Wednesday, March 14, 2012

Rate cut II


Mấy tháng trước tôi có comment trên một bài viết của blogger Cavenui về vấn đề lạm phát và lãi suất (tôi không biết cá nhân blogger này nhưng nhiều bài trên blog Cavenui rất hay). Cavenui cho rằng giữ lãi suất cao quá lâu sẽ làm nhiều doanh nghiệp phá sản, người lao động mất việc và như vậy còn đáng sợ hơn lạm phát. Lập luận của tôi như sau:

"Phần hai quan điểm của bác cho rằng đối với người nghèo suy thoái (dẫn đến thất nghiệp) đáng sợ hơn lạm phát cũng có thể đúng ở VN vì hệ thống bảo hiểm xã hội rất yếu. Nhưng suy thoái sau vài năm sẽ chấm dứt chứ lạm phát nếu không kiên quyết chống có thể sẽ kéo dài và càng ngày càng tệ hơn. Bởi vậy xét trên tổng thể xã hội về lâu dài thì chấp nhận suy thoái vài năm chưa chắc đã là phương án tệ, thậm chí nếu cứ dùng dằng để lạm phát kéo dài nền kinh tế sẽ rơi vào stagflation như thời 1980. Tất nhiên nếu hàng nghìn tỷ đồng chi tiêu công (tượng đài, bảo tàng, lễ hội...) được chuyển sang trợ cấp cho người nghèo thì tốt hơn."

Tôi nhắc lại comment này vì muốn nói đến vấn đề "collateral damage" của một chính sách kinh tế. Không chỉ những người lao động mất việc chịu thiệt mà nhiều doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng cũng bị ảnh hưởng bởi chính sách thắt chặt tiền tệ chống lạm phát. Tôi rất thông cảm và cảm thấy áy náy với những "nạn nhân vô tội" này khi mình chỉ ngồi bàn giấy hô hào giữ lãi suất cao chống lạm phát chứ không phải vật lộn trong cuộc sống và kinh doanh như họ. Bởi vậy tôi vẫn luôn thừa nhận rằng giữ lãi suất cao chống lạm phát là "liều thuốc đắng" và là "cái giá phải trả cho những sai lầm trước đây chạy theo tăng trưởng nóng".

Tất nhiên tôi mong muốn hệ thống chính trị của VN có cơ chế buộc những policy makers mắc sai lầm phải chịu trách nhiệm trước người dân, có như vậy họ mới có incentive giảm thiểu sai lầm trong tương lai. Nhưng trước mắt VN cần phải có chinh sách đúng đắn để thoát ra khỏi vòng xoáy lạm phát đã kéo dài dai dẳng trong hơn 5 năm qua. Mà không chỉ lạm phát, nền kinh tế VN có rất nhiều lệch lạc và imbalance cần phải cải tổ, một lần đau để có tương lai bền vững và công bằng hơn theo tôi là điều nên chấp nhận.

Trong số 50 nghìn doanh nghiệp ngừng hoạt động năm 2011, tôi tin có rất nhiều doanh nghiệp đàng hoàng chỉ vì không may đơn hàng chậm lại trong khi lãi suất tăng cao nên phá sản. Nhưng tôi cũng tin có không ít những doanh nghiệp dạng như Vinashin, EVN Telecom, Indochina Airlines, Bianfishco đã hoặc sẽ phải chấm dứt hoạt động vì business model sai lầm, vì leverage quá cao để kiếm tiền thật nhanh, hay vì lợi dụng quan hệ ưu đãi của nhà nước để kinh doanh chứ không thực sự có entrepreneurship giỏi. Rồi hàng loạt những ngân hàng, công ty chứng khoán, bất động sản mọc lên như nấm trong giai đoạn 2003-2007 cũng cần một cuộc thanh lọc/consolidate mạnh mẽ, và điều này chỉ có thể làm được trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, suy thoái.

