Monday, May 26, 2014
Capital IV
[Tôi đang viết Capital III nhưng vụ số liệu trong C21C do Chris Giles phát hiện ra quá nóng nên tạm dừng III viết IV trước :-)]
Weekend vừa rồi Chris Giles, một editor của FT, viết một bài báo và một blog entry chỉ ra một số vấn đề về số liệu trong quyển sách đình đám C21C của TP. Bài trên báo viết nhẹ nhàng hơn, so sánh lỗi số liệu của C21C với vụ lỗi trong bảng tính Excel của Rogoff & Reinhart năm ngoái. Trong khi đó bài trên blog buộc tội TP khá nặng, cho rằng nhà kinh tế này đã bịa số liệu (from thin air) và điều chỉnh số liệu (randomly and undocumented) để đạt được kết luận chính của quyển sách. Sau khi sửa lại những lỗi của TP và tính toán lại wealth inequality cho một số nước/khu vực, Chris Giles khẳng định kết luận của C21C không còn đúng nữa. Lời buộc tội này như vậy nặng hơn rất nhiều những gì R&R bị chỉ trích.
Nhưng khác với vụ R&R, ngay khi bài báo của Chris Giles được đưa lên mạng và được một số báo/trang mạng khác trích dẫn, một loạt phản hồi theo hướng bênh vực TP xuất hiện. Đáng kể nhất (cho đến thời điểm này) là phản hồi của The Economist và Justin Wolfers. Cả hai phản hồi này và những phản hồi của các tác giả khác (Paul Krugman, James Hamilton, Neil Irwin) đều cho rằng phát hiện của Chris Giles không ảnh hưởng đến kết luận chính của C21C, i.e. sự bất bình đẳng về của cải (wealth) đã gia tăng trong giai đoạn 1970 đến nay và điều này là tất yếu của capitalism.
Bài của The Economist cho rằng Chris Giles chưa có đủ bằng chứng cho các buộc TP bịa số liệu và các hiệu chỉnh mà TP làm trong C21C là cần thiết (nhưng đúng là TP cần giải thích rõ ràng). Phần lớn số liệu trong C21C không có vấn đề gì, những lỗi mà Chris Giles chỉ ra thực ra chỉ là một phần nhỏ của quyển sách chứ không phải central theme như Giles cáo buộc. Justin Wolfers thẳng thừng cho rằng Chris Giles đã "provocative" và cho rằng động cơ của cáo buộc này là chính trị hơn là học thuật. Dĩ nhiên tất cả các tác giả bênh vực TP nói trên đều là những người thiên tả và không loại trừ khả năng họ bênh vì quan điểm chính trị. Trong khi đó hiện mới có Tyler Cowen (thiên hữu) lên tiếng ủng hộ phê phán của Chris Giles, nhưng cũng khá dè dặt. Chắc vài ngày tới cánh hữu sẽ có nhiều tiếng nói hơn.
Bản thân TP đã có phản hồi chính thức (đăng trên blog của Chris Giles), mặc dù thừa nhận rằng bộ số liệu mà mình xây dựng còn phải hoàn thiện thêm nhưng khẳng định kết luận của C21C không sai. TP cũng ngầm phản bác lại cáo buộc của Giles về việc bịa và hiệu chỉnh số liệu bằng lập luận toàn bộ số liệu và technical appendix của quyển sách đã được công khai trên web. Đáng tiếc là TP chưa trả lời trực tiếp một số vấn đề mà Chris Giles nêu ra, vd gõ số liệu của Thụy điển sai, lựa chọn năm so sánh cho các nước tùy tiện, hiệu chỉnh số liệu mà không giải thích, hay cherry pick các bộ số liệu có lợi cho kết luận của mình. Hi vọng TP sẽ viết một "giải trình" chi tiết hơn trong thời gian tới, cuộc thảo luận chi tiết giữa TP và Chris Giles sẽ rất đáng theo dõi.
