Tuesday, September 6, 2011

Interest rate


Vấn đề lãi suất thực âm/thực dương hóa ra "nóng" hơn tôi nghĩ, dưới đây tôi sẽ trình bày một số lập luận về vấn đề này trên quan điểm kinh tế học. Tôi tạm bỏ qua vấn đề lạm phát ở đây, không phải nó không quan trọng mà để tập trung vào khái niệm lãi suất thực. Trong bài này trừ những chỗ tôi nói rõ là lãi suất danh nghĩa, thuật ngữ lãi suất sẽ được hiểu là lãi suất thực. Tôi cũng bỏ qua không phân biệt giữa lãi suất ngắn hạn và dài hạn, risky vs risk free... để không bị sa đà vào những tiểu tiết phức tạp của thị trường tài chính.

Trong kinh tế học lãi suất là một loại giá (price of capital) và nó phụ thuộc vào tương tác giữa cung và cầu trong thi trường vốn. Xin nhấn mạnh cung và cầu ở đây phải hiểu là supply/demand schedules hay functions chứ không phải một điểm cụ thể (bạn không thể nói cung là 100 đơn vị hay cầu là 200 đơn vị mà không nói những con số đó gắn liền với mức giá nào). Trên thị trường vốn, tạm bỏ qua nguồn vốn nước ngoài, nguồn cung vốn do các khoản tiết kiệm của người dân (giới doanh nghiệp và nhà nước thường có tiết kiệm âm). Cung vốn, hay capital supply, phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó lãi suất chỉ là một. Ví dụ nhu cầu tiết kiệm của người dân phụ thuộc vào tình hình kinh tế xã hội nói chung, điều kiện/chi phí y tế, giáo dục, tần suất thiên tai... Một yếu tố rất quan trọng mà nhiều lý thuyết/mô hình kinh tế cho rằng có ảnh hưởng lớn lên nhu cầu tiết kiệm của người dân là intertemporal discount factor, nghĩa là ý chí chủ quan của từng cá nhân khi phân bổ tiêu dùng giữa hiện tại và tương lai. Khái niệm này rất gần nhưng không hoàn toàn là time value of money mà nhiều sách tài chính vẫn nhắc đến. Trong một mô hình cân bằng tổng thể (general equilibrium) discount factor phải bằng lãi suất.

Cầu vốn, capital demand, phụ thuộc vào nhu cầu sử dụng vốn của doanh nghiệp và nhà nước, đồng thời nhu cầu vay tiêu dùng của cá nhân nếu họ vay được (không bị liquidity constraint). Đối với doanh nghiệp đi vay đầu tư, giá vốn hay cost of capital (tạm thời không phân biệt equity vs debt capital) phải được so sánh với lợi ích của nó đem lại. Nghĩa là lãi suất phải thấp hơn marginal benefit of capital thì doanh nghiệp mới đi vay (hoặc raise equity) để đầu tư. Nói theo ngôn ngữ tài chính thông dụng thì IRR phải lớn hơn lãi suất thì doanh nghiệp mới đầu tư. IRR của một dự án đầu tư hay của cả nền kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố, một trong những yếu tố quan trọng theo kinh tế học là ảnh hưởng của hiện tượng diminishing marginal product of capital, nghĩa là khi một doanh nghiệp hay một quốc gia có quá ít capital thì lợi ích của một đồng vốn mới sẽ lớn hơn nhiều so với khi họ đã có thừa thãi capital. Một mô hình cân bằng tổng thể sẽ có kết quả marginal product of capital bằng với lãi suất, nghĩa là MPC=DF.

Vậy trong dài hạn khi supply và demand của thị trường vốn cân bằng thì lãi suất ở trạng thái equilibrium đó có thể âm hay không? Xét về phía demand lãi suất âm tương đương với MPC âm (IRR âm) nghĩa là những dự án đầu tư của nền kinh tế không tạo thêm của cải cho xã hội mà làm triệt tiêu bớt những gì đã có. Điều này sẽ làm tổng lượng vốn trong xã hội giảm dần và đến một lúc nào đó lãi suất sẽ phải tăng trở lại (nguyên lý diminishing return bên trên). Xét về phía supply, lãi suất âm cho thấy những yếu tố ngoài lãi suất phải có tác động rất mạnh để người dân chấp nhận vẫn tiếp tục tiết kiệm dù họ biết sẽ bị mất một phần tài sản trong tương lai. Những yếu tố ngoài lãi suất đó phải rất xấu, vd khủng hoảng, chiến tranh, thiên tai, và không ai cho rằng chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn (i.e. tận thế). Nghĩa là những người tiết kiệm, supplier of capital, chỉ chấp nhận lãi suất âm trong ngắn hạn để vượt qua giai đoạn khó khăn. Ngay cả nếu những yếu tố khó khăn đó kéo dài hơn dự kiến thì lãi suất vẫn phải tăng trở lại vì tổng vốn của xã hội bị tiêu hao do yếu tố IRR âm bên trên.

Tóm lại, trên quan điểm kinh tế học một nền kinh tế lành mạnh (với nghĩa có tăng trưởng ổn định) sẽ phải có lãi suất dương trong dài hạn. Đây là quan điểm của standard (neoclassical) economics, không liên quan gì đến Keynesian hay Austrian schools. Lập luận của Ron Paul/Nguyễn Văn Bình về lãi suất thực âm vì người dân phải trả tiền cho warehouse giữ hộ tiền cho họ thực ra không đầy đủ. Trong một nền kinh tế thị trường tự do, nếu doanh nghiệp có MPC dương (IRR dương) họ sẽ tìm cách huy động vốn và người dân sẽ được hưởng lãi suất dương kiểu này hay kiểu khác (thông qua mutual funds, money market funds, preferred shares...).


29 comments:

  1. Giải thích lãi suất mà chỉ dựa trên tương tác cung cầu thì chả mấy chốc sẽ đi vào bế tắc, y như khi dùng cung cầu để giải thích giá cả của bất cứ hàng hóa nào, bất kể cung cầu ở đây được hiểu là quantity demanded/supplied hay là demand (supply) curves/functions/schedules. Yêu cầu khi nói cung là 100 đơn vị, cầu là 200 đơn vị phải gắn với một giá cả nhất định càng khiến cho lý thuyết giá cả dựa trên cung cầu sụp nhanh hơn nữa, vì nó giả định cung (cầu) và giá là các tham số được biết trước. Khi đó sẽ không thể lý giải, vì sao ở mức cung 100 thì giá lại là a, hoặc ngược lại, vì sao khi giá là a thì cung lại là 100 mà không phải khác đi? Ví dụ, vì sao cùng ở mức cung 100, hoặc cầu 200, thì giá quả trứng là 1$ còn giá chiếc Ipad là 500$? Chứng tỏ giá do cái gì đó khác quyết định, còn tương quan cung/cầu chỉ làm nó tăng hay giảm quanh cái mức đó mà thôi.

