Friday, February 3, 2012

Supply chain III


Cũng trong năm ngoái báo chí và giới blogger có một dạo rộ lên về một nghiên cứu của một nhóm researchers ở ADB/GRIPS về value added của TQ trong chi phí sản xuất iPhone (bản rút gọn trên VoxEU). Theo tính toán của nhóm tác giả, chi phí của một chiếc iPhone 3G là $178, trong đó $172 cho các phụ kiện và chỉ có $6.5 cho công lắp ráp. Một tính toán khác của The Atlantic cũng cho kết quả tương tự, Foxconn chỉ thu được khoảng $7 tiền "gia công" một chiếc iPhone ở TQ. Nghiên cứu của ADB/GRIPS được đưa ra trong giai đoạn báo chí, giới politician và economist đang tranh luận về vấn đề tỷ giá đồng RMB quá thấp và Mỹ cần phải có biện pháp trừng phạt TQ. Với lập luận phần value added trong một chiếc iPhone chỉ chiếm chưa đến 4%, các tác giả của nghiên cứu và những người chống lại chính sách ép TQ phải tăng tỷ giá RMB cho rằng ảnh hưởng của tỷ giá RMB vào giá thành iPhone sẽ không đáng kể.

[Ngoài lề: liên quan đến vụ ép TQ tăng tỷ giá RMB một điểm rất thú vị là trong khi giới hardliner/conservative politician của Mỹ ủng hộ trừng phạt hay chí ít là công bố TQ là currency manipulator, phía media và academic cánh hữu lại có quan điểm ngược lại. Tờ WSJ và những một số right-wing economist như Mark Perry, Michael Spence chống lại chính sách ép TQ tăng tỷ giá, trong khi NYT và Paul Krugman lại rất aggressive trong việc trừng phạt TQ. Riêng tờ The Economist (thiên về left-wing) chống lại chính sách này.]

Trong nghiên cứu của ADB/GRIPS có một section mà bài báo vừa rồi của NYT có nhắc đến là ước lượng của các tác giả về phần chi phí nhân công mà Apple "tiết kiệm" được khi iPhone được lắp ráp ở TQ thay vì ở Mỹ. Với giả định giá nhân công Mỹ (cùng skill) cao hơn TQ 10 lần, một chiếc iPhone sẽ đắt hơn khoảng $65 nếu được lắp ráp hoàn toàn ở Mỹ. Các tác giả kết luận rằng với gross margin của Apple khoảng 64%, phần chi phí tăng lên này hoàn toàn có thể chấp nhận được nếu Apple có tinh thần "corporate socially responsible", nghĩa là chấp nhận giảm bớt một phần lợi nhuận để bảo vệ "American jobs". Bài báo của NYT đã đánh đổ nhận định này, Apple phải lắp ráp iPhone ở TQ không phải vì để tiết kiệm $65 chi phí nhân công mà vì toàn bộ supply chain cần thiết cho quá trình sản xuất một thiết bị như iPhone đã không còn tồn tại ở Mỹ. Một ví dụ rõ ràng là để tuyển 8700 kỹ sư cho toàn bộ supply chain của iPhone, Apple sẽ phải mất 9 tháng ở Mỹ trong khi ở TQ chỉ cần 15 ngày.

Rõ ràng trị giá của supply chain đó không chỉ là $6.5 hay $7 vào tay Foxconn, nó phải lớn hơn nhiều lần dù chưa ai đinh lượng chính xác được. Nó không chỉ giúp TQ lấy được hợp đồng "gia công" iPhone cho Apple mà còn giúp nước này trở thành công xưởng của toàn thế giới cho hầu hết các loại consumer good khác. Tuy nhiên nếu phần giá trị của supply chain đó lớn, giả sử chiếm khoảng 50% giá trị của một chiếc iPhone hay một loại hàng hóa "made in China" nào đó, rõ ràng lúc này vấn đề tỷ giá đồng RMB sẽ trở nên quan trọng không như các tác giả của ADB/GRIPS và nhiều right wing economist khác lập luận. Tất nhiên tỷ giá chỉ là một yếu tố, những "thế mạnh" khác của TQ như lực lượng lao động lớn, flexible, chấp nhận làm việc trong những điều kiện tồi tệ, chấp nhận những qui định quản lý môi trường lỏng lẻo... cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành của các supply chain. Nhưng nói tỷ giá không có ảnh hưởng gì vì TQ chủ yếu xuất khẩu processing goods là đã bỏ qua vai trò quan trọng của supply chain mà TQ đã dày công xây dựng.

