Bạn Anonymous (Mar 21 1:06AM) trong entry trước thắc mắc về tác động của đổi tiền vào nền kinh tế. Đúng ra "đổi tiền" ở đây phải hiểu là "đổi tiền kiểu thời bao cấp 70-80 ở VN" để phân biệt với các hình thức "đổi tiền" (currency reform) khác trên thế giới. Ví dụ lần "đổi tiền" lớn nhất trong lịch sử nhân loại diễn ra năm 1999 khi 11 nước châu Âu chuyển sang sử dụng đồng euro hay như Nga chuyển sang đồng rúp mới năm 1998 thay cho đồng rúp của Liên xô cũ. Những lần đổi tiền như vậy về bản chất chỉ là thay một đồng tiền mới cho một đồng tiền cũ, có thể thay đổi con số biểu kiến trên tờ tiền (redenomination) nhưng về cơ bản không làm thay đổi wealth của người giữ tiền.
Đổi tiền ở VN trước đây (và ở North Korea năm ngoái) ngoài việc thay đổi hình thức của tờ tiền và denomination (vd 100 đồng cũ bằng 1 đồng mới) còn có tác động vào wealth thông qua việc hạn chế số lượng và thời gian người dân được đổi từ tiền cũ sang tiền mới. Nói một cách "trần trụi" là nhà nước "tịch thu" một phần của cải của người dân trong những lần đổi tiền như vậy, hay nói "văn hoa" hơn là nhà nước đánh một loại thuế một lần vào những người giữ nhiều tiền mặt.
Ở đây tôi không bàn về tính đúng/sai hay hợp pháp/không hợp pháp của cách thức đổi tiền này. Xét về tác động kinh tế đó là một negative demand shock vì người dân bị mất một lượng của cải mà đáng ra họ có thể dùng để chi tiêu. Mặc dù nhà nước "đánh thuế" nhưng sắc thuế này không làm thay đổi current budget mà chỉ là một dạng restropective tax, nghĩa là để bù đắp cho thâm hụt trong quá khứ.
Về supply side, nền kinh tế cũng bị negative shock vì một lượng liquidity lớn bị rút khỏi lưu thông. Nên nhớ lý do quan trọng nhất mà chính phủ quyết định đổi tiền kiểu này là để chống siêu lạm phát nên mục tiêu của đổi tiền là rút bớt liquidity (ngày xưa các bác NHNN đã là học trò của Milton Friedman :-)). Khi cả AS và AD đều giảm thì kinh tế sẽ suy thoái hoặc chí ít tăng trưởng chậm lại. Nếu AS giảm nhanh hơn AD như những lần đổi tiền trước ở VN và lần vừa rồi ở North Korea, lạm phát sẽ tăng trở lại. Hơn nữa khi kinh tế suy giảm, thu ngân sách sẽ giảm và thâm hụt càng nặng thêm, do đó khả năng in tiền để chính phủ chi tiêu càng cao, nghĩa là mục tiêu đổi tiền để chống lạm phát sẽ thất bại.
Tuy nhiên không phải tất cả các lần đổi tiền để chống lạm phát trên thế giới đều thất bại. NPR có một podcast rất thú vị về lần đổi tiền của Brazil năm 1994. Chỉ trong vòng 6 tháng Brazil đã chấm dứt được siêu lạm phát (lúc đỉnh điểm lên đến 80%/tháng) bằng một kế hoạch đổi tiền "vô tiền khoán hậu" trong lịch sử kinh tế thế giới. Một ngày nào đó biết đâu bài học này của Brazil lại có ích cho VN.
em không biết post câu hỏi này ở phần nào cho hợp lý. Mong bác Giang và mọi người giúp em câu hỏi này.
