Monday, April 18, 2011

Auditor


Auditing và credit rating những hoạt động dựa vào uy tín. Mặc dù những gì auditor/CRA đưa ra (i.e. kết luận về annual report hay credit rating của các công ty) có ý nghĩa rất quan trọng cho investors và owners nhưng họ không chịu trách nhiệm về những sai sót của họ, ngoại trừ nếu họ cố tình đồng lõa với doanh nghiệp cung cấp thông tin sai ra public. Tuy nhiên cả auditor lẫn CRA trong thời gian gần đây ở Mỹ và các nước phát triển đã/đang bị chỉ trích rất nặng nề. Nhiều vụ corporate scandals (Enron, Lehman, Madoff) đã làm một số auditor/CRA mất mặt (và chắc cũng mất nhiều khách hàng), thậm chí bị đóng cửa như Arthur Andersen.

Vậy nhưng trong những corporate scandal ở VN gần đây (e.g. Vinashin, ALC2) báo chí và công luận hầu như không "kêu ca/thắc mắc" gì về vai trò của các auditor. Tất nhiên trách nhiệm chính vẫn là ban lãnh đạo các công ty đó, rồi đến các regulator/supervisory bodies, tuy nhiên không thể không nhắc đến auditor. Chí ít báo chí cũng nên "khui ra" tên tuổi của các auditor liên quan để các nhà đầu tư "cảnh giác" khi họ lại thấy những auditor đó xuất hiện trên các bản cáo bạch/annual report khác. Đây là một bước đơn giản nhất giúp nâng cao minh bạch hóa thông tin và cũng là hình thức "răn đe" các auditor.


Update (24/06): "Last month, Deloitte quit as auditor of Longtop Financial Technologies after working on the company's books for six years, citing "recently identified falsity" in their finances. ... Ernst & Young was named in two class action lawsuits over its work on Sino-Forest, the Toronto-listed company accused by short-seller Muddy Waters of accounting fraud. " - Source: Reuters.


22 comments:

  1. em cũng có lần nghĩ đến những sai phạm liên quan đến việc thông đồng giữa công ty kiểm toán và công ty cổ phần. Đơn cử trường hợp này thôi, tại sao kiểm toán là một dịch vụ trả phí mà sao nhân viên kiểm toán khi đi kiểm toán các công ty lại được o bế, năn nỉ hay quà cáp đến thế...Còn nếu nói về kiểm toán chi phí thì thôi khỏi nói, chả hiểu kiểm toán chi phí (giá vốn, quản lý, dự phòng, tài chính) kiểm kiểu gì nữa...

    ReplyDelete
  2. Chắc là kiểm toán là người chỉ có mỗi việc ký tên dưới dòng chữ" tình hình tài chính lành mạnh" :)

    ReplyDelete
  3. Bài này anh viết rất hay về auditor, nếu anh không nhắc chắc mọi người cũng quên đi trách nhiệm của các auditor mà chỉ focus vào các sai phạm của các cty. Khi nào free, anh có thể viết một bài về các auditor tại VN được không nhỉ.hjhjhj

    ReplyDelete
  4. Chú ơi, cháu được biết kiểm toán viên hợp nhất của Vinashin là KPMG đấy! Thế nhưng một thực tế là trên báo cáo kiểm toán của Vinashin, KMPG đã đưa ra ý kiến ngoại trừ trong những khoản mục rất trọng yếu nhưng có vẻ nhưng chả có ai để tâm cả chú ạ. Thêm vào đó, KPMG ko hề kiểm toán cả tập đoàn mà chỉ làm hợp nhất, còn hàng trăm công ty con của Vinashin do rất nhiều công ty kiểm toán local làm, KPMG chỉ hợp nhất trên số liệu đã kiểm toán của các cty ấy thôi. Vì vậy trong trường hợp này khó có thể đổ lỗi cho KPMG được

    ReplyDelete
  5. Bài này hay quá anh Giang ạ! Cảm ơn tác giả!