Tương tự như vậy, nói VN sẽ không có lợi gì khi phá giá VND vì chủ yếu hàng xuất khẩu phải nhập nguyên liệu từ bên ngoài cũng bỏ qua vai trò của supply chain ở VN. Ảnh hưởng của tỷ giá không chỉ tác động vào phần value added trực tiếp mà doanh nghiệp nhận gia công được hưởng, nó còn giúp các thành phần khác trong supply chain ăn theo. Ngay cả khi supply chain nội địa của VN còn rất yếu và thiếu điều kiện phát triển (nhân công, cơ sở hạ tầng yếu kém), signal đầu tiên và quan trọng nhất cho các entrepreneur manh nha một supply chain là giá chứ không phải những lời hô hào kêu gọi "xây dựng các ngành công nghiệp phụ trợ". Chừng nào giá nguyên phụ liệu nhập từ TQ còn rẻ hơn hàng do VN sản xuất thì không hi vọng gì supply chain của VN sẽ cất cánh. Nhiều chính sách cần thực hiện để thúc đẩy sự phát triển của supply chain, chính sách tỷ giá - nói trắng ra là một đồng nội tệ định giá thấp - sẽ là một chính sách không thể thiếu.


21 comments:

  1. Đồng chí Giang thử cố tìm kiếm xem đã có economists nào tính toán hay ước lượng phần costs được cắt giảm trong giá thành từ supply chain in China và RMB thấp chưa nhỉ. Chắc chắn phải có người nghĩ cách giải cho câu hỏi này rồi. Nhưng tôi nghĩ dù tính được cũng khó vô cùng. Có lẽ bản chất vẫn nằm ở sức mạnh đông người với giá rẻ, nguyên phụ liệu sẵn. Chắc rằng người TQ dễ hồ hởi gia nhập supply chain hơn bất kì ở đâu vì họ vốn từ một cái nền thấp hơn về thu nhập, nay tăng vọt về cơ hội việc làm và chất lượng sống (sau thu nhập) nên các nhà làm chính sách của TQ thấy trước điều đó đã tạo dựng hạ tầng và nhân sự cho vừa vặn với nhu cầu của cả 2 bên: các tập đoàn công nghiệp/công nghệ nước ngoài và động lực của người TQ. Policy makers ở đây giống như người trung gian đi "khớp lệnh" cho 2 bên với cái giá siêu rẻ cho cho người mua (e.g: Apple) và giá chấp nhận được cho người bán (labor force TQ).

    Có thể thấy policy makers TQ đã có tầm nhìn xa và bắt đúng mạch thị trường. Về bản chất để hình thành supply chain vẫn có cái gì đó "invisible" mà người TQ mất đi để giành lợi thế cạnh tranh tuyệt đối. Ở đây cái mất ấy chính là giờ lao động nhiều hơn, lương thấp hơn (so với thế giới những vẫn cao hơn so với các cơ hội khác của họ) và an toàn sản xuất, an toàn môi trường ít được đề cao. Trong khi ấy lợi ích nhãn tiền với một người dân/công nhân/kĩ sư bình thường rõ ràng rất lớn.

