Thursday, November 8, 2012

Quick notes


1. Vấn đề nợ xấu lại được hâm nóng trở lại mấy ngày gần đây. Như đã nghi ngờ trong entry Bad Debt tôi cho rằng nó được dựng dậy để mask một số vấn đề (kinh tế/chính trị) nào đó. Thực sự tôi không tin nợ xấu là "cục máu đông" làm nghẽn mạch dòng vốn của nền kinh tế. Nó đúng là một vấn nạn phải giải quyết nhưng không phải crucial/urgent cho nền VN ở thời điểm này. Tín dụng ngân hàng không tăng vì ngân hàng không muốn cho những đối tượng có rủi ro cao vay còn những khách hàng có credit worthiness tốt không muốn vay vì demand cho sản phẩm của họ yếu.

Nói vậy không có nghĩa là phải "kích cầu" để tăng aggregate demand. Thực ra AD yếu vì kinh tế thế giới đang suy yếu và tỷ gía VND không giúp gì cho competitiveness của hàng VN. Quan trọng hơn nền kinh tế VN đang trong giai đoạn deleveraging sau khi đã tích tụ (private+public/SOE) debt quá nhiều trong những năm qua, national debt và bank assets cần thời gian để giảm dần. Một lý do quan trọng nữa là những xáo trộn trong hệ thống ngân hàng và political uncertainty gần đây cũng cản trở các hoạt động kinh tế. Quan điểm của tôi trong thời điểm này là VN nên tập trung xây dựng/củng cố safety net cho nhân dân và thực hiện structural reform chứ đừng quá obsess (tôn thờ?) tốc độ tăng trưởng.

2. Nhiều người, nhất là báo/blog "lề trái" khăng khăng cho rằng tỷ lệ nợ xấu của VN phải rất cao, bằng chứng là các tổ chức quốc tế như Fitch/Moody hay Barclays đánh giá nợ xấu của VN phải 11-13% hoặc cao hơn nữa. Tôi không tin bất kỳ tổ chức quốc tế nào, kể cả IMF, có thông tin về nợ xấu chính xác hơn thông tin của NHNN. Họ (các tổ chức QT) chỉ ước đoán dựa vào số liệu từ NHNN và một số assumptions khác (tôi cũng có thể ước đoán như vậy, vd tăng số của NHNN lên 30%). Những con số ước đoán như vậy không có ý nghĩa về mặt chính sách (xem thêm bên dưới), mà chỉ có ý nghĩa cho chính các tổ chức QT đó khi phải viết báo cáo cho khách hàng. Cũng xin nhắc lại trên thế giới không hề có một bộ tiêu chuẩn nợ xấu quốc tế thống nhất, những ai nói nợ xấu "tính theo tiêu chuẩn quốc tế" phải bằng xyz% chứng tỏ không có kiến thức chuyên môn mà chỉ nói bừa.

3. Tỷ lệ nợ xấu là bao nhiêu thực ra không quan trọng bằng các ngân hàng có đủ buffer đối mặt với số nợ xấu của họ hay không. Buffer ở đây là trích lập dự phòng và owner's equity, tôi ủng hộ chính sách không cho các ngân hàng chia cổ tức (hoặc buy back) nếu buffer này chưa đủ hoặc quá ít. Stress test là phương pháp được nhiều central bank sử dụng để đánh giá buffer của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng phải write off nợ xấu trong khi không đủ buffer họ sẽ phải phá sản hoặc phải có ai đó bơm thêm vốn, có thể là private investors (nội/ngoại) hoặc chính phủ/NHNN/SCIC.

Những ý kiến cho rằng phải thiết lập thị trường mua bán nợ xấu và/hoặc thành lập AMC của nhà nước thực ra không sai nhưng sẽ mất nhiều thời gian. Trong khi đó capital injection (có thể giảm bớt đầu tư công để lấy nguồn vốn và/hoặc chính phủ/NHNN phát hành bond/notes để huy động vốn) có tác dụng nhanh và trực tiếp hơn. Tôi prefer phương án để một vài ngân hàng phá sản, hãy nhìn gương Thailand và Indonesia đã chấp nhận đau hồi 97-99 để giờ đây trở thành những nền kinh tế rất vững vàng.

4. Vấn đề huy động vàng cũng lại được dựng dậy, không biết đến bao giờ ý tưởng này mới chết. Xin nhắc lại ngay cả nếu NHNN "huy động" được toàn bộ số vàng người dân đang cất giữ nhưng không cho xuất ra thị trường thế giới, sẽ chẳng có một nguồn lực nào thêm cho nền kinh tế cả. Vàng không có công dụng thực tế (trừ một số ít làm trang sức), huy động vàng (mà không xuất khẩu) sẽ chỉ tương đương như tăng money supply, điều NHNN hoàn toàn có thể làm được mà không cần phải loay hoay với kế hoạch "huy động vàng trong dân". NHNN liệu có dám xuất toàn bộ số vàng "huy động" được lấy ngoại tệ về không?