Quay lại vấn đề người nghèo phải đánh đổi giữa thất nghiệp và lạm phát Cavenui nêu ra. Hẳn nhiên nếu hàng chục nghìn tỷ đồng thất thoát vì lãng phí và tham nhũng được chi cho người nghèo thì gánh nặng họ đang phải chia sẻ với những đại gia miệng than lãi suất cao nhưng vẫn bỏ hàng chục tỷ làm đám cưới cho con sẽ giảm đi nhiều. Quan trọng hơn, cái mô hình tăng trưởng của VN đã theo đuổi trong giai đoạn 2000-2007 và đang có cơ hội quay lại không thể bền vững và công bằng. Khoảng cách giầu nghèo gia tăng nhanh chóng không chỉ vì một số nhỏ trúng đậm chứng khoán, bất động sản mà còn vì lạm phát, chủ yếu tập trung ở lương thực và các khoản chi tiêu căn bản, đã và đang bào mòn thu nhập thực của người lao động. Một xã hội, dù tính từ XHCN chỉ là cái danh, cũng không nên và không thể đi theo con đường đó mãi.


22 comments:

  1. Lần đầu tiên (có thể có những bài đã nhắc đến nhưng em chưa có cơ hội đọc) đọc bài của anh Giang mà em thấy có nhắc đến bóng dáng chính trị và XHCN.
    Em rất thích khi anh Giang tự nhận mình là ngồi bàn giấy và hô hào. Tuy nhiên, mặc dù ngồi bàn giấy nhưng những bài viết của anh rất ý nghĩa và sâu lắng, đáng để đọc và suy ngẫm.

    ReplyDelete
  2. Rất vui vì thấy mấy bác có vẻ khá (xúc động) ở vấn đề "Rate cut". Mong bác Giang xem lại cái "Rate cut quá sớm" của mình ở phần(1) không biết bác đã cập nhật những thông tin, số liệu của mình ở đâu. Và theo bác là sớm nhưng lại "còn có", hiển nhiên bác nên nói rõ về vấn đề này(lợi hại nghiêng về anh nào).
    Nhắn riêng: [Xem được Blog của bác qua công cụ tìm kiếm. Bác có thể viết trên(>) 2 trang A4 bằng tiếng Việt, không có lý gì bác không thể chuyển 1% tiếng Anh trong số đó thành tiếng việt cả. Tất nhiên có loại trừ những (không nên), tôi đã cố đọc nhiều bài từ Blog của bác nhưng có lẽ bài này bác đã không lạm. Nói vậy không có nghĩa tôi không cổ vũ bác viết 100% tiếng Anh và ngược lại.]

    ReplyDelete
  3. Rất cám ơn TS Giang đã bổ sung Rate cut II.

    ReplyDelete
  4. TS Giang vui lòng giải thích vai trò của Central Bank. Theo FED thì họ có nhiều vai trò, trong đó có "Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn" . Theo nhiều chuyên gia, ví dụ bà Nombulelo Duma, chuyên gia kinh tế IMF: "Có một thực tế là trong thời gian qua, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam luôn phải "chạy" theo hai mục tiêu: Kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. "Việc theo đuổi nhiều mục tiêu, trong khi các mục tiêu này lại mâu thuẫn với nhau sẽ dẫn đến việc điều hành chính sách tiền tệ không phát huy được tác dụng". Mâu thuẫn. Tạo công ăn việc làm nhiều cũng là vai trò của Central Bank chớ đâu chỉ là kiêm chế lạm phát?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trong lúc Tiến sĩ Giang ngâm kíu câu hỏi của bạn, để thiền sư giúp bạn nhé.
      Mục đích chính của Fed là điều hành công cụ lãi suất để chiến đấu với lạm phát hoặc hỗ trợ kinh tế tăng trưởng. Thông thường, khi lạm phát tăng cao, Fed sẽ điều hành chính sách tiền tệ (CSTT) để tăng lãi suất để chiến đấu với lạm phát. Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy thoái, tỉ lệ thất nghiệp tăng cao, thì Fed sẽ điều hành CSTT để giảm lãi suất để thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng, với mục đích là gia tăng tổng cầu, để chiến đấu với suy thoái. Fed là không chịu áp lực chính trị từ Nhà Trắng hay Quốc hội Mỹ.
      Trong khí đó, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) thì làm theo định hướng của Chính phủ hoặc/và Quốc hội. Các nhóm lợi ích (có quan hệ chính trị mạnh mẽ) thì luốn muốn NHNN bơm tiền để họ có thêm cơ hội để…chén. Lạm phát là tất nhiên. Dân chúng kêu la quá nên NHNN (theo sự chỉ đạo) thắt chặt tiền tệ. Thắt thì thắt nhưng tập đoàn của các nhóm lợi ích và đầu tư công vẫn được trút vốn. Hệ quả là mấy anh doanh nghiệp nho nhỏ, không có thể lực chính trị, bị thấm đòn.