    Rất may ở vấn đề lãi suất thì có một cái phao khá tốt để bám vào, là tỷ suất lợi nhuận trung bình, hoặc lợi nhuận biên, tùy trường phái. Lợi nhuận trung bình của một nền kinh tế là cái có trước lãi suất; nó có khả năng tồn tại ngay cả khi mọi người kinh doanh đều không có nhu cầu vay vốn, mà chỉ dùng vốn tự có. Như thế, nếu ai đó muốn mở rộng kinh doanh và phải đi vay vốn, thì anh ta chỉ đồng ý trả lãi suất ở mức thấp hơn mức lợi nhuận trung bình mà anh ta đang đạt được. Còn ở tầm toàn bộ nền kinh tế thì lãi suất trung bình phải nhỏ hơn tỷ suất lợi nhuận trung bình của nền kinh tế, đo bằng tổng lợi nhuận chia cho tổng vốn đầu tư trong một năm. Ngày xửa ngày xưa A. Smith nhận xét rằng lãi suất trung bình thường ở vào khoảng 1/2 tỷ suất lợi nhuận trung bình.

    Như thế, tiền lãi là một khoản khấu trừ từ lợi nhuận của người vay vốn, và do đó nếu gạt bỏ chuyện lạm phát (vốn cần cho các Chính phủ trước hết để bù đắp thâm hụt ngân sách) thì lãi ở đây là thực dương. Lạm phát đã liếm mất cái khoản thực dương này của người gửi tiền.

    Ở đây sẽ nảy sinh một câu hỏi khác: vậy cái gì quyết định tỷ suất lợi nhuận trung bình của một nền kinh tế? Tại sao lợi nhuận trung bình ở VN lại vào khoảng 20%/năm chẳng hạn (do đó trong một thời gian dài lãi suất ở mức 10 - 12%/năm là chấp nhận được), trong khi ở Mỹ lãi suất chỉ mới ở mức 5%/năm chẳng hạn đã bị la lối là cao quá?

    Về chuyện giảm lãi suất ở VN hiện nay, thì chừng nào ngân hàng còn cho vay được với lãi suất cao thì chừng đó họ còn chưa vội vã giảm lãi suất, và do đó không giảm lãi suất huy động. Mọi biện pháp hành chính đều bất lực trước quy luật kinh tế đó.

    ReplyDelete
  2. Như thế, tiền lãi là một khoản khấu trừ từ lợi nhuận của người vay vốn, và do đó nếu gạt bỏ chuyện lạm phát (vốn cần cho các Chính phủ trước hết để bù đắp thâm hụt ngân sách) thì lãi ở đây là thực dương. Lạm phát đã liếm mất cái khoản thực dương này của người gửi tiền.

    Ở đây sẽ nảy sinh một câu hỏi khác: vậy cái gì quyết định tỷ suất lợi nhuận trung bình của một nền kinh tế? Tại sao lợi nhuận trung bình ở VN lại vào khoảng 20%/năm chẳng hạn (do đó trong một thời gian dài lãi suất ở mức 10 - 12%/năm là chấp nhận được), trong khi ở Mỹ lãi suất chỉ mới ở mức 5%/năm chẳng hạn đã bị la lối là cao quá?

    Về chuyện giảm lãi suất ở VN hiện nay, thì chừng nào ngân hàng còn cho vay được với lãi suất cao thì chừng đó họ còn chưa vội vã giảm lãi suất, và do đó không giảm lãi suất huy động.

    ReplyDelete
  3. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  4. Nếu lãi suất không thực dương thì người dân bỏ tiền mua những tài sản natural hedge với lạm phát chứ gửi tiền vô ngân hàng làm chi. Có phải ai cũng có cả bao tải tiền đâu mà phải "thuê kho" nhờ ngân hàng giữ dùm.
    Nhớ ngày trước bắt cán bộ công chức mua công trái trừ vào lương. Để mua công trái mỗi công chức phải treo niêu cả tháng, vậy mà 10 năm sau chỉ nhận được số tiền tượng trưng một bữa ăn sáng

    ReplyDelete
  5. @Strauss Kahn: Nếu bác đi nghe một basic micro lecture thì giáo viên sẽ giảng thế này về demand curve/function:

    Giả sử Steve Jobs vào lớp và hỏi có ai muốn mua ipad với giá $1 không chắc chắn cả lớp sẽ giơ tay. Nếu lớp micro này có 100 sinh viên thì quantity demanded ở mức giá $1 là 100 (giới hạn mỗi người chỉ được mua 1 cái). Nếu Jobs đưa ra mức giá $100 có lẽ còn 90 sinh viên muốn mua, như vậy quantity demanded ở mức giá này là 90. Với mức giá $200, quantity demanded có thể sẽ còn 50, và cứ như vậy giảm dần cho đến khi Jobs đưa ra mức giá $600. Như vậy Steve Jobs khám phá ra được demand curve trong lớp học này là một hàm số giảm dần theo mức giá và nó là tổng hợp của willingness to pay của từng cá nhân. Lưu ý rằng willingness to pay không phụ thuộc vào supply hay thị trường nói chung, nó là quyết định của từng người tùy thuộc vào hoàn cảnh và sở thích/nhu cầu cá nhân của họ.

    Trong một intermediate micro lecture, giáo viên có thế sẽ giảng kỹ hơn về quá trình hình thành willingness to pay của mỗi cá nhân. Về cơ bản đó sẽ là quá trình phân bổ sức mua của mỗi người cho hàng loạt những thứ họ muốn/cần phải mua. Nói theo thuật ngữ chuyên môn thì đó là một optimization process khi một cá nhân có một budget cố định (ví dụ có thu nhập $1000/tháng) và phải phân bổ budget đó cho ipad và trứng. Việc phân bổ này phụ thuộc vào sở thích/nhu cầu cá nhân mà các giáo trình kinh tế học gọi là utility function. Mỗi cá nhân có một utility function khác nhau, ví dụ có người chấp nhận nhịn trứng hoàn toàn để có thể mua một cái ipad dù giá nó là $1000, trong khi một người khác không thể không ăn trứng do đó sẽ chỉ chấp nhân mua ipad với giá rẻ hơn. Lúc này thầy giáo micro có thể sẽ bỏ khái niệm tiền tệ ra khỏi bài giảng, định giá ipad bằng trứng hay ngược lại, nghĩa là đưa ra khái niệm real price (hay relative price). Thay vì bạn có thu nhập $1000 thì giả sử bạn là một farmer có 1 đàn gà một tháng đẻ ra được 1000 quả trứng, lúc đó bài toán utility maximization vẫn không đổi chỉ bỏ $ ra khỏi các equation.

