Tôi đang viết một bài về bond nên phải "vắt óc" ra nghĩ cách dịch cho một số thuật ngữ của công cụ/thị trường này. Có bạn sẽ nói dịch để làm gì, cứ sử dụng luôn từ tiếng Anh cho chính xác, tôi đồng ý như vậy nhưng đôi lúc vẫn phải dịch. Tôi ghi lại đây cách dịch của tôi cho một số từ thông dụng để các bạn tham khảo và góp ý.
- Fixed income securities: đây là một thuật ngữ khó dịch, tôi tạm thời dịch word-by-word thành chứng khoán có thu nhập cố định. Chữ cố định (fixed) không chính xác lắm vì rất nhiều loại bond có floating coupon, nghĩa là lãi suất định kỳ có thể thay đổi. Nếu dịch chữ fixed thành định kỳ thì lại gặp khó khăn với các loại trái phiếu không có coupon (bill, notes ngắn hạn hoặc zero-coupon bonds), thậm chí có những loại synthetic instrument (CDO) có thể có coupon không định kỳ (lúc trả lúc không).
- Bill, notes: kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu ngắn hạn?
- Yield: tôi dịch là lợi suất, một số tài liệu của VN vẫn dịch là lãi suất theo tôi không chính xác.
- Yield curve: đường cong lợi suất, đa số tài liệu của VN đều dịch thành đường cong lãi suất. Hi vọng các chuyên gia và phóng viên trong nước sẽ sửa lại cách dịch thuật ngữ này trước khi quá muộn.
- Coupon: tạm thời dịch là lãi suất định kỳ.
- Maturity/Tenor: thời gian đáo hạn. Lưu ý, mặc dù hai thuật ngữ này thường được dùng tương đương nhau, người ta hay sử dụng maturity khi nói về môt thời điểm cụ thể (vd 1/1/2020) còn tenor về khoảng thời gian còn lại (vd 5.5 năm).
- Duration: chữ này cực kỳ khó dịch vì bản thân từ tiếng Anh cũng rất khó hiểu và không phản ánh đúng ý nghĩa (trong lý thuyết tài chính hiện đại) của khái niệm duration, tạm thời dịch là thời hạn hiệu chỉnh.
- Convexity: độ
- Zero-Coupon bond: trái phiếu không có lãi suất định kỳ.
- Zero-Coupon yield curve/zero curve/spot curve: đây thực sự là một thuật ngữ khó dịch, tôi tạm thời dịch word-by-word từ spot curve thành đường cong giao ngay, dù rằng như vậy hoàn toàn không phản ánh được ý nghĩa mà lại có thể gây nhầm lẫn.
- Clean price: giá sạch. Có tài liệu dịch là giá chưa tính lãi suất tích lũy, chính xác nhưng dài quá.
- Dirty price/full price: giá toàn phần.
- Accrued interest: lãi suất tích lũy.
- Clearing/Settlement: tôi đã từng giải nghĩa thuật ngữ này trên blog, đúng ra phải tách làm 2 thuật ngữ nhưng dịch chữ clearing khó quá, hơn nữa bây giờ nhiều người cũng gôp chung lại thành settlement, nên tôi gộp lại thành nghiệp vụ hoàn tất giao dịch. Trên webstie của VSD dịch thành nghiệp vụ xử lý các hoạt động sau giao dịch, nghe cũng được nhưng hơi dài dòng.
- Depository/Custodian: lưu ký, chữ này có vẻ đã khá phổ biến ở VN.
- Indenture: giao kèo. Lúc đầu tôi định dịch là hợp đồng (trái phiếu) nhưng thấy không ổn vì đây không phải văn bản do hai bên đàm phán và đạt được thỏa thuận (rồi cùng ký vào để xác nhận điều đó) mà là những cam kết và điều kiện do nhà phát hành đưa ra (từ một phía).
- Covenant: giao ước. Positive covenant: giao ước phải thực hiện, negative covenant: giao ước không được thực hiện.
- Portfolio: danh mục đầu tư. Cách dịch này rất phổ biến ở VN và tôi phải chấp nhận sử dụng dù không thích. Nếu quay ngược được thời gian tôi sẽ đề nghị dịch thuật ngữ này là rổ đầu tư hoặc tập hợp đầu tư. Nhưng muộn mất rồi.
Chú Giang cho con góp ý, theo con học thì:
ReplyDelete- T-Bill: Trái phiếu đáo hạn dưới 1 năm, phát hành dưới dạng discount.
