Thursday, December 23, 2010

Links



- Slate: Billion Prices Project: Hai nhà kinh tế của MIT đang phát triển một website thu thập giá các loại hàng hóa bán online để xây dựng một dạng chỉ số giá tương tự như CPI. Mục tiêu của website này là sẽ cung cấp số liệu về chỉ số giá cho tất cả các quốc gia theo thời gian thực (real time). Hiện tại họ mới có chỉ số của 12 quốc gia nhưng đang thu thập số liệu cho 70 nước khác, trong đó có VN. Tôi rất curious đợi xem số liệu của BPP so với CPI của TCTK như thế nào.
- WSJ: Euro carry trade: đồng euro đang trở thành funding currency cho các carry traders, rất ngược đời vì lãi suất của USD và Yen vẫn thấp hơn nhiều. Lý do chính là rủi ro tăng giá của euro hiện rất thấp nên traders yên tâm vay euro và đầu tư vào các higher yield currencies như AUD chẳng hạn.
- WSJ: Swap lines: Fed vừa gia hạn swap lines với 5 central banks lớn thêm 6 tháng nữa. Mặc dù facility này hiện thời chỉ là một cách phòng ngừa rủi ro từ cuộc khủng hoảng nợ châu Âu, tôi chợt nghĩ biết đâu đây là một biện pháp nới lỏng tiền tệ gián tiếp của ECB thay vì phải hạ lãi suất hay theo đuổi QE như Fed.
- TBKTSG: ATM lưu động: cuối cùng NHNN đã cho phép "thí điểm" ATM lưu động. Hơn một năm trước tôi đã viết như thế này khi biết tin NHNN cấm các ATM lưu động: "Nếu thực sự NHNN lo ngại ai đó làm giả mobile ATM đem đi các nơi lừa gạt thì NHNN có thể yêu cầu các NHTM phải có biện pháp đối phó chứ không phải cấm tiệt như vậy. Bài báo của TBKTSG cho biết NHNN cấm vì chưa có qui định về dịch vụ này, đây là một lý do hết sức vô trách nhiệm."
- Quách Mạnh Hào: Thắt chặt tiền tệ?: TS Hào ngả về phe supply-siders (eg BKT, THN), cho rằng thắt chặt tiền tệ sẽ không ổn định được vĩ mô vì supply sẽ giảm do credit giảm. Vấn đề là bạn cho rằng lạm phát của VN hiện đang do demand cao hay do supply thấp? Tăng lãi suất sẽ làm giảm cả demand lẫn supply, còn giảm lãi suất sẽ có tác dụng ngược lại. Cái nào sẽ tăng/giảm nhanh hơn? Trong bài của TS Hào có trích dẫn Calvo, tôi tìm mãi mới có link download được bài này về đọc (bài này từ một hội thảo của WB năm 1990, đăng trên WB Economic Review đầu năm 1992). Trong phần kết luận Calvo cho rằng lãi suất thực không nên vượt quá 15-20% trong một thời gian dài. Với mức lạm phát gần 10% như của VN hiện tại, cái trần đó tương đương với lãi suất danh nghĩa trên 25%. Tất nhiên không thể máy móc áp dụng con số Calvo đưa ra, nhưng có thể thấy lãi suất tăng vọt lên 17-20% không hẳn là một mức không thể chấp nhận được, chí ít theo quan điểm của Calvo.
- The Economist: Teachers' value: hàng loạt các blogs tên tuổi hôm nay trích dẫn nghiên cứu này, cho rằng trị giá của một giáo viên giỏi (one standard deviation above average) là $400k cho một lớp học có 20 học sinh. Hôm trước báo này cũng có một bài nói rằng khảo sát của PISA cho thấy chất lượng giáo dục phụ thuộc vào chất lượng giáo viên nhiều hơn là tổng số chi phí cho giáo dục (tính theo %GDP). "Không thầy đố mày làm nên", bây giờ thành "không thầy giỏi đố mày giỏi".
- Google: Book Ngram Viewer: cũng như nhiều bloggers khác, sau biết về dịch vụ mới này của Google tôi không thể không thử search vài cụm từ: Saigon/Hanoi, Le Duan/Truong Chinh/Vo Nguyen Giap, Ho Chi Minh/Ngo Dinh Diem, Doc Lap/Tu Do, Capitalism/Communism... Một điều kỳ thú là từ "internet" đã xuất hiện từ những năm 1900, không biết đó là lỗi của Google hay là typo từ từ "Internat".