    Lợi ích kinh tế cho quốc gia trong trung hạn (một, hai thập kỉ) càng vô cùng khả quan. Nhưng sẽ nhanh đến điểm tới hạn. (Ít nhất TQ cũng trải qua một thập kỉ định hướng phát triển kiểu như vậy rồi).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Một câu hỏi ngẫu nhiên được đặt ra nhưng nghe chừng hợp lý:

      Liệu những nhà sản xuất như Apple có bôi trơn những nhà quản lý địa phương của China để dễ bề giành các nguồn lực nhanh, nhiều và dám chịu hy sinh quyền lợi người lao động tối đa như vậy không? Nếu khách quan trả lời rằng có, khi ấy tổng chi phí của Apple không còn đơn giản như các con số mà ai cũng nhìn thấy nữa, dĩ nhiên kéo theo lợi nhuận thực cũng vậy. Lúc này "nghệ thuật" lại thuần tuý nằm ở phía số liệu tài chính, kể toán và kiểm toán mất rồi. Điều này đồng chí Giang có thể suy luận thêm với một giả định như vậy nhé. Giả dụ rằng có thì người ta có thể che giấu được không hoặc che như thế nào etc...

      Delete
  2. Tôi đọc blog này nhiều và tự hỏi khi nào thì ông Lê Giang này về làm Thống đốc Ngân hàng (Osin).

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi xin trả lời luôn giúp đồng chí Giang nhé.

      Sẽ không bao giờ Giang hay ai đó làm cái chức gì cả chừng nào mọi quy luật đều diễn ra khác với quy luật chung của thế giới. Nước Việt Nam còn nhiều người có năng lực, có tài, có viễn kiến còn đang ở đâu đó, tuy không trực tiếp góp phần xây dựng quê hương nhưng vẫn quan tâm đến nhiều vấn đề hữu ích, mang tính xây dựng tốt đẹp. Chức hay không chức có để làm gì nếu không giúp được ai? Quân tử có niềm vui riêng của người quân tử, kẻ tiểu nhân không hiểu được.

      Delete
    2. Thời nay làm blogger tử tế như blogger Osin có lẽ vinh dự hơn làm bộ trưởng hay thống đốc bác ạ.

      Delete
  3. Vấn đề này có nhắc đến trong No Logo, dù không phải là vấn đề chính, tuy nhiên, nó cũng là một lý giải rất logic và thực tế.

    Phát triển có mô hình hình chóp nón, và tận cùng của chóp nón là một đáy nón khác.

    Nước Mỹ phát triển trước và nhanh hơn các nước khác, vì vậy, khi nước Mỹ đã phát triển hoàn thiện hạ tầng, chắc chắn phải chuyển sang một bước phát triển khác, để lại cơ hội xây dựng và thay thế hạ tầng cho một quốc gia khác, em nghĩ đây là điều hiển nhiên.

    Bởi vì, có thể nước Mỹ rất mạnh, nước Mỹ rất đông, tuy nhiên, nếu nước Mỹ sản xuất từ bánh xe bò đến tàu vũ trụ, chắc mỗi người dân Mỹ sẽ phải làm việc 48/24h, và 14/7 ngày.

    Hơn nữa, lợi thế so sánh quốc tế khiến các nước phát triển tập trung vào phần phát triển cao mà những nước kém pt hơn không thể làm được. Việc SX iphone tại TQ thực chất là sự trao đổi về lợi thế so sánh quốc tế giữa Mỹ và TQ thôi, 2 bên cùng có lợi.

    Em chỉ đồng ý với anh Bama về mặt nước Mỹ định hướng vào các sản phẩm công nghệ cao và xanh thôi, chứ cái gì cũng phải Made in US thì mấy năm nữa, Nhà trắng rồi cũng thành kho chứa hàng tồn kho thôi.

    Lẽ tự nhiên, khi các nước phát triển công nghệ cao tại nước ngoài / kém phát triển cũng không thể khả thi (yếu tố nội tại của nơi tiếp thu sản xuất), vì vậy, tất yếu các sản phẩm phát triển cao thật sự sẽ thuộc về các nước phát triển cao nhất.

