm được đọc câu trả lời đầy đủ để được mở rộng kiến thức.

    Tôi có théc méc tiếp thế này. Anh viết: "Giá của một loại hàng hóa trong một nền kinh tế hàng đổi hàng phụ thuộc vào demand/supply." Thực ra cả trong nền kinh tế tiền tệ cũng có thể nói như thế, chứ không phải chỉ trong nền kinh tế barter. Tuy nhiên vấn đề ở chỗ khác.

    Đó là: trong trường hợp cung cầu cân bằng nhau, ví dụ trên đảo có 10 người dân, cầu về xe hơi là 10 cái, và cung cũng là 10 cái, cầu về bình đất sét là 50 cái, và cung cũng là 50 cái, thì giá của chiếc xe hơi và bình đất sét được xác định thế nào nếu chỉ dựa trên tương quan cung cầu?

    Hay trường hợp khác. Giả dụ cầu về bình đất sét là 50 cái nhưng cung chỉ có 40 cái. Cầu về xe hơi là 10 cái nhưng cung những 11 cái. Vậy giá của bình đất sét phải chăng sẽ cao hơn giá của chiếc xe hơi, nếu giá cả, như anh viết, do tương quan cung cầu quyết định?

    Câu trả lời sẽ cho biết có đúng là giá cả do cung cầu QUYẾT ĐỊNH hay không, hay là nó do cái khác quyết định, còn cung cầu chỉ có ẢNH HƯỞNG tới giá cả khiến nó lúc tăng lúc giảm xung quanh một điểm nào đó mà thôi, và khi cung cầu cân bằng thì cái ẢNH HƯỞNG đó bị triệt tiêu.

    ReplyDelete
  8. @Anonymous (Jan 24): tôi đã hứa sẽ viết kỹ hơn rồi, xin bác đừng quá sốt ruột :-). Nếu bác không đợi được bác có thể tìm một vài quyển sách về microeconomics và đọc kỹ hơn khái niệm demand/supply. Những ví dụ bác dẫn bên trên là nói về quantity demanded (hay quantity supplied) ở equilibrium hay một mức giá cho trước chứ không phải demand/supply (curve). Khi nói cung cầu quyết định giá người ta muốn nói đến demand/supply curves chứ không phải quantity demanded/supplied. Tuy nhiên nếu chỉ phân tích demand/supply như vậy cũng chưa đủ, bác cần bổ sung phía income nữa, nghĩa là để mua được bình đất sét hay xe hơi thì người mua phải có income từ một nguồn nào đó (bán sản phẩm do mình làm ra chẳng hạn). Đấy là phân tích cân bằng tổng thể (general equilibrium) mà tôi đề cập đến bên trên.

    ReplyDelete
  9. @giangle 27/1/2011

    Tôi không sốt ruột đâu, tôi đặt ra mấy câu hỏi đó là có ý khác.
    Khái niệm demand/supply là khái niệm căn bản trong economics, cũng như 7 hằng đẳng thức đáng nhớ trong đại số vậy thôi. Vấn đề chỉ là mỗi người tiếp nhận cái quy luật cung cầu này thế nào.
    Tôi muốn lưu ý anh Giang điểm này. Khi ta nói rằng "A quyết định B" hay "B do A quyết định" thì điều đó hàm ý rằng, nếu các yếu tố khác không thay đổi, thì dựa vào A có thể suy ra B, và chỉ dựa vào A mới có thể suy ra B. Ví dụ, khi ta nói: gia tốc a của một vật do lực F tác động vào nó và khối lượng m của nó quyết định, thì điều đó có nghĩa là nếu như ta gạt bỏ các yếu tố khác (ma sát, sức cản môi trường v.v..) thì a chỉ do F và m quyết định, và nếu biết F và m thì ta tính ra ngay được a. Đồng thời, nếu không biết F và m thì dù có biết các yếu tố khác như ma sát, sức cản... ta vẫn không tính ra được a.
    Trái lại, nếu như cho biết A mà ta vẫn không thể tính ra B, thì không thể nói rằng B do A quyết định được.
    Do đó, khi economics nói rằng "giá cả do tương quan cung/cầu quyết định", thì một câu hỏi rất tự nhiên sẽ là: vậy giá cả được tính thế nào khi cung cầu cân bằng? Hay nói rộng hơn, nếu chỉ dựa vào mỗi số liệu về cung, hoặc số liệu về cầu, hoặc cả hai, thì có thể tính ra giá cả được không?
    Nếu không tính được, thì liệu cái khẳng định rằng "giá cả do cung/cầu quyết định" có thực sự đúng đắn?
    Tiếp nữa, demand/supply curves, shifts/movement là cái gì thì ai đã học kinh tế cũng biết. Tuy nhiên ta hãy đặt câu hỏi: vẽ đường cong cung/cầu đó như thế nào? Liêu có thể vẽ chúng nếu chỉ có số liệu về cung và cầu mà không có số liệu về giá được không?
    Tất nhiên là không. Trái lại, trong mọi giáo trình economics đều nói rõ rằng ứng với một mức giá nhất định thì có một quantity demanded/supplied nhất định. Điều đó có nghĩa gì? Có nghĩa là chính price đã quyết định quantity demanded/supplied, và dựa vào đó mà người ta có thể vẽ nên demand/supply curves. Cho nên nói rằng demand/supply curves quyết định price là nói ngược hoàn toàn.
    (Còn tiếp)

