Wednesday, February 16, 2011

Effective rate


Ông Lê Đức Thúy và một số chuyên gia cho rằng lần phá giá vừa rồi sẽ ít có ảnh hưởng vào lạm phát vì thực tế tỷ giá giao dịch trong thời gian qua đã phản ánh mức phá giá này rồi. Điều này có nghĩa là từ trước đến nay effective rate đã cao hơn official rate khoảng 8.5% và lần phá già này chỉ có ý nghĩa xóa chênh lệch đó. Các doanh nghiệp từ trước tới giờ đằng nào cũng đã sử dụng effective rate trong giao dịch.

Tuy nhiên lập luận của ông Thúy ngầm định một assumption là effective rate sẽ không tăng nữa. Nếu việc dịch chuyển official rate (phá giá 8.5%) làm effective rate gia tăng thì lần phá giá này vẫn sẽ có tác động vào lạm phát. Như vậy vấn đề là assumption của ông Thúy có đúng hay không, liệu NHNN có bảo vệ được mức official rate mới hay không. Chỉ NHNN và/hoặc ông Thúy mới biết được câu trả lời chính xác, còn những người "ngoài cuộc" như tôi và các bạn thì chịu khó đợi một thời gian nữa sẽ biết.


14 comments:

  1. Tuấn Nguyễn
    có 1 điều e không hiểu đối với cơ chế điều hành tỷ giá lần này, như a Giang biết, lần này official rate được điều chỉnh liên tục, cứ thị trường biến động thì sẽ điều chỉnh, nghĩa là không còn ngâm tôm như trước nữa. Anh Giang có thể giải thích em và các bạn biết, với cơ chế mới này thì đúng hay sai? (theo quan điểm của anh) và lịch sử thế giới đã có cách điều hành này chưa? Cám ơn anh!
    PS:
    Link: http://vneconomy.vn/20110215093515852P0C6/ty-gia-binh-quan-lien-ngan-hang-giam-nhe.htm

    ReplyDelete
  2. Theo bác Giang thì ai đúng?
    http://vef.vn/2011-02-14-chuyen-gia-kinh-te-tranh-luan-ve-lai-suat-va-cpi

    ReplyDelete
  3. Lúc nào mấy vị đó chẳng nói không ảnh hưởng, ngay cả khủng hoảng kinh tế thế giới còn kêu không ảnh hưởng, tới sau đó có chuyện thì nói là do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế thế giới chẳng lẽ nói mình lãnh đạo kém à. Tôi thấy từ lúc đồng tiền VN mất giá từ khi giá 16xxx đến nay thì sau khi công bố tỉ giá thì tỉ giá tăng rồi sau đó có thời kỳ giảm thậm chí giảm sâu, như nín thở để lặn vậy rồi lại tăng vọt lên cao. Nắm tiền mà không điều khiển được đồng tiền vì đuối, vì không có quyền hành thực sự, vì kinh tế như người ốm ra gió thì mất giá là chuyện dĩ nhiên, không mất giá mới là chuyện lạ. Trời mưa đất chịu, hic. Tôi đoán đến cuối quý 2 hay đầu quý 3 trên 22xxx, thầy bói mù sờ voi :)

    ReplyDelete
  4. @Tuấn Nguyễn: Cách điều hành tỷ giá như vậy đã được một số nước thực hiện và gọi là crawling peg (một dạng đặc biệt của adjustable peg). Tôi support bước chuyển biến này, nếu NHNN cam kết giữ.

    Lý do là nó sẽ giúp giải tỏa bớt trách nhiệm điều hành tỷ giá của NHNN. Điều này tốt vì NHNN có nguồn lực hạn chế (dự trữ ngoại tệ nhỏ) và năng lực/uy tín chưa đủ để can thiệp hiệu quả vào thị trường. Từ trước tới giờ NHNN phải dựa vào mệnh lệnh để áp đặt tỷ giá gây ra nhiều méo mó cho nền kinh tế. Quan điểm của tôi là bất kỳ chính sách nào đưa hoạt động kinh tế về gần với thị trường hơn đều tốt, tất nhiên vẫn có cái giá phải trả.


    @Quang Đông: Tôi nghiêng về phía Nguyễn Quang A, tôi đã từng criticize quan điểm của ông Bùi Kiến Thành trên blog này.