- WSJ: Share buyback: Trong Q3 các công ty Mỹ đã bỏ ra $92b mua lại share của chính mình, theo nguyên lý corporate finance thì điều này có nghĩa là hoặc các dự án đầu tư có expected return quá thấp nên công ty không biết dùng cash vào việc gì, hoặc market price của cổ phiếu quá rẻ nên expected stock return quá hấp dẫn. Một điều chắc chắn là các thể loại ratio valuation (PE, P/Book, leverage...) sau buyback đều sẽ tốt lên, nghĩa là balance sheet tốt lên. Xét trên khía cạnh macro, điều này tốt cho nền kinh tế và cũng là mục tiêu (implicit) của Fed khi nới lỏng tiền tệ. Không rõ thời gian vừa rồi khi giá cổ phiếu của nhiều công ty VN giảm xuống dưới mệnh giá có công ty nào buyback không?
- Krugman: Age of capital stock: Krugman trích dẫn một đồ thị của Michael Mandel về tuổi trung bình của fixed assets giữa government, business, household sectors của Mỹ. Tôi không rõ với household thì Mendel tính thế nào, với government và business có lẽ tác giả dựa vào số liệu depreciation trong balance sheets. Trong hơn 40 năm qua, trong khi tuổi trung bình của household và business fixed assets khá ổn định, của government đã tăng gần gấp rưỡi (từ 16 lên 24 năm). Điều này có thể vì Mỹ không chú trọng đầu tư vào infrastructure như Krugman nói, nhưng cũng có thể vì Mỹ đã tiến vào giai đoạn "steady state", nghĩa là marginal benefit của việc xây dựng thêm infrastructure không cao nữa nên government bỏ tiền vào những lĩnh vực khác.
- FT: ECB raises capital: không như các NHTM VN vừa được hoãn không phải tăng vốn điều lệ, ECB sẽ tăng số vốn điều lệ lên gấp đôi, từ €5.76b lên €10.76b. Đọc bài này mới biết những nước trong EU nhưng không trong EMU như UK vẫn phải góp vốn vào ECB, tuy với một tỷ lệ rất nhỏ. Các bạn sinh viên lưu ý, nhiều textbook có ví dụ balance sheet của một central bank thường không có equity, nghĩa là toàn bộ assets = liabilities (khác với một công ty/bank bình thường assets=liabilities+equity). Trên thực tế điều này không đúng, hầu hết các central banks đều có equity, tuy rất nhỏ. Bởi vậy nhiều người phản đối central banking (như Ron Paul bên dưới) hay viện dẫn leverage của central banks rất cao, cỡ 100-500x, như là một rủi ro lớn của nền kinh tế.
- WSJ: End the Fed: Ron Paul trả lời phỏng vấn sau khi được chính thức xác nhận sẽ trở thành chủ tịch tiểu ban giám sát Fed. Nổi tiếng với tư tưởng xóa bỏ fiat money và thay bằng gold standard, vị dân biểu này cho biết sẽ xúc tiến đề suất full audit Fed của mình và làm mọi cách để giảm vai trò của Fed. Thực ra sự "kèn cựa" giữa QH Mỹ và Fed đã có từ xa xưa, rất nhiều nghị sĩ cho rằng QH phải kiểm soát Fed chứ không thể để một cơ quan không do dân bầu cử trực tiếp có nhiều quyền lực như vậy. Giới academic đa số chống lại ý tưởng này, viện dẫn yêu cầu independence của central bank để bảo vệ Fed khỏi ảnh hưởng/kiểm soát của politicians. Update: Krugman nghi ngờ market đang lo Ron Paul sẽ ép Fed phải tăng lãi suất trong năm 2011.
- WSJ: iphone export to US: Bài này mấy hôm nay được giới bloggers nhắc đến rất nhiều, một số viện dẫn sự "bất hợp lý" của thống kê xuất nhập khẩu để cho rằng vấn đề TQ xuất siêu vào Mỹ thực ra không quá nghiêm trọng (trong ví dụ iphones, số liệu chính thức là Mỹ nhập $1.9b từ TQ cho sản phẩm này, nhưng nếu tính theo value-added thì thực ra Mỹ xuất siêu $48m). Những lập luận như vậy (PBoC cũng đã từng viện dẫn) có nhiều điểm không đúng, tôi sẽ thảo luận thêm khi có điều kiện, ở đây tôi chỉ muốn chỉ ra rằng bài nghiên cứu mà WSJ trích dẫn do 2 nhà nghiên cứu của GRIPS và ADBI viết dưới dạng discussion paper, nghĩa là một dạng bản thảo khoa học chưa được kiểm chứng và phản biện. Một trong hai người này tên là Yuqing Xing, có lẽ gốc TQ.