    ReplyDelete
  10. (tiếp)
    Trong 3 biến số: giá, cung, cầu, thì chúng ta đã thống nhất là với mỗi mức giá sẽ có một lượng cung và cầu tương ứng, thỏa mãn người mua và người bán. Điều đó không thể nói với hai biến số còn lại. Chúng ta không thể nói rằng: với mỗi lượng cung (hoặc cầu) nhất định sẽ có một giá cả và một lượng cầu (hoặc cung) nhất định. Thậm chí, ngay cả khi biết cả lượng cung và cầu (như trong ví dụ của tôi về bình đất sét và xe hơi, người dân trên đảo có thể xác định lượng cung/cầu bằng một khảo sát nho nhỏ: nhà anh chị cần mấy cái bình, mấy cái xe hơi thì đủ dùng?) thì từ đó cũng không thể xác định được giá cả.
    Chính khi anh Giang nhận xét rằng ví dụ của tôi là quantity demanded (hay quantity supplied) ở equilibrium hay một mức giá cho trước, chứng tỏ rằng chính price mới là cái có trước, là cái quyết định hai cái kia, chứ không phải ngược lại.
    Dĩ nhiên chúng ta đều biết rằng nếu cung (hoặc cầu) không đổi thì nếu cầu (hoặc cung) tăng sẽ khiến giá tăng (hoặc giảm), và ngược lại. Nhưng dựa vào đây mà nói rằng giá do cung/cầu quyết định thì sai lầm. Ta chỉ có thể nói rằng cung/cầu có ảnh hưởng tới giá mà thôi. Tức là, ở một mức giá nhất định thì có lượng cung/cầu nhất định ((giá quyết định lượng cung/cầu), và nếu cung (hay cầu) giữ nguyên thì sự thay đổi của cái kia sẽ ảnh hưởng lên giá cả. Giá thay đổi lại ảnh hưởng tới cả cung lẫn cầu, để dần dần dịch về điểm cân bằng, vân vân.

    Tuy nhiên những điều trình bày nói trên chưa động tới một câu hỏi rất quan trọng. Ta nói rằng tại một mức giá nhất định thì có một lượng cung/cầu nhất định. Câu hỏi là: cái lượng cung/cầu đó được xác định như thế nào?
    Lấy ví dụ: tại mức giá 10$ thì cung/cầu về bình đất sét là 50 cái/50 cái, còn xe hơi là 0 cái/10 cái. Tại mức giá 10,000$ thì cung/cầu về bình đất sét là 1,000 cái/0 cái, còn xe hơi là 5 cái/10 cái. Cái gì đã quyết định sự khác biệt giữa cung/cầu của bình đất sét và xe hơi tại cùng một mức giá? Tại sao demand/supply curves của chúng không trùng nhau? Tại sao điểm cân bằng của demand/supply của bình đất sét lại ở mức giá 10$, còn của xe hơi lại ở mức giá 15,000$ chẳng hạn? Cái gì đã quyết định những con số đó?
    Để tập trung vào mấu chốt vấn đề, ở đây ta tạm gạt bỏ các yếu tố phu như income, tâm lý chủ quan v.v...