    ReplyDelete
  6. Trời ạ, có lẽ người đọc chỉ chú ý đến cái bảng CĐKT và BCKQKD mà không đọc ý kiến ý kiến kiểm toán có mục ngoại trừ to đùng. Vụ ALC2: Kiểm toán trích dự phòng khủng từ mấy năm trước rồi, ý kiến ngoại trừ và thư quản lý trên BC tài chính của VBARD cũng mấy năm rồi. Nhưng vấn đề là cả ALC2, VBARD có công bố rộng rãi đâu

    ReplyDelete
  7. @Anonymous (Apr 27): Rất cám ơn bạn đã "tiết lộ" tên auditor của Vinashin :-)

    Tôi không có ý định đổ lỗi cho KPMG, có muốn cũng không được vì thế nào họ chẳng có disclaimer to đùng trong báo cáo kiểm toán của mình. Tuy nhiên như đã nói ở trên, nếu tôi là một investor (hay regulator) thì lần sau nhìn thấy tên KPMG trên annual report của một công ty lớn ở VN tôi sẽ phải "cảnh giác" hơn. Dù sao đi nữa họ cũng đã "liên đới" đến một corporate scandal lớn nhất trong lịch sử VN cho đến thời điểm này.

    Việc KPMG có qualified opinions hay họ chỉ kiểm toán trên consolidated account cũng không giúp tôi tin tưởng họ hơn. Tuy nhiên thông tin này của bạn,cũng như thông tin về ACL2 mà bạn Anonymous (Apr 28) cung cấp, nếu chính xác sẽ là một scandal mới nếu báo chí khai thác được.

    @Anonymous (Apr 28): Nếu ALC2 và VBARD không phải public company thì không cần công bố rộng rãi báo cáo tài chính. Nhưng HĐQT, dại diện cho chủ sở hữu (nhà nước), phải đọc report và có action khi thấy kiểm toán có ý kiến. Nếu những người này không có trình độ hoặc cố tình lờ đi thì kiểm toán cần disassociation với ACL2 chứ không phải cứ tiếp tục nhận làm kiểm toán và phủi tay trách nhiệm của mình. Về mặt pháp lý họ không có trách nhiệm nhưng tôi vẫn muốn công khai tên tuổi của kiểm toán để dư luận phán xét.

    ReplyDelete
  8. Tôi nêu ra thêm một trường hợp nhà đầu tư cần cẩn thận với kiểm toán của một Big4: Ernst & Young Việt Nam.

    Ernst & Young Việt Nam kiểm toán cho công ty Dược Viễn Đông (mã ck: DVD).

    Theo UBCKNN, Chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Dược Viễn Đông ông Lê Văn Dũng cùng một số đối tượng đã lập ra nhiều công ty do người trong gia đình và bạn bè đứng tên làm lãnh đạo nhưng thực chất việc kinh doanh do Lê Văn Dũng chỉ đạo thực hiện để kinh doanh lòng vòng, tạo doanh thu ảo cho DVD; cung cấp một số thông tin không đúng thực tế, như về các hợp đồng có giá trị lớn, doanh thu của DVD... nhằm chào bán cổ phiếu của DVD ra công chúng và hỗ trợ đăng ký niêm yết cổ phiếu DVD trên HoSE.

    Không rõ trên thế giới có tiền lệ cổ đông công ty kiện công ty kiểm toán ra tòa vì đã "bao che" cho hành vi "đánh lừa" nhà đầu tư của ban điều hành công ty không?

    ReplyDelete
  9. Ngày xưa tôi làm cho Agribank thì tôi biết được PricewaterhouseCoopers kiểm toán cho Agribank. Còn bây giờ thì không biết, với lại không quan tâm nên chẳng hỏi thăm làm gì, chắc cũng chẳng đâu xa, người Nga có câu quả táo chẳng lăn ra xa gốc táo mà :)

    ReplyDelete
  10. @Duy Linh & Anonymous (Apr 29): vậy là 3/4 Big 4 đã dính dáng vào các vụ scandal lớn ở VN :-(

    ReplyDelete
  11. Nói về ALC2 thì có Bảo hiểm Bảo Minh (Mã: BMI) cũng gửi vào đó không ít tiền và Delloit là kiểm toán của BMI :)

    Wy.

