Tuesday, March 8, 2011

Total national financing


Bạn Hiếu Lê hỏi M2 và monetary base (B) khác nhau thế nào, tôi nghĩ đây là câu hỏi mà bất kỳ ai đã từng nhìn thấy công thức MV=PY cũng thắc mắc tương tự. M trong công thức này có thể hiểu là monetary base, nghĩa là tiền mặt và deposit của commercial banks tại ngân hàng trung ương (thường gọi là reserve). Đây là đại lượng mà ngân hàng trung ương có thể kiểm soát được trực tiếp bằng các nghiệp vụ tiền tệ của mình.

Tuy nhiên đại lượng này không có mấy giá trị về mặt thực tế nếu thị trường tài chính/ngân hàng đã phát triển đến một mức độ nhất định. Nên nhớ trong công thức MV=PY, vế trái biểu diễn tổng thanh toán cần thiết cho các hoạt động kinh tế và monetary base (B) chỉ là một phần rất nhỏ trong số tổng thanh toán đó. Về mặt lý thuyết, M1=B+ "một số công cụ thanh toán", M2=M1 + "một số công cụ thanh toán khác", M3 = M2+..... Vấn đề đưa những công cụ nào vào thành phần "một số công cụ thanh toán" trong các công thức trên tùy vào từng ngân hàng trung ương, miễn là họ hài lòng với đại lượng M1, M2,... là đại diện tương đối cho tổng phương tiện thanh toán.

Hôm qua Business Insider cho biết TQ đang nghiên cứu chuyển sang sử dụng một chỉ số mới gọi là Total national financing (TNF). Về cơ bản đây cũng là tổng của các phương tiện thanh toán bao gồm cả các công cụ tài chính bên ngoài hệ thống ngân hàng thương mại, vd bonds, equity. Theo một nghiên cứu của PBoC, TNF có correlation với các chỉ số kinh tế macro lớn hơn M2 và total credit. Do vậy PBoC tin rằng target TNF sẽ có tác dụng trực tiếp và hiệu quả hơn vào nền kinh tế so với targeting M2 hay total credit. Tất nhiên targeting TNF khó hơn nhiều vì nó vượt ra ngoài hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống, không rõ PBoC sẽ làm thế nào. Dẫu sao đây cũng là điều policy makers của VN nên theo dõi và học hỏi.


21 comments:

  1. Chú Giang ơi, cháu là dân ngoại đạo trong lĩnh vực tài chính nhưng lại bon chen làm trong ngành chứng khoán, nên phải tự học hỏi khá nhiều :(. Hôm nay, cháu thấy NHNN ra quyết định nâng lãi suất tái cấp vốn, tái chiết khấu lên 12% và chỉ hiểu rằng đó là một trong các biện pháp được thực hiện nhằm kiềm chế lạm phát, nhưng cháu lại không thực sự hiểu lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiếu khấu là gì? Search google thấy có khá nhiều giải thích nhưng vẫn cứ mù mờ... Chú có thể giải thích dùm cháu được không ạ? Và chú cho cháu lời khuyên nên đọc loại sách nào để bổ sung kiến thức tài chính mình còn thiếu được không chú? Cháu cảm ơn chú rất nhiều.

    ReplyDelete
  2. Các ngân hàng thương mại khi cần vay tiền của ngân hàng nhà nước thì cần sử dụng các tài sản mình đang có để dùng làm vật thế chấp khi vay tiền.

    Nếu một ngân hàng sử dụng giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ làm vật thế chấp khi vay tiền thì lãi suất mà ngân hàng nhà nước áp dụng lãi suất tái chiết khấu.

    Nếu một ngân hàng sử dụng các khoản vay của các doanh nghiệp làm vật thế chấp thì lãi suất mà ngân hàng nhà nước áp dụng là lãi suất tái cấp vốn.

    Thông thường, lãi suất tái chiết khấu thấp hơn lãi suất tái cấp vốn vì các loại giấy tờ có giá như trái phiếu chính phủ là loại tài sản ít rủi ro và có tính thanh khoản cao hơn các khoản vay của các doanh nghiệp.

    Em hiểu thế không biết có đúng không, có gì anh Giang chỉnh sửa giúp.

    ReplyDelete
  3. Gửi bạn Anonymous ở trên:
    http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2011/02/bank-subsidy.html

    Bạn đọc các comments của bác Giang & mọi người nhé.

    ReplyDelete
  4. Bac Giang cho cháu hỏi về vấn đề lãi suất không kỳ hạn hiện nay là 9%, nhu vay rất rủi ro nhưng một số ngân hàng đag áp dụng , cháu không hiểu dc ích lợi cũng như tác động của nó đến thị trường như thế nào? Cám ơn Bác
    http://dddn.com.vn/20110228100057878cat168/lai-suat-khong-ky-han-len-9nam.htm

    ReplyDelete
  5. Quên mất.
    Bạn Anonymous ở trên có hỏi về sách.
    Nếu bạn có nhu cầu thì mình có thể tặng bạn bộ sách CFA level 1 của kỳ thi tháng 12, 2010.
    Nếu ở HN thì liên hệ mình.