      Delete
    2. Đúng là một số central banks có 2 mục tiêu lạm phát và tăng trưởng (Fed là một ví dụ điển hình). Bởi vậy câu của bà Nombulelo Duma có lẽ không đúng, hoặc ít nhất là không rõ ràng. Đúng ra bà ấy phải nói là tình hình lạm phát của VN hiện nay đòi hỏi NHNN phải tạm gác mục tiêu tăng trưởng xuống thứ yếu để giải quyết vấn đề lạm phát triệt để.

      Delete
    3. trích TS.Giang : "....Đúng là một số central banks có 2 mục tiêu lạm phát và tăng trưởng (Fed là một ví dụ điển hình). Bởi vậy câu của bà Nombulelo Duma có lẽ không đúng, hoặc ít nhất là không rõ ràng..."
      trích Đặng Xuân Tấn : " ... Theo FED thì họ có nhiều vai trò, trong đó có "Thực thi chính sách tiền tệ quốc gia bằng cách tác động các điều kiện tiền tệ và tín dụng với mục đích tối đa việc làm, ổn định giá cả và điều hòa lãi suất dài hạn" . Theo nhiều chuyên gia, ví dụ bà Nombulelo Duma, chuyên gia kinh tế IMF: "Có một thực tế là trong thời gian qua, Ngân hàng Trung ương của Việt Nam luôn phải "chạy" theo hai mục tiêu: Kiềm chế lạm phát và tăng trưởng. "Việc theo đuổi nhiều mục tiêu, trong khi các mục tiêu này lại mâu thuẫn với nhau sẽ dẫn đến việc điều hành chính sách tiền tệ không phát huy được tác dụng". Mâu thuẫn. Tạo công ăn việc làm nhiều cũng là vai trò của Central Bank chớ đâu chỉ là kiêm chế lạm phát?..."
      Theo tôi thấy, Central bank hỗ trợ kinh tế về mặt tỷ giá, lãi suất, lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Theo bạn Tấn nói rất đúng, kinh tế tăng trưởng đi kèm theo lạm phát,..... là những mục tiêu mâu thuẫn nhau nhưng đó là mối quan hệ không thể thay đổi được. Do đó vai trò của Central bank chỉ là tối ưu hóa tới mức nào đó hớp lý nhất cho nền kinh tế. Central bank cố gắng để cho tăng trưởng cao nhất có thể và cố gắng để lạm phát thấp nhất có thể. Có thể nói, Central bank luôn nằm trong thế " trên đe dưới búa ".

