Cùng một vấn đề nhưng 2 favorite bloggers của tôi có 2 quan điểm ngược nhau. Michael Pettis cho rằng sau các cuộc khủng hoảng tài chính/ngân hàng các central banks thường trợ giúp hay bailout những ngân hàng gặp khó khăn bằng cách tạo ra một đường yield curve thật dốc (steep), nghĩa là chênh lệch giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn rất cao. Vì ngân hàng đa số vay ngắn hạn rồi cho vay lại dài hạn nên họ sẽ được hưởng chênh lệch lãi suất cao hơn, coi như được central bank gián tiếp giúp đỡ.
Ngược với quan điểm này, Paul Krugman cho rằng lợi nhuận của các ngân hàng khi có steep yield curve chỉ là tạm thời và trong tương lai khi độ dốc của yield curve giảm xuống thì các ngân hàng sẽ lỗ. Do đó xét tổng thể dài hạn các ngân hàng chẳng được lợi lộc gì khi chênh lệch lãi suất ngắn hạn và dài hạn tăng lên. Có thể reported earnings trong ngắn hạn tốt lên nhưng đó là thiếu sót của hệ thống kế toán và/hoặc do incentive ngắn hạn của những người điều hành ngân hàng (để có bonus).
Theo bạn MP hay PK đúng? Nếu bạn đồng ý với quan điểm của MP, ở VN NHNN có bao giờ trợ giúp cho các NHTM theo cách này không? Nếu không NHNN có cách nào khác không? (Hint: đọc bài này).
thanks
ReplyDeletehttp://cafef.vn/20110218100028346CA34/lam-phat-lai-suat-va-sau-dieu-chinh-ty-gia.chn
ReplyDeletegiật mình tưởng bác giangle lên báo :))
http://cafef.vn/20110218114723628CA34/thong-doc-nguyen-van-giau-de-nghi-tang-truong-tin-dung-duoi-20.chn
ReplyDeletethêm 1 cú đấm nữa
Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đề nghị tăng trưởng tín dụng dưới 20%
http://vef.vn/?vnnid=9665
ReplyDeleteTác giả: Phạm Đỗ Chí
anh giangle có bình luận gì về tính toán của bác Chí không?!
bác giangle cho em hỏi mấy lý thuyết (em đọc rồi mà chưa hiểu):
ReplyDelete1. Lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn khác nhau như thế nào ?!
2. Các Commercial Bank thường đem trái phiếu chính phủ đến Central Bank để tái chiết khấu hay tái cấp vốn ?!
Em mới hiểu đơn thuần khi Commercial Bank mang giấy tờ có giá đến Central Bank để cầm cố thì được gọi là Tái cấp vốn. Và tái chiết khấu cũng chỉ là 1 dạng của tái cấp vốn. Nhưng tại sao LS tái chiết khấu của NHNN ViệtNam vẫnl à 7% trong khi LS tái cấp vốn đã được tăng lên 11%
@Runi2410: Mỗi ngân hàng trung ương có một số loại lãi suất mà họ dùng để định hướng lãi suất ngắn hạn trên thị trường. Fed có Fed funds rate và discount rate, ECB có repo rate và refinance rate, RBA có cash rate và deposit rate... Tên gọi có thể khác nhau nhưng về bản chất những loại lãi suất đó chia thành 2 nhóm:
ReplyDelete1. Lãi suất qua đêm cho các khoản vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng
2. Lãi suất các NHTM có thể vay tiền từ ngân hàng trung ương.
Ngoài ra một số ngân hàng trung ương còn trả lãi suất (3) cho các khoản deposit của các NHTM trên tài khoản tại NHNN (cho khoản deposit vượt quá required reserve). Trên nguyên tắc 3<1<2.
Hầu hết các ngân hàng trung ương khi cho vay tái cấp vốn (loại thứ 2) đều yêu cầu thế chấp là các giấy tờ có giá có rating AAA (trái phiếu chính phủ hoặc một số tổ chức bán chính phủ). Tuy nhiên ngân hàng trung ương có thể chấp nhận ngoại lệ, nghĩa là chấp nhận giấy tờ có giá có rating thấp hơn AAA. Trong trường hợp này họ sẽ lấy lãi suất cao hơn lãi suất tái cấp vốn (loại 2).
Ở VN tên gọi của lãi suất mà các NHTM đem trái phiếu chính phủ đến thế chấp để vay từ NHNN gọi là lãi suất tái chiết khấu, còn các loại giấy tờ có giá khác là lãi suất tái cấp vốn. NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn lên trong khi giữ nguyên lãi suất tái chiết khấu là một cách buộc các NHTM phải tăng cường mua/trữ trái phiếu chính phủ, theo TS Phạm Thế Anh là một cách giúp chính phủ phát hành trái phiếu dễ dàng.