    Trong một lecture tiếp theo giáo viên có thể đưa ra khái niệm exchange giữa bạn và Steve Jobs thông qua một mô hình gọi là Edgeworth box để giới thiệu sự tương tác của demand và supply trong market. Quá trình tương tác này sẽ xác định equilibrium (real) price khi bạn thì có trứng còn Steve Jobs có ipad và mỗi người có một utility function khác nhau (bạn là egg supplier/ipad buyer còn Steve Jobs ngược lại). Rất tiếc tôi không thể giải thích cụ thể hơn về Edgeworth box ở đây, nếu bác quan tâm thì có thể tìm một quyển intermediate micro đọc thêm. Còn nếu muốn đưa $ ngược trở lại các mô hình kinh tế thì bác cần tìm hiểu các sách về monetary economics.

    @aphong: không chỉ người dân bác ạ, các doanh nghiệp cũng cần phải có chỗ giữ cash. Trước đây nhiều nước có luật cấm các ngân hàng trả lãi suất cho check accounts có lẽ cũng theo quan điểm warehouse này.

    ReplyDelete
  6. Mọi người và nhiều chuyên gia hiểu không đúng về vấn đề lãi suất thực âm, thực dương rồi.
    Cụm từ "thực âm, thực dương" không phải chỉ gán ghép cho mỗi kênh "gửi tiết kiệm", mà là hầu hết các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế. Ví dụ mình có 100 triệu, mình đầu tư 1 năm lời 15 triệu, nhưng lạm phát năm đó 17%, tức xem như mình thực âm (-2) 2 triệu.
    Xét riêng đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thực âm cũng đúng mà thực dương cũng đúng như tùy tình hình từng nước trong đó lạm phát và tỷ giá hối đoái chi phối rất lớn. Một đồng tiền có giá thì vấn đề thực âm không vấn đề, nhưng mất giá như VND thì thực âm lại nảy sinh nhiều vấn đề. Trong khi các chuyên gia kinh tế trong nước (ai cũng xưng là chuyên gia) lại đi so sánh một cách khập khiểng vô chừng.
    Ngoài ra, trong nền kinh tế nói chung, không phải ai có tiền cũng phải đi đầu tư (tiết kiệm, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, mở doanh nghiệp riêng...), mỗi người đều có công việc cho riêng họ, họ đi làm (chức danh làm thuê) và tạo ra thu nhập cho họ. Thu nhập đó ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, họ còn có phần dư ra để dành, tích cóp, và cái tích cóp này được gọi là tiết kiệm. Cái họ mong muốn là gì, là phần tích cóp họ ngày càng nhiều lên và không mất giá. Thế thì làm gì để không mất giá? Họ sẽ đem đi gửi tiền với lãi suất chấp nhận được, cộng với tốc độ trượt giá. Nói như thế để thấy, khi các chuyên gia bình luận về thực âm, thực dương, họ hay gán ghép với chuyện đầu tư vào các kênh khác, để so sánh tỷ suất lợi nhuận. nên nhớ, chữ "tiết kiệm" ở đây không phải là cứ giữ tiền để rồi mất giá. Hệ thống ngân hàng sinh ra là để luân chuyển tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu và người gửi tiết kiệm là để tích lũy (cộng với không bị mất giá). "Không bị mất giá" cho thấy, lãi suất thực âm đúng ở những nền kinh tế có đồng tiền ổn định

    ReplyDelete
  7. Cụm từ "thực âm, thực dương" không phải chỉ gán ghép cho mỗi kênh "gửi tiết kiệm", mà là hầu hết các kênh đầu tư khác trong nền kinh tế. Ví dụ mình có 100 triệu, mình đầu tư 1 năm lời 15 triệu, nhưng lạm phát năm đó 17%, tức xem như mình thực âm (-2) 2 triệu.

    Xét riêng đối với lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thực âm cũng đúng mà thực dương cũng đúng như tùy tình hình từng nước trong đó lạm phát và tỷ giá hối đoái chi phối rất lớn. Một đồng tiền có giá thì vấn đề thực âm không vấn đề, nhưng mất giá như VND thì thực âm lại nảy sinh nhiều vấn đề. Trong khi các chuyên gia kinh tế trong nước (ai cũng xưng là chuyên gia) lại đi so sánh một cách khập khiểng vô chừng.

    ReplyDelete
  8. Ngoài ra, trong nền kinh tế nói chung, không phải ai có tiền cũng phải đi đầu tư (tiết kiệm, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, mở doanh nghiệp riêng...), mỗi người đều có công việc cho riêng họ, họ đi làm (chức danh làm thuê) và tạo ra thu nhập cho họ. Thu nhập đó ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, họ còn có phần dư ra để dành, tích cóp, và cái tích cóp này được gọi là tiết kiệm. Cái họ mong muốn là gì, là phần tích cóp họ ngày càng nhiều lên và không mất giá. Thế thì làm gì để không mất giá? Họ sẽ đem đi gửi tiền với lãi suất chấp nhận được, cộng với tốc độ trượt giá. Nói như thế để thấy, khi các chuyên gia bình luận về thực âm, thực dương, họ hay gán ghép với chuyện đầu tư vào các kênh khác, để so sánh tỷ suất lợi nhuận. nên nhớ, chữ "tiết kiệm" ở đây không phải là cứ giữ tiền để rồi mất giá. Hệ thống ngân hàng sinh ra là để luân chuyển tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu và người gửi tiết kiệm là để tích lũy (cộng với không bị mất giá). "Không bị mất giá" cho thấy, lãi suất thực âm đúng ở những nền kinh tế có đồng tiền ổn định

    ReplyDelete
  9. Ngoài ra, trong nền kinh tế nói chung, không phải ai có tiền cũng phải đi đầu tư (tiết kiệm, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, mở doanh nghiệp riêng...), mỗi người đều có công việc cho riêng họ, họ đi làm (chức danh làm thuê) và tạo ra thu nhập cho họ.

