Monday, December 2, 2013

Parliament voting


Liên quan đến kết quả các đại biểu QH bỏ phiếu thông qua Hiến pháp 2013 vừa rồi tôi thấy voting procedure của QH VN có hai điểm cần bàn.




Trước hết từ bảng kết quả bên trên có thể thấy qui trình bỏ phiếu của QH chia số đại biểu thành 4 nhóm: (i) Tán thành, (ii) Không tán thành, (iii) Không biểu quyết, và (iv) Vắng mặt. Lưu ý: nhóm (iv) không hiển thị trong bảng kết quả bên trên nhưng nó tồn tại trên thực tế. Những đại biểu trong nhóm này không thể xếp vào một trong ba nhóm đầu. Khác với qui tắc bầu cử của VN, quốc hội các nước và các tổ chức quốc tế mà tôi được biết chỉ phân số phiếu bầu/đại biểu thành 3 nhóm (i-iii), những người vắng mặt được gộp chung vào nhóm (iii), coi như họ không có ý kiến (abstain).

[Thắc mắc: Tổng số đại biểu tham gia bỏ phiếu là 488 người, tương đương 97.99%. Như vậy 100% số đại biểu QH được phép bỏ phiếu là 498 người (=488/0/9799). Theo website của QH, Khoá 13 (2011-2016) có 500 đại biểu, trừ bà Đặng Thị Hoàng Yến đã từ nhiệm thì còn ai không được bỏ phiếu? Update: Bác NVP (xem comment bên dưới) cho biết ngoài bà Yến còn ông K’Rá đại biểu Đắc Nông bị đột tử năm 2012. Hai cái ghế nghị sĩ bị khuyết khá lâu này cũng là một đặc thù của VN vì ở nước ngoài các đảng phái chính trị sẽ tranh giành nhau ngay để tăng số phiếu của mình trong QH.]

Khác với các tổ chức quốc tế (UN, WB, IMF) một đặc điểm của quốc hội của các nước dân chủ là số người không bỏ phiếu rất ít, đa số bỏ phiếu thuận hoặc chống. Lý do đơn giản vì bỏ phiếu thuận hoặc chống là quyền lợi và nghĩa vụ của các đại biểu QH. Nghĩa vụ đối với cử tri bầu mình vào QH và nghĩa vụ với đảng phái mà mình tham gia (có một số trường hợp đại biểu QH bỏ phiếu chống lại đảng của mình, những lá phiếu như vậy có tên lóng là "conscience vote"). Quyền lợi vì đó là cách để từng đại biểu QH tác động vào chính sách, không bỏ phiếu/bỏ phiếu trắng thì họ tự tước đoạt quyền lợi này của chính mình. Ngay cả những đại biểu độc lập hoặc của các đảng phái nhỏ, việc bỏ phiếu thuận hay chống lại một chính sách/dự luật do một đảng lớn đưa ra là cách để họ bargain giành thêm quyền lợi cho đảng/cử tri của mình.

Các đại biểu QH có thể giải thích cho cử tri vì sao mình bỏ phiếu thuận hoặc chống một dự luật chứ khó có thể giải thích việc không bỏ phiếu. Xét cho cùng một dự luật chỉ có thể hoặc được thông qua, hoặc bị loại bỏ nên nghĩa vụ của đại biểu QH là phải cân nhắc xem liệu dự luật đó xét về tổng thể có lợi hay không cho cử tri của mình để tán thành hoặc phản đối. Không thể có chuyện tôi không có ý kiến gì nên không bỏ phiếu hoặc tôi chỉ tán thành một phần dự luật nên cũng không bỏ phiếu. Nói như vậy có nghĩa vị đại biểu đó đã không hoàn thành nhiệm vụ được cư tri giao phó.

Vấn đề thứ hai quan trọng hơn là nguyên tắc bỏ phiếu công khai. Ở quốc hội của các nước mà tôi được biết đa số các cuộc bỏ phiếu được tiến hành công khai. Ở Úc điều này là nghiễm nhiên vì tất cả các cuộc họp và bỏ phiếu ở QH được quay truyền hình và dân thường/giới báo chí được vào dự (ngồi nghe/quan sát trong một khu vực riêng). Kết quả bỏ phiếu có thể được "officially recorded", nghĩa là ai bỏ phiếu gì (thuận/chống) được ghi lại trong journal của QH. Tất nhiên vì bỏ phiếu công khai nên dù có "officially recorded" hay không báo chí vẫn thống kê được ai ủng hộ ai chống. Việc công khai kết quả bỏ phiếu như vậy đảm bảo tính accountability và transparency. Một đại biểu QH khi tranh cử tuyên bố chống lại phá thai thì khi bỏ phiếu cho một dự luật về vấn đề này phải giữ nguyên quan điểm và phải công khai lá phiếu của mình để cử tri kiểm tra.

Đối với đảng phái mà mình tham gia, bỏ phiếu công khai - thường là theo "party line", nghĩa là theo "nghị quyết" của đảng - cũng là cách để các đảng viên chứng minh sự trung thành/kỷ luật của mình với đảng phái mà họ tham gia. Trong trường hợp bỏ phiếu Hiến pháp 2013 vừa rồi, ngoại trừ ông Dương Trung Quốc đã công khai nhận rằng mình bỏ phiếu trắng, không ai biết người còn lại là ai, rất có thể là một đảng viên ĐCS VN đã không bỏ phiếu theo nghị quyết. Tất nhiên những người bỏ lá phiếu "conscience vote" như vậy nhiều khả năng sẽ bị đảng của họ kỷ luật, thậm chí khai trừ khỏi đảng. Tuy nhiên họ có thể vẫn được cử tri ủng hộ nếu lá phiếu đó phản ánh đúng nguyện vọng của cử tri. Đại biểu QH phải đại diện cho quyền lợi và ý nguyện của cử tri chứ không phải cho đảng phái mà mình tham gia.

Bảng kết quả bỏ phiếu bên trên cho thấy trong số 498 đại biểu được quyền bỏ phiếu không ai có "conscience", cho nên bỏ phiếu vô danh như vậy có khi lại là lối thoát cho họ.


3 comments:

  1. Ngoài bà Yến còn có ông K’Rá, phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đắk Nông đột tử vào năm 2012.

    ReplyDelete
  2. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.