- BlackSocks: "After a successful business dinner, the party was moved to a Japanese tea house, where it is customary to remove your shoes. Samy looked down and a feeling of dread and doom enveloped him. The two socks did not match. Worse yet, Samy’s big toe was sticking out of the faded fabric. There was a large hole in the right sock. He spent the rest of the evening sitting cross-legged, attempting to hide his foot.": đấy là khởi nguồn của BlackSocks, một công ty hiện đang bán hơn 1 triệu đôi tất/năm trên 72 quốc gia qua hình thức "sockscription", cứ mỗi 4 tháng khách hàng nhận được 3 đôi tất mới để yên tâm không bao giờ rơi vào tình trạng xấu hổ như Samy.
- VNEconomy: "[chính phủ VN] ...vẫn ưu tiên mục tiêu tăng trưởng thay vì mục tiêu ổn định": nhận định của Moody khi downgrade VN và 6 ngân hàng thương mại. Bây giờ câu này đã thành câu cửa miệng của các "nhà" kinh tế.
- Business Insider: 11 geopolitical risks in 2011: Ngoại trừ những rủi ro dễ thấy như EU/EMU crisis, North/South Korea, một báo cáo của Nomura liệt kê 11 rủi ro địa chính trị tiềm tàng trong năm 2011. Đứng thứ 2 trong danh sách này là "Will Vietnam experience economic uncertainty in the wake of Communist Party Congress?"
- WSJ: Walmart at midnight: CEO của WalMart cho biết thời gian gần đây sale đúng vào nửa đêm ngày mùng 1 hàng tháng tăng mạnh, nguyên nhân là dân thất nghiệp Mỹ nhận được unemployment insurance đúng vào 0 giờ ngày 1 hàng tháng. Vị CEO này nói: " ...the only reason somebody gets out in the middle of the night and buys baby formula is that they need it, and they’ve been waiting for it."
- Vlad Putin: Blueberry Hill: chưa bao giờ thấy Mr. Putin hồi hộp như một cậu boy mới lớn thế này. Dẫu sao cũng ngả mũ phục ngài thủ tướng, rồi thở dài biết đến bao giờ...
- IMF: Avinash Dixit: một bài viết thú vị về tiểu sử Dixit, ngạc nhiên lại đăng trên một tạp chí của IMF. Trong khi đó 2 staff của WB lại có một nghiên cứu về stock returns.
- Rajiv Sethi: ETF: liệu loại hình đầu tư này có lợi hay có hai cho market, câu trả lời chưa ngã ngũ nhưng Sethi có vẻ nghiêng về phía chống.
- Business Insider: Wikileaks revenge: đến lượt Amazon vừa bị đánh gục mặc dù tuần trước các hackers đã thất bại trong một cuộc attack có báo trước cho Amazon. [Update: Amazon tuyên bố sự cố vừa rồi là lỗi kỹ thuật (mất điện) chứ không phải DDOS attack.]
- Alea: Debt buyback: một bài viết của IMF hướng dẫn các nước đang phát triển mua lại government bond của mình. Các chuyên viên Bộ Tài chính cần phải đọc bài này.
- Alea: Who causes the recent crisis: Theo BIS đó không phải là Ireland hay các PIIGS khác mà chính là Đức và Pháp khi hai nước này thỏa thuận vào ngày 18/10 về việc sẽ thiết kế một cơ chế cho phép các nước (PIIGS) trừ một phần nợ của các nhà đầu tư nước ngoài. EU đổ thêm dầu vào lửa ngày 28/10 khi ủng hộ đề nghị này và cho biết các thành viên EU đều tán thành. Một số quan chức phải tìm cách hạ nhiệt bằng cách tuyên bố điều này chỉ áp dụng cho bonds phát hành sau năm 2013.
- Vũ Thành Tự Anh: World Bank's report: hoàn toàn đồng ý với phê phán của anh Tự Anh về cách tính REER trong báo cáo này. Trước đây tôi đã tính REER và cũng như anh Tự Anh chỉ ra, nếu thay đổi điểm khởi đầu từ năm 2000 thành năm 2004 thì REER của VN tăng khá mạnh (xấp xỉ 20%) chứ không như WB kết luận. Nếu bạn xem đồ thị REER/NEER của tôi bạn sẽ thấy "key point" trên đồ thị này là năm 2004 chứ không phải năm 2000. Một góp ý nhỏ cho các tác giả của bản báo cáo, khi REER tăng không có nghĩa đồng nội tệ overvalued, đúng ra phải label đồ thị là appreciated/appreciation. REER/NEER là khái niệm tương đối chứ không phải tuyệt đối.