5. Việc tuyên bố SJC là thương hiệu vàng quốc gia rồi những vụ lình xình kèm theo là điều không nên có vào lúc này. NHNN có rất nhiều thứ quan trọng hơn phải làm chứ không phải đi giải quyết những vụ nhái thương hiệu hay vàng thiếu tuổi. Một nghịch lý là trong khi NHNN tìm cách chống lại vàng hóa thì cơ quan này lại đặt ra một tiêu chuẩn cho vàng miếng, vốn dĩ chỉ có chức năng tiền tệ. Vàng nhập về VN nếu đã được đóng dấu chất lượng của các ngân hàng Anh, Thụy sĩ rồi thì cán ra làm vàng miếng SJC chỉ béo bở cho công ty này, chưa kể sau này cần xuất ra nước ngoài có khách hàng nào tin vào thương hiệu SJC của VN không?

6. Nói ACB (hay bất kỳ ngân hàng) nào lỗ hàng nghìn tỷ đồng vì bán vàng của dân gửi lúc giá thấp rồi phải mua vào lúc giá cao để trả cho dân thực ra không phản ánh đầy đủ rủi ro giá vàng mà ngân hàng này đối mặt. Ngân hàng khi bán vàng trong nước họ phải hedge bằng cách mua gold derivatives bên ngoài. ACB có thể đã không hedge, underhedge, hoặc hedge không đúng cách (bị basis risk), nên không bù trừ được rủi ro giá biến động. Bởi vậy phải xem hedging policy của ACB như thế nào, lợi nhuận từ hedging ở nước ngoài (nếu có) đang nằm ở đâu, chí ít auditor của ACB phải biết vấn đề này.


50 comments:

  1. Bác Giang cho cháu hỏi về cuốn sách Macroeconomics for mbas and masters of finance được không bác? Cháu đang muốn tìm hiểu về cuốn sách này những chưa biết có phù hợp với trình độ hay không? Cháu vừa tốt nghiệp đại học ngành Tài chính ngân hàng. Cảm ơn Bác Giang nhiều!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi không biết quyển sách đó nên không tư ván cho bạn được. Trên nguyên tác bạn đã tốt nghiệp đại học thì sách cho MBA và master là đúng trình độ của bạn.

      Delete
    2. Vậy theo Bác Giang thì cuốn sách nào cần đọc ở trình độ master hả bác?

      Delete
    3. Ngày xưa tôi học quyển của Dornbusch & Fischer thấy rất tốt.

      Delete
  2. 6. Em có thể nói qua với bác Giang về chuyện bán vàng của ACB. Cái đó nó có thể chia làm 2 phần. Một phần ACB tự bán (giới hạn 40% theo quy định)và phần còn lại ACB cho các "đối tác" vay. Các đối tác này thực ra cũng là các pháp nhân kinh doanh vàng, nhưng trong giao dịch với ACB thì nó lại mang tính chất là "vàng tài khoản". Đối tác vay vàng để bán ra thị trường (đầu cơ giá xuống). Ngân hàng kiểm soát rủi ro bằng cách bắt đối tác phải gửi lại tiền bán vàng vào NH như là phần tài sản đảm bảo cộng thêm một phần margin nữa. Vì vậy, các web lề trái mới nói là ACB tiếp tay...bán khống hàng triệu lượng vàng là vì thế.
    Khi giá vàng quốc tế tăng khiến các khoản bán khống này chạm ngưỡng call, ngân hàng "xử lý" bằng cách dùng tiền ở tài khoản đảm bảo kia để mua vàng vào nên mới gây loạn giá như vừa rồi và giá vàng hiện giờ vẫn luôn rất cao như vậy vì cái cầu tiềm năng này còn rất lớn. Và cũng như bác nói, chỉ có NHNN mới biết chính xác con số là bao nhiêu.
    Với phần NH tự bán, ACB có thực hiện hedge đủ bằng derivative ở nước ngoài. Nhưng nó vẫn bị lỗ do chênh lệch giá vàng trong nước và quốc tế.
    ACB cũng cho đối tác mua khống vàng nữa. Và các tài khoản này cũng "chốt lãi" trong đợt đỉnh vừa rồi. Việc xử lý đối ứng hai giao dịch này là nguyên nhân chính khiến cho tổng TS của ACB "bay" mất hơn 60 ngàn tỷ trong quý 3.
    Cái lỗi ở đây là NH đã để quy mô của cái thị trường ảo đó vượt quá xa so với thị trường thật.
    Một vấn đề nữa ở đây là: với một hoạt động đầy rủi ro như thế, nó trọng yếu trên tất cả các khía cạnh, nhưng em không thấy có bất kỳ một dòng thuyết minh nào trên các báo cáo của nó cả, và ngay cả các auditor của nó cũng lờ đi?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn Ha Ngan Dao có thể nói rõ hơn về nghiệp vụ này của ACB không?
      1) ACB cho các đối tác vay để bán với mục đích là gì?
      2)Phần ngân hàng tự bán, ACB hegde rồi nhưng sao vẫn lỗ vậy?
      Cám ơn bạn rất nhiều!

