Monday, August 6, 2012

Stock vs GDP


Tôi đã có lần viết về Jeremy Siegel ở đây. Vị giáo sư (Wharton) này có vẻ rất hay "gây sự" với giới professional finance, lần trước với S&P về cách tính PE còn lần này với Bill Gross - co-founder/CIO của PIMCO, quĩ đầu tư trái phiếu lớn nhất thế giới với hơn $1.7 trillion AUM (trong đó có $350m của VCB).

Vì qui mô rất lớn của PIMCO nên giới finance quốc tế gọi Bill Gross là "Bond King", một lời nói của ông ta có thể "move market" của rất nhiều loại trái phiếu trên thế giới. Tất nhiên "Bond King" không thích thú gì stock (Siegel là một chuyên gia về stock) và Gross thường xuyên có cái nhìn bi quan về stock market. Trong một investment letter gần đây Gross lại chê bai stock và có nhắc đến Siegel với ngụ ý vị giáo sư này sai lầm khi cho rằng stock có long-term real appreciation (6.6%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng real GDP (3%) trong dài hạn. Lập luận của Gross là nếu giá cổ phiếu có tốc độ tăng nhanh hơn GDP không sớm thì muộn market cap của stock sẽ chiếm toàn bộ của cải (wealth) trong nền kinh tế, một điều không thể xảy ra về mặt toán học.

Không biết vô tình hay cố ý Bill Gross đã dùng chữ appreciation thay vì return, với hàm ý price appreciation (là phần capital gain trong total return). Tất nhiên Jeremy Siegel phản pháo ngay, nói rằng Gross đã bỏ quên phần dividend khi chỉ nói đến price appreciation. Price appreciation có thể không lớn hơn GDP growth nhưng total return (bao gồm price appreciation và dividend) hoàn toàn có thể. Siegel khẳng định ngay cả khi GDP không tăng (tăng trưởng bằng không) thì các công ty vẫn có thể trả positive dividend nên return on invested money (in stock) vẫn lớn hơn không. Bạn có thể đọc một ví dụ giải thích cụ thể trong bài báo này của Henry Blodget để hiểu tại sao. Bill Gross phản hồi lại Siegel rất trịch thượng, cho rằng vị giáo sư này chỉ ngồi trên "tháp ngà" không biết gì về thực tế mặc dù bài viết của Blodget và một số blogger khác đã chỉ ra sai lầm của Gross.

Thực ra "Bond King" còn mắc một sai lầm sơ đẳng hơn nhiều. Khi Gross nói về market cap và wealth thì đó là stock variable, còn GDP là một flow variable, bởi vậy so sánh 2 khái niệm này với nhau là so sánh cam với táo. Market cap (là một phần của national wealth) tăng lên nhờ saving/investment chứ không phải tăng lên vì GDP tăng. Tất nhiên GDP tăng nhanh thì nhiều khả năng market cap cũng tăng nhanh (do investment cao), nhưng không có nghĩa GDP không tăng hay thậm chí giảm là market cap phải giảm. [Trong dài hạn (steady state) về mặt lý thuyết khi tất cả các biến số có tốc độ tăng bằng tốc độ tăng productivity+population thì price appreciation sẽ đúng bằng GDP growth, tuy nhiên total return sẽ lớn hơn vì còn phải tính thêm dividend yield]. Tóm lại để không mắc phải sai lầm này các bạn phải luôn phân biệt stock vs flow variable, không được nhầm lẫn tốc độ tăng trưởng của 2 loại biến số này. Nhưng nếu có nhầm cũng đừng xấu hổ, ngay cả "Bond King" Bill Gross còn nhầm và cả một thống đốc NHNN cũng đã nhầm như vậy :-)

[Update 7/8: Hai khái niệm stock & flow có thể hiểu bằng ví dụ sau. Giả sử một vòi nước chảy vào một bể chứa, lượng nước trong bể là stock variable (có đơn vị là lít) còn lượng nước chảy từ vòi vào bể trong một khoảng thời gian nhất định là flow variable (đơn vị là lít/giờ hay lít/ngày). Tương tự như vậy các biến số trong balance sheet của một công ty (assets, liabilities, equity) là stock variables, còn revenue/costs/profit trong income statement là flow variables. Lưu ý đơn vị của balance sheet là $ còn của income statement là $/quí hay $/năm. Đơn vị của market cap/national wealth là $, còn của GDP là $/quí, $/năm.]



12 comments:

  1. anh Giang có thể giải thích rõ hơn nghĩa của từ Stock Variable và Flow Variable được không?
    Cám ơn anh!
    HCGK

    ReplyDelete
  2. Cám ơn bác Giang, bài viết rất hay và hữu ích.
    Mà ở trên bác nhắc đến vị thống đốc NHNN nào vậy?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nói ra mất hay, bạn chịu khó search trên blog này :-)

      Delete
    2. Tiếp cận vốn vay khó không khó giải thích bởi tăng tín dụng trung bình 33%/năm trước 2010, trong khi đó năm 2011 chỉ 14% như thế có đến 50% doanh nghiệp khó tiếp cận.

      Delete
  3. Bac Giang cho em hỏi về vấn đề : Đồng Việt Nam có giá nhưng sức mua giảm, nếu giảm lãi suất trong ngắn hạn thì có phải thị trường càng tệ hơn không?
    Em nghe nói Nhật 2001 vì giảm lãi suất mà thị trường còn tệ hơn. Nên em muốn hỏi ý kiến bác Giang về vấn đề này,

    ReplyDelete
    Replies
    1. This comment has been removed by the author.

      Delete
    2. Thực ra năm 2001 Japan giảm lãi suất để sửa sai cho lần tăng sai lầm vào cuối năm 2000. Sau lần cắt lãi suất này Japan thực hiện QE và nền kinh tế bắt đầu hồi phục đến 2006 BoJ lại sai lầm tăng lãi suất một lần nữa.

      Delete
  4. em nghĩ ở steady state Return sẽ bằng GDP growth còn price appreciation sẽ bằng 0.

    ReplyDelete
  5. FYI :)
    http://www.businessinsider.com/morgan-stanley-on-gdp-equity-returns-and-bill-gross-2012-8

    ReplyDelete
  6. Anh Giang có thể giải thích sự liên quan giữa chỉ số chứng khoán và GDP được không ạ?

    ReplyDelete
  7. rằng stock có long-term real appreciation (6.6%) lớn hơn tốc độ tăng trưởng real GDP (3%) trong dài hạn.


    Tại sao lại cho rằng stock performance tốt hơn GDP, trong khi GDP đã là trong sản phẩm của cả nước, vậy cái thặng dư 3,3% trong dài han là từ đâu ra vậy thưa thầy :)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.