    Em không đồng ý lắm về việc coi IPhone là sản phẩm công nghệ cao thực sự. Dạ thưa, đừng ném đá vội, phải coi các chip INTEL là sản phẩm cao thì đúng, chứ lấy cái điện thoại để làm nền tảng cho tương lai thì chắc dân mình mãi mãi tuổi 20. các sản phẩm tương lai phải đảm bảo sự bền vững trong sản xuất, cốt lõi trong công nghệ, nuôi được cả đất nước, như CÔNG NGHỆ NANO, CÔNG NGHỆ XANH, 6SIXMA, ... chứ còn IPHONE, màn hình phẳng, ... chỉ là những thứ nhất thời, bởi vì nó chỉ là tổ hợp của các công nghệ lõi, chứ bản thân nó không có chất để tồn tại và giữ cho một xã hội phồn vinh.

    Các nước phát triển thì đến giờ vẫn giữ các công nghệ đó, ngay cả việc mài kính thiên văn các nước khác cũng có làm và có được làm đâu.

    Vấn đề của Supply Chain là như vậy thôi ah.

    Mời các bác ném đá

    ReplyDelete
  4. @Anonymous Feb 7, 2012 09:17 PM:

    Nghe bạn nói không thấy có bất cứ điểm gì mới cả ngoài cái giọng khệnh khạng và vô trách nhiệm.

    Nếu dây chuyền của các hãng như Apple rút khỏi China thì chính China sẽ chết đói thưa bạn. Hình như bạn không đọc 2 bài trên NY Times. Hay bạn đọc không hiểu?

    Mặt khác, nếu vì lợi thế so sánh hay vì việc Mỹ chỉ chuyên tâm phát triển công nghệ NANO, công nghệ XANH như bạn nói thì có lẽ tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ lên đến 30%.

    "Em chỉ đồng ý với anh Bama về mặt nước Mỹ định hướng vào các sản phẩm công nghệ cao và xanh thôi, chứ cái gì cũng phải Made in US thì mấy năm nữa, Nhà trắng rồi cũng thành kho chứa hàng tồn kho thôi."

    Câu này của bạn dốt. Nếu bạn thích tôi sẽ trích nguyên những đoạn trong "State of the Union" của Obama để chứng minh bạn sai.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước mắt tặng ông kễnh bài về CÔNG NGHỆ XANH đây ạ:

      http://www.time.com/time/health/article/0,8599,2105734,00.html

      "Here's the unfortunate truth: for all the talk about renewable energy recharging U.S. manufacturing, the cheapest solar panels will probably be made in China. (Solar panels are quickly becoming a commodity, and China tends to dominate commodity manufacturing.) If solar is going to become more than a rounding error in the global energy budget, it needs to get extremely cheap — but that may leave U.S. factory workers out of luck, although there are plenty of good domestic jobs available in installing and maintaining panels. Solar may still be the energy source of the future — but it might not be made in the USA."

      Delete
  5. "Mặt khác, nếu vì lợi thế so sánh hay vì việc Mỹ chỉ chuyên tâm phát triển công nghệ NANO, công nghệ XANH như bạn nói thì có lẽ tỉ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ lên đến 30%."

    Vấn đề làm cho người Mỹ bức xúc ko phải là supply chain chuyển dời mà là tỷ lệ thất nghiệp cao kéo dài.

    ReplyDelete
    Replies
    1. 2 cái này có quan hệ mật thiết với nhau đối với Mỹ hiện tại. Chính vì thế người Mỹ phải tìm một điển hình là Apple để phản ánh qua loạt phóng sự trên NY Times. Điều này càng chứng tỏ bạn không nắm được tinh thần của loạt phóng sự.

      Delete
  6. Nói lại vấn đề của AnonymousFeb 8, 2012 01:09 AM
    @Anonymous Feb 7, 2012 09:17 PM: chắc chắn các bác đang định hướng cho người Mỹ rằng ai cũng phải có việc làm, thế em nghĩ các bác đã nhầm hơn em rồi.

    Xã hội nào cũng hướng con người ta đến sung sướng và hạnh phúc (nói chung thôi, còn nếu bàn cụ thể sẽ sang triết học mất), vậy nếu CP Mỹ thực hiện được việc chia ln của các Nhà TB cho người dân Mỹ bằng TRỢ CẤP XÃ HỘI, TRỢ CẤP THẤT NGHIỆP, MIỄN HỌC PHÍ ĐẾN ĐẠI HỌC, ... Dạ, chỉ cần vậy thôi em nghĩ đã hơn hẳn xã hội hiện tại rồi.