    Thu nhập đó ngoài việc chi tiêu cho cuộc sống hàng ngày, họ còn có phần dư ra để dành, tích cóp, và cái tích cóp này được gọi là tiết kiệm. Cái họ mong muốn là gì, là phần tích cóp họ ngày càng nhiều lên và không mất giá. Thế thì làm gì để không mất giá? Họ sẽ đem đi gửi tiền với lãi suất chấp nhận được, cộng với tốc độ trượt giá. Nói như thế để thấy, khi các chuyên gia bình luận về thực âm, thực dương, họ hay gán ghép với chuyện đầu tư vào các kênh khác, để so sánh tỷ suất lợi nhuận. nên nhớ, chữ "tiết kiệm" ở đây không phải là cứ giữ tiền để rồi mất giá. Hệ thống ngân hàng sinh ra là để luân chuyển tiền từ nơi thừa sang nơi thiếu và người gửi tiết kiệm là để tích lũy (cộng với không bị mất giá).

    "Không bị mất giá" cho thấy, lãi suất thực âm đúng ở những nền kinh tế có đồng tiền ổn định

    ReplyDelete
  10. @giangle: Cái ví dụ của bác về đồng chí Steve Jobs đó là ví dụ rất sơ đẳng, nhưng có vẻ bác không biết rằng chính cái ví dụ đó đã bộc lộ toàn bộ ảo tưởng của người ta về vấn đề giá cả do cung cầu quyết định. Đây là cái nhìn lầm lẫn rất điển hình.

    Nó như thế này.

    Tôi biết trước là dân tình rất khoái giải thích theo cái cách bác vừa làm, vì thế trong comment của mình tôi đã đặt sẵn câu hỏi: vì sao ở mức giá a thì cầu lại là x, ở mức giá b thì cầu là y, mà không phải khác đi? Ví dụ, vì sao ở mức giá 10$ thì cầu về trứng chỉ là 1, còn cầu về Ipad lại những 100?

    Để đi vào bản chất vấn đề, ở đây ta hãy bỏ qua những yếu tố thuộc về ý định mua sắm chủ quan của từng cá nhân riêng biệt (là cái mà bác đề cập ở phần sau comment của bác, và cũng là kiến thức sơ đẳng trong kinh tế học vi mô), tức là tạm giả sử rằng mọi sinh viên đều có nhu cầu mua trứng và Ipad, và cần cả hai cái như nhau. Cái gì đã khiến cho cầu về trứng và Ipad ở cùng một mức giá 10$ lại khác nhau thế? Chỉ có một cách giải thích: là vì họ thấy giá 10$ cho 1 quả trứng là quá đắt, còn cho 1 cái Ipad là quá rẻ! Không tin, cứ hỏi sinh viên xem có đúng là họ nghĩ thế không!

    Thế thì cái gì đã khiến cho sinh viên nghĩ như vậy? Là vì giá của trứng và Ipad là cái đã có trước. Nó có trước, vì nó do cái khác quyết định, chứ không phải cung cầu. Muốn biết cái gì quyết định thì cứ đặt mình vào vị trí người sản xuất trứng và người sản xuất Ipad là biết liền: nó là chi phí sản xuất. Đám sinh viên trong ví dụ của bác bằng cách này hay cách khác đã biết là giá của trứng là 1$ còn của Ipad là khoảng 500$, nên họ mới có lựa chọn như vậy chứ bộ.
    Người ta rất hay tưởng rằng chính cái willingness to pay của người mua sẽ quyết định mức giá. Lầm to! Điều đó may ra chỉ đúng trong những trường hợp hết sức cá biệt, như khi một mặt hàng nào đó hoàn toàn lạ lẫm với người mua, ví dụ như khi cái Ipad mới ra đời, chưa hề có cái gì tương tự để so sánh. Nhưng ở đây ta đang xem xét vấn đề ở mức độ phổ biến: có nhiều người sản xuất trứng và Ipad, có nhiều người mua trứng và Ipad, và việc mua bán diễn ra thường xuyên. Dĩ nhiên những yếu tố thuộc về chủ quan như sở thích, thu nhập v.v… sẽ quyết định việc chọn mua cái gì, mua bao nhiêu, nhưng chúng không hề quyết định mức giá của hàng hóa mà họ mua. Ai không tin, cứ ra siêu thị thì biết. Ở đó, bất kể là bạn thích hay ghét một mặt hàng nào đó đến mấy, muốn mua nhiều hay mua ít, thì đều phải trả cùng một giá chung hết. Đừng có lôi cái utility ra đây mà mặc cả, chỉ tổ mấy em gái tính tiền cười cho thối mũi.

    Sai lầm của lý thuyết giá trị chủ quan là ở chỗ đó: lầm tưởng những yếu tố quyết định nội dung giỏ hàng hóa cũng chính là yếu tố quyết định mức giá của từng hàng hóa!

    Nếu bác thấy lối giải thích của tôi không thuyết phục lắm, thì xin bác cho một cách giải thích dễ nghe hơn về việc, vì sao ở cùng một mức giá mà cầu về trứng và Ipad lại khác nhau thế?

    ReplyDelete
  11. Với những ai vẫn còn tin một cách ngây thơ vào cái cách Steve Jobs xác định demand curve/function theo cách bác Giang mô tả, thì xin nói luôn: điều đó chỉ có trong trí tưởng tượng! Không một DN nào làm như thế hết.

    Không có S. Jobs nào lại đi đặt mức giá 1$ cho cái Ipad của mình rồi tăng dần lên như thế cả. Steve biết rất rõ chi phí sản xuất cái Ipad là bao nhiêu đó, ví dụ 400 $, và lấy đó làm cái mốc. Nếu tự tin, Steve có thể hét giá 1,000 $ xem dân tình phản ứng ra sao. Nếu thiếu tự tin, Steve có thể ra giá 300 $, gọi là chịu lỗ một thời gian để tạo lập nhu cầu và thị trường, đại khái thế. Nhưng kiểu gì thì giá cũng sẽ quanh quẩn ở cái mức 500 $ chẳng hạn, là mức đem lại lợi nhuận chấp nhận được.