- T-note: 2-10 năm, phát hành kiểu coupon
- Treasury Bond: Trên 10 năm, kiểu coupon
Sẵn đây chú Giang cho con hỏi, khi Ngân hàng Nhà nước hút tiền về trên OMO, tức là mua kỳ hạn GTCG của các tổ chức tín dụng (ngân hàng) thì NHNN mua theo mệnh giá và các NHTM phải trả lãi suất/mệnh giá hay mua chiết khấu hay theo giá như thế nào ạ?
Con cám ơn chú!
Nếu NHNN mua GTCG của các TCTD, thì NHNN trả tiền, thu về GTCG, các TCTD có tiền, đem đi cho khách hàng vay lại. Vậy phải là bơm tiền ra chứ.
DeleteNếu NHNN mún hút tiền trên OMO, thì phải phát hành GTCG.
http://ndhmoney.vn/web/guest/s26/-/journal_content/thua-von-kha-dung-nhnn-phat-hanh-tin-phieu-hut-hon-5-000-ty-%C4%91ong
Tất cả các loại chứng khoán khi giao dịch trên thị trường đều sử dụng giá (market price). Những khái niệm như lãi suất, chiết khấu đều chỉ được tính sau khi giá đã được thỏa thuận Yield, face value... được sử dụng trong valuation nội bộ, khi lên thị trường bạn phải nói giá chứ không phải các chỉ số đó.
DeleteCảm ơn anh Giang đã "cố gắng" dịch những thuật ngữ này sang tiếng Việt. Rất khó! (khó cũng vì thói quen sử dụng luôn thuật ngữ và mặc định như vậy, không cần phải dịch!)
ReplyDeleteRiêng:
*Convexity, em thấy nên dịch là độ lồi (mặc dù có "lồi" và "lỏm", nhưng khi nói thì positive trước còn negative sau!
*Clearing/Settlement: Thanh toán (cả securities và cash), ví dụ, clearing house or clear center có thể dịch là "Trung tâm thanh toán/bù trừ"
Em hay dịch:
ReplyDeleteT-Bill > Tín phiếu
T-notes, T-bond > Trái phiếu
Coupon > Trái tức
Trái tức cũng được, khá ngắn gọn nhưng có nhược điểm là chỉ phù hợp với trái phiếu. Các thể loại CDO cũng có thể trả coupon nhưng không được gọi là trái phiếu.
Delete- Coupon: tạm thời dịch là lãi suất định kỳ
ReplyDeleteTheo em thì coupon là tiền lãi chứ ko phải tỉ lệ, nên dịch là "trái tức".
- Zero-Coupon bond: trái phiếu không có lãi suất định kỳ.
ở Việt Nam hay dùng là "trái phiếu chiết khấu" có thể chưa sát lắm nhưng dù sao cũng thành từ phổ biến.
- Convexity: độ lõm trái phiếu. Lưu ý cần phân biệt với curvature của yield curve.
ở Việt Nam hay dùng là "độ lồi" hơn.
Em nói đúng nhưng bây giờ trên thị trường người ta thường nói tăt coupon với nghĩa tỷ lệ (bỏ chữ rate), vd coupon 7%.
DeleteTrái phiếu chiết khấu dễ bị nhầm vì nhiều trái phiếu có coupon nhưng vẫn bán với giá chiết khấu.
Convex là lõm còn concave mới là lồi chứ?
gói ý một chút...hồi đó học cfa, có nhắc đến cái convexity này.cũng bị vướng chỗ này... nhưng người dạy tôi...tránh nó bằng cách dùng hình ảnh cụ thể ( nói đùa để dễ hiểu là :" chổng mông" vào gốc tọa độ), ko cần biết lồi hay lõm gì. sau đó, vì thắc mắc ở đây là dịch ra là lồi hay lõm nên tôi đem hỏi anh bạn dạy toán,mới du học từ us về. anh ta giải thích là hồi xưa, toán học việt nam ,chịu ảnh hưởng nhiều của toán học Liên xô , nên hình như dịch là (Lồi) còn sau này a đi học bên US thì hình như nói lại là Lõm...Nhưng bản chất, đồ thị thì lại để nói 1 việc...nên chắc đừng cãi nhau lồi hay lõm nữa..hihi..cứ show đồ thị hình ảnh ra thôi.
DeleteĐồng ý với bạn duy về độ lồi - convexity.