- Andy Harless: What is "printing money": ý tưởng QE II chỉ là một cách shortening government debt maturity không mới, nhưng những vấn đề Harless nêu ra về định nghĩa thế nào là "money" rất đáng suy nghĩ. Lập luận của Harless bảo vệ Bernanke khi Ben cho rằng QE I là "printing money" còn QE II không phải "printing money" khá thú vị. Tuy nhiên theo tôi điều quan trọng không phải khái niệm printing money hay không mà là tính hiệu quả của chính sách và ảnh hưởng của nó vào nền kinh tế.
- FT: European bonds: Wolfgang Münchau kêu gọi châu Âu phát hành một loại bond chung cho toàn bộ các thành viên EMU, một dạng fiscal union đơn giản để chống lại nguy cơ đồng Euro sụp đổ.
- Krugman: Growth and election: Krugman tóm tắt ý tưởng chính của Larry Bartels bằng một đồ thị rất dễ hiểu. Voters chỉ quan tâm đến growth rate trong giai đoạn ngay trước khi bầu cử chứ không phải level.
- FT: Interest rate war: FT đưa tin về vụ Techcombank và Seabank đột ngột tăng lãi suất lên 18%, có nhắc đến chi tiết các ngân hàng lớn đe dọa sẽ trả đũa. Tôi không rõ hoạt động của interbank market ở VN thế nào, nhưng nếu các ngân hàng lớn chấm dứt/hạn chế quan hệ với 2 ngân hàng này trên interbank thì hậu quả sẽ vô cùng nghiêm trọng.
- Business Insider: Wikileaks: tối qua (8/12) một nhóm hackers đã tấn công và đánh sụp website của Mastercard và Visa để trả thù cho Wikileaks. Đặc biệt vụ tấn công website Visa đã được thông báo trước giờ cụ thể nhưng Visa vẫn không chống cự lại được.
- Zerohedge: Monetary Policy Subcommittee: cuối cùng nightmare của Bernanke đã thành hiện thực, nghị sĩ Ron Paul của đảng Cộng hòa, người từng đã viết sách yêu cầu xóa bỏ Fed, sẽ trở thành chủ tịch Monetary Policy Subcommittee của QH Mỹ, là bộ phận trực tiếp giám sát Fed.
- Võ Trí Thành: "... các chỉ tiêu (kinh tế của QH đặt ra)... vẫn hơi tham vọng": trên thế giới chắc chỉ còn vài nước hàng năm QH biểu quyết chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế, một dạng "tàn dư" của tư duy kinh tế kế hoạch.