    Em không khoe chữ, và không khoe kiến thức, vì vậy các anh đừng nói như mình nghĩ mà hãy nghĩ như người khác trước. Vấn đề là chúng ta nhìn vào thực tế của xã hội, em nghĩ, mấy anh thử so phúc lợi Mỹ xem có lớn nhất không, em nghĩ là không, và nếu có, thì sẽ không công bằng nhất (không thèm tính mấy anh cộng sản chết đói), vấn đề việc làm thực chất không phải vấn đề đi làm mà là vấn đề cuộc sống, khi nói mọi người đều phải có việc làm tức là mọi người đều phải được ăn no mặc ấm có nhà ở và hơn nữa, nếu được, quyền được đóng góp công sức của mình cho thời gian ngắn ngủi mình sống cho xã hội, để ít nhất được có lần không phải hỏi, mình làm gì cho mọi người, cho nhân loại, mà không hổ thẹn là trong suốt cuộc đời chỉ nghĩ đến bản thân, trong đó nhà nước có nghĩa vụ phân phối lại thu nhập bằng cách nào đó. Trong xã hội Mỹ, việc đó có tốt nhưng chưa phải tối ưu.

    Nói về chuyện rút sản xuất IPhone khỏi TQ, hình như đã có ví dụ rất tốt ở phần trước rồi đấy ah (thời gian và số lượng nhân công cần thuê)

    ReplyDelete
    Replies
    1. "chắc chắn các bác đang định hướng cho người Mỹ rằng ai cũng phải có việc làm, thế em nghĩ các bác đã nhầm hơn em rồi."

      Không có "bác" nào ở đây "định hướng" cho người Mỹ cả. Hoạ chăng có Đảng định hướng cho dân tộc ta thôi. ;)

      Nếu có ai đó định hướng cho Mỹ chắc phải là các học giả Mỹ, những nhà làm chính sách, truyền thông Mỹ hoặc tổng thống Mỹ. Điều chúng ta bàn ở đây là chúng ta theo dõi những hoạt động thú vị ấy, phân tích, cảm nhận nó nhằm nâng cao nhận thức, tìm hiểu kinh tế thế giới, hiểu thêm quan hệ kinh tế Mỹ-Trung, xem thái độ và dự đoán động thái của các bên liên quan etc.

      Tất cả những mổ xẻ và trao đổi ấy, suy cho cùng, nhằm định vị xem vị thế kinh tế nước ta ở đâu, nhận thức của chúng ta về thế giới xung quanh như thế nào. Đấy là nhu cầu đơn giản của những ai ham hiểu biết thôi.

      Delete
  7. @: Trước mắt tặng ông kễnh bài về CÔNG NGHỆ XANH đây ạ:

    Bác đúng, em học tiếng anh không giỏi, vì nếu giỏi tiếng anh chắc giờ em không ở trong nước, không phải vì yêu mấy anh ngoại quốc mà vì nếu cùng mất 24h để kiếm được nhiều tiền hơn, nhưng cũng là đóng góp được cho xã hội nhiều hơn thì tốt hơn là kêu nhiều hơn mà chẳng làm gì được, hi vọng các bác cũng nghĩ như em.

    Nếu bác muốn thắng, cứ thắng, em thua rồi, được chứ ah.

    Vấn đề này hơi có tí liên quan đến lợi thế so sánh trong thương mại quốc tế (em học năm t1 NT thấy anh Smith nói thế), vì vậy, chỉ vì giảm được thất nghiệp Mỹ xuống 1% mà phải hy sinh 1% sản lượng và năng suất tương lai của cả nhân loại, nếu yêu bác Bama em cũng bỏ.

    Điều này lại hoàn toàn có thể với TQ, bởi vì, nếu mất 1% thất nghiệp TQ, tương lai sản xuất thế giới cũng không giảm đến 0.0001% đâu ah. Không phải vì phân biệt với Trung cộng lấy đảo của mình đâu, mà ở đâu cũng thế, ngay cả với VN.