Cá nhân tôi, dù không có thời gian kiểm tra số liệu trong C21C như Chris Giles và những người khác, không ủng hộ các cáo buộc của Chris Giles về độ tin cậy của số liệu và nhất là việc TP manipulate số liệu. Quyển sách này là một công trình nghiên cứu hơn 10 của TP và một số nhà kinh tế khác, nếu có lỗi trong việc thu thập và sửa chữa số liệu thì đã bị những chuyên gia khác chỉ ra rồi. Một kết luận quan trọng có ý nghĩa rất lớn đến chính sách kinh tế dài hạn gần như cho toàn thế giới (tư bản) không dễ gì đạt được thông qua việc manipulate số liệu (trong hơn 10 năm trời). So sánh với bài của R&R năm ngoái, chỉ là một working paper (không có peer review) và chưa hoàn chỉnh, C21C đã được kiểm chứng và xác nhận bởi nhiều tác giả và công trình nghiên cứu khác.
Một criticism nghiêm túc phải xem xét các bài báo và nghiên cứu liên quan của TP rồi mới có thể kết luận quyển C21C đã đưa ra kết luận sai. Rất có thể nhiều điểm "khó hiểu" trong C21C đã được TP giải thích/trình bày trong các nghiên cứu đó. Chris Giles chưa làm điều này, và chắc sẽ không làm vì tôi nghi ngờ động cơ của nhà báo này là muốn tạo ra một vụ scandal R&R thứ hai (mà mình là hero) chứ không hẳn Giles có academic interest về vấn đề này. Thực tế những phê phán nặng ký hơn với C21C đều từ các nhà kinh tế (academic) có khả năng sẽ làm lung lay C21C. Tôi sẽ viết về các criticisms này trong một entry tới.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Anh Giang ơi! Anh có thể cho cái nhìn về những nhà kinh tế có xuất xứ từ Pháp (học tập, nghiên cứu hoặc hấp thụ nền văn hóa Pháp) không? Em nghi ngờ rằng những nhà kinh tế xuất xứ từ Pháp mà theo tư tưởng tự do rất là hiếm hoi. Bởi vậy em không thấy lạ khi TP chỉ trích CNTB và thị trường tự do.
ReplyDeleteÍt nhất có Oliver Blanchard và Philippe Aghion là 2 nhà kinh tế gốc Pháp có tư tưởng khá orthodox. Những nhà kinh tế trẻ hơn (TP, Duflo, Saez) đúng là có vẻ thiên tả. À còn Dominique Strauss-Kahn nữa.
DeleteEm chưa đọc C21C của TP nhưng qua những bài giới thiệu thì thấy có mấy vấn đề:
Delete1. Thứ nhất, không nói đến việc đánh thuế tư bản trên toàn cầu như mọi người nói nó không khả thi. Ở đây giả sử các nước thỏa thuận được một mức thuế trên toàn cầu thì điều này có tốt hơn không? Nó ảnh hưởng như thế nào đến thu nhập, đầu tư, tiết kiệm, tiêu dùng...? Có khả năng mức thuế này ảnh hưởng đến sáng tạo, đổi mới và điều này làm chậm quá trình gia tăng năng suất. Một khi quá trình cải tiến công nghệ chậm lại thì những dự báo theo kiểu Malthus, CLB Rome có khả năng trở thành hiện thực. TP có vẻ giống Marx là không lường trước hậu quả của những phát biểu của mình.