      Delete
    2. @Ha Ngan Dao: Cám ơn bạn đã cung cấp thông tin. Về vấn đề cho vay vàng để khách hàng bán khống, không bàn về tính legality, ACB bị mất tiền như vậy chứng tỏ gọi margin call quá trễ và/hoặc initial margin quá ít. Nếu tôi là risk manager của ACB ngay khi biết khách hàng không có khả năng deposit thêm margin thì tôi sẽ mua gold derivatives bên ngoài chứ không hùng hục đi vét physical gold trong nước như vậy.

      Việc giá trong nước chênh lệch với giá thế giới là điều có thể dự đoán được (basis risk), bởi vậy tôi mới nói có thể ACB hedge không đúng cách (tính hedge ratio sai).

      Delete
    3. @ bác ẩn danh: Đối tác của ACB là hang trăm DNTN có giấy phép kinh doanh vàng. Họ được phép mua, bán và …cả vay vàng, còn ACB thì tất nhiên là được phép cho họ vay vàng rồi. Khi họ nhận định giá vàng xuống, họ bán hết hang của họ thì vay tiếp để bán. Tiền bán vàng họ gửi lại vào NH thì có them lãi suất tiền gửi. Chỗ này họ cũng tính tương tự như chiến lược của chính ACB đó.
      ACB hedge rồi vẫn lỗ là vì chênh lệch giá trong nước và quốc tế. Ví dụ, khi NH bán vàng ở mức giá 1600$ và thu tiền VND là 46tr. Họ thu về 46tr và đem kinh doanh trên LNH + mua call opt ở mức X=1600$. Giá quốc tế lên 1610$ (với tỉ giá 20k/1$), họ thực hiện quyền call thu lãi 10$, nhưng giá vàng trong nước lúc đó là 47tr. Họ bị lỗ 800k ( 800=1tr-200).
      @bác Giang: cái legality thì em đã nói ở trên, đối tác của họ được phép kinh doanh vàng, và pháp luật thì không có chỗ nào cấm họ vay thì phải, và theo lập luận của cụ Giá thì như thế là được phép làm. Còn cách diễn giải của nhà nước thế nào thì em cũng chịu.
      ACB có thể không call trễ, còn mức margin theo thông lệ trước đây là 7%, call ở 4%. Bình thường thì nghiệp vụ này có vẻ rất an toàn, vì ngoài initial margin, tài sản đảm bảo còn là phần chênh lãi suất (lãi tiền gửi VND – lãi vay vàng). Nhưng khó khăn ở chỗ, chênh lệch giá vàng có lúc lên hơn 6% (3tr/47tr)…
      Họ không mua thêm derivatives được mà buộc phải mua vàng vật chất vì mấy lý do sau:
      - NHNN ra chỉ dấu không cho nhập vàng
      - NHNN ra lệnh ngừng huy động vào 25/11 trong khi nếu xem báo cáo của ACB có thể thấy gần như toàn bộ số dư “chứng chỉ vàng huy động” là dưới 1 năm. Như vậy, giả sử ACB có đảo được 100% vào 24/11 thì cũng chỉ còn 1 năm nữa để NH phải có đủ số vàng vật chất trả cho người gửi. Bác cứ thử làm một phép tính xem, liệu có cách nào để họ có đủ vàng trong 1 năm không (số dư 30/9 là 35k tỷ). Em nghĩ đây cũng chính là lý do vì sao giá vàng vẫn tiếp tục chênh lệch và thậm chí, khi giá vàng qt giảm thì chênh lệch lại gia tăng, hiện đã quanh 4tr.
      Bác bảo họ tính hedge ratio sai thì đúng rồi. Nhưng thực tế quả là quá khó cho ACB. Vấn đề là ở chỗ cung -cầu vàng vật chất trong nước quá khác nhau, nên con số chênh lệch giá vàng trong và ngoài nước em nghĩ không thể có mô hình nào tính ra được. Quy mô của nó đã vượt quá xa sức chịu đựng của thị trường vàng thực. Nhưng ở đây cũng phải thấy một góc khác, họ cũng là nạn nhân của cái kiểu “thí điểm” huy động cho vay vàng và chính sách bán vàng bình ổn giá. Em nghĩ nếu cứ tiếp tục thì cũng chẳng có gì xảy ra. Vì nếu loại trừ yếu tố chênh lệch giá, với chênh lệch ls huy động vàng 2% và ls cho vay tiền đồng cỡ 15%, họ vẫn có mức đệm rất an toàn cho biến động giá vàng qt ngay cả khi không hedge gì?

      Delete
    4. Nếu ở đây ACB và ông Giá chắc sẽ bị kết tội "knowingly assist". Luật không cấm cho vay vàng nhưng cấm short selling và ACB biết rõ khách hàng vay để short sell.

      Tất nhiên trước sau gì ACB cũng phải mua physical gold để settle với depositors, nhưng với một lượng lớn như thế thì phải rải ra mua từ từ và/hoặc lobby NHNN xin nhập vàng và/hoặc gia hạn thời gian tất toán.

      Mục đích mua gold derivatives bên ngoài không phải để thay physical gold purchase trong nước mà là giảm thiểu rủi ro giá vàng vào P&L khi họ phải mua vàng (trong nước) để tất toán.

