Saturday, March 10, 2012

DSGE


Mặc dù bạn có thể search được rất nhiều tài liệu về các mô hình DSGE (Dynamic Stochastic General Equilibrium), công cụ "thời thượng" hiện nay của hầu hết các central bank lớn, Chương 7 trong quyển Advanced Macroeconomics của David Romer là reading không thể thiếu cho tất cả những ai muốn học về thể loại mô hình này. Đây cũng là một chương sách giới thiệu rất cơ bản về New Keynesian school, là lý thuyết đằng sau DSGE. Cũng như Mankiw, tôi rất thích quyển textbook này, tiếc là thời tôi đi học Romer chưa viết về DSGE. Các bạn cũng nên đọc bài này của Menzie Chinn để biết các khiếm khuyết của DGSE.


25 comments:

  1. Cám ơn anh Giang. Quyển sách đấy đúng là cái em đang tìm.

    ReplyDelete
  2. Bác Giang hình như đã đồng ý với anh Đinh Tuấn Minh về vấn đề đầu cơ rồi ạ. Vì anh Đinh Tuấn Minh viết bài này 1 tháng rồi mà không thấy phản biện của bác :
    www.thitruongtudo.blogspot.com/2012/02/vai-tro-cua-au-co-trong-nen-kinh-te-2.html?m=1

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bạn đã nhắc, tôi sẽ quay lại vấn đề này khi nào có thời gian.

      Delete
    2. chau chao bac a.
      bác giup chau giải thích công thức này với.
      yt= sc*ct+ sx*xt
      ct: tiêu dùng nội địa(domestic consumption)
      xt: xuất khẩu(exports )
      sc=(1-X^SS/Y^SS)
      st=X^SS/Y^SS
      vậy X^SS,Y^SS là gì ạ.

      Delete
    3. Cái này phải đọc cả mô hình mới biết được. Tôi "đoán mò" chữ SS là viết tắt của steady state, như vậy SC là tỷ lệ consumption ở SS còn ST là tỷ lệ xuất khẩu ở SS.

      Delete
  3. CHÁU CHÀO BÁC GIANG Ạ. BÁC CHO CHÁU HỎI CỤM TỪ STEADY STATE. CHÁU HIỂU THEO NGHĨA LÀ TÌNH TRẠNG ỔN ĐỊNH. NHƯNG CHÁU KHÔNG BIẾT LÀM CÁCH NÀO XÁC ĐỊNH TÌNH TRẠNG ĐÓ. CÒN 1 VẤN ĐỀ NỮA LÀ DETERMINANCY EQUILIBRIUM. TRONG PAPER HỌ NÓI RẰNG DETERMINANCY XẢY RA KHI SỐ LƯỢNG CÁC GIÁ TRỊ RIÊNG CỦA MA TRẬN THAM SỐ CẤU TRÚC NẰM NGOÀI ĐƯỜNG TRÒN ĐƠN VỊ BẰNG VỚI SỐ LƯỢNG CÁC BIẾN KHÔNG XÁC ĐỊNH TRƯỚC. CHÁU ĐÃ TÌM CÁCH CHỨNG MINH NHƯNG KO RA. CHÁU CẢM ƠN BÁC NHIỀU.

    ReplyDelete
  4. Bạn không cần phải viết chữ to như thế, mắt tôi còn tốt.

    Để giải ra steady state bạn phải giả định tất cả các biến số X(t)=X(t+1) và bỏ subscript t. Điều kiện determinacy có thể hiểu nôm na là số phương trình phải bằng số nghiệm cần giải.

    ReplyDelete
  5. Em muốn hỏi từ "credit friction" có nghĩa là gì vậy anh? Em đang tìm hiểu mô hình DGSE về ảnh hưởng của financial stability lên inflation targeting policy rất hay gặp từ này mà không biết phải hiểu như thế nào cho chính xác.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cháu muốn hỏi: trong bài nghiên cứu của cháu về lạm phát mục tiêu của EMES có câu " in the case of imperfect credibility, the inflation rate is still 1.42 p.p above the new target, and theo out put gap presented a reduction ò 0.49% on average." Vậy 1.42 p.p là gì? p.p la viết tắt cua từ nào?
      Cháu cảm ơn.

      Delete
    2. Tôi cũng không biết "credit friction" là gì. Tra google thì được biết có một nhóm New Keynesian model mới gọi là credit friction model do Woodford khởi xướng gần đây, đại khái là trong mô hình NK này financial intermediary được đưa vào explicitly và có một số constraint để không phải lúc nào các agent cũng có thể vay nợ được (credit friction). Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn thì cần phải đọc mô hình gốc của Woodford.