      Delete
  5. Xin lỗi câu hỏi của tôi hơi lạc đề. Ban đầu tôi viết câu hỏi ở trang Google+ nhưng vì entry đó anh viết từ hôm 12/3, sợ rằng anh không nhìn thấy nên tôi hỏi qua bên này. Liên quan đến việc NHNN thông báo sẽ hút thanh khoản bằng phát hành tín phiếu, tôi thắc mắc rằng tại sao nếu muốn hút thanh khoản dư thừa hiện nay, NHNN lại không tăng lãi suất tiền gửi dự trữ của TCTD tại NHNN lên, mà lại phát hành SBV bill. Đây là 1 cơ hội để NHNN hoàn thiện khuôn khổ lãi suất điều hành cho CSTT. So với các nước, bộ lãi suất điều hành của VN còn thiếu deposit facility đóng vai trò như là lãi suất sàn. Nếu thực hiện được deposit facility thì coi như VN đã hình thành được interest rate corridor và có thể chuyển dần sang điều hành theo lãi suất thay vì theo khối lượng tiền tệ như hiện nay (đương nhiên cần có thời gian chuyển đổi nhưng interest rate corridor establishing là tiền đề). So với việc nâng lãi suất tiền gửi của TCTD, phát hành SBV bill có thể phức tạp hơn, costly hơn về mặt chi phí và lại không tạo ra cơ chế tự điều tiết như interest rate corridor. Anh Giang có thể giải thích giúp điều này không ạ? Xin cảm ơn anh!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hồi cuối năm 2008 khi Fed bắt đầu trả lãi suất cho reserve của banks tôi đã nói đùa rằng Fed đi chậm sau VN vì NHNN đã phát hành trái phiếu của mình từ đầu năm 2008. Về mặt lý thuyết 2 biện phát này tương đương nhau, hoặc ít ra công cụ trái phiếu của NHNN VN tương đương với deposit facility của ECB. Nhưng trên thực tế tôi ủng hộ phương án phát hành trái phiếu ở VN thay vì thiết lập interest rate corridor như nhiều central bank khác. Theo tôi có 3 lý do sau đây favor phương án trái phiếu trong hoàn cảnh hiện tại của VN.

      Thứ nhất là hệ thống ngân hàng VN chưa dư thừa liquidity nên NHNN chưa có nhu cầu thiết lập interest rate floor. Mặt bằng lãi suất của VN hiện trên 10%, còn khá lâu nữa NHNN mới phải nghĩ đến chuyện lãi suất sẽ tuột xuống quá thấp dưới ngưỡng optimum.

      Thứ hai, thiết lập corridor system đòi hỏi central bank phải có chuyên môn quản lý và dự báo liquidity tốt. Số lượng CB trên thế giới áp dụng hình thức này rất ít, chủ yếu là các CB ở các nước phát triển. Nếu NHNN dự báo không tốt set deposit rate quá cao hoặc quá thấp có thể làm liquidity biến động mạnh thêm. Một khía cạnh nhỏ nữa là năm 2008 NHNN đưa ra trái phiếu bắt buộc với lãi suất thấp hơn nhiều lãi suất thị trường. Tính chất bắt buộc này là biện pháp để NHNN ngăn ngừa rủi ro set lãi suất không đúng.

      Thứ ba, thị trường trái phiếu chính phủ của VN còn quá nhỏ và illiquid nên NHNN khó điều hành chính sách tiền tệ thông qua OMO. Hơn nữa thị trường trái phiếu doanh nghiệp không có chỗ dựa để phát triển. Bởi vậy phát hành trái phiếu/tín phiếu NHNN là một biện pháp bổ trợ cho thị trường trái phiếu chính phủ còn đang quá yếu.

      Delete
  6. Chú Giang cho cháu hỏi liệu kinh tế VN có xấu như dự báo này không ạ:
    tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=114&News=4969&CategoryID=7
    Hàng Tàu tràn ngập thị trường , doanh nghiệp phá sản hàng loạt.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thực ra "tiên doán" thứ 4 của TS Alan Phan cũng không đến nỗi bi quan lắm, chỉ những doanh nghiệp nào cạnh tranh trực tiếp với hàng TQ mới khó khăn. Mà đến giờ này có còn bao nhiêu doanh nghiêp đang cạnh tranh trực tiếp nữa đâu, hoặc họ đã phá sản hoặc họ đã tìm cách tránh đối đầu bằng differentiate hàng của mình với hàng TQ rồi.