ReplyDeleteCháu thấy bản thân từ này cũng đã có nghĩa là "lồi" rồi mà. Bác Giang giải thích giúp là tại sao bác lại dịch là độ lõm? Còn có ý nghĩa sâu xa gì chăng?
Tôi nhớ hồi đi học convex là lõm chứ, xem hình ở đây: http://www.pnas.org/content/104/suppl.1/8613/F3.expansion.html
DeleteTheo em convex đúng là lồi, concave là lõm và lồi/lõm ở đây (hay trong hình anh gửi link) là nhìn từ gốc tọa độ.
DeleteEm không rõ là với dân học toán thì thế nào, nhưng đúng là ở VN thì hơi ngược vì lồi/lõm hay nhìn từ trên xuống (từ ngoài về phía gốc tọa độ)
Deleteđúng rồi đó bạn. theo giai thoại mình biết thì nó bắt đầu từ hồi chiến tranh lạnh giữ liên xô với mỹ, toán học nó cũng thế. hồi xưa dân VN theo liên xô nhiều...giờ thì du nhập bên phương tây nữa nên mới xảy ra tình trạng như vây.
DeleteNếu giai thoai đó là đúng thì thú vị thật. Nhưng rõ là dịch convex là lồi thì mới thuận khi minh họa về convex set/non-convex set.
DeleteInteresting, hóa ra tôi thuộc thế hệ LX còn các bạn thuộc thế hệ US :-)
DeleteAnh Giang ơi, convex ở đâu cũng là lồi, concave là lõm. Nhìn trên graph thì dễ bị nhầm, vì một hàm số nhìn từ phía trên thì lồi, nhìn từ phía dưới lại lõm. Cách phân biệt dễ nhớ là nhìn vào một hình đa giác lồi trong hình học. Đối với các hình, chỉ có khái niệm lồi chứ không có khái niệm lõm, và khái niệm lồi dịch là convex.
DeleteKhi ra ngoài này học mình cũng từng thắc mắc về convex set vì nhớ ngày xưa học phổ thông ở VN được dạy hàm lõm là nhìn từ trục tọa độ hoặc từ trục tung. Hóa ra thời đó dạy theo quan điểm của LX :-)
DeleteChào các bạn,cho mình hỏi là thuật ngữ Yield ( lợi suất) có ý nghĩa là lãi suất hoàn vốn hay là tỷ suất lợi tức vậy, báo chí dịch nhiều khi loạn chưởng, đọc không hiểu gì cả. thanks mọi người
ReplyDeleteYield là internal rate of return (IRR) của dòng tiền của trái phiếu.
DeleteChú Giang cho cháu hỏi. Cháu đọc bài viết về đấu thầu TPCP này:
ReplyDeletehttp://cafef.vn/20120323102226971CA34/dau-thau-tpcp-lai-suat-trung-thau-vuot-11nam.chn
Vậy lãi suất trúng thầu 11,20% là yield phải không chú? Và người ta tính như thế nào để đưa ra được con số này ạ?
Còn coupon hàng năm vẫn là 10% phải không ạ?
Cháu cũng không hiểu khi đấu thầu TPCP thì người ta deal theo giá hay theo cái yield? Ý cháu là cái yield tính được là sao khi có giá mua rồi phải không ạ?
Cháu không biết cách trình bày ý của mình nên hơi lủng củng ạ!
Chào bạn, theo mình thì đó chính là Yield( = coupon rate), lý do là giá mua( giá thanh toán ) bằng với mệnh giá trái phiếu. Yield có thể thanh đổi theo thời gian, tùy tình hình thị trường. Còn đấu thầu trái phiếu tại sở giao dịch hnx dựa trên đầu thầu lãi suất
DeleteBạn Anonymous Mar 22 10:51PM nói đúng đấy. Khi đấu thầu xong "lãi suất" trúng thầu được qui định thành coupon cho trái phiếu và người trúng thầu phải trả face value. Như vậy coupon=yield ở thời điểm phát hành.
Deletecái này chưa chuẩn, ở VN có lãi suất trúng thầu là yield mua, lãi suất coupon khác => người mua sẽ ko trả tiền bằng mệnh giá mà tính theo yield.
Deletehttp://bond.hnx.vn/default.aspx?tabid=165&tabIndex=3&tabpid=160
Ngoại trừ zero coupon bond, các loại trái phiếu khác đa số có LSTT và Coupon rất gần nhau, có lẽ do nhu cầu làm tròn số. Tôi chỉ rất ngạc nhiên là một số trái phiếu có coupon rất lẻ (vd trái phiếu số 21 ngày 8/3/12 có coupon là 11.59). Đây là điều BTC cần sửa đổi để chuẩn hóa các loại bond trên thị trường.
