Monday, July 18, 2011

Profit margin


[Tôi đang xem thử một số chỉ tiêu tài chính của Petrolimex nhân đọc bài báo này. Nếu tìm được điều gì thú vị về Petrolimex tôi sẽ viết thêm sau, trước mắt thấy chữ "lợi nhuận biên" (Bảng 12) có lẽ dịch từ "profit margin" có vẻ không ổn nên muốn viết vài dòng làm rõ.]

Chữ "margin" trong tiếng Anh dưới dạng danh từ thì thông thường có nghĩa là "lề sách", tức là khoảng trống giữa mép tờ giấy đến phần có in chữ (nghĩa đen). Những ai thường xuyên soạn văn bản trên máy tính chắc không xa lạ gì với khái niệm margin này (đo bằng inch hay cm). Nhưng cũng có lúc danh từ này và nhất là tính từ "marginal" lại có nghĩa là "bên lề" (trái ngược với trong trung tâm) được dùng với nghĩa bóng. Ví dụ "at the margin" là nằm ở bên lề/ngoài xa, hay "marginal group" là nhóm người ở "bên lề xã hội". Tính từ marginal khi được dịch thành "biên" như trong "marginal cost" phản ánh đúng ý nghĩa của từ gốc trong tiếng Anh là chi phí xa nhất (cho sản phẩm có số thứ tự lớn nhất). Tuy nhiên "profit margin" dịch thành "lợi nhuận biên" thì không chuẩn về mặt ngữ nghĩa. Danh từ "margin" ở đây phải hiểu theo cách thứ nhất nghĩa là khoảng cách (giữa chi phí và giá bán/doanh thu) chứ không phải ngoài biên. Tôi nghĩ chữ "profit margin" dịch thành "tỷ lệ lợi nhuận" hay "tỷ suất lợi nhuận" thì hợp lý hơn.


Update: Bảng 15 (tr. 49) của tài liệu này dùng thuật ngữ "tỷ lệ lợi nhuận"


18 comments:

  1. Vấn đề của người dịch là không biết đọc Income Statement. Cho nên cháu đề nghị bác Giang dạy luôn cách đọc Income Statement & các chữ nghĩa liên quan đi ạ.

    ReplyDelete
  2. Em hiểu ý bác giangle, nhưng 95% các sách, tài liệu ở VN đều dịch Profit Margin là Lợi nhuận biên nên giờ muốn thay đổi thì quả là vô cùng khó khăn (trừ khi viết lại sách giáo khoa, mà việc này thì lại được bộ giáo dục dự kiến tốn đến 70.000 tỷ thì làm sao mà viết được)

    ReplyDelete
  3. Em làm phân tích ở công ty chứng khoán, và khi nói đến Profit margin thì vẫn hiểu là tỷ suất lợi nhuận mà?!

    ReplyDelete
  4. Mấy báo cáo phân tích toàn dịch profit margin là lợi nhuận biên, có lần em nói sao nước mình lạm dùng từ biên tế quá

    ReplyDelete
  5. Anh Giang ơi,

    Dùng từ margin là chuẩn nhưng dịch "profit margin" là lợi nhuận biên là sai. Trong trường hợp này, margin là danh từ chính con profit là danh từ nhưng có tác dụng bổ nghĩa cho margin. Vì thế, nếu dịch sang TV thì phải là "biên lợi nhuận" mới đúng. Giống như "car door" phải dịch là "cửa xe" chứ ai lại dịch thành "Xe cửa".

    Còn chuyện dịch từ margin là biên trong trường hợp này em nghĩ cũng chuẩn vì trong kinh doanh, khi công ty coi giá bán là cố định, do thị trường xác định thì công ty sẽ tập trung giảm chi phí để tăng lợi nhuận. Vì thế, chi phí giảm bao nhiêu phần trăm thì lợi nhuận tăng bấy nhiêu %. Và từ margin ở đây có thể hiểu là phần trăm thừa ra sau khi trừ đi chi phí và việc coi đó là biên cũng là hơp lý.

    Trường hợp muốn dịch là lợi nhuận biên hay chi phí biên thì dùng marginal profit hay marginal cost mới đúng.

    ReplyDelete
  6. @Nhat Nam: Nếu hiểu chữ "biên" là ngoài xa như trong "biên giới/biên cương" thì dịch "margin" (trong profit margin) thành "biên" là sai, ngay cả nếu dịch là "biên lợi nhuận" như em đề nghị. Như anh viết bên trên chữ "margin" ở đây phải hiểu theo nghĩa đen, tức là "khoảng cách" (gap) chứ không phải nghĩa bóng "biên". Cách giải thích của em lợi nhuận là "phần trăm thừa ra" cũng diễn tả ý nghĩa "gap" của khái niệm này.