      Tôi đồng ý với bạn ACB là nạn nhân của một số chính sách tồi của NHNN, nhưng tôi vẫn cho rằng con số lỗ vừa qua có phần của quản trị rủi ro kém của ngân hàng này.

      Delete
    5. Câu chuyện bán Vàng của ACB thật ra phức tạp hơn nhiều những gì mọi người suy đoán. ACB huy động vàng (lãi suất giả sử 2%/năm), bán vàng ra theo hai cách:

      1. Theo thông tư 32 để bình ổn thị trường. Ngay sau đó ACB mua đối ứng Vàng Tài khoản nước ngoài để cân bằng trạng thái. Giả sử ngày tạo lập trạng thái, chênh lệch giá vàng trong nước - giá vàng nước ngoài = 2tr/lượng --> ACB ghi nhận lãi 2tr. Đồng thời, vàng bán trong nước thu được VND, một phần mua USD mang đi cho vay lãi suất 5-20%/năm --> Lợi cả đôi đường. Tuy nhiên, về sau này khi phải tất toán Vàng gửi của khách hàng, ACB buộc phải mua vàng trong nước, bán vàng nước ngoài do NHNN k cho phép nhập khẩu, mức chênh lệch trong ngoài lên tới 3.2-3.7tr/lượng --> ghi nhận lỗ khủng.

      2. Bán Vàng thông qua các cặp Mua forward, bán forward kí quỹ 100% vàng và tiền mặt, và Bán Call + Mua Put với đối tác trong nước, đồng thời thực hiện Mua Call + Bán Put với đối tác nước ngoài (Saxobank). Xét về bản chất giống hệt như việc ACB trực tiếp bán vàng và kết quả thì hoàn toàn tương tự.

      Lỗ lớn của ACB k phải do quản trị rủi ro kém mà do bầu Kiên bị bắt, thị trường tài chính VN bị rúng động, khiến ACB buộc phải đóng trạng thái sớm, khiến số lỗ dồn hết vào 2012. Nếu bầu Kiên còn tự do thì ACB đã có thể thong thả đóng trạng thái qua nhiều năm và câu chuyện vàng sẽ k bao giờ tốn nhiều giấy mực như hiện tại.

      Delete
    6. @ bác ẩn danh
      về cái mục số 2, em là em cứ bóc trần nó ra là tội tổ chức đánh bạc. Nói nôm na là cho khách hàng mua khống và bán khống. ACB phải "loằng ngoằng hoá" như thế vừa để cho nó phức tạp và vừa để lách mà thôi. Chẳng hạn, khi cho vay vàng để khách "bán khống", NH sẽ làm thêm một hợp đồng mua kỳ hạn và bắt khách hàng phải ký quỹ toàn bộ số tiền bán vàng đó cộng thêm một phần margin nữa. Ngược lại, khi cho khách hàng mua khống vàng, NH lập thêm hợp đồng bán vàng kỳ hạn cho khách và bắt khách hàng để lại số vàng đó ở NH làm đảm bảo. Về mặt giấy tờ, sẽ không có bất kỳ thuật ngữ mua khống hay bán khống nào được nhắc đến, chỉ có các hợp đồng kì hạn, các hợp đồng vay thế chấp vàng.v.v...Em nói thế có đúng không bác ?

      Delete
    7. @ Ngan: Mục số 2 cũng k phải là tổ chức đánh bạc bạn ạ, vì các đối tác trong nước chỉ đóng vai trò trung gian để ACB bán Vàng ra ngoài mà k bị vượt quá hạn mức âm trạng thái > 20% vốn tự có. Các đối tác này (thật ra là các công ty "con" của ACB, được đầu tư, sở hữu chéo)k được lợi/lỗ gì trong các cặp giao dịch, bao nhiêu rủi ro ACB đều gánh chịu hết.

      Trạng thái bán Vàng của ACB đến cuối tháng 7 khoảng 150k lượng ACB bán trực tiếp, và 650k lượng ACB bán qua các công ty. Tông số lỗ do đóng trạng thái ước đạt 2.4 - 2.5 ngàn tỷ. Đến cuối 2012, Ngan sẽ thấy con số này. Vì vậy với ACB, hãy quên 2012 và 2013 đi.

      Delete
    8. Bác cho em hỏi, ví dụ khi ACB bán vàng trực tiếp ra ngòai thì còn thu được tiền để kinh doanh. Nhưng khi bán vàng thông qua các công ty con, thì ACB được lợi gì vậy bác? Và em không hiểu vì sao khi bán thông qua các công ty con, ACB có thể lách được hạn mức âm trạng thái 20% vốn tự có?

      Delete
    9. @Ha Ngan Dao: 35k phải cover trong 1 năm thì đâu có lớn, họ cũng cover xong rồi, vấn đề vàng là của các NH nhỏ, cầm vàng huy động đi thế chấp giờ mất thanh khoản vàng thôi.
      @Anonymous: ACB có dám bán khống 650k vàng mà ko hedging giá thì kể cũng khó tin. Còn 150k bán trực tiep bình ổn thì mức chênh tăng lên lúc cover trạng thái so với lúc bán là 2tr, thì lỗ cũng có 300ty (chưa tính phần chênh ls VND-Vàng), ko đến mức 2.5k tỷ chứ??