    Đó mới chỉ là xét trong trường hợp cá biệt, nếu Ipad là sản phẩm hoàn toàn mới, dân tình không có gì để so sánh. Trên thực tế, do sản xuất là một quá trình lâu dài, liên tục, có rất nhiều người tham gia, nên nói chung mỗi sản phẩm khi tung ra thị trường thì đều đã có những sản phẩm khác làm đối tượng so sánh, ví dụ dân tình có thể so sánh Ipad với điện thoại di động, máy tính xách tay v.v… để ước chừng giá của nó. Không một ai lại cho cái Ipad đó một giá trên trời, ví dụ 10,000 $, hay giá dưới đất, ví dụ 1 $, để mà vẽ cái demand curve vớ vẩn kia hết. Các DN biết rõ điều đó nên họ cũng chỉ ra giá ở quanh cái mức chi phí sản xuất + chút lợi nhuận mà thôi.

    Cũng chính vì lẽ đó mà nếu Steve dở hơi đưa ra cái giá 1$ thì sinh viên sẽ vồ lấy ngay, và đương nhiên sẽ giảm dần khi giá tăng dần lên. Ví dụ của bác Giang không cho thấy cầu quyết định giá cả, mà ngược lại: giá cả quyết định cầu. Là vì sinh viên đã có cái mốc để so sánh.

    Dĩ nhiên sau đó tương quan cung cầu sẽ tác động ngược trở lại tới giá cả, khiến giá cả dao động quanh cái mức trung bình kia. Nhưng phải hiểu rằng đó là cung cầu có TÁC ĐỘNG tới giá cả, chứ không phải QUYẾT ĐỊNH. Quyết định vẫn là chi phí sản xuất, hay nói rõ hơn là chi phí sản xuất trung bình mà xã hội chấp nhận được (nếu ai đó làm cái Ipad hết 2,000 $ thì đó là chi phí cá biệt, không được xã hội chấp nhận, vì các nhà sản xuất khác chỉ có chi phí trung bình khoảng 400 $, và do cơ chế cạnh tranh nên giá bán bị đẩy gần về phía cái mức trung bình đó, khiến sinh viên biết được giá trung bình là khoảng bao nhiêu tuy không trực tiếp sản xuất Ipad).

    ReplyDelete
  12. @Straw Kahn: Bác về học lại lý thuyết cầu, lượng cầu, cung, lượng cung đi rồi lên đây nói chuyện. Hồi xưa em học về lý thuyết này, cũng có mấy nhóc nói như bác, là không tin cung cầu quyết định giá cả và suy nghĩ rất là cao siêu, lung tung, nhưng mấy nhóc suy nghĩ mãi, cuối cùng không thể trả lời được câu hỏi: Cái gì quyết định được giá cả? Mặc dù vẫn không đồng ý cung cầu quyết định giá cả giống như bác lập luận ở trên. Giảng viên đưa ra nhiều lý giải, thực tế và lý thuyết, cuối cùng mấy nhóc mới rút ra được kết luận, mặc dù chưa tin hẳn 100% nhưng đồng tình rằng "cung, cầu quyết định giá cả là lựa chọn hợp lý nhất"

    ReplyDelete
  13. Tôi nghĩ cái quyết định giá cả của hàng hóa không phải là cung cầu mà là giá trị. "Giá trị" của hàng hóa chuyển hóa thành "giá cả sản xuất" và giá cả thị trường hình thành dựa trên giá cả sản xuất đó. Giá cả sản xuất thì bằng chi phí sản xuất cộng với tỷ suất lợi nhuận trung bình. Bất cứ doanh nghiệp nào bán hàng, khi một hàng hóa đã trở nên phổ biến, thì giá cả của nó cũng bằng chi phí vốn cộng với một tỷ lệ phần trăm nào đó, mà tỷ lệ phần trăm này sẽ được san bằng do cạnh tranh, và nó được gọi là tỷ suất lợi nhuận trung bình, hay còn gọi là tỷ suất lợi nhuận chung.
    Bạn Anonymous nên đọc về lý thuyết Marx xem sao? hì hì.
    Dùng cung và cầu để giải thích thì tôi nghĩ đó chỉ là sự giải thích vòng vo.

    ReplyDelete
  14. @Anonymous (Sep 7): tôi không hiểu ý bạn lắm, dẫu sao cũng cám ơn bạn đã tham gia.

    @Strauss-Kahn: tôi có một đề nghị nhỏ nếu được bác làm ơn đổi nickname sang một tên khác ít sensitive hơn để spam filter của blogspot không loại các comment của bác ra.

    Tôi đưa ví dụ Steve Jobs ra để giải thích cho bác tại sao với mỗi quantity demanded lại phải găn liền với một mức giá nhất định chứ không thể nói cung cầu thừa thiếu khơi khơi. Tôi không nói Steve Jobs phải đi điều tra từng lớp học như vậy để xác định demand curve cho ipad (càng không phải xác định giá bán cho ipad). Ý của tôi là demand cho một loại hàng hóa là một quan hệ khách quan trong nền kinh tế và phụ thuộc vào hành vi micro của từng cá nhân.

    Tôi cũng không nói khi đi siêu thị tôi phải xách theo máy tính để chạy optimization cho hàm utility của tôi. Utility maximization là một lý thuyết nhằm giải thích tại sao con người lại có hành vi trade off khi họ có sở thích/nhu cầu/hoàn cảnh khác nhau. Milton Friedman và Ronald Coase đã từng có một cuộc tranh luận trong thập kỷ 1960 về việc mô hình hóa hành vi con người bằng một lý thuyết trừu tượng. Friedman cho rằng không nhất thiết phải xây dựng mô hình phản ánh chính xác những gì diễn ra trong bộ não một cá nhân mà quan trọng là giải thích được hành vi cá nhân đó biểu hiện ra bên ngoài.

    Đoạn cuối comment của bác về TÁC ĐỘNG vs QUYẾT ĐỊNH tôi hiểu bác là một người thuộc trường phái supply side, gồm những tên tuổi như Adam Smith, Jean-Baptiste Say, Karl Max, Thomas Malthus và cả Ronald Reagan (nói thế để bác đừng nghĩ tôi chê bai gì supply siders). Thực ra tôi dùng từ supply side để chỉ những người có quan điểm tương tự Jean-Baptiste Say cho rằng cost of production có quyết định đến giá sản phẩm để phân biệt với trường phái marginal utility (marginal revolution) của Jevons, Walras, Menger, Marshall. Kinh tế học hiện đại là hậu duệ của marginal utility school, trong đó coi giá là kết quả của tương tác giữa supply và demand, với supply do cost of production quyết định còn demand do utility maximization quyết định. Khi các nhà kinh tế nói giá do quan hệ cung cầu QUYẾT ĐỊNH là theo nghĩa này.