ReplyDeletehttp://cafef.vn/20110324071512179CA36/chung-chi-luu-ky-toan-cau-cua-hagl-duoc-niem-yet-tren-san-london.chn
Theo đường link trên thì công ty cp hoàng anh gia lai sắp niêm yết chứng chỉ lưu ký toàn cầu trên sàn luân đôn. Vậy bác Giang và các bạn cho em hỏi, chứng chỉ lưu ký là cái gì? làm sao huy động vốn qua chứng chỉ lưu ký này? em có search google nhưng đọc không hiểu do trình độ tiếng anh có hạn. hic. thanks mọi người
Luân Nguyễn
Cái này bạn nên tìm trên web, nhiều lắm. Chẳng hạn link này http://tintuc.xalo.vn/00-261350290/Chung_chi_luu_ky_Can_mot_quan_diem_chinh_thuc.html
ReplyDelete@Luân Nguyễn: Link của bạn Han bên trên giải thích rất rõ, bạn thử tham khảo xem sao.
ReplyDelete@Han: Thank.
Đây là câu hỏi theo con nghĩ mọi người chưa từng trải qua cảm giác đợt đổi tiền ở việt nam (nếu sống lâu năm thì đã bị rồi)rất khó hình dung. Đổi tiền chỉ xảy ra khi nào? chú Giang cũng đã từng trải, cảm giác của chú lúc nhận tiền mới thế nào ạ? người dân có phản ứng gì nhiều không chú?
ReplyDeleteChào anh Giang, anh có thể cho em hỏi về tìm số liệu tăng trưởng tín dụng của Mỹ và Úc hàng năm không ah? Theo anh thì nguyên nhân nào buộc tốc độ tăng trưởng tín dụng tại VN phải cao như vậy ( tối thiểu 20%/năm) và những hệ lụy của nó tới nền kinh tế? Cảm ơn anh.
ReplyDelete@NGUYEN HONG HAI: IFS có số liệu về credit của tất cả các nước. Nếu em ở một university nước ngoài thì nhiều khả năng library của trường có IFS subscription. Còn ở VN hình như IMF cho free access vào các database của họ. Ngoài ra em có thể search trực tiếp trên website của Fed (FRED của St.Louis Fed) và RBA. OECD website cũng có số liệu nhưng hình như phải trả tiền.
ReplyDeleteVN đang trong giai đoạn catching up, nghĩa là một nền kinh tế từ chỗ không có commercial banking và credit system phát triển đến một mô hình financial intermediation như các nước phát triển. Bởi vậy credit growth sẽ phải cao hơn các nước đã đạt đến giai đoạn ổn định. Em cứ tưởng tượng những SME trước kía chưa từng biết vay ngân hàng thế nào bây giờ có điều kiện cho vay thì sẽ làm tổng tín dụng tăng trưởng rất nhanh.
Trong giai đoạn catching up này nếu năng lực sản xuất tăng kịp với tốc độ tăng aggregate demand và/hoặc credit từ nước ngoài chảy vào dưới dạng hàng hóa thì sẽ không gây ra lạm phát. Nếu số credit mà nền kinh tế hấp thụ được sử dụng hiệu quả thì về lâu dài năng lực sản xuất sẽ tăng lên đủ để support cho số nợ mà nền kinh tế đã gánh thêm. Còn không nhà nước sẽ phải monetize số nợ (của mình và các con nợ tư nhân) thông qua inflation tax, hoặc trong một số trường hợp là tuyên bố vỡ nợ. Trong cả hai trường hợp read debt và real credit growth đều sẽ giảm.
@Anonymous (Mar 25): Tôi chưa "già" như bạn nghĩ đâu :-) Thời đổi tiền 1985 tôi còn đang là học sinh phổ thông, tuy nhiên vẫn không thể quên được cái "không khí" của đêm trước ngày đổi tiền. Cả thành phố SG lúc đó như một tổ ong, người dân chạy ngược xuôi đi mua bất kỳ cái gì có thể vì không biết sáng hôm sau sẽ được đổi bao nhiêu tiền. Những gia đình nghèo tối hôm đó bỗng dưng được họ hàng, bạn bè, hàng xóm giàu có quan tâm hết mức vì họ đến nhờ cầm giúp một ít tiền mặt đổi cho họ. Rồi cũng xuất hiện các dịch vụ đổi tiền hộ, thường là các shop buôn bán nhỏ có quan hệ với cán bộ phường (cũng có thể có các dịch vụ lớn nhưng tôi không biết).
