Friday, October 29, 2010

First 9 months


SGTT có một bài báo "tiết lộ" số liệu mua bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại trên địa bàn TPHCM do NHNN tổng kết (tiếc là không có số liệu cho cả nước). Theo bài báo này, trong 9 tháng đầu năm 2010 các ngân hàng ở TPHCM đã mua vào $44.7, tỷ trong khi bán ra $45.4 tỷ. Như vậy các ngân hàng này bị thâm hụt 0.7 tỷ trong vòng 9 tháng, kể cả sau khi đã được NHNN trợ giúp $1.3 tỷ (trong khi NHNN tuyên bố vẫn mua ròng ngoại tệ). Hiển nhiên việc bị thâm hụt như vậy là áp lực lên cán cân cung-cầu ngoại tệ và gây sức ép mất giá cho VNĐ, chẳng ngân hàng nào muốn trạng thái ngoại tệ của mình xấu đi.

Phân tích thêm những con số trong bài báo của SGTT có thể thấy gần một nửa (47%) lượng ngoại tệ mua được là từ thị trường liên ngân hàng. Tương tự như vậy 45% số ngoại tệ được các ngân hàng bán ra trên thị trường này, có nghĩa là gần nửa lượng giao dịch ngoại tệ phục vụ cho nhu cầu liquidity của các ngân hàng chứ không phải phục vụ trực tiếp cho hoạt động xuất nhập khẩu. Những kẻ xấu miệng có thể nói giới ngân hàng, với đặc quyền được mua bán ngoại tệ, đã lợi dụng mua đi bán lại loanh quanh với nhau để kiếm lời chứ không chịu phục vụ cho doanh nghiệp.

Thực tế số ngoại tệ ngân hàng bán cho các doanh nghiệp chỉ chiếm 48% (21.8 tỷ) trong tổng số ngoại tệ được bán ra, ngược lại 40% (17.9 tỷ) mua vào có nguồn gốc từ doanh nghiệp. Đây mới thực sự phản ánh cung cầu ngoại tệ từ nền kinh tế thực (từ hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư nước ngoài). Hai con số này cho thấy lượng ngoại tệ bị thâm hụt vào khoảng 16.6% số bán ra, cao hơn nhiều nếu so với tổng mua-bán đề cập bên trên (gộp cả mua bán trên thị trường liên ngân hàng và các nguồn khác). Nghĩa là cán cân cung-cầu ngoại tệ từ nền kinh tế thực căng thẳng hơn nhiều so với sức ép thâm hụt trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, ít nhất trên thị trường TPHCM.

Điều này có thể kiểm chứng được bằng số liệu XNK từ website của TCTK. Tài liệu này cho biết trong 9 tháng đầu năm TPHCM có kim ngạch xuất khẩu là $14.1 tỷ trong khi nhập khẩu $22.5 tỷ. Như vậy các ngân hàng ở TPHCM đã mua được số ngoại tệ từ các doanh nghiệp (17.9 tỷ) nhiều hơn kim ngạch xuất khẩu, có lẽ còn từ các nguồn đầu tư nước ngoài giải ngân trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên ở phía bán ra họ chỉ đáp ứng được 97% cho các doanh nghiệp có nhu cầu ngoại tệ (bao gồm doanh nghiệp nhập khẩu), có lẽ các doanh nghiệp này phải mua thêm ngoại tệ từ các địa phương khác và/hoặc từ thị trường chợ đen (xem thêm bài của SGTT). Chả trách giá USD chợ đen trong tháng 10 tăng phi mã.

Một điểm nữa, cũng theo TCTK, trong 9 tháng đầu năm cả nước nhập khẩu $60 tỷ tăng 22% so với cùng kỳ năm 2009. Riêng TPHCM nhập $22.5 tỷ, tăng 15.6% so với cùng kỳ. Điều này có nghĩa là loại trừ TPHCM, phần còn lại của VN đã nhập khẩu $37.5 tỷ và tăng 25.8% so với cùng kỳ năm 2009. Không rõ bao nhiêu phần trăm tăng nhập khẩu đó là hàng hóa dịch vụ phục vụ cho Đại lễ.


13 comments:

  1. @BS Hồ Hải: Nhiều câu hỏi nhỏ em còn không biết trả lời thế nào, huống hồ câu hỏi lớn của bác. Xin bác thứ lỗi cho em nhé :-)

    Em đọc entry của bác và phần comments ở dưới, thấy bác và các commenters có vẻ thiên về conspiracy theories nên em càng bó tay. Những cái này bác phải hỏi những người "thạo tin" hơn là giới academic như em. Nhưng em tán thành dự báo của bác về một đợt nâng lãi suất sắp tới. Trong phần Links của tháng này em vừa link recommendation của Jim Walker về việc tăng lãi suất thêm 2%.