    @Anonymous (Feb 16): câu "...như nín thở để lặn vậy" của bác rất hay. Vấn đề VNĐ còn mất giá đến đâu phụ thuộc vào chính phủ chứ không phải NHNN. Chừng nào chính phủ chưa bỏ quan điểm yêu cầu NHNN phải hạ lãi suất xuống và chưa tuyên bố thắt lưng buộc bụng như hồi 2008 thì lạm phát còn cao và VNĐ còn mất giá.

    ReplyDelete
  5. Bác Giang le nhận xét vấn đề này như thế nào ?
    Ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia, cho biết: Hội đồng tư vấn tài chính tiền tệ quốc gia đang soạn thảo một đề án chống đô la hóa và hy vọng sẽ sớm được ban hành.

    Đề án này sẽ bao gồm cả việc định nghĩa thế nào là đầu cơ ngoại tệ, như găm giữ ngoại tệ quá lâu trong lúc đất nước đang cần ngoại tệ, và sẽ có biện pháp xử lý những trường hợp đó, hy vọng sẽ giúp giảm được tình trạng đô la hóa của Việt Nam.

    ReplyDelete
  6. Tuấn Nguyễn
    Bản thân tôi nghĩ nếu có đề án đó thì quá tốt rồi còn gì, đó là tốt về mặt lý thuyết, có để mọi người đọc và tranh luận, còn thực hiện đề án đó như thế nào thì tính sao. Vấn đề là phải có cơ sở lý thuyết và nền tảng để dựa vào đó mà thực hiện và học hỏi thêm. Cần nói thêm, trước tới giờ nói về đô la hóa, giao dịch ngoại tệ...mấy người hiểu đâu, có cái đề án đó và được public, để mọi người cùng đọc và bình luận thì quả là phước đức của thiên hạ. Chỉ mong một điều, đề án được soạn bài bản tí và có sự tham gia của nhiều nhà kinh tế v chính sách tí, để khi xuất bản bớt phải sửa nhiều...hehe. chỉ là ý kiến cá nhân thôi.

    ReplyDelete
  7. thắt thêm thế này theo anh là "đủ nhiệt" chưa anh giangle :D
    mong anh giangle nói cụ thể thêm cần "thắt" những cái j nữa để có bạn nhà báo nào vào đây đọc thì cho lên báo luôn, hehe

    http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/!ut/p/c5/04_SB8K8xLLM9MSSzPy8xBz9CP0os3hnd0cPE3MfAwN3r0BnA093r2ALEydDAwMLM_1wkA7cKgxMIfIGOICjgb6fR35uqn5Bdnaao6OiIgCws9R4/dl3/d3/L2dJQSEvUUt3QS9ZQnZ3LzZfMEQ0OTdGNTQwTzVINTBJTzc0MVVJTzFTRzE!/?WCM_GLOBAL_CONTEXT=/wps/wcm/connect/sbv_vn/sbv_vn/vn.sbv.news/vn.sbv.news.vn/64a0f48045d1e7d080e1e6627f347a6a

    Tôi cũng thực sự choáng vì cái link của NHNN quả thực là "siêu khủng"

    ReplyDelete
  8. Bác Giang cho hỏi về Lạm phát mà bác Bùi Kiến Thành nêu trên đây là do lương tiền dư so với lượng hàng chứ không phải hàng tăng giá (CPI , nhưng trong bài học thì Lạm phát khi mức giá chung tăng tức CPI....không biết có sai lầm gì ở đây không???
    Cám ơn bác

    ReplyDelete
  9. Về ý kiến của "chuyên gia kinh tế cao cấp" Bùi Kiến Thành mình phản biện như sau:

    Giả sử nền kinh tế đơn giản chỉ gồm người có tiền muốn cho vay (A) và người muốn vay tiền để kinh doanh (B) (tôi bỏ qua ngân hàng vì để đơn giản hóa vấn đề)

    A và B đều cố gắng dự đoán lạm phát trong tương lai để xác định mức lãi suất phù hợp. Nếu A dự đoán mức lạm phát 1 năm sau sẽ là 10% thì A sẽ muốn cho vay với lãi suất 12%, B nghĩ rằng với lãi suất đó cộng với mức lạm phát đó mình làm ăn vẫn có lãi thì B sẽ chấp nhận vay.

    Bây giờ nảy sinh ra một trường hợp A dự kiến lạm phát tăng lên 12%/năm. A muốn cho B vay với lãi suất 14%/năm.

    Lúc này, B bảo rằng lãi suất cao quá, B không thể nào làm ăn có lãi được. Nhưng B biết rằng với lạm phát 12%/năm mà B được cho vay với lãi suất 12%/năm thì chắc chắn B sẽ có lãi to.