    ReplyDelete
  12. Tôi xin chia sẻ một số điều mình biết về vụ Vinashin - KPMG như sau:

    Trách nhiệm của kiểm toán là đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính do Công ty lập, tức là chỉ đưa được ý kiến chứ ko có power trong việc điều chỉnh báo cáo tài chính đấy theo ý kiến của mình. Trường hợp của Vinashin, nếu đọc hết phần ý kiến kiểm toán (10 trang), thì KPMG đã đưa ý kiến disclaimer (ko chấp nhận toàn phần) với hầu hết các khoản mục trọng yếu trên báo cáo tài chính của Vinashin: Doanh thu, giá vốn, hàng tồn kho, lãi vay.....Việc này có thể được hiểu nôm na rằng KPMG đã đưa ra ý kiến: Báo cáo tài chính của Vinashin mà các vị đang đọc chẳng có giá trị gì đâu.
    KPMG biết Vinashin làm sai, báo cáo tài chính không chính xác nhưng scope of work và trách nhiệm của KPMG chỉ là đưa ý kiến mà thôi, mà phần ý kiến này được công bố hay ko lại là quyền của BGĐ Vinashin.

    ReplyDelete
  13. em hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bạn Tuấn Nguyễn. Trách nhiệm về các con số trên báo cáo tài chính này của BGD Vinashin, còn ý kiến kiểm toán đưa ra trên báo cáo này mới là của KPMG, nếu đọc hết các ý kiến kiểm toán này thì sẽ thấy rằng KPMG đưa ra ý kiến ngoại trừ trên hầu hết các khoản mục trọng yếu, người đọc báo cáo này phải hiểu được các khoản mục đó bị kiểm toán đưa ra ý kiến ngoại trừ rồi chứ, không thể chỉ đọc cái báo cáo rồi nói rằng kiểm toán rồi mà số liệu như thế đươc.

    ReplyDelete
  14. @Tuan Nguyen & Anonymous: Tôi biết các auditors không bao giờ chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của mình. Tuy nhiên KPMG, giả sử đã biết tình hình kinh doanh tồi tệ và hệ thống kế toán gian dối/sai sót của Vinashin trong vài năm trước, vẫn tiếp tục nhận tiền của Vinashin để công ty này đi rêu rao họ được một trong các big four kiểm toán thì tôi nghĩ về mặt ethics KPMG không hoàn toàn "clean".

    Giả sử vài năm trước KPMG resign không nhận kiểm toán cho Vinashin nữa thì đó sẽ là một "big corporate scandal" và sẽ có nhiều người đặt dấu hỏi về công ty này. Tôi nghĩ một auditor có trách nhiệm nếu bị liên quan đến một vụ như Vinashin ít nhất cũng cảm thấy áy náy chứ không phủi tay nói scope of works của tôi chỉ đến thế. Bởi vậy tôi mong muốn báo chí VN khi viết về Vinashin (và các vụ tương tự) nêu rõ tên của auditor.

    ReplyDelete
  15. Minh họa cho ý kiến của anh Giang bằng một phát biểu của ông Phạm Thanh Bình vào tháng 10/2008 khi Vinashin chuẩn bị vay trái phiếu quốc tế
    http://cafef.vn/20081011075311632CA36/von-vay-lon-vinashin-co-tra-duoc-no.chn

    Ông Bình cho biết, Vinashin đã tái chỉ định Công ty TNHH KPMG, một trong những công ty tư vấn toàn cầu, làm đơn vị kiểm toán về hoạt động sản xuất trong năm 2008. Hợp đồng kiểm toán giữa hai bên đã được ký tại Hà Nội vào sáng ngày 10/10/2008.

    Kết quả kiểm toán năm 2007 của Vinashin được KPMG đánh giá như thế nào?

