Tuesday, November 20, 2012

20/11


Các nhà kinh tế thường bị phê phán là nhìn đâu cũng chỉ thấy money, efficiency, inequality chứ không để ý đến những thứ như love, value, happiness mà đa số nhân loại quan tâm. Cá nhân tôi, xét trên khía cạnh nhìn khác với số đông, có lẽ cũng rất "political incorrect" với những ngày lễ lạt của VN như ngày 20/11. Suốt 10 năm đi học (thời tôi còn hệ 10 năm), không năm nào tôi không cảm thấy "khổ" khi phải chen chúc mua hoa/quà tặng thầy cô và nhất là phải nói những lời chúc rất sáo rỗng. Không phải tôi không kính trọng và biết ơn thầy cô của mình, nhưng với tôi một bó hoa rất "công nghiệp" và một lời chúc rất "công thức" không phải là công cụ để truyền tải lòng kinh trọng và biết ơn đó. Cách tốt nhất là sống theo đúng những giá trị mà thầy cô đã dậy: trung thực, đạo đức, biết hi sinh và đóng góp cho gia đình, cho cộng đồng, cho xã hội. Hãy sống làm sao để thầy cô của mình một ngày nào đó có thể tự hào nói cô đó/cậu đó là học trò của tôi. Không một hình thức vinh danh nào cao hơn thế.

Nếu bạn chia sẻ quan điểm bên trên của tôi, xin được đề xuất một điều vô cùng "political incorrect" nữa: hủy bỏ ngày 20/11 hàng năm. Không kể những lãng phí về thời gian, tiền bạc liên quan đến ngày này (chắc không nhỏ), lý do "tôn sư trọng đạo" của ngày 20/11 không hẳn đúng và cần thiết. Gốc gác của ngày 20/11 là ngày "Quốc tế Hiến chương các Nhà giáo" do một tổ chức công đoàn quốc tế (FISE) đưa ra năm 1957. Ngày này, giống như ngày Quốc tế Phụ nữ (8/3) và Quốc tế Lao động (1/5) được phong trào Cộng sản du nhập vào VN đầu thế kỷ 20, có mục đích bảo vệ và liên kết đấu tranh cho quyền lợi của giới giáo viên. Ngay cả Quyết định 167-HĐBT năm 1982 chính thức chuyển ngày 20/11 thành ngày Nhà giáo Việt nam cũng không hề nhắc đến "tôn sư trọng đạo".

Thực ra truyền thống "tôn sư trọng đạo" đã có từ lâu và VN không cần ngày 20/11 để học sinh tỏ lòng kinh trọng thầy cô của mình. Nhiều người bạn quốc tế sau khi nghe tôi giải thích truyền thống "Mùng Ba tết thầy" của VN đều rất ngưỡng mộ nét văn hóa này. Học trò VN hàng bao thế kỷ nay đã có một ngày vô cùng hệ trọng cho quan hệ thầy trò, một ngày thực sự đến với các thầy cô, bày tỏ lòng biết ơn và thành kính. Tôi rất mong xã hội VN quay về với truyền thống này thay cho những buổi lễ hoành tráng và tốn kém, những buổi chiều, buổi tối 20/11 phụ huynh và học sinh đứng xếp hàng vào nhà thầy cô tặng hoa, tặng quà, tặng... phong bì. Dân tộc VN trước đây không hề chuộng hình thức, sáo rỗng, không hề lãng phí, thực dụng. Bỏ ngày 20/11 (và nhiều lễ lạt ngoại lai khác) sẽ là một "bước tiến" quay về quá khứ tốt đẹp đó.

Xin lỗi các bạn học trò và các thầy cô nào cảm thấy "bị xúc phạm" vì những suy nghĩ "political incorrect" bên trên của tôi.


17 comments:

  1. Một topic rất "nghịch nhĩ", đúng ngày 20/11, nhưng rất cần thiết.

    Tối qua, ngồi nói chuyện với một giáo viên, em cũng cảm nhận được rất nhiều về "những buổi lễ hoành tráng và tốn kém, những buổi chiều, buổi tối 20/11 phụ huynh và học sinh đứng xếp hàng vào nhà thầy cô tặng hoa, tặng quà, tặng... phong bì". Nhiều chuyện cười rớt nước mắt như một học sinh xin tiền bố mẹ 200.000 đồng để bỏ phong bì cho thầy, nhưng giữ lại 150.000 đồng để chơi game, bỏ phong bì 50.000 đồng.

    Em rất đồng cảm với anh Giang về bài viết này.

    ReplyDelete
  2. Nhà dột từ nóc, trên không tự trọng thì dưới cũng không tự trọng, văn hóa xuống cấp, xã hội loạn...

    ReplyDelete
  3. Đồng ý với bác nhưng làm thế nào để bỏ ngày này?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Like câu hỏi của bạn :-bd
      không có từ đầu thì không sao, bây giờ có rồi thì làm sao bỏ đi để hành động đó không bị interpreted thành "từ nay không cần kính trọng các nhà giáo nữa" :-)

      Delete
  4. Topic nói đúng nhưng không thể bỏ ngày này vì đó là truyền thống dân tộc !