    @Anonymous (Sep 8): bạn viết "cung, cầu quyết định giá cả là lựa chọn hợp lý nhất" có nghĩa là còn những lựa chọn khác ít hợp lý hơn?

    @DAM VAN VI: Trước đây (thời trước marginal revolution - bác xem phần tôi trả lời bác Strauss-Kahn) người ta cố gắng xác định value của một loại hàng hóa và cho rằng giá của nó phải bằng với value. Marx cũng theo hướng đó khi đưa ra thuyết labor value, nghĩa là mọi sản phẩm đều có thể qui về labor content trong đó. Cách suy nghĩ theo value như vậy bế tắc khi phải giải thích tại sao nhiều loại hàng hóa có giá cao hơn hẳn những thứ khác mặc dù có labor/material content rất gần nhau. Hơn nữa value là một khái niệm rất chủ quan, cùng một vật nhưng 2 người khác nhau có thể đánh giá value khác nhau. Cách mà marginal revolution và kinh tế học hiện đại có gắng giải thích là chuyển sang price và cho rằng price phản ánh marginal utility và marginal cost. Kết quả của những mô hình giải thích marginal này là đường cung và cầu mà sách giáo khoa dạy.

    ReplyDelete
  15. Tôi hoàn toàn nhất trí ý kiến của anh GiangLe. Chi phí sản xuất có thể giúp người bán hàng xác định được mức giá bán tối ưu của họ, nhưng không có nghĩa là trên thực tế anh ta có thể bán hàng hóa ở mức giá đó. Mức giá được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Tôi có 1 ví dụ đơn giản cho SK và DVV, cùng là cái áo mưa giấy (mấy hôm nay ở VN mưa dầm dề), nhưng bình thường thì mua với giá 5.000 đ/c, trời mưa, nhiều người quên không mang áo, chạy vào mấy cái quán ven đường mua vội vàng thì giá nó lên thành 7.000 đ/c. Vậy tại sao cùng là cái áo mưa giấy, chi phí sản xuất giống nhau, mà mức giá tại 2 thời điểm lại khác nhau vậy? Vì khi trời mưa, lượng cầu tăng, tức là willing to pay của người ta tăng lên, giả định cung không đổi (người bán hàng vẫn chỉ có từng ấy cái áo mưa) thì giá phải tăng lên. Đơn giản vậy thôi. Thế nên trong kinh tế vi mô hiện đại, người ta không chỉ dừng lại ở việc giải thích hàm cung, hàm cầu mà còn cho ta biết về các hình thái thị trường: độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo. Tính chất của từng thị trường sẽ quyết định tương quan cung-cầu và qua đó là giá cả.

    ReplyDelete
  16. Tôi hoàn toàn nhất trí ý kiến của anh GiangLe. Chi phí sản xuất có thể giúp người bán hàng xác định được mức giá bán tối ưu của họ, nhưng không có nghĩa là trên thực tế anh ta có thể bán hàng hóa ở mức giá đó. Mức giá được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Tôi có 1 ví dụ đơn giản cho SK và DVV, cùng là cái áo mưa giấy (mấy hôm nay ở VN mưa dầm dề), nhưng bình thường thì mua với giá 5.000 đ/c, trời mưa, nhiều người quên không mang áo, chạy vào mấy cái quán ven đường mua vội vàng thì giá nó lên thành 7.000 đ/c. Vậy tại sao cùng là cái áo mưa giấy, chi phí sản xuất giống nhau, mà mức giá tại 2 thời điểm lại khác nhau vậy? Vì khi trời mưa, lượng cầu tăng, tức là willing to pay của người ta tăng lên, giả định cung không đổi (người bán hàng vẫn chỉ có từng ấy cái áo mưa) thì giá phải tăng lên. Đơn giản vậy thôi. Thế nên trong kinh tế vi mô hiện đại, người ta không chỉ dừng lại ở việc giải thích hàm cung, hàm cầu mà còn cho ta biết về các hình thái thị trường: độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo. Tính chất của từng thị trường sẽ quyết định tương quan cung-cầu và qua đó là giá cả.

    ReplyDelete
  17. Tôi hoàn toàn nhất trí ý kiến của anh GiangLe. Chi phí sản xuất có thể giúp người bán hàng xác định được mức giá bán tối ưu của họ, nhưng không có nghĩa là trên thực tế anh ta có thể bán hàng hóa ở mức giá đó. Mức giá được quyết định bởi quan hệ cung cầu. Tôi có 1 ví dụ đơn giản cho SK và DVV, cùng là cái áo mưa giấy (mấy hôm nay ở VN mưa dầm dề), nhưng bình thường thì mua với giá 5.000 đ/c, trời mưa, nhiều người quên không mang áo, chạy vào mấy cái quán ven đường mua vội vàng thì giá nó lên thành 7.000 đ/c. Vậy tại sao cùng là cái áo mưa giấy, chi phí sản xuất giống nhau, mà mức giá tại 2 thời điểm lại khác nhau vậy? Vì khi trời mưa, lượng cầu tăng, tức là willing to pay của người ta tăng lên, giả định cung không đổi (người bán hàng vẫn chỉ có từng ấy cái áo mưa) thì giá phải tăng lên. Đơn giản vậy thôi. Thế nên trong kinh tế vi mô hiện đại, người ta không chỉ dừng lại ở việc giải thích hàm cung, hàm cầu mà còn cho ta biết về các hình thái thị trường: độc quyền, cạnh tranh không hoàn hảo, cạnh tranh hoàn hảo. Tính chất của từng thị trường sẽ quyết định tương quan cung-cầu và qua đó là giá cả.

    ReplyDelete
  18. @giangle:

    Tôi không nghĩ là như vậy. Bởi vì giá cả của một số hàng hóa có thể cao hơn giá trị của nó, nhưng tổng giá cả vẫn bằng tổng giá trị, đứng trên tổng sản phẩm xã hội mà xét.

    Thêm nữa giá trị không phải là khái niệm chủ quan của từng cá nhân, mà nó là khái niệm xã hội. Nó không tính bằng lao động riêng lẻ, với từng sự cảm nhận của từng cá nhân, mà là một quá trình xác định mang tính xã hội. Nó được xác định là thời gian lao động xã hội trung bình, chứ không riêng gì hai cá nhân, xác định hai hàng hóa với nhau.

