Friday, December 10, 2010

Notional value


Một bạn đọc gửi cho tôi link tới
youtube video này về derivatives và hyperinflation của một tổ chức tên là LaRouchePAC. Nội dung chính của video cho rằng thế giới đang có một khoản nợ (debt) bằng derivatives giữa các banks với nhau trị giá "quadtrillion dollar" (một triệu tỷ), gấp hàng nghìn lần GDP toàn cầu. Tác giả video so sánh tình trạng hiện tại với nước Đức sau thế chiến thứ nhất và kết luận thế giới sẽ xảy ra hyperinflation nếu các ngân hàng đồng loạt settle số derivatives này.

Khoan hãy nói về chuyện hyperinflation, tác giả của video này có lẽ không hiểu bản chất của derivatives nên đã có một nhầm lẫn quan trọng. Số tiền "quadtrillion dollar" mà tác giả đó đề cập đến, cứ giả sử là đúng, thực ra là notional value của outstanding derivatives. Nó hoàn toàn không phải nợ và cũng không phải liablilties mà các ngân hàng tham gia vào thị trường này sẽ phải settle cho nhau ở một thời điểm trong tương lai. Notional value của một loại derivatives, dù là swap, options, hay forwards, chỉ là số tiền để các bên tham gia dựa vào đó tính ra settlement value cho nhau. Trị giá của settlement value thường rất nhỏ so với notional value và thường được offset qua lại nên net amount còn nhỏ hơn nữa.

Lấy ví dụ cụ thể thế này về interest rate swaps, một loại derivatives phổ biến nhất hiện nay (chiếm khoảng 70% tổng số giá trị outstanding derivatives toàn cầu). Giả sử Y đi vay $1b với lãi suất Libor+a%. Y lo ngại Libor sẽ tăng nên đến ngân hàng B ký một hợp đồng swap có notional value $1b, đồng ý sẽ trả cho B một mức lãi suất cố định f% trên tổng số notional amount đó. Đổi lại B sẽ trả cho Y Libor+b% và như vậy Y loại bỏ được rủi ro lãi suất cho khoản vay $1b của mình sẽ tăng. Trong điều kiện lãi suất bình thường và hợp đồng swap không quá dài, chênh lệch giữa f% và Libor+b% thường rất thấp, có thể chỉ vài chục basis points. Nghĩa là mặc dù số notional value là $1b, số tiền Y và B thanh toán cho nhau chỉ cỡ vài chục triệu, nhỏ hơn nhiều so với notional value.

Nhưng vẫn chưa hết. B sau khi ký swap với Y có thể sẽ đi "tái bảo hiểm" với một bên thứ ba T, nghĩa là ký một interest rate swap có notional value tương tự với T để T gánh bớt một phần rủi ro Libor sẽ tăng quá nhanh. Lúc này tổng notional value của cả 2 hợp đồng swap là $2b, nhưng net settlement value vẫn chỉ là chênh lệch giữa f% và Libor+b%. Nếu chuỗi swap này tiếp tục kéo dài, tổng số notional value của cả chuỗi sẽ tăng lên rất nhanh so với số $1b ban đầu. Trên thực tế, nếu B là một swap dealer/broker, net settlement value có thể rất gần zero trong khi notional value cực lớn. Chính vì vậy không một hệ thống accounting của quốc gia nào yêu cầu các ngân hàng/công ty phải đưa notional value của các outstanding derivatives vào balance sheets. Tất nhiên việc loại bỏ hoàn toàn derivatives ra khỏi balance sheets là một lỗ hổng và nhiều công ty lợi dụng điều này để che dấu rủi ro, nhưng qui định như vậy có logic của nó chứ không phải đó là accounting fraud như LaRouchePAC và nhiều người nhầm tưởng.

[Update (14/12): Một chi tiết quan trọng nữa tôi quên chưa đề cập đến trong phần trên về thị trường swap nói riêng và derivatives nói chung là vấn đề closing derivatives position. Khi Y muốn close hợp đồng swap ban đầu với B, có thể vì Y cho rằng rủi ro lãi suất tăng không còn nữa, Y và B không nhất thiết phải thanh lý hợp đồng ban đầu. Trên thực tế cách thức phổ biến để close một swap position là mở một position mới ngược với position ban đầu (điều này cũng đúng cho đa số các loại derivatives khác). Nghĩa là lúc này Y sẽ trả Libor+b% cho B còn B trả f% cho Y. Vì hai hợp đồng swap này hoàn toàn offset nhau nên không còn cashflow nào nữa giữa Y và B. Tuy nhiên trên sổ sách tổng số notional value sẽ là $2b mặc dù toàn bộ rủi ro và ý nghĩa kinh tế của cả hai hợp đồng đã được loại bỏ. Nên nhớ để close position ban đầu, Y không nhất thiết phải ký hợp đồng offset với B mà có thể ký với một bên thứ ba nào khác. Trong trường hợp này cashflow risk được loại bỏ nhưng vẫn còn credit risk.]

Lần sau nếu các bạn nghe ai đó nói về thị trường derivatives có trị giá trillions of dollar, hãy hỏi người đó xem anh ta có biết notional value là gì không đã. Thay vì bỏ thời gian ra xem những video vô bổ như vậy, hãy vào TED xem những chương trình vô cùng thú vị trên trang web này. Ví dụ video sau đây về shadow art, just amazing!



Update (14/12): Một nghiên cứu của BIS cho biết trên thị trường CDS mặc dù notional value giảm một nửa từ năm 2007 đến nay, trading volume không hề giảm mà thậm chí còn tăng. Điều này xảy ra vì các offseting positions được đóng lại để giảm bớt counter party/credit risk. Mặc dù notional value giảm một nửa nhưng total exposure có lẽ đã tăng, do đó ảnh hưởng/rủi ro của thị trường CDS vào hệ thống kinh tế/tài chính thế giới tăng lên.


4 comments:

  1. Cảm ơn anh, một bài giải thích quá chi tiết.

    ReplyDelete
  2. Chú ơi,settlement value mà lại quá nhỏ so với notional value à. Derivatives là để hedge , offset cho cái physical market nên cháu nghĩ nó cũng đâu phải là quá nhỏ đâu à. Nó vẫn là một khoảng đáng kể chứ ạ?

    ReplyDelete
  3. @Ngô Ngọc Vinh: Derivatives đa số để hedge lời/lỗ cho physical asset chứ không phải toàn bộ giá trị asset cho nên settlement value nhỏ hơn notional value nhiều. Ví dụ một hợp đồng futures trên CBOE có giá trị $1m thường có margin account nhỏ hơn 10%, nghĩa là trong lịch sử CBOE có kinh nghiệm rằng các khoản lời/lỗ của một hợp đồng futures thường nhỏ hơn 10%.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chú Giang Lê ơi,

      Con đang tìm tài liệu "tín dụng phái sinh, thực trạng và khả năng áp dụng tại Việt Nam". Chú giúp con với.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.