DeleteChào chú giang, chú cho cháu hỏi là làm thế nào có thể tính được tổng số tiền thanh toán trái phiếu trúng thầu? ví dụ cụ thể http://hnx.vn/default.asp?actType=2&TypeGrp=1&ID_News=49623&menuid=103120&menuup=&menulink=&stocktype=2, nếu tính theo giá trị dòng tiền của trái phiếu tại thời điểm hiện tại thì thấy có sự chênh lệch, không biết là có phải chịu thêm khoản phí gì khác nữa không? thanks chú
ReplyDeleteBạn nói đúng, tôi tính thử lại (dùng công thức price của Excel) thì số tiền cho 2-year bond nhỏ hơn số trong bảng kết quả đấu thầu. Tôi không biết tại sao, có thể hình thưc đấu thầu cho lô này là multiple price auction nên mỗi bidder thắng thầu phải trả một giá khác nhau theo yield họ bid.
DeleteThis comment has been removed by the author.
DeleteCháu chào chú,
ReplyDeleteHiện tại cháu đang làm luận văn về announcement effect and spillover effect of interest rates on the Vietnam Stock Market. Vấn đề hiện nay cháu gặp phải là các công ty chứng khoán hiện nay hoặc chỉ cung cấp giá đóng cửa hoặc giá đóng cửa có điều chỉnh, tuy nhiên không đủ khoảng thời gian cháu cần. Số liệu cháu cần là giá đóng cửa điều chỉnh của các 148 công ty trên HNX và HSX từ 01/2007 đến 03/2012. Chú cho cháu hỏi là trên Datastream liệu có số liệu này và số liệu về lãi suất dự kiến của FED và ECB từ survey các nhà kinh tế học không ạ. Cháu cảm ơn chú nhiều. Chúc chú cuối tuần vui vẻ ạ
Data CK thì bạn google ra là có, từ những năm 2000 luôn. Còn Fed & ECB thì trên Reuter hằng tuần có survey khoảng 30 chú trader hoặc analyst kì vọng thị trường thế nào, tăng, giảm hay lình xình.
Deletedata chứng khoán thì lên cophieu68.com mà tải về, có cả điều chỉnh và ko điều chỉnh, nếu bạn biết điều chỉnh thì tự làm tốt hơn
DeleteNếu số liệu của các công ty chứng khoán không đủ cho bạn thì chắc bạn không thể kiếm được ở đâu khác. Nhưng nên nhớ stock market của VN chỉ bắt đầu từ năm 2000 nên có muốn dài hơn cũng không thể được.
DeleteChu Giang cho chau hoi y nghia cua credit spread va y nghia cua yield to maturity on the debt. Cam on chu Giang
ReplyDeleteYield là internal rate of return (IRR) của cashflow do một loại trái phiếu đem lại. Nói nôm na nó là discount rate mà nếu áp dụng vào dòng coupon và principal payment thì sẽ bằng market price hiện tại. Credit spread là chênh lệch giữa yield của một loại trái phiếu với yield của trái phiếu chính phủ có cùng thời hạn.
DeleteChú cho con hỏi cụm từ này dịch như thế nào ạ
ReplyDeleteEarnings Power Value (EPV)
Tôi nghĩ đây là một khái niệm trong valuation (có công thức tính), bởi vậy bạn không cần dịch mà nên giải thích công thức tính như thế nào.
DeleteChú làm ơn cho con hỏi từ "Firm heterogeneity" và "Term spread" nên dịch như thế nào ạ? Con đang làm đề tài "Firm heterogeneity, macroeconomic conditions and capital structure adjustment speeds". Con cảm ơn chú
ReplyDeleteChú Giang ơi, con có thể tham khảo bài bond của chú được không ah? Con đang nghiên cứu về khái niệm của bond nhưng thấy bản thân còn mơ hồ quá, con mong được chú chỉ cho con. Con cảm ơn chú.
ReplyDeletecon đang viết luận về Trái phiểu chính phủ Việt Nam, con viết bằng Tiếng Anh, dịch từ tiếng Việt cực kì khó. Cho con hỏi cái Tỉ lệ gọi thầu thành công nên dịch sao đây ạ?
ReplyDelete