- Bloomberg: Foreign reserve: Theo IMF, dự trữ ngoại tệ của VN cuối năm 2009 là $14.1b, cuối năm 2010 sẽ khoảng $15.5b, bằng 1.8 tháng nhập khẩu (8 tuần).
- AFP: Vietnam's price control: Tôi không biết ảnh hưởng của AmCham/EuroCham lớn đến đâu, có lẽ chẳng cần để ý đến ý kiến của họ. Tuy nhiên nếu phải phản biện lại lập luận của AmCham cho rằng price control vi phạm nguyên tắc free trade của WTO thì tôi sẽ nói market-wide price control hoàn toàn không vi phạm WTO, tương tự như thuế tiêu thụ đặc biệt. Việc nhiều mặt hàng nhập khẩu bị ảnh hưởng (sữa, thuốc) đơn giản vì VN hầu như chưa sản suất được những mặt hàng này và có nhiều lý do để tin rằng những nhà nhập khẩu có monopoly power khi định giá bán lẻ.
- Krugman: Deficit-led crisis: Krugman không đồng ý với quan điểm của Wolfgang Schäuble, Bộ trưởng Tài chính Đức cho rằng các nước bị khủng hoảng đều do budget deficit. Trên thực tế điều này chỉ đúng với Hi lạp, cả Spain và Ireland đều có budget surplus trước khi khủng hoảng xảy ra, deficit là hậu quả chứ không phải nguyên nhân của khủng hoảng. Bởi vậy fiscal austerity không phải là giải pháp mà sẽ làm tình hình tồi tệ thêm. Thực tế những nước không bị ràng buộc trong EMU như Ba lanIceland và không bị buộc phải cắt giảm chi tiêu, thay vào đó là phá giá nội tệ, đều có tình hình kinh tế tốt hơn Ireland và Hi lạp.
- Krugman: New ideas in economics: trả lời cho bạn Duy Linh tại sao Shiller/Thaler ít được nhắc đến.
- TBKTSG: Thị trường bảo hiểm: từ năm 2000 đến nay số doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm tăng từ 14 lên 50, doanh thu tăng từ 3000 tỷ năm 2000 lên 25 nghìn tỷ năm 2009, tổng tiền đầu tư tăng từ 6000 tỷ lên gần 67 nghìn tỷ.
- Nguyễn Văn Giàu: "Còn chuyện lạm phát cao trong thời gian qua có nguyên nhân từ chính sách tiền tệ hay không thì rất khó kết luận, bởi các chỉ số tiền tệ cơ bản được thực hiện theo kế hoạch đầu năm, trong khi lạm phát còn có nguyên nhân như cầu kéo, chi phí đẩy...": trong khi điều kiện kinh tế/tài chính trong nước và thế giới thay đổi xoành xoạch mà NHNN vẫn giữ những chỉ số theo kế hoạch đưa ra từ đầu năm thì vai trò của cơ quan này là gì?