@Runi2419 (Feb 18, 8:01PM): TS Phạm Đỗ Chí sử dụng 2 khái niệm kinh tế trong tính toán của ông: Uncovered Interest Parity (UIP) và Purchasing Power Parity (PPP).
ReplyDelete- UIP: chênh lệch lãi suất = kỳ vọng phá giá
- PPP: chênh lệch lạm phát = tỷ lệ phá giá
Hai khái niệm này thuần túy là lý thuyết, rất ít bằng chứng cho thấy cả UIP lẫn PPP đúng trong thực tế. Việc vận dụng UIP vào trường hợp VN TS Phạm Đỗ Chí có một thiếu sót quan trọng: lãi suất trong công thức ông sử dụng là annual rate, trong khi tỷ lệ phá giá (9.3%) chắc chắn không phải là kỳ vọng phá giá của năm 2011.
Theo em biết thì NHTM ít khi dùng giải pháp lên NHNN xin tái cấp vốn vì thủ tục phức tạp và có nhiều hệ lụy nên thường thông qua hoạt động OMO (bên cạnh LNH). Vì vậy chênh lệch lãi suất tái chiết khấu với lãi suất trái phiếu là một vấn đề nhiều người quan tâm hơn. Lãi suất tái chiết khấu thường đi sát lãi suất cơ bản nên nhìn chung là chỉ khi 2 cái này thay đổi thì mới ảnh hưởng tới nhiều NHTM còn nếu chỉ tăng lãi suất tái chiết khấu thì không phải là tín hiệu gì để họ lo ngại. Hiện nay thanh khoản hệ thống tạm thời ổn trong đầu năm nên nâng 1 chút cái lãi suất không ảnh hưởng nhiều hay ít ai sử dụng thì không ai phản ứng gì, chứ vào lúc căng thẳng thì em nghĩ NHTM sẽ có phản ứng và lobby lại (DNNN cũng phải lobby để có lãi suất thấp mà vay chứ anh).
ReplyDeleteChào bác giang, năm 2008 SCIC đã mua 1 vài loại cổ phiếu trên TTCK nhằm cứu TTCK VN khỏi bị sụp đổ và cháu đang nghiên cứu về hiệu quả và hậu quả của việc làm này của SCIC. Bác có thể cho cháu 1 vài ý kiến của bác về vấn đề này được ko ạh. cháu cảm ơn bác.
ReplyDelete@Big Happy Man: Vậy theo em NHNN tăng lãi suất tái cấp vốn làm gì? Để gây khó dễ cho các ngân hàng nhỏ không chen chân được vào OMO và không có trái phiếu chính phủ để tái chiết khấu? Hay để đánh lạc hướng mấy tờ báo/tổ chức tài chính nước ngoài không hiểu gì về cơ chế lãi suất của VN?
ReplyDelete@Anonymous (Feb 20): Tôi không rõ cuối cùng SCIC có mua cổ phiếu năm 2008 hay không, nếu bạn có tài liệu nào confirm chuyện này thì cho tôi biết. Quan điểm của tôi từ trước tới giờ (tôi đã viết vài entry trên blog này) về chức năng của SCIC là tổ chức này chỉ nên tập trung vào quản lý vốn của nhà nước ở những doanh nghiệp đã cổ phần hóa, không nên ôm đồm những hoạt dộng đầu tư kinh doanh khác. Nếu SCIC có dư tiền thì nên giao cho ngân sách (đang bị thâm hụt), không nên dùng tiền đó để mua bán chứng khoán. Còn nếu chính phủ vẫn muốn đầu tư thông qua thị trường chứng khoán thì có thể lập ra một quĩ chuyên đầu tư và/hoặc thuê các quĩ đầu tư chuyên nghiệp.
em có một thắc mắc, vậy hình thức OMO và tái chiết khấu khác nhau như thế nào? và cái nào mới là công cụ quan trọng để điều tiết thị trường. Vì theo em được biết thì cả OMO và hình thức tái chiết khấu đều đem giấy tờ có giá ra để thế chấp với ngân hàng nhà nước. Như vậy thì tăng lãi suất tái cấp vốn có ý nghĩa gì, sao lại không tăng lãi suất tái chiết khấu? Mong bác Giang và mọi người có thể giải đáp thắc mắc giúp em.