    Đứng trước thử thách ấy, các nước chậm phát triển đồng đẳng như TQ, VN, Lào, ... phải tự tìm cho mình chỗ đứng thôi. Ví dụ anh TQ, anh tìm được chỗ đứng cho mình, nhưng thế giới rộng lớn, thị trường luôn tiềm ẩn thị trường ngách, tại sao lại xông vào chiến với điểm mạnh của TQ là thị trường lớn, tài nguyên nhiều, ... sao VN không chọn cho mình các thị trường sản xuất ngách.

    Em thấy bài học cạnh tranh trong mỗi nước cũng đúng với các nước với nhau, dậu đổ bìm leo, quan trọng là phải nhìn thấy cơ hội thôi. Em thấy Pepsi lớn sau Coca, cũng như TQ vật lộn để cạnh tranh với Brasil và Argentina, ...

    Việt Nam mình sẽ phải làm gì nhỉ ????

    Bi lắm Việt Nam ơi.

    ReplyDelete
  8. http://www.time.com/time/health/article/0,8599,2105734,00.html

    "Here's the unfortunate truth: for all the talk about renewable energy recharging U.S. manufacturing, the cheapest solar panels will probably be made in China. (Solar panels are quickly becoming a commodity, and China tends to dominate commodity manufacturing.) If solar is going to become more than a rounding error in the global energy budget, it needs to get extremely cheap — but that may leave U.S. factory workers out of luck, although there are plenty of good domestic jobs available in installing and maintaining panels. Solar may still be the energy source of the future — but it might not be made in the USA."

    Em võ vẽ tiếng anh không hiểu lắm, nhưng ở đây chỉ nói về việc manufacture PANEL mà không nói gì đến chuyện nghiên cứu làm thế nào để có thể đưa nó vào sản xuất.

    Chi phí nghiên cứu, theo kế toán, anyway, sẽ được tính vào chi phí sản xuất, nếu thành công, nếu không, tùy vào cách tính chi phí thực tế của các tập đoàn (hình như thế), và hình như, các chi phí nghiên cứu này cần thời gian cả chục năm sau để khấu trừ hết. Vậy chắc bác đọc tiếng Việt của em không hiểu chứ không phải bác đọc tiếng Anh của các journalist không hiểu.

    Em viết tiếng Việt chắc hơi khó hiểu, em xin lỗi bác nhé.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi hiểu ý bạn. Nhưng supply chain ở đây liên quan trực tiếp đến tình trạng việc làm Mỹ, việc giành giật thị trường lao động quốc tế ngày càng phức tạp, tình hình sản xuất, sử dụng nguồn lực của Trung Quốc và quan hệ kinh tế Mỹ-Trung.

      Ví dụ trong bài điện mặt trời chứng tỏ rằng ngay cả thứ công nghệ tương lai ấy, khi phổ biến, cũng chỉ góp phần giải quyết lao động cho Trung Quốc là chính mà thôi.

      Nhưng gì bạn giải đáp hay thắc mắc không xấu, nói là nói thái độ của bạn. Khi bạn chưa hiểu hết người ta đang nói về cái gì, vấn đề chính NY Times đề cập ra sao, mọi người đang thảo luận gì... bạn lại nêu ra 2 cái ý trẻ con: lợi thế so sánh tương đối và phân công lao động, chuyên môn hoá ở mỗi quốc gia. Nó không mộc mạc, giản dị như vậy. Nếu chỉ có thế, ai cần bàn luận làm gì nữa.