      Delete
    10. Thế này nhé, ví dụ ACB bán Vàng trong nước với giá 40tr/lượng, ACB k cần phải hedge vì đơn giản ACB đã ngay lập tức đóng trạng thái bằng cách mua Vàng Tài khoản ở nước ngoài, với giá quy đổi 38tr/lượng --> ACB ghi nhận lãi ngay lập tức 2tr/lượng.

      Vấn đề ở chỗ, Vàng ACB đã bán là vàng vật chất huy động từ khách hàng, nay NHNN k cho huy động nữa, nên ACB có 2 cách xử lý: a. Nhập khẩu Vàng từ nước ngoài về theo số vàng tài khoản đã mua. Tuy nhiên, NHNN k cho nhập khẩu nên ACB chỉ còn cách b. Mua vàng trong nước và lại bán Vàng tài khoản.

      Khi thực hiện Mua vàng trong nước, bán vàng nước ngoài, chênh lệch trong - ngoài 3.2-3.7tr/lượng ACB phải lãnh đủ. Đó là nguyên nhân vì sao ACB công bố lỗ kinh doanh ngoại tệ 1,144 tỷ đồng trong Q3.

      Chênh lệch lãi suất VND/USD-Vàng thì đã ăn hết thông qua thu nhập lãi rồi, còn số lỗ thì ghi nhận kinh doanh ngoại tệ.

      Việc bán 650k qua các cty xét về bản chất thì giống hệt việc ACB bán vàng trực tiếp, kết quả & hậu quả là hoàn toàn tương tự. ACB có tiền vì các cty sau khi bán vàng ra lấy VND, phải đem số tiền này gửi lại ACB với lãi suất 2-4%.

      Delete
    11. @bác ẩn danh có thể nói rõ thêm về việc cho đối tác mua khống vàng không ? - cái nghiệp vụ cho vay VND với tài sản bảo đảm bằng vàng ý. Em không hiểu ý bác là nếu ACB giao dịch thông qua các công ty con chỉ nhằm mục đích để bán được số vàng cần thiết thì họ cho mua khống làm gì?

      Delete
    12. Cái 650k bán khống thì đâu được NHNN cấp phép mua derivatives đâu bác Anonymous?

      Delete
    13. Tại sao ACB phải buộc đóng toàn bộ trạng thái vàng sau khi bầu Kiên bị bắt? Nếu vì thanh khoản thì chỉ cần cover một phần nhỏ của số 650K+150K thôi chứ? Cho nên nếu thực sự ACB đã đóng toàn bộ trạng thái như vậy tôi vẫn kết luận là risk management sai lầm.

      Một nguyên tắc hedging cơ bản là hedge ratio có thể khác 1 để cover basic risk (tính cụ thể thế nào còn tùy từng trường hợp). Bởi vậy nếu ACB hedge chuẩn thì phải mua derivatives bên ngoài nhiều hơn số physical gold đã bán trong nước. Tất nhiên không bao giờ chính xác nhưng không thể có chuyện bị lỗ nặng vì basis risk, i.e. giá vàng trong nước cao hơn giá thế giới.

      @Daipv: ACB bán khống chui thì cũng dám hedge chui chứ.

      Delete
    14. @Ngan: ACB k cho đối tác nào mua khống vàng bạn ạ. Chuyện ACB cho cá nhân/công ty nào đó vay VND lãi suất Vàng thì có, tuy nhiên cái này đã chấm dứt từ lâu. Hoạt động này về bản chất là ACB bán vàng lấy VND cho vay với lãi suất Vàng và khách hàng cam kết trả nợ VND theo giá vàng - tức khách hàng tự chịu rủi ro về giá vàng.

      ACB bán vàng qua các công ty thông qua thực hiện đồng thời các cặp sản phẩm: Bán forward ký quỹ 100% Vàng, mua forward Vàng đối tác kí quỹ 100% VND; Bán Call + mua Put với đối tác trong nước. Mua Call + Bán Put với đối tác nước ngoài. Nếu mọi ng` viết các công thức này xuống thì sẽ nhận thấy nó giống gần y hệt bán vàng spot trong nước mua vàng tài khoản nước ngoài.

      @Bác Giang Lê: Hạn chót đóng trạng thái theo TT22 của NHNN là 25/11/2012 về sau sửa lại thành 30/06/2013, nhưng bầu K bị bắt, k còn ai che chắn pháp lý cho ACB, ban lãnh đạo ai cũng sợ liên lụy vì vậy bằng mọi giá phải đóng trạng thái trước 31/12/2012. Nếu còn bầu K thì ACB cứ nhùng nhằng dây dưa đóng bao h cũng được, lỗ trải đều trong 20 năm thì chắc chả thấm vào đâu.