    Những câu hỏi đặt ra trên đây không phải vì tôi sốt ruột đâu, mà muốn gợi ý để anh xem xét và trình bày rõ hơn trong bài viết sắp tới của mình, để người đọc khỏi có thắc mắc tương tự. Còn trình bày như trong các giáo trình economics thì quá sơ sài và nhiều thiếu sót.

    ReplyDelete
  11. @Anonymous (Jan 28): Các nhà kinh tế đã có thời hi vọng ngành của mình có thể chính xác được như vật lý, hệt như ví dụ F=ma mà bác trích dẫn. Nhưng họ give up ước mơ đó lâu rồi, chí ít họ đã từ bỏ ý định đưa ra các định lý cho kinh tế học và bắt đầu question các tiên đề (axiom) như rationality hay transversality của microeconomics.

    Tôi đã đọc đi đọc lại 2 comments của bác bên trên và vẫn thấy rằng bác quan niệm cung=quantity supplied và cầu=quantity demanded. Tôi xin nhắc lại là cung/cầu theo cách hiểu của kinh tế học là supply/demand curves (hay có sách gọi là schedule). Hai khái niệm này có thể được biểu diễn bằng một hàm số toán học (D=f(P,...), S=g(P,...)) và nghiệm số của phương trình D=S sẽ cho giá tại điểm cân bằng. "Quan hệ/tương quan cung cầu" là hiểu theo nghĩa này. Khi cung hoặc cầu thay đổi vì những yếu tố khác ("..." trong 2 hàm f,g nói trên) thay đổi thì phương trình D=S sẽ cho ra một nghiệm P khác, đấy là biểu diễn toán học của câu nói "cung cầu thay đổi làm giá thay đổi". Hai hàm f và g được xây dựng từ preferences của người tiêu dùng và technology constraints của nhà sản xuất với một số giả thiết về behaviour của hai nhóm agent này. Trong general equilibrium analysis còn thêm resource/endowment constraints, về vấn đề này bác có thể tham khảo thêm topic về Edgeworth box trong các sách intermediate micro.

    ReplyDelete
  12. @giangle:
    giangle viết:
    "Tôi xin nhắc lại là cung/cầu theo cách hiểu của kinh tế học là supply/demand curves (hay có sách gọi là schedule). Hai khái niệm này có thể được biểu diễn bằng một hàm số toán học (D=f(P,...), S=g(P,...)) và nghiệm số của phương trình D=S sẽ cho giá tại điểm cân bằng."

    Hai hàm số toán học này không bao giờ cho ra một nghiệm nhất định cả. Chúng có thể cho ra một tỷ nghiệm khác nhau. Vì thế, không thể nói rằng "nghiệm số của phương trình D=S sẽ cho giá tại điểm cân bằng". Nói cách khác, chỉ dựa trên quan hệ cung/cầu không bao giờ có thể xác định được giá cả hết.

    Anh Giang nên suy nghĩ kỹ hơn về vấn đề này. Đây là điểm yếu nghiêm trọng của tất cả các giáo trình kinh tế học.

    ReplyDelete
  13. @Anonymous (Feb 6): Bác nói đúng, phương trình D=S không nhất thiết chỉ có 1 nghiệm. Trong một số điều kiện có thể xảy ra multiple equilibria. Điều này không có gì mâu thuẫn với quan niệm của kinh tế học là quan hệ cung cầu quyết định giá (và quantity demanded/supplied ở mức giá đó).

    Tất nhiên bác có quyền không tin/không đồng ý những gì tôi nói (thật ra là textbook nói, tôi chỉ lặp lại vì tôi chưa phát minh ra lý thuyết nào khác tốt hơn), tôi sẵn sàng tranh luận các luận điểm của bác nếu bác trình bày cụ thể. Riêng câu khẳng định này của bác: "Hai hàm số toán học này không bao giờ cho ra một nghiệm nhất định cả." tôi có thể cho ngay một ví phản biện dễ dàng. Bất kỳ 2 hàm linear nào có độ dốc (slope) khác nhau sẽ cho một nghiệm duy nhất.

    ReplyDelete
  14. giangle wrote:

    "Bất kỳ 2 hàm linear nào có độ dốc (slope) khác nhau sẽ cho một nghiệm duy nhất."

