Tuesday, May 13, 2014
HD-981
Cách đây ngót nghét 20 năm khi tôi mới vào ngành dầu khí, có một sự kiện trong ngành làm tôi rất thắc mắc. Lúc đó ONGC, công ty dầu khí quốc gia Ấn độ, bán lại đặc quyền khai thác một số lô dầu khí ngoài khơi VN cho các công ty nước ngoài. Những quyền này trước đó được Tổng cục dầu khí (tiền thân của PVN) giao cho ONGC với giá rất rẻ nên họ đã "hời to" khi chẳng phải làm gì mà thu được một mớ tiền. Nói theo ngôn ngữ hiện nay là ONGC chạy được và bán lại dự án trên giấy mà chẳng phải đầu tư gì cả.
Điều đáng nói là phía VN lúc đó không những không phàn nàn gì mà thậm chí còn đứng ra giàn xếp cho ONGC đàm phán với các đối tác nước ngoài khác để đẩy nhanh tiến độ. Tôi đem thắc mắc này hỏi một vài đồng nghiệp có thâm niên thì được giải thích rằng giai đoạn cuối thập kỷ 80 - đầu 90 VN còn bị cấm vận nên các công ty dầu khí phương Tây chưa thể vào VN đấu thầu quyền thăm dò khai thác. Nhưng lúc đó VN cần phải "cắm mốc chủ quyền" thật nhanh bằng các hoạt động thăm dò khai thác offshore, ONGC gần như là lựa chọn duy nhất (bên cạnh Zarubezhneft của Nga đã ký liên doanh Vietsovpetro và bắt đầu khai thác Bạch Hổ). Do vậy dù biết ONGC sẽ chẳng làm gì vì họ không có thực lực, phía VN buộc phải giao quyền thăm dò khai thác một số lô cho ONGC trong cuộc chạy đua với TQ khi nước này còn khá yếu và vẫn bị dư âm của sự kiện Thiên An Môn.
Những năm sau đó chiến thuật "cắm cột mốc chủ quyền" bằng cách giao quyền thăm dò khai thác cho các công ty dầu khi nước ngoài đã được cả hai bên sử dụng khi chưa đủ sức tự làm. VN giao cho Mobil, TQ giao cho Creston, nhưng cả hai công ty tư bản này đều "rét" khi tầu chiến của VN và TQ hiện diện. Họ nhận thăm dò khai thác hoàn toàn vì mục đích thương mại nên chẳng dại gì làm công cụ cho VN hay TQ trong cuộc tranh chấp lãnh hải.
Không nhờ được nước ngoài, VN giao cho PVN xây dựng các giàn DK gần khu vực Trường Sa, tuy nhiên năng lực của PVN chỉ làm được giàn cố định ở các khu vực nước nông (100-200m). Trong khi đó CNOOC của TQ với thực lực mạnh hơn nhắm đến các vùng nước sâu (>1000m), là phần lớn cái "lưỡi bò" mà họ tự vẽ, với giàn semi-submersible HD-981. Tôi tin là phía VN/PVN đã theo dõi sát sao quá trình đóng HD-981 và thừa biết thời điểm TQ đem nó xuống Biển Đông đã cận kề.
Đầu năm 2014 nói chuyện vói một insider của PVN tôi được biết phía VN đã cố tìm đối tác triển khai thăm dò khai thác ở các vùng tranh chấp với TQ (nước sâu). Tuy nhiên chỉ có Nga có khả năng tham gia, cả về mặt công nghệ lẫn khả năng đối đầu với TQ nếu có đụng độ. Rất không may cho VN, sự kiện Ukraine xảy ra đã đẩy Nga và TQ lại gần nhau quá nhanh và hiển nhiên Putin đã chọn ngả về phía TQ thay vì VN, cho dù có thể nói VN là quốc gia "thân Nga" vào bậc nhất thế giới. Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Putin biết trước việc TQ kéo HD-981 xuống Biển Đông và cuộc tập trân Nga-Trung hoàn toàn không phải tình cờ.
Không dựa được vào Nga, Ấn độ thì 20 năm rồi vẫn chưa đủ mạnh để trở thành đối trọng với TQ, ASEAN chia rẽ như truyền thống vốn có của tổ chức này, VN chỉ còn một con đường ngả về phía Mỹ nếu không muốn bị TQ nuốt trọn Biển Đông. Từ hơn 20 năm trước VN đã hiểu rằng tự mình không thể chống được mộng bành trướng của ông anh phương Bắc và cần phải có đồng minh thay thế Liên Xô đang sụp đổ.
Ở thời điểm hiện tại bằng mọi giá VN phải đuổi được HD-981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của mình, nếu không bước tiếp theo của TQ sẽ là kéo HD-981 đi khắp Biển Đông dù có khoan được dầu hay không. Ngả về phía Mỹ như thế nào tôi không biết, nhưng nếu VN back down khỏi TPP thì đó chắc chắn là dấu hiệu Biển Đông sẽ mất. Nếu đợt đàm phán TPP tới tiến triển tốt, tôi tin không quân/hải quân VN sẽ sớm xuất đầu lộ diện ở khu vực HD-981.