    Thế nên, B tìm cách "vận động hành lang" để chính phủ giữ mức lãi suất thấp bằng rất nhiều lý do rất thuyết phục như tăng lãi suất sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế...

    Nếu chính phủ nghe lời B thì chuyện gì sẽ xảy ra?

    A nhận thấy tiền của mình gởi trong ngân hàng bị mất giá so với lạm phát nên sẽ tìm cách chuyển tiền VND thành một dạng tài sản khác chẳng hạn như USD nên đẩy nhu cầu USD tăng lên khiến USD tăng giá.

    ReplyDelete
  10. @Anonymous (Feb 16, 10:18PM): Cần đợi xem bản đề án cụ thể thế nào rồi mới có ý kiến được. Cơ bản tôi không tán thành cách thức chống đô la hóa bằng những biện pháp hành chính như vậy trong khi trên thị trường VNĐ vẫn không giữ được giá trị. Việc găm giữ ngoại tệ (nếu người ta có một cách hợp pháp) là quyền của mỗi người, không thể viện dẫn "đất nước đang cần ngoại tệ" ra để ép người ta phải bán cho ngân hàng với tỷ giá không thỏa đáng.

    @Runi2410: Hôm trước tôi có trả lời phỏng vấn SGTT và cho rằng NHNN sẽ nâng dự trữ bắt buộc, CAR, và giảm trần tín dụng để thắt chặt tiền tệ. Tôi nghĩ sức ép giảm lãi suất từ chính phủ/quốc hội và doanh nghiệp vẫn còn cao nên NHNN khó tăng lãi suất. Hóa ra bác Giàu dũng cảm thật, nhưng còn cãi lãi suất cơ bản bác ấy vẫn chưa dám tăng :)

    @Anonymous (Feb 19): cám ơn bạn đã giải thích giúp thắc mắc của bạn Anonymous (Feb 18).

    ReplyDelete
  11. Minh Nguyễn
    Có bài này, bác GIang đọc sơ qua thử, e cũng không hiểu lắm, nhất là quy định về trạng thái ngoại hối của ngân hàng, và thực sự các NHTM có thể lợi dụng điều này để trục lợi, đầu cơ ngoại tệ được như bài báo nói hay không?
    1 điều nữa, theo em biết các NHTM cứ mua usd vào giá thấp và bán giá cao. Vậy tại sao cuối năm tài chính, hay có chuyện ngân hàng bị lỗ do kinh doanh ngoại hối, thật sự khó hiểu
    http://cafef.vn/2011021911529746CA34/lieu-thuoc-giam-trang-thai-ngoai-hoi.chn

    ReplyDelete
  12. @Minh Nguyễn: Các NHTM có thể thua lỗ vì họ đầu cơ/mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, có thể cả ở các thị trường bên ngoài VN. Nếu họ không may/không tính toán kỹ thì hoàn toàn có thể bị lỗ trên thị trường liên ngân hàng và số lời từ retail FX (mua rẻ bán đắt như bạn nói) không đủ để bù trừ. Chuyện đầu cơ/mua bán ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng rất phổ biến trên thế giới, không có gì xấu cả. Tuy nhiên chuyện làm giá (manipulate thị trường) như ví dụ trong bài báo nêu ra là điều phải chống.

    Tôi không hoàn toàn đồng ý với tác giả bài báo về đề nghị giảm bớt tỷ lệ vốn tự có bằng ngoại tệ. Tỷ lệ này phải được xác định sao cho các ngân hàng có đủ thanh khoản ngoại tệ cho các hoạt động XNK, chứ không thể nói 2-3 triệu là ít còn 2-3 tỷ là nhiều.

    ReplyDelete
  13. CP đã nghiêng theo ông NQA rồi!

    ReplyDelete
  14. thưa bác, qua lần phá giá mạnh năm 2011 thì có phải mục đích lớn nhất của "chính phủ" là cải thiện tình hình xuất khẩu trong tương lai phải ko ạ? hay chỉ là những tình thế tạm thời trước những áp lực tăng tỷ giá lúc đó.
    nếu như nguyên nhân thứ nhất đúng thì lượng dữ trữ ngoại hối của VN có đủ để đáp ứng tác động phụ ban đầu của chính sách phá giá này không ạ?

    trong thời gian 2010-2011 bác có thu thập được số liệu về tỷ giá thị trường tự do với dự trữ ngoại hối của nước mình ko ạ? nếu có thì bác có thể cho cháu xin để nghiên cứu được không?

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.