Wednesday, March 28, 2012

Benchmark yield curve



Trên thực tế thị trường trái phiếu quốc tế có hai khái niệm đường cong lợi suất chuẩn. Khái niệm thứ nhất là đường cong lợi suất tham chiếu (benchmark yield curve) của trái phiếu chính phủ mới phát hành (on-the-run). Đây là đường cong lợi suất mà giới truyền thông và các dịch vụ thông tin tài chính thường nhắc đến nhưng chỉ nó có giá trị giao dịch cho một số ít trái phiếu chính phủ cấu thành đường cong đó và làm tham chiếu cho các loại bond khác. Khái niệm thứ hai ít được báo chí biết đến, thường được giới học thuật gọi là đường cong lợi suất của trái phiếu không có lãi suất định kỳ (zero-coupon yield curve hay ngắn gọn hơn là zero-curve) còn giới tài chính thường gọi là đường cong lợi suất giao ngay (spot curve). Đây mới chính là đường cong lợi suất chuẩn mà giới chuyên gia tài chính dùng để định giá tất cả các loại trái phiếu giao dịch trên thị trường.

Khái niệm đường cong lợi suất thứ nhất chỉ đơn giản là tập hợp lợi suất của các loại trái phiếu chính phủ vừa được phát hành (on-the-run) có thời hạn khác nhau. Khái niệm thứ hai phải được ước lượng từ một số lượng lớn trái phiếu chính phủ đang được giao dịch trên thị trường. Với các phương pháp ước lượng khác nhau người ta có thể có các đường cong lợi suất chuẩn (spot curve) khác nhau. Trên thị trường phổ biến nhất là ước lượng của các ngân hàng trung ương, các hãng cung cấp thông tin tài chính lớn như Bloomberg và Reuters, và một số ngân hàng đầu tư quốc tế như Barclays, UBS, ICAP.

Về mặt lý thuyết có hai phương án ước lượng cơ bản là phương pháp có thông số (parametric) và ước lượng không thông số (non-parametric). Cách thứ nhất, điển hình là phương pháp Nelson-Siegel sử dụng một mô hình lý thuyết tối giản toàn bộ đường cong lợi suất thành một công thức với vài thông số cơ bản. Số liệu giá giao dịch của các loại trái phiếu được sử dụng để ước lượng các thông số đó. Cách thứ hai sử dụng một vài kỹ thuật làm trơn (smoothing) để ước lượng giá trị trung bình cho từng điểm trên đường cong lợi suất, ví dụ kỹ thuật spline fitting. Nhìn chung các kỹ thuật ước lượng không quá phức tạp, cái khó nằm ở chỗ phải có một lượng đủ lớn dữ liệu giá giao dịch trái phiếu. Điều này đòi hỏi phải có một thị trường thứ cấp có thanh khoản tốt.

7 comments:

  1. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  2. Có một đoạn văn thế này em nhờ anh Giang xem qua được không ạ

    "Q: How would you go about calculating the effect of an increase in domestic demand on the trade balance?
    A: Consumers buy two kinds of goods: tradable goods and home goods. An increase in domestic demand will be partly tradable goods and partly home goods. The latter will increase domestic output and employment. The former will degrade the trade balance"
    Trích "Answers to Quiz for FED Candidates - Jack Treynors"

    Em không hiểu câu cuối cùng, đặc biệt vì sao home goods lại increase domestic output + employment ạ?. Nếu aGiang không có thời gian reply, anh có thể gợi ý em nên xem những tài liệu nào để tự giải đáp thắc mặc của chính mình được không anh ? Em cảm ơn anh rất nhiều ạ

    Nick Nguyễn

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn Anonymous bên dưới giải thích đúng đấy.

      Delete
    2. Em cảm ơn a nhiều ạ.
      Nick Nguyễn

      Delete
  3. @Nick Nguyễn:

    Người ta phân loại thành tradable goods và home goods có ý rằng người tiêu dùng sẽ mua một trong hai loại hàng hoá: hoặc là hàng có thể xuất nhập khẩu hoặc hàng chỉ tiêu thụ nôi địa mà không hề được xuất khẩu. Như vậy nếu nhu cầu cho home goods tăng sẽ dần tới tăng sản lượng home goods và cải thiện việc làm trong nước. Ngược lại nhu cầu cho tradable goods càng tăng nghĩa là nhập khẩu càng nhiều dẫn tới giảm sức mạnh của trade balance (làm surplus giảm hoặc làm deficit lớn thêm).

    Bạn có thể tìm hiểu thêm bằng cách tìm đọc về tradable goods và non-tradable goods. Câu hỏi của bạn rất hay.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bổ sung:

      Nói rõ thêm về nhu cầu tăng với tradable goods. Ở đây có thể hiểu cả hai cách đều đúng:

      - Nếu hiểu nhu cầu tradable goods tăng theo nghĩa sản xuất trong nước không đủ đáp ứng nên phải nhập khẩu thì giải thích như trên.

      - Nếu hiểu nhu cầu tradable goods tăng và sản xuất trong nước tăng theo để đáp ứng thì hoặc nó không ảnh hưởng đến trade balance (do chỉ là tiêu dùng nội địa) hoặc sẽ mất cơ hội góp phần positive vào trade balance nếu tradable goods đó có thể mang xuất khẩu và cho lợi ích lớn hơn. Tóm lại, dù hiểu theo cách nào thì demand cho tradable goods tăng cũng không có lợi cho cán cân XNK.

      Không hiểu tôi nghĩ như vậy đã ổn chưa. Ai hiễu rõ hơn vui lòng giải thích thêm. Tks!

      Delete
    2. Bạn giải thích rất dễ hiểu, và mình đã có thêm keywords cần thiết để research tiếp tục

      Đối với những doanh nghiệp đang ở ngã ba đường, phương pháp phân tích truyền thống (nghiên cứu thị trường, xu hướng tiêu dùng, cung cầu…) sẽ tạo ra khá nhiều options định hướng sản xuất kinh doanh. Hiểu concept home/tradable goods sẽ giúp doanh nghiệp bọn mình thêm 1 cửa để chọn option tốt hơn cho định hướng 5 – 10 năm. Dĩ nhiên không phải loại doanh nghiệp nào cũng dùng được concept này; nhưng Nokia, IBM, Mitsubishi, Huyndai, FPT.. đã làm khá tốt đó chứ.

      P/S: mình vừa đi Đồng Văn công tác đột xuất nên bỏ dở không reply kịp blog. Thành thật xin lỗi bạn nhiều lắm. Ở Saigon quen nắng nóng, ra ngoài cực Bắc một ngày là nằm bẹp cảm sốt chẳng được việc gì cả. :(

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.