20 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. dù sao thì em cũng thấy VN đang đi đúng hướng rồi, tất nhiên vẫn còn rất nhiều bất cập, nhưng hi vọng qua những lần khủng hoảng như giai đoạn 2008-2010, các chính khách sẽ có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc ứng xử và phản ứng với nền k.tế. Dù sao thì so với giai đoạn 2008, chính sách bjo cũng nhanh - kịp thời hơn nhiều rồi.

    ReplyDelete
  3. @Runi2410: Võ Trí Thành có lẽ là một trong những macroeconomist được đào tạo bài bản và có trình độ nhất ở VN hiện nay. Có nhiều "tên tuổi lớn" trong làng kinh tế VN có trình độ nhưng không được đào tạo bài bản, hoặc ngược lại. Nhưng trong hoàn cảnh của VN, ở nước ngoài cũng vậy thôi, người làm được việc phải là người biết làm chính trị.

    ReplyDelete
  4. anh giangle đã nói vậy thì em xóa cái post lúc trước của em đi, mình nói oan cho bác Thành quá :D

    ReplyDelete
  5. - Krugman: New ideas in economics: trả lời cho bạn Duy Linh tại sao Shiller/Thaler ít được nhắc đến.
    ====================
    Em cho rằng Shiller/Thaler xứng đáng được nhắc tới nhiều hơn, đặc biệt là khi nền kinh tế toàn cầu lâm vào tình trạng khủng hoảng như năm 2008 và sẽ tiếp tục có những cuộc khủng hoảng trong tương lai.

    Em không đủ chuyên môn để đánh giá về các lý thuyết kinh tế. Nhưng về việc đầu tư tài chính thì em có thể khẳng định rằng những lý thuyết chính thống về thị trường hiệu quả EMH chẳng giúp ích gì cho các quyết định đầu tư bằng những hiểu biết về tài chính hành vi.

    Nếu cần một mô hình kinh tế lý thuyết đẹp thì nên nghe Paul Krugman, nếu muốn thành công trong việc đầu tư tài chính thì nên nghe lời khuyên của Shiller/Thaler nhiều hơn.

    Nếu Buffett hay Soros tin vào những lý thuyết của Paul Krugman thì chắc chẳng thể nào kiếm được nhiều tiền. :)

    Anh Giang có nói đại ý rằng người thắng luôn có lý của họ, em thì nghĩ rằng thực tế luôn là bằng chứng tốt nhất để chứng minh một lý thuyết nào đó. Thành công của Buffett hay Soros là bằng chứng để em tin vào lý thuyết của tài chính hành vi.

    ReplyDelete
  6. @ Nguyen Van Giau and State Bank of Vietnam: "It is difficult to get a man to understand something when his salary depends on his not understanding it."

    ReplyDelete
  7. Bác Duy Linh đọc lại bài của Krugman một lẫn nữa đi nhỉ. Hình như bác hiểu sai ý trả lời của a Giang và cũng hiểu sai đánh giá của Krugman về Shiller/Thaler.

    ReplyDelete
  8. @Duy Linh: daotheson nói đúng đấy, em phải đọc kỹ lại bài của Krugman. Một điểm nữa, nếu em là bộ trưởng bộ tài chính hay thống đốc ngân hàng trung ương thì behavioral economics không giúp ích nhiều cho công việc của em.

    @Anonymous (Dec 9): Cũng không hẳn bác ạ, ở VN có ai sống bằng lương đâu :-)

    ReplyDelete
  9. @Anh Giang: Em đồng ý behavioral economics không giúp ích gì nhiều cho việc nghiên cứu các vấn đề vĩ mô. Thường behavioral economics chỉ được nhắc đến khi bong bóng tài sản xảy ra và sụp đổ.

    Em không rõ lắm nếu các mô hình kinh tế hiện tại đưa yếu tố psychology vào mô hình thì sẽ đưa vào bằng cách nào. Em nghĩ tâm lý "tôi buồn không hiểu vì sao tôi buồn" là thứ khó đo lường nhất.