      Delete
  3. con xin lỗi chú giang vì đã đem bài của chú comment qua bài "phát hành chứng chỉ vàng" nhà chú Lý, tại con thấy bài của chú Lý hay qua nên muốn hiểu kỹ thôi ạ.
    Đây là replay của chú Lý về bài của chú:
    Lý ToétNovember 8, 2012 4:18 PM
    TS Giang viết như thế này làm sao lãnh tụ đọc được. Còn đám thầy dùi lãnh tụ đọc cái này chắc chắn sẽ suy diễn khác đi.

    TS còn nói vàng không có công dụng. Ô hay, có ai mang vàng cẩn vào BĐS đâu, vàng người ta bán lấy tiền để chuyển thành vốn đấy chứ.

    Tóm lại, máy móc phức tạp mà không có phụ tùng và linh kiện thì cày bằng trâu nhanh hơn.






    ReplyDelete
    Replies
    1. Tôi lấy ví dụ thế này. Ông A có X cây vàng muốn bán đi để lấy Y tỷ đồng để kinh doanh, ông ấy có 3 phương án: (i) bán cho ông B trên thị trường VN, (ii) bán cho bà C bên Cambodia, (iii) bán cho ông Bình NHNN.

      Phương án (i) ông A có Y tỷ đồng nghĩa với ông B không có Y tỷ đó, số vốn lưu động trong nền kinh tế không đổi (ông A giảm saving để đầu tư buộc ông B phải tăng saving tương ứng). Phương án (iii) ông Bình in Y tỷ đồng mua vàng của ông A, đó chính là tăng cung tiền. Điều này có real effect vào nền kinh tế hay không hay chỉ làm tăng lạm phát là điều còn tranh cãi, nhưng ý của tôi là ông Bình có thể tăng cung tiền mà không cần phải mua vàng của ông A.

      Chỉ có phương án (ii) là ông A làm tăng nguồn lực của nền kinh tế trong nước (số vàng bán ra nước ngoài được dùng để mua máy móc, nguyên vật liệu về đầu tư sản xuất). Nhưng tôi đã nói bên trên liệu NHNN có dám xuất tất cả vàng của VN ra nước ngoài không?

      Delete
    2. CHú Giang đọc bài "phát hành chứng chỉ vàng" của chú Lý chưa ạ. Đó là cách giải quyết đóng băng bất động sản rất hay.

      Delete
    3. Tôi chưa đọc, bạn gửi link cho tôi.

      Delete
    4. có 3 bài nha bác:
      Bài 1: http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/10/giai-cuu-bs-1-gia-cua-cuc-mau-ong-1.html
      Bài 2:
      http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/11/chi-co-vang-trong-cong-chung-moi-cuu.html
      Bài 3:
      http://xacbacxangbang.blogspot.com/2012/11/phat-hanh-chung-chi-thay-vang-vat-chat.html

      Delete
    5. 3 bài bạn Focus recommend độc buồn cười quá

      Delete
    6. Chú Lý Toét này viết bài để lòe các bạn không học về tài chính, vô commments khen quá trời.
      Ưu điểm: Biết viết thế nào để các bạn k biết tin sái cổ
      Nhược điểm: Viết sai mà quá tự tin...đây là một biểu hiện khác của tự kỷ

      Delete
    7. Sai cả bài bạn ah :)và cmmt phía dưới chưa đọc hết nhưng cũng sai. Vd là kêu phát hành tiền mới gây lạm fat, phát hành chứng chỉ vàng (theo cách của LT) thì ko lf. :)

      Delete
    8. Mình không giỏi về diễn giải, nhưng nếu bạn Focus ở trên học qua về tài chính (đọc kỹ vài cuốn sách hay) thì sẽ thấy cái sai. Tài chính không đơn thuần chỉ đọc báo (k cần đọc sách) là có thể hiến kế đâu.
      Lý Toét là chuyên gia đánh lận con đen, đánh tráo khái niệm. Nếu bạn cứ đọc những bài như vậy,rốt cuộc bạn cũng sẽ bị định hướng và lúc nào cũng thấy bất mãn về chính sách.

      Delete
  4. Chào chú Giang,
    Cháu có 1 vấn đề thắc mắc thế này. Nếu Ông B ở đây là NHTM, ông ấy chót huy động vàng và cần vàng để đáo hạn vàng gửi. Ông ấy muốn dùng VND để chuyển thành vàng nhưng ông A cứ lần khần chưa muốn bán. Nếu NHNN can thiệp (gián tiếp) để ông A bán cho ông B thì không phải là tốt hay sao? (Nếu chuyển qua ông Bình rồi ông Bình chuyển qua ông B thì cũng tương tự). Như vậy nhìn tổng thể nền kinh tế không phải bỏ ngoại tệ để nhập thêm vàng về cho ông B.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Nếu ông B đã chót dại thì ông ấy phải chịu rủi ro chứ, tại sao NHNN lại phải can thiệp bắt ông A bán để cứu ông B?