      Delete
    3. p.p. là viết tắt của percentage point. Bạn search blog của bác Nguyễn Vạn Phú có một bài giải thích rất kỹ khái niệm này.

      Delete
  6. Bác cho cháu hỏi trong bảng phân tích hồi quy có các kí hiệu là 1 lag hay 4 lags.Vậy lag là gì vậy bác?cháu hỏi thêm trong bài nghiên cứu còn có câu chú thích là " the p-value for the test that the coeficient is equal to 1 are 0.15,0.101,0.102 and 0.04 in specification I, II,III,IV". Vậy I,II, III, IV có phải là các bộ dữ liệu k bác. cháu cảm ơn bác nhiều.

    ReplyDelete
  7. Bác cho cháu hỏi the lagged output gap và a hybrid Phillips curve có nghĩa la gì ạ?

    ReplyDelete
  8. bác cho cháu hỏi γc,γb,γf là thông số phản hồi của cái gì a?Cháu cảm ơn.

    ReplyDelete
  9. Bác cho cháu hỏi là trong bài nghiên cứu của chau có câu:"this term could reflect changes in the mark-up resulting from movements in price-elasticity of the demand over the cycle or in tax rates" cháu dịch là Thuật ngữ này phản ánh những thay đổi tăng giá là kết quả biến động trong độ co giãn của cầu theo giá trong chu kỳ hoặc trong thuế suất.Cháu dịch vậy có đúng k ạ?Over the cylce là trong chu kì hay chu kì sau ạ?Cháu cảm ơn bác.

    ReplyDelete
  10. Bác dịch giúp cháu câu này với.Cháu dịch hoài mà k ra."we present directly the log approximation of the variables around the non-stochastic flexible-price steady state." theo cháu hiểu trong bài là log (Xt^SS)~Xt^SS.có đúng k ạ?Cháu cảm ơn.

    ReplyDelete
  11. Không biết 4 bạn Anonymous bên trên có phải là một người không, tôi xin trả lời chung thế này: tôi có cảm giác bạn đang đọc bài quá sức của mình, bạn nên trao đổi với giáo viên của mình xem có nên đọc những bài đó không khi mình chưa trang bị đủ kiến thức cơ bản. Nên nhớ một điều là dịch một thuật ngữ hay một từ sang tiếng Việt không giải quyết được điều gì cả, cái chính là bạn hiểu ý nghĩa của nó.

    ReplyDelete
  12. Ồ Romer's bây giờ đã cover các loại DSGE rồi ạ :)? Mà em nghĩ là hội fresh water macro làm về DSGE trước chứ ạ? Ban đầu New Keynesian macro (vd. Mankiw) đâu có general equilibrium nhỉ?

    ReplyDelete
    Replies
    1. DSGE bây giờ đang là thời thượng nên quyển textbook này buộc phải cover chứ. DSGE có nguồn gốc từ RBC của fresh water camp (micro-based, GE, calibration) nhưng bây giờ chủ yếu là New Keynesian (Calvo pricing, monopolistic competition).

      Delete
  13. Em chào thầy!
    Thầy có thề cho em hỏi nếu em muốn dùng mô hình này để dự báo một vài thông số vĩ mô như lạm phát hay lãi suất ở VN thì liệu như vậy có khả thi không ạ (về dữ liệu đầu vào và phương pháp tính toán).
    Rất mong nhận được ý kiến của thầy.
    Em xin cám ơn!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tât nhiên về mặt methodology thì khả thi rồi, vấn đề là bạn phải học để có thể sử dụng được nó.

      Delete
  14. Em chào Thầy ạ,
    Em xin được hỏi thầy về việc áp dụng mô hình DSGE ở Việt Nam ạ. Em đang cần tìm các đề tài áp dụng mô hình này. Không biết ở Việt Nam đã có những chuyên gia nào áp dụng đề tài này rồi ạ? Và NHNN Việt Nam có đang áp dụng mô hình này không ạ?
    Em cảm ơn Thầy nhiều.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết có ai ở VN nghiên cứu về vấn đề này chưa, tôi cũng nghi ngờ khả năng NHNN sử dụng nó.

      Delete
  15. Thầy ơi, cho em hỏi, chạy mô hình DSGE, mô phỏng số liệu ta phải sử dụng phần mềm Dynare kết hợp với Matlab phải không ạ? Và mô hình DSGE 2 quốc gia thì có khác nhiều với mô hình DSGE thông thường không ạ? Em cảm ơn thầy nhiều

    ReplyDelete
  16. Thầy ơi, cho em hỏi, khi chạy mô hình DSGE mính sử dụng mô hình nào vậy thầy? Em xin cảm ơn Thầy nhiều ạ!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.