      Delete
  7. Anh Giang cho em hỏi ý kiến đánh giá của anh về quy định cho vay ngoại tệ mới của NHNN theo thông tư 03 ngày 08/03/2012: http://vneconomy.vn/2012031004499361P0C6/co-che-moi-cho-tin-dung-ngoai-te.htm

    Theo em quy định mới này sẽ gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp tư nhân vì đa phần họ kinh doanh đơn ngành, chỉ xuất hoặc chỉ nhập khẩu=> chi phí vốn tăng cao vì ls cho vay VND hiện rất cao so với vay USD; và sẽ có lợi cho các DNNN vì đa phần họ có nhập và xuất.

    Cám ơn anh!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hình như từ trước tới giờ cho vay ngoại tệ cho mục đích XNK vẫn như vậy mà? Thông tư này có lẽ thắt chặt hơn cho vay vốn, yêu cầu phải được NHNN duyệt. Như vậy NHNN sẽ định hướng nguồn vốn ngoại tệ cho những ngành/doanh nghiệp nào mà NHNN cho là quan trọng. Chính sách này rất phi thị trường.

      Delete
  8. Về chính sách tiền tệ, tôi thấy quan điểm của ông Bùi Kiến Thành, cũng là chuyên gia Việt Kiều lão luyện, với TS Giang/TS Đông chuyên gia Việt kiều luôn, khác nhau hoàn toàn. Ước gì có cuộc trao đổi online giữa TS Giang và ông Bùi Kiến Thành để chúng ta có thể sáng tỏ hơn nhiều vấn đề. Ai đứng ra connecting people đây?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu bác đọc blog này lâu có thể thấy tôi đã phản bác ông Bùi Kiên Thành rất nhiều lần, nhưng tôi luôn coi trọng ông ấy. Các nhà kinh tế hiếm khi nào đồng ý với nhau :-)

      Delete
    2. This comment has been removed by the author.

      Delete
  9. Ông BKT có quan điểm khác Anh Giang cũng là chuyện bình thường thôi!

    ReplyDelete
  10. Cháu cám ơn bác Giang, cháu là sinh viên năm cuối trường BKHN,nhưng có học một khóa tài chính ở trường khác, cháu đang đọc cuốn " Financial markets and Institutions" của Jeff Madura. Các bài viết của bác giúp cháu càng hiểu thêm về kinh tế và tài chính nước ta, và nhà nước họ đang làm gì rồi nhiều các liên hệ khác. Cháu chúc sức khỏe bác nhé

    ReplyDelete
    Replies
    1. Cám ơn bạn, sức khỏe đúng là cái rất cần :-)

      Delete
  11. Theo tôi chắc ông BKT ở VN khá lâu nên chắc rành về kinh tế - chính trị VN, rành về các nhóm lợi ích. Ông Thành không muốn DNNVV bị oan. Đọc bài trên SGTT có phát biểu ông Nguyễn Trọng Hạnh Cục phó Cục thuế Tp.HCM tôi càng thấy thêm điều đó."Trách nhiệm của ngân hàng Nhà nước là tạo ra công cụ kiểm soát tính minh bạch của dòng vốn trên thị trường, nhưng thực tế chưa hiệu quả. Lãi suất cho vay khá cao, việc tiếp cận khó khăn, việc tập trung cho vay liên ngân hàng đã đẩy doanh nghiệp sản xuất vào chỗ chết. “Chẳng khác nào doanh nghiệp bị sẩy chân té xuống giếng, quản lý nhà nước không những không thả được sợi dây để kéo lên mà cú lãi suất ngân hàng còn như hòn đá bồi ném xuống”, ông Hạnh ví von.
    Tiếng nói của chuyên gia thường có ảnh hưởng lớn. Mà mấy bác quan nhà ta thì chưa được trui rèn nhiều.

    ReplyDelete
  12. Giảm lạm phát hiện nay là mục tiêu hàng đầu, tăng trưởng làm gì khi lợi ích của đa số người dân giảm xuống, cảm ơn bài viết!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.