    Bác nghĩ sao khi bất kỳ một hàng hóa bất kỳ, một công ty bất kỳ nào đó đều tính giá sản xuất dựa theo quy tắc: chi phí sản xuất + lợi nhuận trung bình tính theo % nào đó (tôi không tính những loại hàng hóa mang tính độc quyền)?

    ReplyDelete
  19. @Anonymous (Sep 13): Cám ơn bác đã đưa ra một ví dụ rất hay và chỉ ra ảnh hưởng của trạng thái thị trường vào giá cả.

    @ĐÀM VĂN VĨ: quan điểm tổng giá bằng tổng giá trị của bác có thể làm giới conservative nổi giận đấy vì như vậy hóa ra lạm phát không có thật :-)

    Ví dụ của bác công ty tính giá bán bằng chi phí cộng % lợi nhuận chính là ví dụ trong sách giáo khoa kinh tế về quá trình hình thành đường cung (supply curve). Như tôi đã viết bên trên, giới supply siders trước đây cho rằng toàn bộ nền kinh tế chỉ xoay quanh supply, nghĩa là một công ty khi sản xuất ra một mặt hàng nào đó có thể bán với giá theo công thức như bác mô tả. Kinh tế học hiện đại (sau marginal revolution) cho rằng chỉ nhìn vào supply side không đủ để giải thích mà phải nhìn cả vào demand side, như trong ví dụ cái áo mưa của bác Anonymous bên trên.

    Thực ra nếu suy nghĩ sâu hơn chúng ta có thể đặt tiếp câu hỏi là vậy giá thành của một sản phẩm xuất phát từ đâu, tại sao giá nhân công lại tốn từng đó, giá nguyên vật liệu, máy móc lại tốn từng đó? Xét cho cùng producer cũng tham gia vào demand side, chỉ khác với pure consumer ở chỗ họ tạo ra value added cho nền kinh tế bằng một công nghệ nào đó. Như vậy với đặc thù của một hệ thống với demand và supply side (có thể kể thêm market structure (monopoly, regulation...) như bác Anonymous chỉ ra bên trên) thì liệu một nền kinh tế thị trường phi tập trung có thể giải ra bài toán mà nghiệm số là một hệ thống giá làm tất cả các bên thỏa mãn hay không?

    Adam Smith cho rằng có và dừng lại ở ý tưởng bàn tay vô hình. Nhiều người cũng tin như vậy dù không có lời giải thích hay chứng minh cụ thể (vd Hayek hay Ayn Rand). Những nhà kinh tế học sau này sử dụng một số mô hình (có thể coi là phi thực tế như ví dụ Steve Jobs tôi miêu tả bên trên) để trả lời cho câu hỏi này và họ đã khẳng định một hệ thống kinh tế như vậy tồn tại một tập hợp giá thỏa mãn được tất cả các hàm demand, supply.

    Quay lại vấn đề price vs value, chắc tôi sẽ viết riêng một entry về vấn đề này, nói một cách đơn giản price cho một sản phẩm do thị trường quyết đinh còn value do từng cá nhân đánh giá. Value tồn tại độc lập với thị trường trong khi price chỉ xác định được khi có 2 bên mua bán/trao đổi hàng hóa với nhau. Có thể cách hiểu price/value của tôi khác với bác?

    ReplyDelete
  20. @giangle:

    Có lẽ là tôi và bác hiểu giá trị theo hai nghĩa khác nhau chăng? Tôi hiểu giá trị ở đây theo lý thuyết của Karl Marx. Và giá cả là biểu hiện của giá trị nên không có chuyện giá cả và giá trị độc lập với nhau. Nhưng giá trị này không phải là giá trị chủ quan, tồn tại độc lập với thị trường. Mà giá trị được xác định thông qua lao động xã hội trung bình và nó được xác định thông qua quá trình sản xuất và trao đổi xã hội. Tự bản thân các loại hàng hoá khi trao đổi với nhau đã biểu hiện giá trị của chúng rồi.

    Tôi chưa đủ kiến thức về lạm phát nên xin phép bác sẽ trao đổi sau khi tôi đã có đủ kiến thức.

    Còn value added không phải do công nghệ mới hay bất kỳ thứ gì khác, mà đơn giản là do lao động tăng thêm (cả về lao động chân tay và trí óc) và tôi cũng đang xây dựng mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên những lập luận này. Quá trình tăng trưởng xét cho cùng chỉ là sự tăng thêm giá trị tức là tăng thêm thời gian lao động xã hội trung bình, tất cả những yếu tố khác mà kinh tế học hiện đại đưa ra như tiến bộ công nghệ, thể chế, ... đều không phải là nguồn gốc của tăng trưởng, chúng chỉ là những điều kiện cần, hay là biểu hiện dùng để nguỵ trang cho lao động tăng thêm. Tôi nghĩ chính các nhà kinh tế học cũng chẳng thể hiểu chính xác bản chất của TFP là cái gì và đo đạc nó như thế nào cả, ngoài cách xác định bằng đường vòng! :) hic

    Theo sự hiểu biết của tôi thì câu hỏi sau vẫn là vấn đề khó đối với các nhà kinh tế học: Bản chất của tăng trưởng kinh tế là gì và làm thế nào để có tăng trưởng?

    (xin lỗi mọi người trước nếu có gì không đúng vì tôi chưa học qua bất kỳ trường lớp nào về kinh tế cả)

    ReplyDelete
  21. chào anh Giang
    trước đây đã có lần em hỏi ý kiến của anh Giang về bộ tư bản luận của Karl Max và rất tiếc là anh chưa có thời gian để đọc.Em thì không đủ kiến thức kinh tế để nhận xét về bộ Tư Bản Luận, chỉ biết với tầm kiền thức hạn hẹp của mình thì em hoàn toàn bị thuyết phục về cách giải thích cung cầu/giá cả của Karl Max
    Bạn Dam Van Vi có lẽ dùng lý thuyết của Max để giải thích cung cau/giá trị/giá cả nhưng trong giới hạn của comment khó có thể diễn đạt hết ý của Karl Max, mà tốt hơn hết là anh Giang tự đọc.
    Rất mong một ngày nào đó có thể đọc được review về bộ tư bản luận của anh Giang với quan điểm của một nhà kinh tế học hiện đại

    ReplyDelete
  22. @ giangle: theo khuyến nghị của chủ blog, thôi thì tôi đổi nick Strauss Kahn sang nick khác vậy cho nó lành, mặc dù chả biết cái thằng filter này có chấp nhận hay không nữa.