    ReplyDelete
  10. Hôm nay tự nhiên rảnh rỗi vào chém gió thêm một chút.
    Bác Duy Linh ơi, tôi vẫn nghĩ bác nên đọc lại bài trên của Krugman. (tôi không phải là fan cuồng của Krugman đâu nhé vì rõ là nhiều khi Krugman khá chính trị và bảo thủ, nhưng khó phủ nhận là ông viết luôn sắc sảo).
    Tôi thấy bác đánh giá lý thuyết vĩ mô mà chỉ dựa vào khả năng ứng dụng trong đầu tư thì không nên (hoặc không đủ) vì trong đầu tư thì quan trọng là bác nằm trong số ít có khả năng thắng được số đông, còn lý thuyết vĩ mô muốn giúp cả nền kinh tế (toàn bộ đám đông). Đấy có lẽ là lý do tại sao a Giang muốn đặt bác ở vị trí bộ trưởng/thống đốc để suy xét chứ tôi nghi ngờ việc a Giang có ý rằng kinh tế học hành vi không giúp ích gì nhiều cho nghiên cứu vĩ mô.
    Cá nhân tôi thì cho rằng đưa thêm kinh tế hành vi vào phân tích vĩ mô thì tốt chứ, đấy có vẻ cũng là phù hợp xu hướng đưa cơ sở kinh tế vi mô vào phân tích vĩ mô (micro foundation for macroeconomics). Bác search thử behavioral macroeconomics.
    Ngay chính Kruman, trong bài trên, phàn nàn từ 20 năm trước Shiller đã có bài viết quan trọng về kinh tế học hành vi nhưng từ đó đến nay thì các dòng lý thuyết kinh tế học khác (chẳng hạn real business cycle theory mà tôi ngờ rằng đó là một mục tiêu tấn công chính của Krugman trong bài) vẫn chiếm lĩnh áp đảo (hơn mức cần thiết???) thời gian nghiên cứu của các nhà kinh tế học.
    Cho nên Krugman mới nói là khi ông nghe về cái gọi là "các ý tưởng mới" như kinh tế học hành vi chẳng hạn thì với ông những ý tưởng đó thực ra không mới, nghe rồi. (Ông dùng từ deja vu). Cứ theo cách nghĩ như vậy thì theo tôi các yếu tố tâm lý và kinh tế học hành vi đã được xét đến ngay từ trong lý thuyết của Keynes chứ không phải đến bây giờ mới nói. Bác Duy Linh nói đúng là kinh tế học hành vi hay được nhắc đến khi có bong bong (vỡ). Lý thuyết của Keynes cũng thế. Bong bóng và sụp đổ là vấn đề rất lớn của kinh tế vĩ mô mà.

    ReplyDelete
  11. Post xong tôi search thử thì có bài này khá hay nói về mối liên quan giữa kinh tế học hành vi và lý thuyết Keynes:
    http://webs.wofford.edu/pechwj/Pech_Milan_Behavioral_Keynes_27april09.pdf

    ReplyDelete
  12. Về cuộc đua lãi suất, nếu các ngân hàng lớn trả đũa thì hậu quả sẽ như thế nào hả các anh/chị? Em ếch ngồi đáy giếng, nên đang mong các anh giúp em sáng ra.

    ReplyDelete
  13. @Daotheson: Đúng là tôi hiểu sai ý trong bài viết của Krugman. Sorry anh Giang vì đã hiểu lầm ý anh.

    Em xin mượn đất của anh để dài dòng một chút về kinh tế học hành vi.

    Tôi nghĩ rằng kinh tế học hành vi làm sáng tỏ cho lý thuyết Keynes vì sao nhà nước phải áp dụng các chính sách kích cầu khi nền kinh tế xảy ra suy thoái (điều mà những người theo trường phái kinh tế tự do thường hay phản đối).

    Lý thuyết EMH dựa trên giả định rằng trong mọi trường hợp, kể cả khi xảy ra suy thoái thì cách hành xử của mỗi cá nhân trong thị trường đều duy lý. Tuy nhiên, kinh tế học hành vi chứng minh điều này là sai. Khi khủng hoảng xảy ra thì mọi người có thể bán đi các loại tài sản tài chính với bất kỳ giá nào, thậm chí thấp hơn cả giá trị sổ sách, giá trị được xem là thực của tài sản. Và khi tất cả mọi người cùng hoảng loạn bán ra thì điều hiển nhiên là tất cả mọi loại tài sản đều giảm giá và càng đẩy kinh tế rơi vào suy thoái.

    Giống như Keynes, kinh tế học hành vi ủng hộ vai trò điều tiết của nhà nước trong những giai đoạn này.