    Theo đánh giá của KPMG thì năng lực tài chính của Vinashin có nhiều thay đổi và được đánh giá tốt. Với mục đích trở thành một tập đoàn lớn, đẳng cấp quốc tế, có khả năng tài chính lành mạnh, việc bổ nhiệm KPMG làm đơn vị kiểm toán khẳng định cam kết của Vinashin tuân theo các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

    Bên cạnh việc thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính, KPMG còn giúp Vinashin thực hiện quản trị rủi ro và quản lý tài chính doanh nghiệp dựa trên các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế. Việc làm này sẽ giúp Vinashin minh bạch trong các vấn đề tài chính, để đi ra thị trường vốn quốc tế.

    Được kiểm toán quốc tế đánh giá tốt về tài chính cũng như hoạt động, Vinashin hoàn toàn có thể tự phát hành trái phiếu ra thị trường vốn trong nước và quốc tế không khó khăn lúc này.

    Sau khi có kết quả kiểm toán năm 2006 thì Vinashin đã phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế và huy động 600 triệu USD để phục vụ đầu tư cho sản xuất kinh doanh.

    Nay đã có kết quả kiểm toán của năm 2007 và Vinashin dự kiến đầu năm 2009 sẽ phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế thu hút 400 triệu USD nữa để tiếp tục đầu tư các dự án. Nếu kết quả kiểm toán không tốt thì chắc chắn không thể huy động được vốn lớn trên thị trường quốc tế.

    ReplyDelete
  16. 1. Tôi biết các auditors không bao giờ chịu trách nhiệm về kết quả kiểm toán của mình --> Câu này thể hiện tác giả có nhận thức khá hạn chế khi sử dụng BCTC và hiểu biết về kiểm toán cũng như vai trò của kiểm toán đối với BCTC? Trách nhiệm mà tác giả đề cập ở đây là trách nhiệm gì: trách nhiệm giải trình, trách nhiệm bồi thường với người sử dụng BCTC, hay trách nhiệm pháp lý đối với cơ quan quản lý nhà nước và đó là cơ quan nào? "Đơn vị được kiểm toán (khách hàng) và các bên sử dụng kết quả kiểm toán phải có những hiểu biết cần thiết về mục tiêu và nguyên tắc cơ bản chi phối kiểm toán báo cáo tài chính trong quá trình phối hợp công việc với công ty kiểm toán và kiểm toán viên cũng như khi xử lý các quan hệ liên quan đến các thông tin đã được kiểm toán".
    Thứ 1, người sử dụng BCTC kiểm toán thường chỉ đọc số liệu trên BCĐKT và KQHĐKD mà bỏ qua phần rất quan trọng là trang ý kiến kiểm toán và Thuyết minh về chính sách kế toán đang được BGĐ áp dụng. Trên 2 trang này, kiểm toán viên đã giải trình những lý do tại sao BCTC của doanh nghiệp không trung thực và hợp lý và đưa ra con số ước tính có thể nếu như áp dụng đúng các chuẩn mực và nguyên tắc kế toán được áp dụng chung tại VN.
    Thứ 2, trách nhiệm giải trình về các số kliệu tại các trang BCTC và thuyết minh thuộc về BGD công ty. Kiểm toán viên chỉ có trách nhiệm giải trình liên quan đến ý kiến của kiểm toán. Nếu không set ra trách nhiệm rõ ràng giữa 2 bên như vậy thì không bao giờ tồn tại dịch vụ kiểm toán bởi công ty kiểm toán và kiểm toán viên luôn phải chịu trách nhiệm trước những gì doanh nghiệp tạo ra.
    2. Tình hình kinh doanh tồi tệ và hệ thống kế toán gian dối/sai sót của Vinashin trong vài năm trước  Vấn đề phán xét này thuộc về các cơ quan hành pháp và tư pháp, kiểm toán viên không có thẩm quyền để phán xét những vấn đề trên. Ngoài ra, việc sai khác về số liệu cũng có nhiều nguyên nhân do sự phức tạp của giao dịch chưa có hướng dẫn rõ ràng, do hệ thống quản trị kém, …. Họ chấp nhận ký vào BCTC có ý kiến kiểm toán có nghĩa là họ đã chấp nhận fully disclose toàn bộ những vấn đề trên tới người đọc.
    vẫn tiếp tục nhận tiền của Vinashin để công ty này đi rêu rao họ được một trong các big four kiểm toán  Đây là nhận xét thiếu khách quan, vô căn cứ và không có giá trị thông tin khi tranh luận mà có tính chất cá nhân duy ý chí!