    Tôi lấy cái ví dụ đi siêu thị để cho bà con thấy lý thuyết giá trị chủ quan nó vớ vẩn thế nào: làm gì có chuyện giá cả thay đổi tùy theo cảm tính chủ quan của từng người mua! Điều đó may ra chỉ xảy ra khi chỉ có hai người đối diện nhau - người mua và người bán. Nhưng ở đây ta đang xem xét một nền kinh tế với rất nhiều người mua và rất nhiều người bán, mà ví dụ siêu thị là rõ nhất. Ở siêu thị, người bán không cần quan tâm người mua là ai, nghĩ gì về sản phẩm của anh ta. Anh ta cứ đặt ra một cái giá chung cho tất cả mọi người mua đấy, làm gì được nhau! Đố bác Giang giải thích được hành vi "làm giá" đó đấy, nếu chỉ dựa trên mấy cái lý thuyết cung-cầu hay ý muốn chủ quan! Căn cứ vào đâu mà người bán lại đặt ra cái giá chung đó, đố bác Giang biết đấy!

    Còn cái đoạn này của bác Giang "Thực ra nếu suy nghĩ sâu hơn chúng ta có thể đặt tiếp câu hỏi là vậy giá thành của một sản phẩm xuất phát từ đâu, tại sao giá nhân công lại tốn từng đó, giá nguyên vật liệu, máy móc lại tốn từng đó?" cho thấy bác biết rất ít về lý thuyết giá trị dựa trên chi phí lao động. Bởi vì lý thuyết giá trị hàng hóa do chi phí lao động QUYẾT ĐỊNH đã giải thích rất rõ những câu hỏi đó từ hàng trăm năm nay rồi. Có lẽ do quá dễ dãi tin vào lý thuyết giá cả do cung cầu quyết định, hoặc do ý muốn chủ quan của người mua quyết định, mà bác không bỏ công tìm hiểu đến nơi đến chốn lý thuyết giá trị do chi phí lao động quyết định, cho nên mới đặt ra mấy câu hỏi đó.

    Nhân tiện, với câu hỏi của bạn Anonymous ngày 13/9/2011 mà anh Giang khen đó, thì thực ra đó là một câu hỏi hết sức sơ đẳng mà bất kỳ ai đã nghiên cứu lý thuyết giá trị đều dễ dàng trả lời. Bản thân tôi cũng đã trả lời phía trên, khi chỉ ra rằng giá cả của một hàng hóa là do chi phí sản xuất ra nó QUYẾT ĐỊNH, đồng thời chịu ảnh hưởng TÁC ĐỘNG của một số yếu tố khác. Do đó khi trời mưa thì giá cái áo mưa có thể tăng thêm chút ít, từ 5000 đ lên 7000 đ, nhưng không bao giờ lên 700,000 đ cả. Cũng như trong ngày nắng nếu ai mua thì cũng không thể ép giá nó xuống 700 đ được. Cái gì đã khiến cho giá của cái áo mưa chỉ loanh quanh ở mức 5000 - 7000 đ? Chính là chi phí sản xuất ra nó. Ý nghĩa của lý thuyết giá trị do chi phí sản xuất quyết định chính là ở chỗ đó, và tôi đã nhấn mạnh nhiều lần, không hiểu sao bạn Anonymous đó vẫn không lĩnh hội được!

    @ Đàm Văn Vĩ: bạn viết thế chỉ khiến bác Giang và các bạn khác ở đây rối thêm thôi, vì các bác ấy không phân biệt rạch ròi được các khái niệm giá cả, giá trị, giá cả sản xuất đâu! Bác Giang hiểu khái niệm "giá trị - value" theo cách hiểu của trường phái giá trị chủ quan, khác hoàn toàn với cách hiểu của trường phái kinh tế học cổ điển và trường phái marxist.

    Ngoài ra, viết như bác là chưa chuẩn lắm, vì phạm trù "giá cả sản xuất" chỉ có trong PTSX TBCN mà thôi. Còn trong nền SX hàng hóa giản đơn thì không có phạm trù đó, mà chỉ có phạm trù giá trị/giá cả mà thôi. Bác chắc cũng biết rõ điều đó.

    ReplyDelete
    Replies
    1. ui, thế cái bạn Kaufman này ko nghĩ cái gì quyết định chi phí sản xuất àh?

      Delete
  23. @ĐÀM VĂN VĨ (Sep 13), boygiadinhsg, Kaufman (Strauss-Kahn): Tôi xin khất sẽ trả lời các bác bằng một entry mới để có thể diễn giải ý tưởng của tôi rõ ràng hơn.

    ReplyDelete
  24. Chao bac Giang,
    Chau dang tim hieu ve domestic interest rate va foreign interest rate trong phuong phap CCA (contingent claim analysis), chau thuc su k hieu 2 interest rate nay la gi, va trong thuc te no la cai gi, no la interest rate cua trai phieu chinh phu trong ngan, trung, dai han ah?
    Mong bac giai dap dum chau, chau xin cam on;

    ReplyDelete
  25. Phải xem cụ thể lý thuyết CCA của bạn nói gì. Thông thường khi nói interest rate chung chung như vậy người ta thường lấy lãi suất ngắn hạn, dạng như Libor.

    ReplyDelete
  26. Chao bac Giang,
    Trong mo hinh CCA of Dale F. Gray 2008, co noi den covered interest rate parity : Xs=Xf*e^((Rf-Rd)T) trong do Xs la spot exchange rate, Xf la forward exchange rate, Rd, Rf lan luot la domestic&foreign interest rate. Chau nghi la interest rate cua Government bond yield. Nhung khong biet trong ngan han thi 3 thang hay la 1 nam, hay la interest rate trung binh cua government bond yield.
    Mong bac chut thoi gian giai dap dum chau. Chau cam on bac
    Anonymous Mar 9, 2012.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Về mặt lý thuyết maturity của lãi suất phải bằng foward maturity, nghĩa là nếu Xf là 3 month forward thì bạn phải dùng 3 month interest rates.

      Delete
  27. Xin chào anh, hiện em đang nghiên cứu về phương pháp phân tích CCA (Merton) của IMF qua mối liên kết các bảng cân đối của các khu vực. nhưng không biết nên dịch cụm từ CCA thế nào cho sát nghĩa. Anh có thể cho gợi ý được không. Thanks anh

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.