Chuyên gia Bùi Kiến Thành vừa có một đồng minh tại Mỹ. Trong một op-ed của WSJ, Andy Kessler cho rằng tăng lãi suất sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế. Nhưng khác với cơ chế mà ông Thành phân tích (supply side), Kessler cho rằng lãi suất tăng sẽ làm tăng aggregate demand vì... giá dầu và commodity sẽ giảm, gián tiếp giảm sức ép vào budget của người tiêu dùng. Ông Thành vẫn còn may chán vì chưa bị tặng cho danh hiệu "the foolish op-ed of the week" như Kessler.
Tuesday, March 22, 2011
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em thấy ở Úc, sau khi RBA tăng lãi xuất vào tháng 10/2009, người ta lại đi mua nhà nhiều hơn. Ngoại trừ lúc đó nới lỏng chính sách cho người nước ngoài mua nhà, em nghĩ người ta đi mua nhà là do tâm lý nữa. Cứ để lãi xuất quá thấp và quá lâu, con người sẽ thấy là chẳng gì phải vội, nhưng khi vừa tăng lãi xuất, người ta sẽ có tâm lý bi lỡ nhịp và phải hành động.
ReplyDeleteEm cũng có một ý kiến không liên quan lắm tới topic này. Các anh thường nói phải tăng tỷ giá USD/VND, sẽ tốt cho xuất khẩu, giảm thâm hụt. Nhưng có lẽ đây đâu phải là giải pháp. Nếu theo dõi tỷ giá USD/CHF, nó xuống quá thấp, nhưng sao xuất khẩu của Thụy Sỹ vẫn tốt, tháng sau cao hơn tháng trước.
Xuất khẩu Thụy Sỹ không bị giảm khi đồng franc Thụy Sỹ tăng giá có phải do hàm lượng giá trị gia tăng của hàng hóa Thụy Sỹ cao không ạ?
ReplyDeletenếu 2 hàng hóa ngang nhau về mức độ thỏa dụng thì giá cả mới có tính quyết định....hàng Viet nam chất lượng cao thường ai cũg cug cấp dc, nên nó mới vậy @@
ReplyDelete@Anonymous (Mar 22): Chính sách tiền tệ có độ trễ, thị trường bất động sản của Úc bắt đầu chựng lại từ giữa năm ngoái, bây giờ giới agent nói đang là buyers' market. Ngoài ra phải kể đến chính sách trợ giúp của chính phủ Úc cho thị trường này sau khi GFC xảy ra (giảm stamp duty, first home buyer credit...). Khi những chính sách này sắp chấm dứt sẽ tạo ra spike trong market vì người dân tranh thủ mua khi vẫn còn được subsidy, tác động này còn mạnh hơn tác động lãi suất. Ở Mỹ cũng tương tự như vậy.
ReplyDeleteTác động của tỷ giá vào cán cân thương mại cũng có độ trễ. Người ta nói nhiều đến J-curve effect, rất chính xác trong trường hợp CHF tăng giá, i.e. thặng dư tăng lên trong ngắn hạn vì valuation effect. Ngoài ra cũng phải cẩn thận khi nói về quan hệ tỷ giá-XNK vì đúng ra phải dùng real (effective) exchange rate chứ không phải nominal. Thụy sĩ luôn có lạm phát thấp nên real exchange rate trên thực tế không hẳn đã có big appreciation nếu xét trên quan điểm trade balance.
Em đồng ý với anh về chính sách trợ giúp của chính phủ. Nhưng kể cả bây giờ, giá nhà trong bán kính 30 km ở Sydney, Melbourne... đều tăng chóng mặt. Giới agent nói là buyers' market, không biết có phải là chiêu marketing không.
ReplyDeleteEm thấy là bây giờ, hầu như nhà bán đều đề Auction chứ không đề giá. Thoạt nhìn thì thấy người mua là người quyết định giá bán. Nhưng chiêu Auction tràn lan này, thường sử dụng khi giá nhà rất cao. Và thường thì người mua đều phải mua giá đắt.
Lạm phát của Mỹ khoảng thời gian gần đây cũng có cao đâu ạ. Trong khi USD Index từ giữa năm 2010 đến nay, liên tục đi xuống, mà Trade Balance không khá hơn.