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tại sao lại là ngày truyền thống dân tộc, bạn nói rõ hơn được không? Tôi chẳng hiểu nó truyền thống ở chỗ nào cả, dù người nhà tôi làm ngành giáo dục hơi bị nhiều.

      Delete
    2. Truyền thống dân tộc là "mồng 3 tết thầy" chứ

      Delete
  5. Từ trước tới giờ, học nhỏ tới lớn, chưa bao giờ ngày 20/11 em cầm gì để tặng thầy cô, hay nói lời chúc gì cả...
    Xin lỗi, không phải vì em không tôn trọng, đơn giản vì em không thích.
    Những lúc nào rảnh rỗi, nhớ thầy cô thì em đến thăm, đặc biệt ngày tết.
    Thế thôI!

    ReplyDelete
  6. Hôm nay em hỏi bác Giang về kỹ thuật tí, mong bác giúp.

    Câu hỏi của em về commodities price risk hedging, xử dụng swap và future.

    Việc xác định giá fixed trong swap là dựa trên các future price hiện có với các kỳ hạn tương ứng với kỳ hạn giao hàng trong swap, chẳng hạn monthly. Vì vậy, việc tính giá fixed trong swap có những khó khăn do sự phụ thuộc này. Ngoài ra, swap còn có những bất lợi khác nữa. Vậy tại sao người ta vẫn sử dụng swap mà không dùng luôn future để hedge? Có nhưng lý do nào khiến cho người ta vẫn sử dụng hình thức này ?
    Cảm ơn bác nhiều

    ReplyDelete
    Replies
    1. Ngoại trừ một số commodities truyền thống, đa số các commodities hiện tại (vd crude oil) được giao dịch trên futures market với physical delivery. Spot price mà báo chí quote thực ra là front month futures price nên thực ra tính swap dựa vào futures là hợp lý vì đó chính là market price (có liquidity cao).

      Swap là OTC derivatives nên rất flexible và không phải post margin nên nếu credit risk của counter party thấp thì dùng swap tiện và rẻ hơn. Hiện tại Mỹ và châu Âu đang kêu gọi áp dụng central clearing house cho OTC, ie phải post margin, rất có thể sẽ làm futures more attractive.

      Delete
  7. Anh nói đúng lắm. Em có người nhà làm giáo viên, cứ mỗi dịp 20/11 là thấy nhiều cảnh lố bịch không sao tả nổi. Học sinh thì luôn trong sáng nhưng cô thầy và phụ huynh thì có những thứ hiểu gầm thật khó thương.
    Cũng chia sẻ thêm là càng ở những cấp học nhỏ như mẫu giáo và tiểu học càng có nhiều cô thầy kém cỏi về tư chất và đạo đức mà đáng gia đây phải là nơi có những giáo viên giỏi nhất, nhậy cảm nhất.

    ReplyDelete
  8. Một kiến giải rất hay.
    Hy vọng anh Giang có thêm các bài tương tự cho các ngày Lễ lạt được du nhập từ nước ngoài vào VN.

    Chúc anh Giang mạnh khỏe.

    ReplyDelete
  9. Một người thầy thực sự. Chúng tôi ngưỡng mộ anh. Chỉ tiếc là anh không trực tiếp làm thầy cho thế hệ trẻ của VN. Chưa đúng lắm nhỉ - cả các bậc đang được xem là trưởng thượng của VN cũng rất nên học hỏi nữa.

    ReplyDelete
  10. Toii không quan tâm lắm đến nguồn gốc của ngày nhà giáo 20/11 nhưng tôi không thấy ngày này gây ra một tác động tiêu cực nào cho xã hội mà nó phụ thuộc vào thái độ của xã hội đó đói với ngày này. Thật vậy, khi bản thân người thầy xem đậy như cơ hội kiếm thêm thu nhập - học trò và cha mẹ xem đây như cơ hội tranh thủ tình cảm với thầy cô để mình hay con mình được quan tâm hơn so với sự xứng đáng của học sinh, nói chung là lợi dụng nhau thì ngày 20/10 ngày một ngày đáng xấu hổ cho ngành giáo dục và giáo chức của xã hội đó.
    Như vậy, thay vì triệt tiêu cái ngày 20/11 thì xã hội, chính quyền phải cải thiện nền giáo dục, đạo đức và phục hồi truyền thồng tôn sư trọng đạo của người Việt trước kia (không cần phải tới mức như người Việt xưa) thì ngày 20/11 sẽ là một ngày đầy cảm xúc vinh quang của nhà giáo.

    ReplyDelete
  11. Xin được nói thêm:
    Duy trì 20/11 như một cơ hội để nhắc nhở con người lòng biết ơn, một đặc tính đang mai một trong xã hội hiện nay của Việt Nam ta.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.