      P.S: Tóm lại không có gì hệ trọng cả, bạn cứ tự do nêu ra những gì muốn trao đổi. Nhưng tôi thấy bạn không nên dùng từ như "ném đá", tôi thấy từ này hơi nhạt nhẽo. Có lẽ dùng nó ở quán trà đá sẽ hợp hơn. ;)

      Delete
    2. Đấy đấy, bác nói đúng vào chỗ em nghĩ đấy

      "Tôi hiểu ý bạn. Nhưng supply chain ở đây liên quan trực tiếp đến tình trạng việc làm Mỹ, việc giành giật thị trường lao động quốc tế ngày càng phức tạp, tình hình sản xuất, sử dụng nguồn lực của Trung Quốc và quan hệ kinh tế Mỹ-Trung"

      Nếu OBama/Ông Bama mà hướng nước Mỹ vào việc tranh giành sản xuất với Trung Quốc, em đảm bảo là thua, vì với bất cứ lý luận nào, rốt cuộc, sẽ phải trả chi phí cho phần chênh lệch giữa GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA 01 NGƯỜI MỸ ĐÁNG CÓ với GIÁ TRỊ LAO ĐỘNG CỦA 01 NGƯỜI TRUNG QUỐC CÓ THỂ ĐẠT ĐẾN.

      Nếu Ông 3 ma lôi việc về Mỹ làm, hiển nhiên nhìn thấy là bằng chính sách, bằng quân sự, bằng ..., CP Mỹ hiện tại và nhân dân Mỹ tương lai phải trả chi phí nêu trên của em (Có thể em sai, nhưng hiện tại em chỉ nghĩ được như thế)

      Việc tranh giành này cũng như việc NHÀ TƯ BẢN và CÔNG NHÂN, NHÀ TƯ BẢN có thể làm việc như một công nhân, tức là giả sử không làm NHÀ TƯ BẢN, NHÀ TƯ BẢN hoàn toàn có thể làm công nhân cho một NHÀ TƯ BẢN khác.

      Ngược lại, nếu không có NHÀ TƯ BẢN, CÔNG NHÂN không thể 100% biến thành NHÀ TƯ BẢN, bởi nếu vậy, xã hội em nghĩ sẽ tiến nhanh hơn bây giờ nhiều. Cái chi phí giữa NHÀ TƯ BẢN và CÔNG NHÂN chính là lợi nhuận của NHÀ TƯ BẢN, họ bỏ vào đó 1h lao động trí óc, để "phối hợp" 100 anh công nhân làm việc bằng 1000 anh công nhân "không phối hợp".

      Vấn đề không tốt là ở chỗ, NHÀ TƯ BẢN trong khi "phối hợp" 100 anh CÔNG NHÂN lại tìm cách "bớt xén" cái 100 ANH CÔNG NHÂN ấy đáng được hưởng mà không tập trung vào việc làm 100 anh công nhân ấy tương đương với 1.100 anh công nhân, tuy là cùng tăng LN của NHÀ TƯ BẢN nhưng việc "tăng năng suất" thì tiến bộ hơn là "tăng bóc lột"

      Quay lại Mỹ và TQ, tại sao không suy nghĩ cấp tiến hơn, tại sao không xây dựng xã hội Mỹ để mỗi người Mỹ có hiệu quả kinh tế bằng 100 anh TQ, mà lại đi giành lấy 100 công việc của 100 anh TQ để cho 100 anh Mỹ làm.

      Anh TQ chắc chắn không thể làm được điều này, bởi vì không phải anh TQ ngu hơn anh Mỹ, cứ để anh TQ ở Mỹ xem, anh ấy lại có bằng 10 anh Mỹ gốc ấy chứ, bởi ở TQ không để có "môi trường" như ở Mỹ được.

      Dài quá, chắc để em viết lúc khác vậy.

      Các bác "đừngnémđá" nhé. (DUNGNEMDA khác NÉM ĐÁ rồi đấy nhé)

      Delete
    3. Tôi hiểu ý của bạn ngay từ comment đầu tiên rồi.