    ReplyDelete
  2. Thông thường thì người ta có thói quen tìm kiếm một lý do để giải thích cho một sự kiện nào đó. Việc USD tự do đột ngột tăng giá gần đây, theo em nghĩ, đó là kết quả của một quá trình chứ ko phải là một sự kiện riêng lẻ. Việc quy cho lễ hội 1000TL, hay là các khoản vay USD đến lúc đáo hạn (đầu năm DN trong nước vay bằng USD rất nhiều)... không phải là nguyên nhân chủ yếu, mà chỉ có thể nói nó là giọt nước làm tràn ly thôi. Đó là kết quả của việc mở rộng tín dụng, chi tiêu công quá đà trong một giai đoạn quá dài, cộng với việc để VND cao hơn giá trị thực quá lâu. Như thế, những bất cân đối ko thể điều chỉnh về trạng thái cân bằng được, và những bất cân đối đó ngày càng khuếch đại theo thời gian. Giống như Anh năm 1992 vậy, không phải Soros phá giá đồng bảng, dù có Soros hay không thì sớm muộn gì Ngân hàng Anh cũng phải phá giá đồng bảng thôi. Ko biết "con bạc" NHNN có nướng hết lượng dự trữ hay chưa đây???

    Hì... em chỉ là dân đầu cơ, vỡ lòng một ít kinh tế học(thực sự em mê kinh tế học, còn đầu cơ là để kiếm tiền nuôi thân). Vài lời mong anh Giang chỉ điểm. Tuần trước em có đọc qua bài phân tích của anh về tăng trưởng tín dụng của VN và so sánh với các nước Đông Nam Á, nó gợi ý cho em rất nhiều, khi thấy USD tự do tăng cao, ngay em lập tức chuyển chứng khoán sang tiền mặt. Theo em nghĩ, bây giờ mới thấy có vài con gián à, còn một ổ gián nằm đâu đó mà chúng ta chưa thấy.

    ReplyDelete
  3. @Anonymous: Anh cũng nhớ có đọc đâu đó cách đây 2-3 tháng là đến tháng 9 hoặc tháng 10 nhiều hợp đồng vay USD hồi đầu năm sẽ đáo hạn và tỷ giá sẽ biến động mạnh. Tiếc là anh chưa tìm được reference để give credit cho người đó.

    ReplyDelete
  4. Thấy Trần Hoàng Ngân cái này có vẻ hay, nhưng sẽ khó thực hiện lắm đây:
    "Thưa ông, có chuyên gia cho rằng VND được định giá quá cao, cần phải đưa tỉ giá lên mức cao hơn. Nay tỉ giá đang tăng cao, vậy có nên kềm lại?

    - Tỉ giá tác động đến nhiều lĩnh vực nhưng lại là con dao hai lưỡi, được mặt này sẽ mất mặt kia. Việc điều hành tỉ giá vì thế không thể dựa vào lý thuyết hay mô hình của các nước. Nếu để tỉ giá tăng cao sẽ phá vỡ ổn định kinh tế vĩ mô, lạm phát không kiểm soát nổi. Chúng ta cứ tăng tỉ giá, đưa ra mức mới thì thị trường lại muốn lên mức cao hơn và cuộc đua sẽ không bao giờ dừng. Những năm qua, nhiều ý kiến cho rằng nhập siêu là do định giá VND quá cao, khuyến khích nhập khẩu vì hàng hóa nhập về sẽ rẻ hơn. Nhưng nhiều lần chúng ta tăng tỉ giá, nhập siêu vẫn cao.

    Việt Nam phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu, tăng tỉ giá cũng có nghĩa tăng chi phí đầu vào của nguyên vật liệu, lạm phát sẽ bị thổi bùng lên. Mà lạm phát cao có nghĩa đời sống người dân đi xuống. Vì vậy, phải điều hành tỉ giá sao cho vẫn thu hút được đầu tư, khuyến khích xuất khẩu, kiểm soát nhập khẩu, nhưng vẫn đảm bảo kiểm soát được lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô".

    ReplyDelete
  5. Sao các chính trị gia lại hay lựa chọn cách khờ dại nhất nhỉ??? Ko biết cái ông Ngân đó học lớp mấy rồi mà phát biểu như vậy nhỉ???

    Thông thường thị trường sẽ tự điều chỉnh, nhưng vấn đề tỉ giá đã đi quá xa, có thể trở về trạng thái cân bằng được ko??? Hiện nay giống như nhà nước đang gián tiếp trợ cấp hàng hóa nước ngoài vậy. Anh Giang có lập luận nào cho thấy tỉ giá sẽ dần ổn định ko??? Còn theo quan điểm của em thì lượng dự trữ của VN như muối bỏ biển. Nhà nước trợ cấp tiêu dùng (chắc chỉ ưu tiên cho những công ty NN) thì dân cứ thoải mái tiêu xài, quá trình rời xa trạng thái cân bằng đó cứ tiếp tục thì NHNN chịu đựng được bao lâu??? Theo anh Giang thì hiện nay lượng dự trữ ngoại hối của VN còn bao nhiêu???