    Bạn Anynomous ở dưới ko biết có cùng nhau hay ko. Việc tăng LS KKH này là do các NH tự quyết thôi, mục tiêu là để thu hút tiền gửi. NH huy động chủ yếu ở time deposit và current account. Trong đó time deposit KH đc hưởng LS có kỳ hạn, tuỳ theo thời gian gửi tiền. Còn Current Account hưởng LS KKH. SBV ko áp lãi suất trần cho LS KKH. Thông thường các ngân hàng dùng mức chung là 2.4%, ko hiểu lý do vì sao nhưng số này như là số chuẩn. Cùng một NH có thể có nhiều mức LS KKH khác nhau cho các đối tượng KH khác nhau, phân tích thông qua behaviour của KH.

    Ví dụ: Techcombank áp dụng LS cho KH đại trà 1.5%, KH có số dư trên 200tr là 2.4, KH Priority/VIP là 5%
    Martime Bank áp LS 8% cho doanh nghiệp, VP Bank thì như bạn thấy, TK TGTT cho doanh nghiệp là 9%

    Thông thường KH ko để ý đến LS của Tài khoản thanh toán đâu.

    Tổng số dư Tài khoản thanh toán của một NH thường chiếm khoảng 4-5% tổng số dư huy động.

    Về mặt hoạt động của NH, tài khoản thanh toán thì NH trử LS KKH cho khách hàng và được hưởng Điều Chuyển Vốn của Over night rate.

    Nếu làm phân tích kinh doanh trong Ngân Hàng thì cần chú ý phân tích về Core Balance (số dư lõi) dựa trên Customer Behaviour.

    ReplyDelete
  6. @T.H Thành:
    "Về mặt hoạt động của NH, tài khoản thanh toán thì NH trử LS KKH cho khách hàng và được hưởng Điều Chuyển Vốn của Over night rate."
    câu này em thật sự không hiểu bác ơi. hic hic

    ReplyDelete
  7. Bac Thanh cho em xin dia chi email nhe. Em muon hoi vu CFA 1 the nao :D.

    ReplyDelete
  8. @Thành: Minh là Anonymous trên cùng nè. Mình cũng đang luyện CFA level 1, kỳ 2011. Cảm ơn bạn rất nhiều nhé.

    ReplyDelete
  9. Nếu nói như bác Thành thì trường hợp thiếu tính thanh khoản, nhưng dư nợ tín dụng dưới 20% thì chắc việc làm này không phải do thiếu tín thanh khoản, nhưng đầu ra khó khăn mà huy động vốn như thế thì không hợp lý...em có 1 suy nghĩ bi quan ve tình hình nợ xấu trog bảng cân đối của ngân hàng nhưng như vậy càng làm tăng rủi ro hệ thống...T T càng suy nghĩ càng không hiêu

    ReplyDelete
  10. Cám ơn bác Thành, đọc lại cau bác viết em đã hiểu....

    ReplyDelete
  11. Ít quan tâm đến mảng Lending, nhưng hình như các ngân hàng đều bị ép giảm giải ngân nợ rủi ro cao, nhất là vay để đầu tư (mortgage, home equity) và vay tiêu dùng (thường là vay tín chấp). Hạn chế việc đầu ra ở việc cho vay, nhưng ngân hàng đâu chỉ sống bằng cho vay? Hoạt động đầu tư mới là nguồn thu chính mà. Tiền nhiều thì đầu tư nhiều, vẫn cần một lượng huy động khá lớn. Chỉ tiêu huy động của các Ngân hàng năm nay phải tăng trưởng khoảng hơn 20%. năm ngoái tăng cao, nên chỉ tiêu năm nay thấp hơn, tuy nhiên số tiền lại không hề nhỏ. Các ngân hàng nhỏ thông thường huy động LS cao hơn các ngân hàng to khoảng 0.5 - 1%, rất khó với các NH nhỏ.

    Đối với Khách hàng gửi < 1 tỷ thì họ ko quan tâm nhiều đến LS, chứ các Priority, Vip thì rất elastic. Các KH mass influent này đóng góp hơn 50% portfolio, mà tập trung vào dưới 10000 người (ngân hàng em).

    Thời buổi khó khăn, net interest mảgin của các NH thấp lắm các bác ạ.
    Đừng quên là NIM 3% mới đủ hoà vốn.

    Tức là huy động mà 14 thì cho vay phải 17.