ReplyDeleteSáng hôm đổi tiền sau khi thông tin được công bố trên đài phát thanh, nhiều cơ quan trường học đóng cửa để cán bộ công nhân viên về phường đăng ký đổi tiền. Học sinh bọn tôi được nghỉ học thì sướng chứ cũng chẳng có tiền đâu mà đổi, thời đó ai đi học mà có vài chục đồng trong túi là loại khá giả rồi (đủ mua một vài ly chè hay một cặp vé xem phim).
Vài ngày sau đó mọi người cũng háo hức xem những tờ tiền mới đầu tiên, đặc biệt là những đồng tiền có mệnh giá to nhất. Một tác động khá lớn sau những ngày đổi tiền là nền kinh tế bị thiếu tiền lẻ nghiêm trọng, nếu di chợ mà đưa tiền có mệnh giá lớn ra là có khả năng không mua được hàng. Lý do là các điểm đổi tiền chỉ có tiền chẵn vì dễ đổi và dễ vận chuyển. Phải 1-2 tháng sau vấn đề thiếu tiền lẻ mới dịu đi.
Gia đình tôi không bị ảnh hưởng gì vì giới hạn đổi tiền, nhưng tôi biết một số người khá hận về việc bị mất một số tài sản. Tôi có một người bạn sau khi đổi tiền một thời gian cầm những tờ tiền cũ vào phân phát cho bạn bè trong lớp vì không đổi được. Gia đình cậu này sau đó đi vượt biên và có lẽ không ít người đã ra đi vì mất hết hi vọng vào tương lai.
Một điều nữa tôi cũng nhớ khá rõ là lạm phát quay lại rất nhanh. Thời điểm đổi tiền 1 đồng mới bằng 10 đồng cũ, nhưng chỉ sau vài ngày giá đã tăng lên gấp đôi gấp ba nếu tính theo tiền cũ. Tôi nhớ giá vàng chỉ khoảng 6 tháng sau đã quay về mức giá nếu tính theo tiền cũ. Đợt đổi tiền năm 1985 là một thất bại nặng nề cho những người hoạch định chính sách VN thời đó. Nó để lại một vết sẹo lớn trong xã hội đến mức bây giờ "đổi tiền" trở thành một cụm từ vô cùng nhạy cảm, đồng nghĩa với tước đoạt, bế tắc, khủng hoảng, siêu lạm phát. Tôi không nghĩ chính phủ VN hiện nay sẽ "đổi tiền" như thời 1985, cái giá phải trả quá đắt.
Em cũng nghe Ba Má kể về chuyện đổi tiền năm đó, trong đó có chuyện người có tiền cũ muốn đi đổi mà đổi không được, vì đông quá, và đáp ứng không kịp. Rồi những ngày sau đó đem tiền đi chợ thì Má em về nhà gần như tay trắng, ăn cơm với rau luộc (hái ngoài vườn...nhưng kể ra cũng còn may) vì xài tiền toàn mệnh giá lớn không, người ta kiếm đâu ra tiền mà trả cho mình...