    Ngoài ra trong tiếng Anh khi chỉ nói profit thì đơn vị là $ còn profit margin thì đơn vị là %, do đó diễn giải sang tiếng Việt thì dùng "tỷ lệ" hay "tỷ suất" là hợp lý vì đây là những khái niệm dùng đơn vị %. Việc loại bỏ chữ "biên" trong trường hợp này còn giúp tránh bị lẫn lộn với "marginal profit" là một khái niệm hoàn toàn khác trong kinh tế và nên dịch là "lợi nhuận biên" (có đơn vị là $).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Chữ "biên" trong biên giới thì không có nghĩa là ở ngoài xa mà là ở cái viền, ranh giới. Biên trong lợi nhuận biên , chi phí biên có nghĩa là phần được thêm vào sau cùng, cùng nghĩa với cái chữ biên kia đấy anh

      Delete
  7. Em hiểu ý anh Giang là nếu dịch là lợi nhuận biên sẽ rất dễ nhầm với marginal profit hay còn dịch là lợi nhuận cận biên.

    Tuy nhiên, nếu bản chất của từ này chỉ có nghĩa là tỷ lệ thôi thì tại sao trong từ gốc tiếng anh người ta lại không dùng profit ratio giống như current ratio hay debt ratio... mà người ta lại dùng margin. Theo em, việc không dùng ratio mà dùng từ margin có ý nghĩa nhấn mạnh riêng của nó như em đã giải thích ở trên.

    Điều này cũng giống như việc tại sao đôi khi người ta dùng debt/equity ratio nhưng khi cần nhấn mạnh người ta dùng từ financial leverage mặc dù về bản chất của nó là tỷ lệ giữa debt và equity.

    ReplyDelete
  8. Chẳng phải lúc nào profit margin cũng tính theo %; rất nhiều khi chúng được thể hiện bằng $.

    Ra ngoài chợ, ta thường thấy các chị bán hàng kể khổ rằng họ buôn bán bèo bọt lắm, mớ rau mùng tơi thu vào là 2,500 đ, bán ra 3,000 đ, lời có 500 đ một mớ. Hay thịt heo giá lấy vào là 80, bán ra cho bác 85 thế này em lời có 5 ngàn bạc.
    Những con số 500, 5000 đ đó chính là cái margin của người bán - nó là chênh lệch giữa giá mua vào và giá bán ra. Nó chưa phải lợi nhuận - profit, vì người bán chưa tính các khoản chi phí khác như thuế, phí vệ sinh, tiền thuê mặt bằng, nhân công v.v...
    Các chị bán hàng ở chợ không tính cái margin đó theo %, mà toàn tính theo $ - như thế họ dễ hình dung về "mức độ lời - profit margin" của từng món hàng hơn.

    ReplyDelete
  9. Hello Mr.Giang,

    I did a google search a bout this, I found the answer .
    What Does Profit Margin Mean?
    A ratio of profitability calculated as net income divided by revenues, or net profits divided by sales. It measures how much out of every dollar of sales a company actually keeps in earnings.

    Reference link : http://www.investopedia.com/terms/p/profitmargin.asp.

    I think "Profit Margin" can be translated as "Bien Loi Nhuan". However, according to the way the "Profit Margin" is calculated, I think "ty suat loi nhuan" is a better answer.

    ReplyDelete
  10. Dịch ra thì dễ nhưng giải thích thì khó hiểu. Lúc trước mình cũng được học là lợi nhuận biên nhưng lâu không dùng thì không nhớ nữa toàn hiểu là tỷ lệ lợi nhuận.

    Sử dụng từ làm sao để có thể hiểu vấn đề nhanh nhất chứ không phải như các dịch giả của ta luôn mượn từ Hán Việt rồi lại khiến người học khổ tìm cái định nghĩa của từ mới.

    ReplyDelete
  11. @Nhat Nam: theo anh trong tiếng Anh profit ratio là khái niệm rộng để đo lường profitability, vd có thể là profit margin=profit/sale nhưng cũng có thể là một khái niệm khác như profit/unit of good sold hay profit/unit of labor.