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Em cũng nghĩ là VN cần chơi với Mỹ và rời xa TQ. Thời cuộc đã thay đổi nhiều so với cách đây 20-30 chục năm, nên sự lựa chọn TQ không hợp lý nữa. Trong thời buổi mà các quốc gia có sự gắn kết cao với toàn cầu, thì việc tách rời lệ thuộc kinh tế với TQ sẽ không quá khó khăn. Vấn đề là VN có muốn làm hay không. Và em tin là VN cũng rất muốn chơi với Mỹ, nhưng thế khó là Mỹ yêu cầu gắt gao và nhiều hơn trong vấn đề nhân quyền dân chủ - điều làm đau đầu các giới chức VN!
ReplyDeleteTách rời TQ trong thời buổi toàn cầu hóa, phân công chặt chẽ không chỉ ở chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu, mà còn ở các hoạt động tài chính và phân chia quyền lực chính trị quốc tế nữa là điều bất khả, nếu không nói là ngu xuẩn nhất khi ta nằm ở vị trí yết hầu ngay cạnh TQ. Phải tìm cách chơi bằng được với nó nhưng không để nó muốn bắt nạt thế nào cũng được.
ReplyDeleteCó người nói nên chơi với Nhật, có khi lại dễ hơn?
ReplyDeleteko can phải lo nhiêu nên thỏa thuận với TQ khai thac dc thì chia đôi chưa ko cân phải đanh nhau lam gi
ReplyDeleteCam on bai viet cua tac gia, viec Trung Quoc dua gian khoan HD981 vao them luc dia Viet Nam la khoi dau cho tien trinh thuc hien Giac Mo Trung Hoa duoc khoi xuong tu thoi Mao Trach Dong, bat dau tu nhung am muu tham doc ve mat kinh te doi voi Viet Nam tu thoi Dang Tieu Binh va tiep theo la hanh dong xam lan chu quyen cua Viet Nam vao nam 1979, cai duoc goi la Chien Tranh Bien gioi phia Bac va giat day cho bon phan dong Polpot Iengxari gay ra Chien tranh Bien gioi Tay Nam cung thoi diem do. Roi tiep theo do hang loat hanh dong xam pham chu quyen nghiem trong khac nhu viec chiem bai da Gac Ma vao nam 1988 gay ra su hy sinh cho 64 chien si hai quan, su xam lan chu quyen tren dat lien khi thuc hien cam moc bien gioi la buoc di tiep theo cua Trung Quoc. Tinh huu nghi Viet Nam Trung Quoc tren phuong cham 16 chu vang chi la binh phong cho nhung muu do den toi cua Trung Quoc vi bao doi nay Trung Quoc luon co da tam nuot tron Viet Nam. Thiet nghi viec dua dan khoan HD981 cua Trung Quoc vao them luc dia Viet Nam la thuc hien da tam do, nhan dan Viet Nam phai doan ket tren duoi mot long, binh tinh, khon kheo va mem deo ngoai giao de doi pho voi Trung Quoc.
ReplyDeleteCam on bai viet cua tac gia, viec Trung Quoc dua gian khoan HD981 vao them luc dia Viet Nam la khoi dau cho tien trinh thuc hien Giac Mo Trung Hoa duoc khoi xuong tu thoi Mao Trach Dong, bat dau tu nhung am muu tham doc ve mat kinh te doi voi Viet Nam tu thoi Dang Tieu Binh va tiep theo la hanh dong xam lan chu quyen cua Viet Nam vao nam 1979, cai duoc goi la Chien Tranh Bien gioi phia Bac va giat day cho bon phan dong Polpot Iengxari gay ra Chien tranh Bien gioi Tay Nam cung thoi diem do. Roi tiep theo do hang loat hanh dong xam pham chu quyen nghiem trong khac nhu viec chiem bai da Gac Ma vao nam 1988 gay ra su hy sinh cho 64 chien si hai quan, su xam lan chu quyen tren dat lien khi thuc hien cam moc bien gioi la buoc di tiep theo cua Trung Quoc. Tinh huu nghi Viet Nam Trung Quoc tren phuong cham 16 chu vang chi la binh phong cho nhung muu do den toi cua Trung Quoc vi bao doi nay Trung Quoc luon co da tam nuot tron Viet Nam. Thiet nghi viec dua dan khoan HD981 cua Trung Quoc vao them luc dia Viet Nam la thuc hien da tam do, nhan dan Viet Nam phai doan ket tren duoi mot long, binh tinh, khon kheo va mem deo ngoai giao de doi pho voi Trung Quoc.
ReplyDeleteThis comment has been removed by the author.
ReplyDelete