    ReplyDelete
  12. 70%-80% lợi nhuận ngân hàng là từ hoạt động tín dụng, 10% dich vu vậy thì đầu tư chỉ là 1 mảng nhỏ tương đưog với phí dịch vụ ngân hàng, nếu đầu ra là đầu tư như bác Thành phân tích thì khôg hợp lý, hau như các ngân hàng VN đều sốg bằng cho vay.

    ReplyDelete
  13. Về vấn đề lãi suất không kỳ hạn, bên cạnh giải thích của bạn T.H.Thành (gia tăng huy động vốn qua nguồn này để đầu tư tự doanh), tôi nghi ngờ rằng NHNN đang khóa van thanh khoản của hệ thống. Vì lãi suất liên ngân hàng qua đêm đã lên 13%, hai loai lãi suất vay thanh khoản từ NHNN (tái chiết khấu, tái cấp vốn) đều đã lên 12%, lãi suất huy động bị chặn trên 14%, nên nếu một ngân hàng có nguy cơ thiếu thanh khoản thì họ chỉ còn đường tăng lãi suất không kỳ hạn để giải quyết tạm thời căng thẳng thanh khoản.

    ReplyDelete
  14. Có một ngân hàng năm 2010 có lãi như sau: Treasury lãi hơn lãi 2000 tỉ, Khối Bán Lẻ ( personal financial service, có huy động, cho vay, thẻ cá nhân ...) lãi 260 tỉ, còn lại là từ SME, CB, và các khối khác, tổng cộng năm 2010 lãi 2750 tỉ. Thế là lợi nhuận tập trung chủ yếu ở lĩnh vực nào?

    Như bác Giang có nói, tính thanh khoản thiếu nặng. Liquidity và sovency là vấn đề rất đau đầu. Vào trung bình một tuần, có 9% portfolio đáo hạn, có những ngày đẹp trời là 10% portfolio đáo hạn, tập trung chủ yếu kì hạn một tuần đến dưới ba tháng. Tỉ lệ đáo hạn cao như thế là hậu quả các chương trình khuyến mãi, đẩu lãi suất huy động lên cao (các campaign như thế này lại chủ yếu huuy động thời hạn một tháng).


    Các ngân hàng thương mại lớn bây giờ cạnh tranh khốc liệt vì tỉ lệ huy động tiền mới và retention ratio rất thấp.

    NHNN đang ráo riết yêu cầu các NHTM cung cấp chi tiết số liệu huy động cho vay bằng ngoại tệ (USD, vàng).
    Trong thời gian ngắn nữa sẽ có nhiều quyết định bất ngờ từ NHNN.

    ReplyDelete
  15. @T.H.Thành: "Trong thời gian ngắn nữa sẽ có nhiều quyết định bất ngờ từ NHNN", câu này là bạn speculate hay có insider info?

    ReplyDelete
  16. hahah Bac Giang phỏng vấn kiểu này, Bác Lê Đức Thúy cũng po tay...

    ReplyDelete
  17. @Anonymous (Mar 14): It's not really a question as the answer is obvious. It's effectively a disclaimer for that statement :-)

    ReplyDelete
  18. anh Giang cho em hỏi, hàng năm NHNN đều đề ra mục tiêu tổng phương tiện thanh toán trong năm là dưới 1 con số cụ thể nào đó, ví dụ năm nay là dưới 15%. Vậy để thực hiện việc kiểm soát tổng phương tiện thanh toán M2 thì NHNN phải làm thế nào? Em rất mơ hồ giữa tiền cơ sở (B) và tổng phương tiện thanh toán, vì tiền cơ sở (B) có phải là do NHNN in ra trong năm không? Cám ơn anh!

    ReplyDelete
  19. @Anonymous (Mar 16): B bao gồm tiền mặt lưu hành + reserve của các NHTM tại NHNN. NHNN không thể target được M2 một cách chính xác mà chỉ có thể điều chỉnh gián tiếp thông qua lãi suất/dự trữ bắt buộc và trần tín dụng. Tôi đã có một entry so sánh tăng trưởng M2 của VN và mấy nước láng giềng, nhìn chung VN không kiểm soát M2 tốt như họ.

    ReplyDelete
  20. @ Cac Anh,Chi: em xin loi vi chu de cua e ko lien quan. E cung dang luyen CFA L1 2011, cac Anh,CHi da thi dau co the chia se voi em mot chut kinh nghiem duoc ko a? Em xin chan thanh cam on. Em xin loi neu da lam phien moi nguoi a;)

    ReplyDelete
  21. em cũng đang có một thắc mắc, rất mong các anh chị giải đáp giùm, đó là tỷ số M2/GDP phản ánh chỉ số nào trong khung phân tích CAMELS ạ, có nghĩa là thể hiện chỉ tiêu thanh khoản, hoặc vốn, hoặc tài sản?
    Rất mong sự giải đáp của các anh chị. Em cảm ơn trước ạ!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.