    Day la mot cach nhin het suc phien dien, hoi hot, nong can.

    Van de o cho, moi ham so trong hai ham so do khong duoc bieu dien bang mot duong cong (curve) duy nhat, ma co the bieu dien bang mot ty curves khac nhau. Vi the hai ham do se cho ra mot ty ket qua khac nhau, bac Giang hieu chua nhi?

    Noi cach khac, toi do bac ve duoc duong cong cua hai ham so do neu chi dua tren so lieu ve cung/cau ma khong dua tren so lieu ve price day! Bac dua vao dau ma xac dinh do doc (slop) cua chung? Va ngay ca voi mot slop nhat dinh thi cung co mot ty curves co slop nhu the!

    Cho nen khang dinh noi tren cua bac la hoan toan sai lam, va do cung la sai lam pho bien cua cai ly thuyet cho rang "cung cau quyet dinh gia ca" vay!

    Noi mot cach chinh xac thi tuong quan cung cau o day khong the bieu dien bang mot ham so toan hoc dung nghia nao het! Tuong quan cung cau cua xe hoi thi hoan toan khac voi tuong quan cung cau cua banh mi! Va moi cai trong chung khong the bieu dien bang mot ham so toan hoc dung nghia (ham so dung nghia la khi ta biet x thi suy ra duoc y). Tuc la, khong the tu so lieu ve cung ma suy ra cau (va nguoc lai), dong thoi tu so lieu ve cung va cau cung khong tai nao suy ra price duoc het!!

    Nguoi ta chi co the ve duoc curve cung/cau/gia khi biet ca 3 thong so do ma thoi!

    Bac nen suy nghi ve van de nay ky hon chut di! Dung voi tin tuong qua vao cac textbook nhu the!

    ReplyDelete
  15. Minh Lê
    @Anonymous (Feb 27)
    "Noi mot cach chinh xac thi tuong quan cung cau o day khong the bieu dien bang mot ham so toan hoc dung nghia nao het!"
    câu này con nít mới biết đọc cũng biết và hiểu bác à. nói về lý thuyết kinh tế thì làm gì có mô hình toán học tuyệt đối nào có thể phản ánh đúng được chứ, bởi vậy mới có sự ra đời của kinh tế lượng, để người ta lượng hóa các vấn đề kinh tế, và cái lượng hóa đó chỉ mang tính tương đối. Vì sao mang tính tương đối? vì ở đây, kinh tế học nghiên cứu hành vi của con người, mà hành vi con người thì muôn vàn, vô tận nên tính tương đối là đúng thôi.
    Còn bác thì cứ phang bừa vô, đòi cái gì cũng tuyệt đối, đòi phải ra mô hình thì chứng tỏ bác chẳng hiểu gì về kinh tế học, cũng như chẳng hiểu gì về toán học.
    Bác nói rằng: "moi ham so trong hai ham so do khong duoc bieu dien bang mot duong cong (curve) duy nhat, ma co the bieu dien bang mot ty curves khac nhau. Vi the hai ham do se cho ra mot ty ket qua khac nhau"
    Em xin thưa với bác,em không đọc học sinh giỏi toán quốc tế, em không đoạt field như chú Ngô Bảo Châu, em cũng chẳng là thiên tài kinh tế lượng, kinh tế học, em chỉ đọc học sinh giỏi quốc gia môn toán lớp 11 thôi. giải ba. e đố bác đưa ra 1 phương trình toán học nào có 2 biến và vẽ được 10 đường cong? Thứ hai, bác cho rằng "cung cầu không quyết định giá cả" thì theo bác cái gì quyết định giá cả? chắc là bác nghĩ là khi bác ra chợ mua cá, cá tăng giá thì bác mua ít hơn, nghĩa là giá quyết định cung cầu. Xin thưa, nếu bác có suy nghĩ buồn cười thế thì bác không hiểu thế nào là "cầu, cung", thế nào là "lượng cầu, lượng cung", không hiểu thế nào là "độ con giãn cung, cầu"...
    E tin textbook, bởi đơn giản em chẳng còn cái gì để đáng tin cậy hơn textbook, ngay cả những gì bác bình luận. Em biết những bình luận của bác là dựa trên suy nghĩ của bác, tư duy lô gich của bác, nhưng rất tiếc là tư duy bác chưa logic, suy nghĩ của bác chưa đi toàn diện vào vấn đề và bác chưa hiểu hết về hành vi của con người khi ra quyết định. Đó là lý do vì sao, trước khi bước vào học những bài giảng của kinh tế học, người ta thường dạy 10 nguyên lý của kinh tế học trước tiên.
    - Những lời comment của e có phần ghét và công kích bác, nhưng em đứng trên quan điểm khách quan để nhận xét. Vì blog chú Giang là nơi để thảo luận các vấn đề kinh tế tài chính, không phải để công kích nhau, nếu bác đọc lại những comments của bác, thì không chỉ riêng em, mà tất cả đều thấy sặc mùi công kích, ganh tỵ gì đó. Em công kích bác chỉ để bác hiểu rằng, nên góp ý dưới dạng thảo luận thi tốt hơn là góp ý kiểu của bác.