    @Anonymous (Jul 21): thực ra nói % là cho trường hợp profit margin cụ thể theo qui tắc accounting để dễ so sánh. Như tôi trả lời Nhat Nam, profitability có thể thể hiện ở nhiều dạng khác nhau và hoàn toàn có thể đo bằng profit/unit of good sold có đơn vị là $/mớ rau như trong ví dụ của bác.

    @Do Tan Hung & Thành Định: thực ra tôi không quá khắt khe về vấn đề dịch thuật, ngôn ngữ nói chung chỉ là qui ước miễn là không bị lẫn lộn. Trong trường hợp cụ thể này tôi không tán thành cách dịch profit margin thành lợi nhuận biên vì nó nhầm lẫn với marginal profit. Nếu cách dịch này đã phổ biến và được sử dụng trong sách giáo khoa thì sẽ rất khó thay đổi, chỉ mong những ai phải dùng thuật ngữ này hiểu bản chất và sự khác biệt giữa 2 khái niệm khác nhau.

    ReplyDelete
  12. Mình học từ đại học đã thấy xuất hiện như thành ngữ Lợi nhuận biên. Do tính chất của từ biên, thành ra luôn hiểu theo cách hiểu của Kinh tế vi mô, đó là khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh thu cuối cùng trừ đi chi phí cuối cùng. Theo cách hiểu đó, từ Lợi nhuận biên hoàn toàn có nghĩa và hợp lý. Bởi vì, tại mọi thời điểm xác định, Doanh thu cuối cùng của một sản phẩm là bằng với doanh thu đầu tiên của một sản phẩm, và tương tự với chi phí. Và vì vậy, Lợi nhuận biên có giá trị bằng với Lợi nhuận hay Lợi nhuận bình quân.

    Từ biên trong Lợi ích biên lại khác hoàn toàn, bởi vì nó không đưa lại một kết quả giống nhau.

    ReplyDelete
  13. Chào mọi người,

    Tôi cũng đã từng gặp trường hợp này khi lập một bảng báo giá hay còn gọi là Bill of Quotation. Vì vậy tôi cũng muốn góp ý vào nội dung này.
    Những nghĩa mà các bạn dịch trên đây mình thấy là các bạn đang đứng bên cạnh người làm kinh tế chứ không phải chính mình làm kinh tế.
    Một ví dụ đơn giản nhất là các bạn là một người kinh doanh. Các bạn làm ra một món hàng để bán, hay mua một món hàng rồi bán lại. Một khoản lợi nhuận được tính bằng số tiền cụ thể hay qui đổi thành một tỷ lệ nào đó.
    Mình nhận thấy, nếu bạn chào hàng nhưng phải thông báo lợi nhuận của bạn là bao nhiêu cho khách hàng biết (hay còn gọi là công khai) thì sử dụng tỷ lệ % là khỏe nhất, dễ hình dung và diễn đạt nhất và dễ tính toán hay so sánh. Và trong một ngành hàng, mức lợi nhuận dường như được áp dụng chung. Thường chênh lệch không đáng kể (để thể hiện mức độ cạnh tranh) giữa các người bán. Mức tỷ lệ này sẽ được người mua hay xã hội chấp nhận là mức hợp lý. (Ở đây mình không nói là đầu cơ, hay cắt cổ,...). Ban đầu người ta có thể nói trực tiếp giá trị lợi nhuận, nhưng khi kinh tế xã hội phát triển, các học thuyết, các công thức kinh tế ra đời thì việc qui đổi như thế nào để đưa vào bài toán kinh tế, đánh giá một cách dễ dàng hơn, trực quan hơn, hệ thống hơn,...
    Vì vậy, theo mình có thể dịch từ profit Margin là " mức lợi nhuận" là chính xác nhất.

    Trong Bill of quotation của tôi cụ thể như sau:
    1. Giá trị đầu vào (giá thành) của tôi là 1000$
    2. Mức lợi nhuận (profit margin) của tôi là 15%, (tương đương 150$
    3. Đưa vào công thức tính giá bán: 1150$

    ReplyDelete
  14. Có 1 từ nữa cũng thấy sử dụng nhiều mà em không rõ: Run profit, phiền bác Giang giải thích giúp

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi cũng không biết từ này, bạn có thể dẫn ví dụ được không?

      Delete
    2. Có 1 bạn viết bài này ở 4r, nhưng em chưa hỏi được

      http://f319.com/threads/traphaco-tin-hieu-tang-truong-manh-tinh-bang-nam.461864/

      Delete
    3. This comment has been removed by the author.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.