ReplyDeleteEm thấy là NHNN có tín hiệu là tăng lãi suất OMO lên cho kỳ hạn ngắn và rút tiền về tạm thời. Với tình hình này LSCB cũng có thể sẽ tăng nhẹ sau khi số liệu CPI tháng 2 công bố.
ReplyDeletehttp://www.baomoi.com/Lai-suat-tren-OMO-len-12-NHNN-hut-manh-tien-ve/126/5745539.epi
Nhưng mà mức tăng này cho thấy mức lãi suất vẫn xoay quanh 12% và em nghĩ sẽ khó mà đẩy xa ra khỏi khu vực này. Cho nên em nghĩ thực tế các động thái này được thực hiện vào thời điểm không căng thẳng vốn như hiện nay và nhắm vào những khoảng trống còn có thể tăng được để đối phó với giai đoạn CPI sẽ được công bố cao nhằm trấn an trong và ngoài nước. Khi CPI cuối quý 1 và đầu quý 2 thường thấp do nhu cầu mùa vụ em nghĩ sẽ lại có người kêu gọi hạ lãi suất. Nói cách khác em nghĩ các mức tăng lãi suất hiện nay là giải pháp đối phó tình thế trước áp lực dư luận về giá cả sau khi nhiều loại giá được công bố sẽ tăng. Anh nghĩ thế nào ạ?
@Anonymous (Feb 21): Như tôi đã giải thích cho bạn Runi2010 bên trên, ở các nước lãi suất của OMO là lãi suất loại 1 và là công cụ chủ yếu để central bank điều hành chính sách tiền tệ. Lãi suất tái chiết khấu (như discount rate của Fed) là lãi suất loại 2 có chức năng trợ giúp thanh khoản tạm thời cho từng ngân hàng riêng lẻ (loại 2 > loại 1) và ít có ý nghĩa về mặt chính sách.
ReplyDeleteỞ VN lãi suất tái chiết khấu lại thấp hơn OMO và đặc biệt OMO không là một con số cố định. Theo website của NHNN, lãi suất OMO thường nằm trong khoảng giữa của lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu và do cung cầu thị trường liên ngân hàng quyết định. Tất nhiên trên thực tế NHNN có thể có ảnh hưởng vào lãi suất OMO bằng cách điều phối bơm/rút thanh khoản ra khỏi thị trường liên ngân hàng.
Trong mấy năm gần đây NHNN sử dụng lãi suất cơ bản làm công cụ điều chỉnh mặt bằng lãi suất deposit/lending trên thị trường với sự trợ giúp của các biện pháp hành chính (Luật Dân sự, Hiệp hội Ngân hàng). Các lãi suất chính sách khác (tái cấp vốn, tái chiết khấu, OMO) thực chất là phục vụ cho điều phối thanh khoản (loại 2) chứ không có tác dụng trực tiếp lên mặt bằng lãi suất. Một cách gián tiếp tôi nghi ngờ rằng NHNN có thể "điều phối" lợi nhuận của các NHTM, ít nhất là lợi nhuận tương đối giữa các ngân hàng quốc doanh (+ vài ngân hàng cổ phần lớn) so với các ngân hàng cổ phần nhỏ.
Quay lại câu hỏi của bạn tại sao lại tăng lãi suất tái cấp vốn mà không tăng lãi suất tái chiết khấu, bạn BHM bên trên đã trả lời một nửa, bài báo của Phạm Thế Anh tôi link bên trên trả lời nửa thứ 2. Lãi suất tái cấp vốn là thứ ít ảnh hưởng nhất lên toàn hệ thống nên tăng nó ít bị phản đối, trong khi đó báo chí nước ngoài không hiểu rõ cơ chế lãi suất của NHNN sẽ tường thuật là VN tăng lãi suất (báo chí VN+hải ngoại sẽ dịch lại). Sau đó vì OMO nằm giữa tái cấp vốn và tái chiết khấu nên NHNN sẽ đẩy dần OMO lên để chuẩn bị tinh thần cho một đợt tăng lãi suất cơ bản mới, cái này mới có ảnh hưởng trực tiếp vào nền kinh tế.
