Trong chuyến nghỉ phép vừa rồi về VN, tôi ghé thăm Singapore vài ngày cho mấy đứa nhỏ đi chơi Sentosa, Night Safari và một số địa điểm giải trí khác. So với lần đầu tới Singapore cách đây hơn 15 năm, thành phố này vẫn hào nhoáng, tất bật như xưa nhưng có lẽ không còn sạch bong như trước đây tôi đã từng cảm nhận. Khác với nhiều thành phố lớn của Đông Á (kể cả HN, SG), Singapore (và Tokyo) có một điểm khá rõ nét là có rất ít trẻ em trên đường phố. Ở các trung tâm thương mại lớn hầu như tôi chỉ thấy có giới trẻ (U30) đi mua sắm. Vào các khu chợ theo kiểu cũ như China town, Bugis village người đi chợ có vẻ già hơn (U40/50) nhưng cũng không có nhiều trẻ em. Một người bạn giải thích cho tôi rằng đây là một vấn đề đau đầu của Singapore, giới trẻ ngày nay không muốn lập gia đình chứ đừng nói gì tới chuyện có con.
Tôi không rõ natural birth rate của Singapore là bao nhiêu, nhưng chắc rất thấp và nếu không kể nhập cư có lẽ dân số Singapore không tăng hoặc thậm chí đang giảm. Bởi vậy không có gì khó hiểu khi Singapore phải tìm cách thu hút nhân lực từ các nước láng giềng. Lần này tới Singapore tôi nghe thấy tiếng Việt khá nhiều lần trên đường phố, không như trước đây 15 năm bọn tôi cứ thoải mái "nói bậy" trên đường mà không lo ai đó hiểu mình nói gì. Tôi cũng biết khá nhiều bạn trẻ ở HN và SG được Singapore cho học bổng từ lúc học cấp 3, rồi đại học và sau đó ở lại làm việc cho đất nước này. Hiện tại người Việt giảng dạy trong các trường đại học và làm cho các ngân hàng, công ty tài chính lớn của Singapore không phải hiếm, tuy nhiên có lẽ đa số vẫn còn ở junior positions. Hi vọng trong 5-10 năm tới sẽ có những professors, CEO, hay thậm chí politician gốc Việt nổi tiếng trên đảo quốc này.
Chính sách thu hút nhân lực của Singapore đã có từ lâu. Tôi còn nhớ cách đây 10 năm khi tôi còn học ở Canberra, chính phủ Singapore đã tổ chức một hội chợ lớn giới thiệu về cơ hội việc làm và cuộc sống ở Singapore. Lần này tới Singapore một điều làm tôi khá ngạc nhiên là dường như việc mời chào các chuyên gia nước ngoài tới đây không chỉ là việc của chính phủ. Ít nhất tôi đã gặp một anh tour guide và 3-4 taxi drivers nhắc đến vấn đề này và rõ ràng có ý định quảng cáo cho Singapore. Một anh taxi driver rất nhiệt tình khuyên tôi nên chuyển sang Singapore sinh sống vì ở đây có tương lai hơn VN, một anh khác thậm chí nói Singapore dự định sẽ tăng dân số thêm nửa triệu nữa rồi dừng lại nên nếu tôi muốn nhập cư thì nên quyết định nhanh. Giống như đa số các thành phố khác trên thế giới, Singapore không hề có các khẩu hiệu tuyên truyền như ở HN và SG, nhưng tôi thấy người dân ở đây có lẽ ý thức được họ cần phải làm gì cho đất nước họ.
Những ngày ở VN tôi đã gặp vài bạn trẻ đã từng làm việc ở Singapore và nay quay về VN lập nghiệp. Khi ở Singapore tôi cũng gặp 2 người bạn cũ đã làm việc ở đây được vài năm, cả hai nói đang có ý định đi tìm một nơi khác. Mới hôm qua trong một buổi seminar ở Brisbane, một anh (gốc TQ) đang làm việc ở văn phòng của một ngân hàng lớn tại Singapore cũng nói sẽ tìm cách qua Úc hoặc một nước khác. Lý do được nhiều người đề cập là công việc ở Singapore khá stressful trong khi cuộc sống lại rất boring. Mời chào được người tài đến làm việc đã khó, giữ họ lại lâu dài càng khó hơn. Tôi có cảm giác Singapore chỉ là bệ phóng ban đầu cho những bạn trẻ có nhiều tham vọng, ngay cả VN có khi còn có tương lai hơn đảo quốc tí hon này, trái với lời khuyên của anh bạn lái taxi tốt bụng mà tôi đã gặp.