2. Thứ hai, có vẻ như TP đang gò thực tế vào lý thuyết của mình, mà đúng ra phải để lý thuyết phù hợp với thực tế. Ở đây TP lựa chọn tập hợp các đối tượng nghiên cứu có vấn đề. Châu Âu thế kỉ 19, 20 là đối tượng có quá nhiều "noise" . Châu Âu thế kỉ 19, nơi mà bất bình đẳng là do tàn dư của chế độ phong kiến hay là do TBCN gây ra? Ở các nước khác cũng gặp vấn đề tương tự. Nếu lựa chọn đối tượng nghiên cứu cho vấn đề này thì chỉ cần lấy châu Mỹ, cụ thể là Mỹ thì có lẽ hợp lý hơn. Tuy lấy Mỹ làm đối tượng nghiên cứu thì "nhiễu" sẽ giảm nhiều so với các tập hợp số liệu khác nhưng để rút ra quy luật khách quan cũng không phải là điều dễ dàng. Tuy Mỹ là nước TBCN tự do nhưng trải qua từng thời kì CP có những chính sách can thiệp khác nhau.
DeleteỞ đây em ko đủ khả năng bàn về những vấn đề gây tranh cãi, nhưng có một thực tế rành rành mà ít ai ngiên cứu. Đó là vào đầu thế kỉ 20, Bắc Mỹ và Nam Mỹ thu nhập gần tương đương nhau. Nhưng Nam Mỹ sau gần 100 năm được lãnh đạo bởi những nhà dân túy (populism), những người mà trong những cuộc tranh cử hô hào khẩu hiệu theo kiểu Robin Hood "lấy của người giàu chia cho người nghèo", kết quả là Nam Mỹ trở nên tụt hậu và bất ổn hơn so với Bắc Mỹ rất nhiều. Chỉ bao nhiêu đây cũng đủ bác bỏ những nghiên cứu của TP.
P/S: hình như người đầu tiên dùng toán học để mô tả random walk là một người Pháp :)
Bachelier?
DeleteVề bất bình đẳng, em đưa ra vài quan điểm mong mọi người góp ý.
ReplyDelete1. Thứ nhất: mong muốn bình đẳng là điều đúng đắn nhưng nhìn nhận thực tế thiếu sót thì hậu quả của nó khó mà tưởng tượng nổi. Ví dụ, khái niệm "tích lũy tư bản" thực sự có ý nghĩa thực tế ko? Hay nó đơn thuần chỉ là khẩu hiệu của những người Marxist. Nếu lý thuyết của TP đúng thì hiện nay hậu duệ của những triệu phú Mỹ ở thế kỉ 19 sẽ nắm phần lớn tài sản của nước Mỹ. Thực tế ko có chuyện tích lũy TB mà là sự thay đổi tạo nên kẻ thắng người thua. Cuối thế kỉ 20, với sự phát triển của công nghệ, toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ hơn so với thế kỉ 19, và người thắng chiếm càng nhiều hơn so với trước đó. Nếu số liệu cho thấy có sự bất bình đẳng gia tăng cuối thế kỉ 20, đầu 21 là do toàn cầu hóa và người chiến thắng tiếp cận thị trường toàn cầu chứ ko phải là do tích lũy TB.
2. Thứ hai, sự bất bình đẳng ngày càng giảm bớt theo thời gian (ít nhất về mặt cơ hội). Thế nhưng nó diễn ra chậm rãi chứ ko phải con người muốn là được. Ví như dân chủ, nó đã xuất hiện và đã thử nghiệm từ thời cổ đại, thế nhưng đến thời hiện đại thì khái niệm dân chủ mới trở thành hiện thực. Con người chỉ có khả năng ghi chép lại lịch sử chứ ko thể dự đoán và do đó ko thể dùng ý chí của mình áp đặt lên lịch sử được. Những người tôn sùng tính duy lý thường ấu trĩ khi đề cao lý tính(reason) quá mức. Marx hay những nhà lãnh tụ CS, và có lẽ TP cũng vậy, thường hay mắc lỗi này. Và do định kiến quá lớn nên họ thường thiếu sự tôn trọng đối với thực tế. Tiếp theo em sẽ cho thấy, sự bất bình đẳng ko phải như mọi người vẫn nghĩ và hãy thận trọng với những con số thống kê vì nó thường được đem ra để lừa gạt người khác.
ReplyDelete