@BHM: Anh cũng nghĩ NHNN đang lợi dụng yếu tố mùa vụ, họ rất cẩn trọng tăng lãi suất từ từ có thể vì vẫn còn nhiều áp lực đòi giảm lãi suất. Thống đốc Giàu đã thuyết phục được chính phủ cắt giảm chi tiêu, giảm credit growth target xuống dưới 20%, ám chỉ sẽ tăng reserve ratio, những chính sách mà giới economist không thể không đồng tình. Rất có thể ông Giàu đang chơi một canh bạc, quay sang tìm sự ủng hộ của giới chuyên gia sau khi đã mất support của giới chính trị. Nhưng anh nghĩ PR team của ông phải làm việc tốt hơn với báo chí. Nếu sau này ông Giàu viết hồi ký (có thể đặt tên là The Age of Turbulence :-)) chắc chắn anh sẽ tìm đọc :-)
Hiện nay lãi suất OMO (7 ngày) là 12%, cao hơn lãi suất tái cấp vốn 11% (= lãi suất cho vay qua đêm trong bảng thanh toán điện tử liên NH), và lãi suất tái chiết khấu 7%.
ReplyDeleteNHNN về hình thức vẫn tạo ra hai sân chơi. Nghiệp vụ tái cấp vốn, tái chiết khấu thủ thục lằng nhằng thuộc một playground riêng khác với sân chơi ở OMO.
Chúng ta hầu hết là outsiders nên không biết quy mô và tần suất thực của hai sân chơi này thế nào. Hi vọng có bác nào hiểu nội tình vào comment giúp.
Bác Giang: NHNN hiện có 2 Ủy viên TW nhưng thông thường Thống đốc phải kinh qua Bí thư Tỉnh ủy nào đó mà bác Nguyễn Văn Bình, UVTW, phó Thống đốc chưa kinh qua vị trí Bí thư nên ko hiểu ai sẽ làm Thống đốc từ sau tháng 5 nhỉ.
http://dantri.com.vn/c76/s82-232298/ngan-hang-duoc-vay-tai-cap-von.htm
ReplyDeleteở Việt nam khi phải vay tái cấp vốn có nghĩa là ngân hàng đó gặp khó khăn lớn về thanh khoản - có bad reputation trên thị trường. Mà không phải ngân hàng nào muốn vay tái cấp vốn cũng được NHNN đáp ứng. Năm 2010 vừa rồi có một trường hợp 1 ngân hàng trong Big 4 không sợ tiếng xấu + lobby tốt nên vay tái cấp vốn được khối lượng lớn sau đó cho vay lại các NH khác nên có lợi nhuận trước thuế tăng đột biến 50% so năm 2009. Các NH khác ngồi tiếc nức nở.
Bác Giang ơi,cháu đang làm bài nghiên cứu về "asset prices in a flexible inflation targeting framework'bác có tài liệu nào về vấn đề này cho cháu xin với ak?ak bác có biết thuật ngữ 'misalignments'nghĩa ji ko ak?thanks bác nhìu
ReplyDelete@thuy trieu: tôi không có tài liệu nào về vấn đề bạn nghiên cứu. Trước đây tôi nhớ có nhìn thấy working paper của SF Fed hay St.Louis Fed gì đó về monetary policy và asset price, bạn chịu khó vào website của họ search lại. Tôi không rõ đã có mô hình nào về asset price và inflation targeting chưa, có lẽ mới chỉ có empirical research. Còn thuật ngữ misalignment bạn phải nói rõ ngữ cảnh, nghĩa thông thường là sự vênh hay không đồng bộ giữa hai sự kiện/biến số/chính sách với nhau.
ReplyDeleteGia Khánh HC:
ReplyDelete1) 1 điều em không rõ trong hoạt động tái cấp vốn, tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước. Đó là ngân hàng Nhà nước lấy tiền đâu để tái cấp vốn, tái chiết khấu, cũng như giao dịch trên OMO với các NHTM? Theo em đoán, câu trả lời có thể xuất phát từ bảng cân đối kế toán của Ngân hàng Nhà nước, nhưng em lại không hiểu rõ bảng CĐKT này như thế nào.
2) Điều thứ hai, em biết dự trữ bắt buộc nhằm điều tiết cung tiền và thanh khoản, nhưng cái phần dự trữ bắt buộc đó NHNN sử dụng nó như thế nào? và khi nào thì sử dụng nó? Em biết sẽ được sử dụng nhưng không biết cơ chế như thế nào vì theo quy luật thường thấy chẳng ai lại để tiền nằm 1 chỗ mà không xài cả.
Bác Giang và mọi người có thể giúp em giải đáp thắc mắc. Em cám ơn!
@Gia Khánh:
ReplyDelete1. NHNN "in tiền" ra để tái cấp vốn, tái chiết khấu, đấy là chức năng của ngân hàng trung ương. Trong balance sheet của ngân hàng trung ương, money là liability và phải được cân đối bằng một asset tương ứng. Ví dụ khi NHNN "in" ra 1 tỷ VNĐ để mua trái phiếu chính phủ qua OMO thì liability tăng lên 1 tỷ (do NHNN bơm ra 1 tỷ) đồng thời asset tăng lên 1 tỷ (giá trị của số trái phiếu mua vào).