      Delete
  5. Ồng BÌnh phát hành chứng chỉ vàng, rồi thu vàng vật chất về. bán bất động sản cho người mua bằng chứng chỉ vàng rẻ hơn tiền mặt. cái này không gây lạm phát đúng không chú, vì giá mua bds bằng chứng chỉ vàng rẻ nên hơn tiền mặt nên dân sẽ đi đổi vàng, và bất động sản sẽ lại nóng. có gì sai ở đây không chú. đây là cách của chú Lý

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bạn hỏi chú Lý là nếu chú có vàng thì chú có dám ném hết vào BĐS bây giờ ko? Dịch sốt BĐS hết rồi, giờ muốn quay lại cái cơn sốt năm 2008 chắc là impossible. Nguyên nhân gốc lạm phát là ở đó, mong bạn tìm hiểu thêm.

      Delete
  6. 5. thương hiệu vàng quốc gia SJC.

    Về cái này thì em chỉ có một góc nhìn cá nhân hơi khác và cũng muốn chia xẻ với bác. Ngoài rất nhiều khía cạnh đã được nhiều người bàn cãi rồi, thì có một khía cạnh ít ai để ý. Bằng việc chỉ công nhận SJC, vô tình các loại vàng khác bị coi là không được thừa nhận. Chính điều này đã giúp các NH gom được 350 ngàn lượng vàng "phi SJC" đang chờ gia công dập lại đấy ạ. Con số mới nhất được NHNN cấp phép gia công thêm 40 ngàn nữa là 390 ngàn cây.

    ReplyDelete
  7. Cái đấy em không biết có nằm trong kịch bản không nữa.

    Bước 1: chỉ công nhận SJC, thế là phi SJC tháo chạy
    Bước 2: tung tin SJC nhái, giả, thiếu tuổi chiếm tới 10% (?). Vậy ai dám mua vàng SJC (trôi nổi) nữa...
    Bước tiếp theo là gì em chưa nghĩ ra :D

    ReplyDelete
  8. Very good conspiracy theory :-)

    Nhưng nếu theory của bạn đúng thì thật đáng thương hại cho NHNN, chiến tranh đã kết thúc 37 năm rồi mà vẫn phải "đánh du kích", mà là đánh vào nhân dân của mình.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Dear a Giang,
      Đây là bài viết của một bạn bên trang VFP.vn và bọn e đang trao đổi nhưng cũng còn mờ mờ chưa rõ, A vui lòng giúp được không?

      Huy động Vàng, liệu có một cách làm khác

      Hôm trước nghe ông TĐ nói về vụ Vàng, chưa ngâm cứu kỹ cái NĐ 24 thế nhưng có vẻ như ý tưởnghuy động Vàng của dân khó thành hiện thực do gặp quá nhiều ý kiến phản đối. Trong khi đó, có vẻ như SBV đã múc Vàng vào rồi http://vneconomy.vn/20121107110631559P0C6/ngan-hang-nha-nuoc-tinh-mua-vang-tang-du-tru-ngoai-hoi.htm

      Mình biết có nhiều người rất muôn mua Vàng như một tài sản đảm bảo, nhưng họ cũng lo ngại về TT Vàng của mình sắp tới. Mở Top này mong mọi người cùng chia sẻ, liệu cách làm của SBV có thể như sau và cách này có làm được hay không :

      Bước 1 : Phát hành TP ( ví dụ: 1 tỏi $) thu về lượng TM tầm 20.800 tỷ
      Bước 2 : Dùng lượng TM đó múc Vàng SJC và chuyển nó sang thương hiệu SBV
      Trong quá trình này còn có bước khác như tạo thương hiệu SBV, và thuê Credit Suisse thẩm đinh và bảo lãnh cho thương hiệu Vàng SBV...
      Bước 3 : Vác SBV Gold bán ra thế giới thu về USD
      Bước 4 : Bán USD ở trong nước thu về VND
      Bước cuối : Dùng VND này mua lại TP đã phát hành ở Bước 1
      (Tất nhiên là sẽ có rơi vãi, nhưng có vẻ như sẽ làm được điều mà họ muốn làm : Huy động Vàng từ dân thông qua mua bán đàng hoàng và có USD để trang trải nợ nần và PTKT. Chả phải lo gì giá Gold có lên hay xuống)
      Cám ơn a nhiều!

      Delete
    2. Dear a Giang,
      Ý e muốn hỏi là liệu có kịch bản này k?
      Bước 1 : Phát hành TP ( ví dụ: 1 tỏi $) thu về lượng TM tầm 20.800 tỷ
      Bước 2 : Dùng lượng TM đó múc Vàng SJC và chuyển nó sang thương hiệu SBV
      Trong quá trình này còn có bước khác như tạo thương hiệu SBV, và thuê Credit Suisse thẩm đinh và bảo lãnh cho thương hiệu Vàng SBV...
      Bước 3 : Vác SBV Gold bán ra thế giới thu về USD
      Bước 4 : Bán USD ở trong nước thu về VND
      Bước cuối : Dùng VND này mua lại TP đã phát hành ở Bước 1

      Cảm ơn a nhiều!

      Delete
  9. Bác cho cháu hỏi ! Bác có thể nói dõ hơn về stress test được ko ak ??