      Nói nôm na để bạn dễ hiểu thế này:

      Ý của bạn không sai. Cũng không phải ai bênh Mỹ hay đánh giá phiến diện về sức sản xuất của Trung Quốc đâu. Vấn đề là Mỹ họ không chịu như vậy. Họ không nghĩ ra giải pháp công nghệ để dễ dàng mất thị trường lao động vào tay quốc gia khác. Ví dụ thất nghiệp ở Mỹ 30% sẽ dẫn tới tiêu dùng sụt giảm, dịch vụ sụt giảm, xã hội biến loạn và kinh tế suy thoái. Vì quyền lợi của quốc gia họ tất yêu họ phải bảo hộ ở một mức hợp lý hơn. Họ có nhiều cách chứ. Ví dụ như trợ giá hàng xuất khẩu, giãn thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp, gây sức ép tăng giá đồng NDT, tăng thuế hàng nhập từ TQ...

      Thực tế bản thân TQ cũng hỗ trợ mạnh cho doanh nghiệp của họ. Ẩn sau vấn đề này là các doanh nghiệp gọi là champions của TQ mà Nhà nước đứng phía sau. Hơn nữa môi trường làm việc, lạm dụng lao động và tàn phá môi trường sinh thái cũng là thứ mà TQ hy sinh vào giá để có thị truờng sản xuất, lao động cạnh tranh. Có lẽ bạn nên tìm hiểu thêm về State Capitalism mà những ngày gần đây thế giới kinh tế học đang bàn luận rất nhiều.

      Băn khoăn của bạn không có gì đáng ngạc nhiên cả.

      P.S: Ý của bạn chỉ khả thi khi lao động Mỹ có nhiều việc khác để làm mà TQ không thể làm được. Hơn nữa nước Mỹ phải hoàn toàn chấp nhận cuộc chơi tự nhiên. Thực tiễn không bao giờ có giấc mơ lý tưởng như thế. Đó cũng chính là cái mà bác Giang hay tôi đã có nhận định rồi đấy.

      Delete
  9. Nói thêm một ý quan trọng để bạn dễ hình dung hơn:

    Các đầu tàu kinh tế ở Mỹ và Trung Quốc về bản chất khác hẳn nhau. Ở Mỹ là các tập đoàn tư bản, chính phủ không sở hữu gì vốn hay tài sản của họ cả. Ở TQ thì ngược lại.

    Trong ví dụ Apple, lợi nhuận ở đây là lợi nhuận của tập đoàn, không phải lợi nhuận của chính phủ hay nhân dân Mỹ. (tôi đoán ý của bạn là Apple vẫn thu được phần lợi nhuận lớn sau khi trừ mọi khoản chi phí ở TQ, sẽ mang về cho nước Mỹ để giải quyết những khó khăn của nước Mỹ, vậy cần gì chuyển sản xuất về Mỹ trong khi lợi ích ít hơn, đúng không?). Ngược lại, chính phủ TQ có chiến lược từ chuẩn bị hạ tầng, đạo tạo nhân lực, hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp nhằm hiện thực hoá mục tiêu của chính phủ, giải quyết thị trường việc làm và thôn tính từ các công đoạn dài trong chuỗi supply chain cho đến thị trường ngoài nước và thậm chí cả các doanh nghiệp của các nước phát triển. Đại ý như vậy.

    ReplyDelete
  10. Thảo luận với các bác nản nhỉ !!!!

    Các bác biết mọi thứ, vậy thì các bác có đề xuất gì cho VN không ah ?

    Mình phải làm gì đây, hoặc bác có thấy cơ hội nào cho VN mình không ah ?

    Điều đầu tiên và cuối cùng của em vẫn là VN mình có cửa gì để đi lên không ah ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. @AnonymousFeb 9, 2012 07:45 AM

      Bạn hỏi câu ấy rất hay. Thứ nhất bạn nên hỏi đồng chí Giang trước, thứ hai bạn nên hỏi tại sao không có tranh luận thường xuyên như thế này trong thảo luận chính sách, thứ ba bạn nên hỏi tại sao Trung Quốc được như thế mà VN ta lại không được một phần như thế.

      Thứ tư là....bạn chắc tìm ra câu trả lời rồi đấy. ;)

      Delete
    2. Tôi có một ý kiến nhỏ: Các bác thảo luận có thể tạo một nickname bằng cách sử dụng Google Account để đăng nhập vào.

      Các bác chỉ cần có một email là có thể đăng nhập được.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.