    ReplyDelete
  17. @Duy Linh: Thanks, just in time :-)

    @Anonymous (June 15):
    1. Tôi nói "trách nhiệm" ở đây giống như khi Thủ tướng nhận "trách nhiệm" trước Quốc hội thôi. Còn trách nhiệm dân sự (i.e. bồi thường thiệt hại) thì cứ để cho Credit Suisse và các chủ nợ khác tìm hiểu, trách nhiệm hình sự (i.e. KPMG có thông đồng hay tắc trách hay không) thì để cơ quan chức năng làm việc. Những dạng "trách nhiệm" như vậy KPMG hay các auditors khác có muốn tránh cũng không được.

    2. Tôi viết như vậy vì 2 lý do: thứ nhất là bạn Tuan Nguyen viết: "KPMG biết Vinashin làm sai, báo cáo tài chính không chính xác nhưng...", tôi assume bạn Tuan Nguyen là insider, chí ít đã được nhìn thấy 10 trang ý kiến của kiểm toán mà đa số dân thường như tôi không có điều kiện tiếp cận.

    Thứ hai, chẳng cần đền big four, một người có khả năng tiếp cận sổ sách/thông tin kinh doanh đủ sâu như các kiểm toán viên chắc chắn đã thấy được Vinashin đang trên bờ vực thẳm từ mấy năm trước. Không nói đâu xa, Fulbright VN dù không có nhiều thông tin như auditor đã nhiều lần cảnh báo về sự sụp đổ của Vinashin vài năm trước đây, chứng tỏ rủi ro kinh doanh của Vinashin không quá khó để nhận ra.

    Ở đây cần làm rõ, tôi không nói KPMG hay các auditors phải cảnh báo rủi ro kinh doanh của khác hàng (chí ít không cảnh báo publicly), scope of works và confidentiality agreements không cho phép KPMG lên tiếng. Tuy nhiên tôi mong muốn các auditors có trách nhiệm khi thấy khách hàng của mình đang làm những điều sai trái thì phải resign khỏi vị trí kiểm toán cho khách hàng đó. Đây không phải yêu cầu pháp lý mà thuộc về phạm trù ethics. Tất nhiên quan điểm về ethics của mỗi người một khác, nhưng tôi đã từng thấy những vụ auditor resign ở nước ngoài và đó thực sự là những corporate scandals.

    3. Như bạn Duy Linh bên trên đã chỉ ra bằng chứng, việc Vinashin sử dụng uy tín của KPMG là có thật. Thực ra khi tôi viết như vậy tôi chưa biết thông tin của bạn Duy Linh, nhưng không hẳn là tôi không có căn cứ. Bạn cứ thử mở annual reports/prospectus của 10 công ty được big four kiểm toán (kể cả các công ty ở nước ngoài) xem có bao nhiêu lần big four được đề cập đến hết sức trang trọng trong annual report/prospectus? Các công ty khi trả thêm tiền cho big four hay các auditor uy tín khác chẳng phải họ muốn kết quả kiểm toán tốt hơn (i.e. auditor chỉ ra nhiều sai lầm hơn trong financial reports của họ) mà để "dựa hơi" của các ông lớn đó. Dịch vụ auditing/credit rating một phần nào đó là bán/cho thuê uy tín của mình, điều này chẳng có gì mysterious cả.

    Cuối cùng, cứ giả sử tất cả những lập luận của tôi sai/duy ý chí/thiếu khách quan/vô căn cứ đi, tôi tin rằng từ giờ trở đi Vinashin sẽ không bao giờ xuất hiện trong list các khách hàng lớn trên website hay brochures của KPMG nữa.

