Monday, August 1, 2011

Taboo


Nếu bạn đọc 10 bài viết về kinh tế TQ trên báo chí quốc tế, tôi dám chắc không dưới 5 bài có nhắc đến vấn đề demography và chính sách một con của nước này. Và tôi cũng dám chắc 100% các bài báo về one child policy đều cho rằng đây là một chính sách sai lầm và sẽ gây rất nhiều khó khăn cho TQ trong tương lai (gần) khi dân số già đi rất nhanh. Thêm vào đó tư tưởng trọng nam khinh nữ còn làm vấn đề mất cân bằng giới tính trầm trọng hơn và có thể còn nguy hiểm hơn cả việc dân số già đi. Ngay cả trong hiện tại chính sách này đã và đang có những hệ lụy tồi tệ như việc một số cán bộ dân số tỉnh Hồ Nam "tịch thu" những đứa trẻ của những gia đình sinh con quá tiêu chuẩn, hay như một số bệnh viện của TQ quảng cáo bán thuốc giúp phụ nữ có thế sinh đôi hay sinh ba để "lách luật" một con.

Tôi nghĩ không chỉ báo chí ngoại quốc mà ngay cả giới trí thức và policy makers của TQ cũng biết điều này. Bởi vậy tôi rất thắc mắc tại sao TQ không từ bỏ chính sách kiểm soát dân số này, nhất là khi hiện tại kinh tế TQ đã khá hơn trước rất nhiều và ít người cho rằng dân số là một gánh nặng nữa. Tất nhiên nếu bỏ đột ngột thì có thể sẽ gây ra một cú shock dân số (bệnh viên, nhà trẻ quá tải...), nhưng không khó để có thể dãn sự bùng nổ này trong vài năm. Theo một bài báo gần đây của The Economist, việc "nhắm mắt làm ngơ" trước mối hiểm họa dân số này của lãnh đạo TQ liên quan đến việc TQ sẽ có đại hội đảng vào năm sau và nước này sẽ có một cuộc chuyển giao quyền lực quan trọng giữa 2 thế hệ lãnh đạo. Điều này cũng tương tự như VN, trước mỗi kỳ đại hội thường không một quyết sách lớn nào được đưa ra.

Tuy nhiên cách giải thích này cũng chưa thực sự thuyết phục vì nếu đây là vấn đề quan trọng thì tại sao các lãnh đạo TQ không đưa vào thảo luận trong đại hội đảng hay trong các cuộc họp cấp cao? Hay ít nhất một vài vị lãnh đạo nào đó phải đề cập đến nó và nói sẽ tìm cách khắc phục? Theo bài báo nói trên của The Economist, chỉ duy nhất một quan chức cấp sở của tỉnh Quảng Đông dám nói công khai trên báo chí. Theo tôi, có lẽ vấn đề chính sách một con này là một taboo chính trị của TQ, nghĩa là politicians không dám nhắc đến nó vì dễ bị chụp mũ là không tuân theo "đường lối của đảng". Chính điều này tạo thành một cái vòng luẩn quẩn, hay theo ngôn ngữ kinh tế là "bad equilibrium", không ai dám động chạm đến nó nên càng ngày nó càng trở nên cấm kỵ. Ở VN cũng có nhiều loại taboo như thế, dù có thể cả trong lẫn ngoài đều cho rằng đó là những điều cần thay đổi.


6 comments:

  1. Hôm trước cháu vừa được đọc research của 2 Ph.D candidate người Trung Quốc là Shang-Jin Wei và Qingyuan Du khá thú vị trong đó nghiên cứu về mối liên hệ sex-ratios và exchange rate (http://www.nber.org/papers/w16788). Cụ thể là 2 học giả này cho rằng tinh trạng "men surplus in the pre-marital market" ở Trung Quốc và châu Á có thể có tác động tới Real Exchange Rate và tăng Current Account Surplus.

    ReplyDelete
  2. theo em nghĩ là TQ hiện tại vẫn cảm thấy với chính sách 1 con nghĩ vậy dân số của họ vẫn đang còn quá đông và có nhiều sức ép quản lý xã hội, 2 con thì không hiểu quản lý kiểu gì. Thế giới giờ hơn 7 tỷ người rồi, trái đất đang rất chật trội

    ReplyDelete
  3. Em có thấy một vấn đề như thế này, trước đấy dân số TQ chủ yếu làm nông nghiệp, khi thực hiện công nghiệp hóa nông nghiệp thì sẽ đẩy một lượng lớn nông dân ra khỏi đồng ruộng, để giải quyết công việc cho đám người này thì TQ đã biến thành công xưởng của thế giới với một đội ngũ sẵn sáng luôn bán rẻ sức lao động của mình, ngay hiện tại theo em đọc cũng luôn có vài trăm triệu nông dân TQ sẵn sàng bán rẻ sức lao động, nếu nông nghiệp TQ mà làm như Mỹ, ÚC, hay Canada thì lượng người càng cần ít hơn, vậy giải quyết việc làm cho số dân này thế nào, giờ có 2 con thì càng nguy to. Việt Nam cũng đối mặt vấn đề này, nếu công nghiệp hóa nông thôn thì không hiểu giải quyết việc làm thế nào cho một lực lượng khổng lồ nông dân VN bị mất ruộng đồng

    ReplyDelete
  4. @ Nguyen Hong Hai
    Thì công nghiệp hóa, hay nói đúng hơn là phát triển các ngành phi nông nghiệp như công nghiệp, dịch vụ, chính là con đường giải quyết vấn đề đó chứ đâu. Cứ mỗi một cái nhà máy mọc lên, chiếm độ một vài héc ta đất, là thu hút vài trăm lao động, số lao động này nếu còn làm nông nghiệp thì phải canh tác hàng chục héc ta đất. Lĩnh vực dịch vụ cũng rứa.
    Tất cả các nước đều phải trải qua con đường đó hết. Mỹ, Canada, Đức, Pháp v.v... cũng phải mất hàng trăm năm mới hình thành được cơ cấu lao động như ngày nay chứ bộ. TQ, VN mới bắt đầu quá trình này được hai ba chục năm, cứ từ từ cho khoai nó nhừ, có sốt ruột cũng chả giải quyết vấn đề gì.

    ReplyDelete
  5. @NGUYEN HONG HAI: ở đây anh không muốn nói chính sách một con này đúng hay sai mà là tại sao một chính sách quan trọng như vậy bị loại ra khỏi những thảo luận public công khai - một dạng taboo chính trị.

    ReplyDelete
  6. Bác Giang ơi cho cháu hỏi tí với ah:
    - Cháu có load dữ liệu của Việt Nam theo Quý về capital Account tuy nhiên cháu thấy trong đó có 3 dòng capital account. vậy có nghĩa là gì vậy bác?.
    - Cháu có xin GDP của bác, bác cho cháu hỏi đó là GDP danh nghĩa hay GDP đã tính theo giá 1994.
    Cháu cám ơn bác!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.