    ReplyDelete
  6. Còn việc nâng lãi suất, lúc nền kinh tế bình thường thì rất có tác dụng, nhưng với điều kiện hiện nay thì theo em nghĩ ko có hiệu quả mấy. Một phần nó gây khó khăn cho các DN, như thế kinh tế trì trệ => giảm thu ngân sách, ảnh hưởng đến xuất khẩu. Phần khác, với tâm lý của market như thế này thì dòng tiền khó mà quay lại, nó vẫn nằm trong vàng và ngoại tệ. Nhận định của am như vậy có vấn đề gì ko, mong anh chỉ giáo!!!

    Thanks!

    ReplyDelete
  7. @Thuong: tôi có trao đổi về ý kiến của GS Trần Hoàng Ngân trong entry Links của tháng này.

    @Anonymous (Nov 4, 4:45AM): Mỗi người có cách nhìn, quan điểm, và mục đích khác nhau khi phát biểu, tôi nghĩ mọi người phải tôn trọng quyền được phát biểu đó. Nếu bạn không đồng ý thì cứ phê phán, chỉ trích những lập luận của người khác nhưng không nên chỉ trích cá nhân.

    Tôi không biết dự trữ ngoại hối quốc gia chính xác còn bao nhiêu, mà có biết cũng không đưa lên blog công khai được vì đó là bí mật quốc gia. Tuy nhiên có thể ước tính theo những gì báo chí đưa tin: dự trữ còn khoảng 6-7 tuần nhập khẩu, nghĩa là khoảng 11-14 tỷ. Đây không phải là con số lớn nhưng nếu dùng để điều hòa liquidity trên thị trường thì vẫn đủ. Nếu tin vào số 45000 tỷ VNĐ bị rút ra để mua vàng và ngoại tệ thì số tiền đó tương đương với khoảng 2.3 tỷ USD, dự trữ ngoại hối đủ sức bù cho thiếu hụt thanh khoản tạm thời trên thị trường. Vấn đề là về lâu dài nếu VNĐ không được điều chỉnh về đúng fair value thì thiếu hụt thanh khoản sẽ biến thành mất cân bằng cung cầu và không thể trông chờ vào dự trữ ngoại hối được.

    Việc tăng lãi suất (mạnh) vào lúc này là cần thiết để trấn an thị trường. Đây là liều thuốc đắng cho nền kinh tế nhưng VN phải chấp nhận. Về lâu dài để khôi phục lại niềm tin của người dân và nhà đầu tư vào VNĐ, VN phải giải quyết 2 vấn đề: lạm phát + trade deficit. Đằng sau 2 vấn đề đó là budget deficit (eg. Vinashin, đường sắt cao tốc,...) và tốc độ tăng trưởng quá cao để phục vụ cho mục tiêu chính trị.

    ReplyDelete
  8. "Tại đây, các thành viên Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước đều chung nhận định rằng, tỷ giá căng thẳng xuất phát từ nhiều yếu tố, nhưng nổi lên trong đó là lạm phát và nhập siêu." - Nguyễn Văn Giàu.

    Hóa ra tôi cũng có cùng quan điểm với các thành viên Chính phủ, vinh dự ghê :-)

    ReplyDelete
  9. Hì... thanks anh Giang nhắc nhở, đúng là ko nên chỉ trích cá nhân bất cứ người nào. Đó là một điều tối kị mà em ko để ý.

    Anh Giang ui, số tiền 45000 tỷ đó phải có người bán vàng & USD rồi giữ nó chứ. Với số tiền đó chẳng lẽ đem về nhà rồi để nó dưới gối??? Em nghĩ rằng có thể NHNN đang rút bớt số lượng tiền tệ đang lưu thông. Em nghĩ như vậy có đúng ko anh???

    ReplyDelete
  10. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  11. http://dvt.vn/20101106085246794p69c72/thong-tin-tien-gui-tiet-kiem-giam-la-khong-chinh-xac.htm

    Bác Giàu nói bác Thúy nói không chính xác.

    ReplyDelete
  12. @Anonymous (Nov 6, 3:01AM): NHNN hay các central banks chỉ kiểm soát được base money, còn tổng phương tiện thanh toán (vd M2, M3) thì còn phụ thuộc vào money multiplier. Bởi vậy khi deposit giảm không nhất thiết là NHNN rút tiền về (giảm base money) mà có thể multiplier giảm, rất phù hợp trong trường hợp này.

    @Duy Linh: Thank for your info.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.