    ReplyDelete
  18. KPMG nếu mà oan thì đã kêu khóc khắp nơi rồi đâu chịu ngồi im như thế.
    Cái này ko biết có phải gọi là moral hazard ko ta? Về mặt thủ tục thì ko sai nhưng về mặt ethics thì chắc chắn có vấn đề. Hoạt động trong ngành nghề tư vấn hay cung cấp dịch vụ tài chính, kế toán, kiểm toán,.. thì việc đầu tiên là uy tín.
    First priority là phải đặt Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp lên hàng đầu. Ít nhất là Objectivity và impartiality. Sau đó mới đến quyền lợi của khách hàng, rồi mới đến quyền lợi của KPMG. Nhưng hình như trong vụ này KPMG làm ngược lại.

    ReplyDelete
  19. "trách nhiệm" ở đây giống như khi Thủ tướng nhận "trách nhiệm" trước Quốc hội thôi. Khái niệm của bạn nêu ra khá mơ hồ. Trách nhiệm luôn đi đôi với quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận trách nhiệm và phải gắn liền với kết quả và hành động mà họ thực hiện. Điều này còn ảnh hưởng đến uy tín, danh dự của tổ chức cá nhân đó. Đối tượng để auditor nhận trách nhiệm là ai? Nhận trách nhiệm về vấn đề gì? Hình thức xử lý nếu vi phạm trách nhiệm là gì? Nếu chỉ nêu khái niệm một cách đại khái như thế này bạn trông chờ điều gì? Liệu có phải một câu xin lỗi chung chung đại khái tới người sử dụng BCTC như “Chúng tôi thành thật xin lỗi tới người sử dụng BCTC vì đã để quý vị chưa hiểu cặn kẽ tất cả các số liệu trên BCTC, các rủi ro và nguy cơ tiềm tàng tại doanh nghiệp. Chúng tôi xin rút kinh nghiệm sẽ đưa ra ý kiến bên cạnh từng số liệu BCTC thay vì chỉ đưa ra ý kiến ở trang ý kiến kiểm toán”?
    Tôi vẫn chưa hiểu lý do để KPMG hoặc Big 4 từ chối kiểm toán các công ty tương tự Vinashin xét trên khía cạnh đạo đức nghề nghiệp là gì? Liệu rằng việc từ chối như vậy đưa ra tín hiệu tích cực gì cho thị trường, đóng góp như thế nào vào việc minh bạch hóa thông tin. Thay vì việc từ chối kiểm toán, KPMG đã tiến hành công việc của họ và chỉ ra cho người đọc các thông tin, những sự khác biệt trong số liệu với các chuẩn mực chung, các vấn đề đang tồn tại trong doanh nghiệp liên quan đến BCTC. Theo lập luận của bạn mình được hiểu rằng việc từ chối kiểm toán chủ yếu để bảo vệ uy tín của Big 4 mà thôi, chưa nhìn thấy được điều này có ảnh hưởng gì đến việc giúp minh bạch hóa thông tin.
    Các điểm mà bạn nêu ra trong bài viết khá chung chung đại khái mà không có cơ sở thông tin hoặc định hướng người đọc.

    ReplyDelete
  20. Em tham gia ý kiến là: Nếu KPMG từ chối thực hiện kiểm toán Vinashin là một chuẩn mực đạo đức thì theo chuẩn mực này Big4 và tất cả các Cty kiểm toán đều không thực hiện kiểm toán cho các công ty có vấn đề về tài chính ?? Như vậy các cty tài chính có vấn đề sẽ không được kiểm toán BCTC ?
    Kiểm toán viên không có quyền,nghĩa vụ và là nguy hiểm khi kết luận về hoạt động kinh doanh, tình hình tài chính của DN là tốt hay xấu, có đổ vỡ hay không. Việc của họ là đối chiếu BCTC với các chuẩn mực quy định của pháp luật và đưa ra ý kiến cũng như giới hạn kiểm toán của mình. Phạm vi của họ chỉ nằm ở tính chuẩn mực của Báo cáo tài chính
    Nếu họ từ chối kiểm toán 1 cty nào đó, em cho là họ tránh những rủi ro quá lớn.
    Trách nhiệm của bên thứ 3 là đọc kỹ bctc và ý kiến của kiểm toán viên. Bản thân em cũng có bài học sương máu từ việc ko đọc kỹ ý kiến loại trừ của KTV, tuy nhiên ko trách họ đc:D

    ReplyDelete
  21. Tôi xin phép được tham gia vào cuộc tranh luận với tư cách là cổ đông nhỏ của một số công ty niêm yết trên sàn.