Cháu thấy mấy bạn người Sing của cháu toàn sang Úc hoặc Mỹ hoặc Anh để học ĐH, rồi sống và làm việc ở đó luôn thôi. NUS và NTU giờ cũng cạnh tranh đầu vào toàn các bạn giỏi giỏi ở Việt, Trung, Ấn vào học nên thành ra các bạn Sing bị cạnh tranh... Các bạn í có vẻ cũng kô thích lắm. Mà đi học rồi mới thấy các thầy cô trong trường vẫn thiên vị người Sing locals hơn là người Việt bọn cháu.
ReplyDeleteỞ Sing đất chật, nhà đắt, xe ô tô cũng đắt nên các bạn có điều kiện thà sang Úc, Canada để được mua nhà + xe chú ạ :)) Là cháu chắc cháu cũng thế. Mà những ngành hot hot kiểu tài chính thì ở Sing cạnh tranh ghê gớm lắm.
Cháu thấy người nghèo ở Sing họ vẫn đẻ con nhiều đó ạ. Còn người giàu thì họ đẻ muộn hơn hoặc không đẻ, hoặc họ cho con ra nước ngoài luôn. Nếu chú có thời gian đi mấy nơi như Bugis Str., HMV thì sẽ thấy vẫn có nhiều teens Sing. Với lại cháu thấy ở Sing các em ý phải học khá nặng nên chỉ biết đi học => đi về chứ ít khi lượn đường. Cháu hồi còn học bên đó đi xe bus vẫn thấy chật cứng toàn các em học sinh thôi ^^ Đó chắc là con của thế hệ 7x thôi, còn từ 8x thì chắc là chưa có chú ạ :))
chào bác Giang, lần đầu vào blog bác nhưng cũng là người từng đến Singapore và chứng kiến ít nhiều sự đổi thay ở đảo quốc này tôi xin có chút ý kiến.
ReplyDeleteTrẻ em và giới thiếu niên ở Singapore thường ít khi nào đi mua sắm 1 mình mà chỉ thường xuất hiện thành nhóm ở các khu mua sắm với mục đích chơi game arcades hoặc xem phim vào cuối tuần hoặc ngày nghỉ.
Còn trong ngày thường, muốn thấy trẻ em hoặc thiếu niên Singapore thì tốt nhất là vào Starbuck hoặc các tiệm fastfood như McDonalds hay KFC vào tầm 3-4h chiều. Đây là giờ tan học của các em nhưng đa số không về nhà. Có 1 lần tôi bắt chuyện với 1 nhóm học sinh và được biết lý do các em không về nhà mà vào các chỗ trên là vì sau giờ học các em sẽ đi học thêm (giống VN). Nếu về nhà nghỉ ngơi rồi quay lại lớp học thì sẽ rất mất thời gian nên các em thường vào chỗ mát có máy lạnh để làm bài tập. Cũng có những em không phải đi học thêm nhưng vẫn vào ngồi uống cả buổi 1 ly Cola và nói chuyện phím với bạn cho đến 6h - lúc ba mẹ em đã đi làm về. Thêm vào đó, không phải nhà nào ở Singapore cũng có máy lạnh, con cái của những gia đình này thường nán lại ở các chỗ mát mẻ để làm bài tập và cũng tránh sự oi bức khó chịu khi về nhà sớm.
Cám ơn ~Prescilla~ và vdtrinh đã chia sẻ thông tin. Ý của tôi là trẻ em khoảng dưới 10 tuổi, nghĩa là ở độ tuổi phải đi cùng cha mẹ. Tôi để ý ở các nước khác (VN, Thailand, Malaysia, hay cả ở Úc, Mỹ) ở những nơi công cộng có nhiều trẻ em (<10) hơn.
ReplyDelete