2. Dự trữ bắt buộc không phải là đồng vốn để NHNN có thể đem đi "kinh doanh". Trên danh nghĩa đó vẫn là tài sản của các NHTM, chỉ tạm thời bị đóng băng trong tài khoản gửi tại NHNN.
Chánh Tín:
ReplyDeleteCháu có câu hỏi này, không biết hỏi ra có bị chê là ngu ngơ không. Giả sử một ngân hàng thương mại có giấy tờ có giá là trái phiếu chính phủ.Vậy NHTM đó khi khó khăn thanh khoản, hay cần tiền gì đó, thì NHTM đó khi nào sẽ dùng đến nghiệp vụ tái chiết khấu với NHNN, khi nào mới dùng đến OMO.Vì cả 2 đều cần đến giấy tờ có giá là trái phiếu chính phủ, vậy tại sao phải có đến 2 nghiệp vụ khác nhau,vì suy cho cùng cả 2 đều là mượn tiền của NHNN mà....
Giao dịch OMO diễn ra thường kỳ, 2 phiên/ngày, về nguyên tắc có thể là mua kỳ hạn, hoặc bán kỳ hạn. NHNN là người đưa chào ra khối lượng,kỳ hạn và lãi suất.
ReplyDeleteTCK tuy về bản chất nghiệp vụ giống OMO tuy nhiên chỉ có thể ở chiều mua kỳ hạn (có thể chiết khấu toàn bộ thời gian với TPCP sắp đáo hạn) tuy nhiên là hoạt động không thường xuyên và NHTM là đối tượng chủ động xin chiết khấu (trong hạn mức CK nếu đc NHNN phân bổ)về khối lượng, kỳ hạn, lãi suất TCK theo quy đinh.
Thực tế hoạt động hiện nay, cửa số TCK (gần như) không hoạt động.Nên vừa rồi NHNN có vẻ đã quên mất nâng lãi suất TCK lên theo lãi suất TCV hoặc để tạo tâm lý là ko nâng mặt bằng lãi suất giống như LSCB. Việc cho rằng NHTM đc chiết khấu TPCP ở mức LSCK thấp 7%,trong khi LSTCV 11% để hỗ trợ phát hành TPCP là không chính xác.
@Chánh Tín: Câu hỏi của bạn không "ngu ngơ" đâu, khi nào có thời gian tôi sẽ viết một entry giải thích cụ thể hơn. Tạm thời bạn tham khảo comment của bạn Daipv bên trên nhé.
ReplyDelete@Daipv: Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin. Tại sao bạn nghĩ rằng LSCK thấp không hỗ trợ cho phát hành TPCP? Các NHTM có thể vẫn giữ TPCP dù hiện tại cửa sổ TCK không hoạt động vì họ có expectation là NHNN sẽ phải mở lại cửa sổ này trong tương lai chứ?
Em không nghĩ lại tồn tại 1 cách kiếm lợi nhuận "dễ dàng" cho các NHTM đến vậy, chỉ việc mua TPCP rồi chiết khấu lại cho NHNN với ls thấp hơn ?!
ReplyDeleteKhông có gì đảm bảo việc hoạt động lại cửa sổ này sẽ không đi kèm với việc điều chỉnh tăng lãi suất TCK. Thực tế ls TCV vừa rồi cũng chỉ được điều chỉnh khi NHNN dùng đến cửa sổ TCV.Thực tế các NHTM căn cứ vào ls OMO để xác định mức lãi suất tham gia đấu thầu TPCP,thường là cao hơn, tuy nhiên cũng có thế thấp hơn.
Khối lượng TPCP được phát hành mỗi đợt phụ thuộc vào trạng thái thanh khoản của các NHTM và mức trần lãi suất phát hành của MOF. Lãi suất OMO cao, tuy nhiên lãi suất TPCP đủ cao thì TPCP vẫn phát hành được.Vấn đề là thực NHNN tạo ra mức lãi suất thị trường và MOF căn cứ vào đó để xác định lãi suất TPCP, hay ngược lại MOF xác định lãi suất TPCP còn NHNN sử dụng công cụ OMO (hay là TCK) để bảo vệ mức lãi suất này.Em nghĩ không ở đâu, kể cả ở VN lại có cơ chế theo kiểu thứ 2.
Vài dòng ngờ nghệch, có gì mong anh thông cảm.