    1. Những cổ đông nhỏ (thậm chí là các cổ đông lớn) không đủ điều kiện và khả năng để kiểm tra các báo cáo tài chính của các công ty. Do đó, kiểm toán xuất hiện nhằm giảm thiểu việc "bất đối xứng thông tin" giữa người điều hành doanh nghiệp và cổ đông.

    Ý kiến của kiểm toán ghi các báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực và hợp lý tình hình tài chính của công ty. Nếu sau này, cổ đông phát hiện ra các báo cáo tài chính không trung thực và hợp lý thì kiểm toán sẽ là người chịu trách nhiệm trước cổ đông.

    Tôi cho rằng việc từ chối kiểm toán là một tín hiệu tích cực cho thị trường, nó giúp cho cổ đông biết rằng công ty đó đang gặp vấn đề nên mới bị từ chối. Vinashin không thể bán trái phiếu trong nước và quốc tế nếu như không được kiểm toán bởi KMPG. Dược Viễn Đông cũng không thể phát hành thêm cổ phiếu nếu như Ernst & Young Việt Nam từ chối kiểm toán.

    Đáng lý ra, cổ đông của công ty Dược phẩm Viễn Đông phải kiện Ernst & Young Việt Nam ra tòa.

    2. Trong trường hợp Vinashin, rõ ràng ông Bình đã sử dụng các báo cáo của KPMG để tự PR rằng "được kiểm toán quốc tế đánh giá tốt về tài chính cũng như hoạt động, Vinashin hoàn toàn có thể tự phát hành trái phiếu ra thị trường vốn trong nước và quốc tế không khó khăn lúc này".

    Giả dụ như công ty A là một công ty làm ăn tồi, tình hình tài chính kém nhưng trả một khoản tiền lớn mời KPMG đến kiểm toán và sau đó sử dụng việc đã mời một kiểm toán quốc tế lên mặt báo nói rằng công ty A là một công ty tốt, tài hình tài chính lành mạnh. Thế nhưng KPMG không có bất kỳ phản ứng nào trước công luận về những phát biểu trên. Rõ ràng, KPMG có vấn đề về các chuẩn mực đạo đức trong trường hợp này.

    KPMG im lặng không trước những lời phát biểu của ông Bình trên mặt báo không khác gì việc Vinashin tự ý qua mặt KPMG bỏ đi phần ý kiến disclaimer.

    ReplyDelete
  22. Mình chưa đọc statement nào của KTV có chỗ "đánh giá tình hình tài chính" của công ty? :D
    Big4 ngoài chức năng kiểm toán còn có các dvu tư vấn khác nữa. Chắc anh Bình đang nói đến các ý kiếm tư vấn này (nếu có thôi, ko chắc).
    Quan điểm của bạn v/v cách thức làm việc của kiểm toán như vậy thì các KTV họ cũng tôn trong thôi, quan điểm cá nhân mà. Tuy nhiên có 3 ý mình muốn nói thêm cho khách quan:
    1. Đánh giá tổng thể 1DN khó và thường vượt quá khả năng của KTV vốn chỉ chuyên về kế toán cũng như không có đủ quyền tiếp cận toàn diện với các mặt thông tin của DN. Nếu tự đưa ra phán xét sẽ rất chủ quan và có the thiếu chính xác.
    2. Đạo đức nghề nghiệp 1 số ngành là phải loại bổ khái niệm tốt-xấu thông thường đi, thay vào đó là phù hợp hay chưa phù hợp: Luật sư, thẩm phản, kiểm toán...Mục đích là để tránh nhận thức cảm tính.
    3. Việc cực lực phản đối khi người ta viện dẫn sai các phát ngôn của mình ở đâu đó là chuyện bình thường nếu bạn không phải là nguời phát ngôn của bộ ngoại giao.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.