ReplyDeleteNước mình mắc phải một số vấn đề (mà em nghĩ không chỉ riêng nước mình) đó là vấn đề hội nhập (kinh tế, văn hóa, chính trị...) và tiếp thu cái hội nhập đó. Ví dụ như, một nền kinh tế mới bước ra khỏi chiến tranh (1975) và bắt đầu tái thiết, việc tái thiết được thực hiện dựa trên tiếp thu, học hỏi từ nước ngoài. Phải nói rằng, trong cùng thời điểm đó, nước ngoài đã và đang có thành tựu rất đáng kể về kinh tế...Mình tiếp thu là cần thiết nhưng mọi chuyện lại diễn ra nhanh quá, trong khi kiến thức, tầm nghiên cứu, khả năng hấp thụ, đặc biệt là kỹ năng của những nhà điều hành còn hạn chế nên nền kinh tế dễ vướng mắc nhiều vấn đề (lạm phát, lãng phí...), mà khi vướng vấn đề đó thì không biết giải quyết như thế nào. Vì sao? lúc đó có được mấy người nghiên cứu kinh tế và ứng dụng để giải quyết? Có được mấy người đi sâu vào giải quyết được vấn đề? làm gì có nhiều phương tiện thông tin đại chúng như bây giờ để tiếp cận, học hỏi, và tư vấn...Không chỉ hồi đó, mà em nghĩ bây giờ mình cũng mắc những thứ tương tự. Đó là hệ quả của nền kinh tế phát triển và hội nhập nhanh (dù rằng có nhiều điểm tích cực...). Em chỉ tức một điều đến bây giờ em mới nhận ra điều này, hồi đó đi học thì mấy vị giảng viên cứ giảng suôn kiểu như "nền kinh tế nước ta phát triển nóng nên mới mắc các vấn đề lạm phát, tỷ giá..." mà chẳng liên hệ thực tế hay giải thích gì thêm, sinh viên đọc xong không hiểu gì, mà vẫn phải học thuộc, để khi vô thi viết vô bài làm, anh nào không viết điểm kém gáng chịu...Mà thôi, chắc ở đâu cũng vậy...cố gắng học hỏi cho riêng mình là tốt nhất...
PS: em rất thích đọc blog của anh, bổ ích, ý kiến đa chiều...em nghĩ em sẽ dành thời gian để viết blog...hy vọng ngày nào đó xuất bản và có được sự chú ý, tham gia trao đổi với mọi người, trong đó có anh...^ ^
Chú Giang có nghe nói luật trưng thu tài sản năm 2008 không? Chẳng biết có liên quan gì đến các chính sách hiện nay của Chính phủ hay không. Một điều bất ngờ nữa là xăng lại tang giá nữa rồi chú ới
ReplyDelete@ Anonymous March 29, 2011 1:16 AM:
ReplyDeleteVấn đề của VN không phải hội nhập nhanh và do năng lực và nhận thức của lãnh đạo.
Tất cả người dân đều có trách nhiệm cống hiến cho đất nước. Trong thời chiến, đất nước cần quan võ lãnh đạo. Khi chiến tranh đi qua, đất nước cần được dẫn dắt bởi quan văn để phát triển. Như vậy mọi người đều được đóng góp sự phát triển của đất nước theo khả năng và theo từng thời kỳ.
Nhưng ở VN và những nước theo khổng giáo, đất nước là món quà cho kẻ thắng trận.
Hãy xem những gì Washington và các nhà lập quốc đã làm gì cho nước Mỹ.
@Anonymous (Mar 29, 10:57AM): Tôi không biết luật này, nhưng tôi không nghĩ nó có liên quan gì đến những chính sách hiện nay.
ReplyDelete@Anonymous (Mar 29, 8:17PM): "Nhưng ở VN và những nước theo khổng giáo, đất nước là món quà cho kẻ thắng trận." Tôi nghĩ cái truyền thống này đã chấm dứt ở Nhật và Hàn quốc, nó cũng đang lan dần ra châu Á. Hi vọng sẽ đến VN một ngày không xa.
X: nói đến negative shock, bác Giang có thể nói thêm negative shock ảnh hưởng như thế nào đến corporate sector, banking sector và government được không ah? Cảm ơn anh
ReplyDelete@Anonymous (Nov 7): thời đổi tiền ngày xưa VN đã làm gì có corporate sector với banking sector để có ảnh hưởng :-) Còn trong nền kinh tế hiện nay thì bất kỳ negative shocks nào cũng làm giảm cả AD lẫn AS như tôi viết bên trên, do đó profit của corporate sector sẽ giảm, banking cũng vậy. Government deficit sẽ tăng vì revenue giảm và spending tăng.
ReplyDelete