    ReplyDelete
    Replies
    1. Stress test tức là test trong điều kiện stress :-) ví dụ như khi sản xuất một số loại máy móc, người ta sẽ thử cho nó vào các điều kiện khắc nghiệt (stressed) xem nó hoạt động như thế nào (test), nếu nó không qua khỏi test đó thì không xuất xưởng đem bán và có khi phải xem xét lại dây chuyền sản xuất. trong lĩnh vực Tài chính-Ngân hàng cũng tương tự, người ta cũng test xem trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất lợi thì banking system hay portfolios của các banks sẽ perform như thế nào, các banks có sống sót được không, có bị undercapitalized không. Stress test ở Mỹ gọi là SCAP, Citigroup bị fail SCAP nên không được trả dividend và phải raise thêm capital. JPMorgan pass nên trả cổ tức và buy back shares thoải mái.
      Bạn muốn biết thêm và stress test thì vào website của IMF đọc thêm về chương trình FSAP, muốn bác Giang viết rõ về stress test chắc cũng hơi khó :-)

      Delete
    2. Cám ơn bạn nhiều !! mình cũng phấn nào hiểu hơn về Stress test rùi ! :)

      Delete
    3. Các bạn nên chịu khó google trước khi hỏi những câu mang khái niệm, dài dòng này vì làm khó anh Giang quá:)

      Delete
    4. Tôi đã có lần viết về stress test trên blog này và có link đến một spreadsheet tính stress test, bạn chịu khó search lại nhé.

      Delete
  10. Bác Giang xem giúp những lý giải trong bài này có đúng không? Họ không nhắc gì đến chi tiêu công lãng phí và hiệu quả sử dụng đồng vốn của SOEs rất thấp. Cám ơn bác.
    http://gafin.vn/2012111402304287p0c33/kinh-te-viet-nam-nhin-tu-bo-ba-bat-kha-thi.htm

    ReplyDelete
    Replies
    1. Bài này phân tích đơn giản quá, vấn đề lạm phát của VN không chỉ đơn thuần là monetary expansion vì NHNN muốn giữ tỷ giá cố định.

      Delete
  11. Có lẽ toàn bộ người xem truyền hình trực tiếp và được phát lại sau đó trên Thời sự buổi chất vấn ông Thống đốc NHNN bị điếc hết hoặc quá dốt nên đã không nhận ra sai lầm chết người trong phần trả lời của ông Bình về nội dung liên quan đến thị trường vàng. Không hiểu ông này múa mép quá nên loạn đao pháp hay ông ta cố tình nhầm vốn là bản chất thích đánh tráo các luận đề và khái niệm vốn là thế mạnh của ông ta? Tôi đã thử chờ vài ngày và lướt một vòng nhưng không thấy ai phát hiện ra sai lầm của ông ta. Nó như thế này:

    Ông ta ước lượng có 300 tấn vàng ở trong dân, giá mỗi tấn 50 triệu Mĩ kim, quy đổi ra tương đương 15 tỉ USD. Con Toán mẫu giáo này ông tính đúng rồi.

    Tuy nhiên, khi ông bật mí công trạng của các Tổ chức tín dụng đã mua vào liên tục trong nửa năm gần đây được 60 tấn vàng, góp phần đẩy một lượng tiền ra lưu thông thì ông tính 60tấn x 50triệu USD =... 30 tỉ USD. Vẫn hy vọng ông ta nói nhầm nhưng nghe giọng ông ta nhấn mạnh từ "30 tỉ USD" rất quả quyết, ngụ ý rằng con số vô cùng lớn chứ không phải chuyện đùa. Phải chăng ông ta định bịp một đám cử toạ mà đa số không thạo các khái niệm kinh tế cũng như không giỏi tính nhẩm đang lạc trong mê hồn trận của ông? Nếu chỉ một lần duy nhất còn có thể bao biện, nhưng không. Thậm chí Thời sự buổi 19h VTV1 phát lại vẫn trang trọng đưa nguyên câu đó như một điểm nhấn. Chỉ một chi tiết ấy đã đủ nói lên tất cả rồi.

    Các tình huống khác có lẽ khỏi cần bàn thêm nữa nhé!

    ReplyDelete
    Replies
    1. Thử kiểm tra lại các báo dẫn nguyên văn câu nói của ông ta, thấy một loạt câu trích nguyên văn, ví dụ CafeF:

      "Mức mua như thế là vàng đã biến thành tiền tương đương khoảng 30 tỉ USD đã được chuyển thành tiền để phục vụ nền kinh tế".

      Anh này chắc trước đi học khá môn Văn nên không lạ gì câu nói của nhân vật Hoàng trong tác phẩm "Đôi mắt" của Nam Cao: "Tài thực, tài đến thế là cùng! Tiên sư anh Tào Tháo!" Hahaha

      Delete
  12. Thế đến lúc ông Bình bảo đôla cũng phải có dấu SJC thì thế nào các bác ơi,toàn bộ đôla đang có ở các NH khác, o trong dân cư đều là giấy vụn, in nhái hết sao, ông ấy mà đóng dấu SJC vào đôla hàng mã thì tuyệt vời!!! chỉ khổ cho dân mình quá, quan thích gì thì dân phải chịu vậy

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.