    Keynes rất thành công trong các phi vụ đầu cơ nên ông hiểu rất rõ tâm lý "animal spirits" của thị trường. Tôi nghĩ rằng ông đã ứng dụng những hiểu biết đó khi đề xuất việc kích cầu của nhà nước.

    ReplyDelete
  14. @Anonymous (Dec 10): Anh không rõ quan hệ giữa các ngân hàng VN thế nào, nhưng nếu Techcombank và Seabank bị các ngân hàng khác tẩy chay trên thị trường liên ngân hàng thì có lúc họ sẽ bị thiếu thanh khoản trầm trọng. Có thể trước mắt họ thu hút được một lượng tiền gửi lớn nhờ phá giá lãi suất, nhưng về lâu dài họ vẫn phải dựa vào interbank để vay mượn liquidity. Bởi vậy chỉ cần các ngân hàng lớn "dọa" sẽ tẩy chay một cách công khai, Techcombank/Seabank sẽ mất khách hàng ngay.

    ReplyDelete
  15. Chào bác Giangle ;
    Em không được học về kinh tế nhưng em thường xuyên theo dõi và rất tâm đắc về các bài viết của bác. Em có một số thắc mắc mong bác bớt chút thời gian phân tích và giải đáp giùm em , em xin chân thành cám ơn .
    Nếu như dự trữ ngoại tệ USD của VN ở mức cực thấp thì có khả năng chính phủ ra quyết định nhằm bình ổn thị trường và hạn chế nguồn ngoại tệ đang được cất giữ trong dân : Nghiêm cấm mọi cá nhân người VN tích trữ và sử dụng ngoại tệ . Nếu cá nhân nào hiện đang nắm giữ ngoại tệ sẽ phải bán lại cho các tổ chức kinh tế nhà nước , chỉ có các tổ chức này và các đại lý do nhà nước chỉ định mới được quyền thu mua ngoại tệ .
    Giả dụ chính phủ ra quyết định đó thì có thực hiện được không , sẽ ảnh hưởng đến kinh tế , xã hội và người dân như thế nào ? rất mong phân tích và trả lời của bác .
    Email : trancuong25672@yahoo.com.vn

    ReplyDelete
  16. Ve viec share buyback thi` co' the co 1 ly do kha quan trong la` cac PE-sponsored investees issue debt, roi dung` cash raised duoc de buy back share. Dot roi, kinh te My khong ngon cho lam nen nhieu investees khong go public duoc. Cach nay la mot trong nhung cach pho biet de PE firms cash out.

    ReplyDelete
  17. @trancuong: những điều bạn nói VN đã thực hiện trong thời bao cấp (trước 1990), thị trường chợ đen sẽ phát triển và tỷ giá chợ đen sẽ cao hơn rất nhiều tỷ giá chính thức. Chỉ riêng 7-8 tỷ USD kiều hối sẽ biến mất khỏi hệ thống chuyển tiền chính thức sẽ gây ra khủng hoảng thiếu ngoại tệ trầm trọng. Tóm lại là cách này nhiều khả năng sẽ làm khủng hoảng thiếu tăng lên chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề.

    @Nhan: Good point, tuy nhiên bài báo của WSJ nói về public companies' buybacks. Một điểm nữa anh chưa nói bên trên, sau khi các công ty buyback và improve balance sheets, nếu sang năm lãi suất vẫn thấp và kinh tế phục hồi họ sẽ releverage mạnh, very bullish cho equity.

    ReplyDelete
  18. @Bogdan Burca: Of course we can. But the problem is our interests are different, as well as our languages. Your readers may not find any interest in this blog, why do you want a link to mine?

    ReplyDelete
  19. Oh, em biet la luc economic crisis thang 9-2008 thi Fed da open swap lines voi cac central bank o Chau Au.

    ReplyDelete
  20. Chúc anh Giang và gia đình giáng sinh an lành và hạnh phúc. Sang năm mới, blog kinhtetaichinh có thêm nhiều bài viết hay và nhiều độc giả mới :)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.