    ReplyDelete
  16. @Anonymous (Feb 27): Tôi nghĩ rằng bác đừng nên mất thời gian tranh luận với những kẻ "phiến diện, hời hợt, nông cạn" làm gì. Bản thân tôi cũng xin dừng tranh luận với bác ở đây vì tự thấy không thể thuyết phục được bác.

    Tôi vẫn sẽ viết một entry về demand/supply như đã hứa khi thời gian cho phép, tuy không hi vọng có thể giải thích gì thêm cho bác nữa nhưng chắc đó cũng là điều nhiều người quan tâm.

    @Minh Lê: Cám ơn bạn đã góp ý và xin bạn đừng quá "bức xúc".

    ReplyDelete
  17. Anh Giang em có theo dõi về thị trường commodity, cũng hay sử dụng các nguyên lý cung - cầu để phân tích biến động giá cả.

    Em hiểu theo lý thuyết cung - cầu của một mặt hàng nào đó sẽ quyết định giá cả. Giống như trong vật lý học, nếu biết được hai hàm số chuyển động của hai vật thể thì sẽ biết được hai vật thể đó gặp nhau ở đâu, vào thời điểm nào.

    Nhưng có một vấn đề em vẫn thắc mắc đó là giá cả có ảnh hưởng đến cung - cầu. Chẳng hạn như khi giá cà phê tăng cao theo lý thuyết thì lượng cung cà phê sẽ tăng lên và lượng cầu sẽ giảm xuống, cung - cầu sẽ cân bằng.

    Nhưng em quan sát trên thực tế thì khi giá cà phê tăng lên, lượng cung giảm xuống do người dân "găm hàng" với kỳ vọng giá tiếp tục tăng trong khi đó lượng cầu cà phê tăng lên do người mua tăng lượng mua do kỳ vọng giá tiếp tục tăng.

    Trên thị trường cổ phiếu em cũng quan sát thấy hiện tượng đó, khi giá giảm thì đột nhiên lượng cung tăng lên rất mạnh và lượng cầu sụt giảm hẳn đi.

    ReplyDelete
  18. @Duy Linh: Có 2 vấn đề liên quan đến ví dụ về thị trường cà phê mà em nói đến. Thứ nhất đây là mặt hàng có tỷ trọng xuất khẩu lớn nên demand/supply phải hiểu là của toàn thế giới chứ không phải chỉ trong nội bộ VN. Giá cà phê thế giới tăng, ví dụ vì hạn hán ở Brazil, thì supply toàn thế giới giảm mặc dù supply ở VN có thể tăng lên chút đỉnh.

    Vấn đề thứ 2, quan trọng hơn, là phân tích demand/supply trong textbook mà em đọc là phân tích tĩnh (static), trong khi ví dụ giá cà phê/chứng khoán mà em nói đến có liên quan đến expectation nên đúng ra phải dùng phân tích động (dynamic). Phân tích động (em có thể tham khảo một vài quyển advanced textbook) đòi hỏi phải giải một hệ phương trình vi phân và dùng phase diagram để phân tích dịch chuyển của các biến số. Để đơn giản em có thể vẫn dùng phân tích tĩnh nhưng coi expected price là một parameter có thể ảnh hưởng (shift) supply/demand. Như vậy hàm cung có thể sẽ shift sang trái nếu kỳ vọng giá tương lai cao hơn giá hiện tại, do đó làm giảm quantity supplied ở mức giá hiện tại.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.