Wednesday, February 26, 2014

Bitcoin inequality


Mấy hôm nay báo chí và thế giới mạng xôn xao về vụ Mt.Gox đóng cửa (có thể vì lý do một lượng lớn BTC bị hack) nên không mấy ai để ý đến một thông tin khác rất thú vị liên quan đến BTC. Theo thống kê từ Bitcoin Forum, đây là distribution lượng BTC đang được lưu hành trong nền kinh tế bitcoin ở 3 thời điểm khác nhau:



Các nhà kinh tế khi có trong tay một bộ số liệu income distribution (trong trường hợp này là wealth distribution) thường sẽ nghĩ ngay đến việc tính Gini coefficient để xem mức độ bất bình đẳng về thu nhập hay của cải trong một xã hội thế nào. Những ai chưa biết về Gini coefficient có thể tham khảo bài viết về chỉ số này rất chi tiết trên Wikipedia. Có thể tóm tắt ngắn gọn lại là vẽ cumulative income/wealth distribution trên một ô vuông có trục tung (biểu diễn income/wealth) và trục hoành (dân số) từ 0 đến 100%. Đồ thị này gọi là Lorenz curve (xem bên dưới). Gini coefficient là tỷ lệ diện tích phần A chia cho tổng A và B. Nếu Gini bằng 0 thì mọi thành viên trong xã hội có income/wealth bằng nhau, ngược lại nếu Gini bằng 100% thì tất cả income/wealth rơi vào tay một cá nhân. Gini tính theo income có giá trị dao động trong khoảng 25-60% (tham khảo bẳng này), tính theo wealth trong khoảng 60-85% (bảng này).



Vậy nền kinh tế Bitcoin có Lorenz curve và Gini coefficient như thế nào? Lưu ý ở đây tôi chỉ tính được Gini theo wealth distribution và giả định rằng trong 2 bracket cuối cùng mỗi người sở hữu số BTC ở giữa của backet đó. Ví dụ với bracket 0.01-0.1 tôi giả định mỗi người sở hữu 0.05 BTC. Diện tích phần B được tính gần đúng bằng cách lấy wealth trung bình của 2 bracket kế nhau nhân với tỷ lệ số người trong bracket đó. Dưới đây là Lorenze curve cho bộ số liệu cuối cùng (27/1/2014):



Có thể thấy ngay nền kinh tế này rất bất bình đẳng so với các nền kinh tế thực, một số nhỏ holder nắm phần lớn của cải (BTC) của nền kinh tế Bitcoin. Gini cho 3 thời điểm lần lượt là 97.3% (27/1/2014), 97.1% (3/12/2013), 93.5% (26/10/2013). Có một số lý do giải thích cho hiện tượng bất bình đẳng về wealth rất lớn này. Thứ nhất, những người đầu tiên tham gia vào hệ thống có thể mine BTC rất dễ và rất rẻ nên đã tích lũy được nhiều BTC từ thời đó. Người sở hữu số BTC lớn nhất chính là Satoshi Nakamoto với gần 1 triệu BTC (có thời điểm có giá trị hơn 1 tỷ USD). Thứ hai, một holder trong hệ thống bitcoin có thể không phải là một cá nhân mà là một tổ chức, có thể coi như một công ty hay ngân hàng trong nền kinh tế thực.

Lý do thứ ba gần với các nền kinh tế thực hơn và cũng đã được các nhà kinh tế thảo luận khá nhiều gần đây. Nền kinh tế bitcoin có hai đặc điểm dễ thấy là capital intensive và technological innovation. Để mine BTC hiện tại bạn phải cần rất nhiều vốn đầu tư vào hardware, trên thực tế tỷ lệ labor/capital của hoạt động mining gần như bằng không. Với các dịch vụ hỗ trợ như exchange hay wallet/bank có thể cần một số nhân viên giao dịch và IT staff, nhưng tỷ lệ labor/capital cũng không thể so được với traditional banking hay manufacturing/agriculture. Một nền kinh tế có tỷ lệ income trả cho capital owner nhiều sẽ càng ngày càng bất bình đẳng. Đây là thực tế xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn 1970-2010.

[Update: Bạn Trung Bui trích dẫn một bài viết của Martin Feldstein (xem comment của Duy Linh bên dưới) cho rằng labor/capital income share của Mỹ rất stable trong giai đoạn 1970-2006. Bài này của Feldstein đã bị chỉ trích khá nhiều (vd Olivier Giovannoni) và cũng dễ hiểu vì Feldstein có khuynh hướng right wing. Tuy nhiên đến nay hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng labor share của Mỹ đã giảm trong mấy thập kỷ qua, có thể tham khảo bài này của Brooking hay bài này trên QJE. Bạn chỉ cần search Google hoặc Google Scholar sẽ có rất nhiều bài viết về "declining labor share". Nhưng có lẽ nghiên cứu chi tiết nhất và được đánh giá rất cao là quyển “Capital in the Twenty-First Century” của Thomas Piketty (đọc review của The Economist ở đây). Quyển sách này đưa ra bằng chứng và giải thích sự gia tăng của capital share/sụt giảm labor share ở hầu hết các nước phát triển. Piketty cũng chỉ ra khả năng Kuznets curve không đúng như tôi viết bên dưới. Giống như "Why Nations Fail" quyển này cũng được giới kinh tế bàn tán rất nhiều, hi vọng sẽ được dịch ra tiếng Việt.]


Đặc điểm thứ hai của nền kinh tế bitcoin (technological innovation) cũng rất giống nền kinh tế thực. Từ trước vụ Facebook mua lại Whatsapp khá lâu nhiều người đã chỉ ra rằng sự thành công của một số nhỏ startup là một nguyên nhân quan trọng làm gia tăng khoảng cách income của Mỹ. Những người sáng tạo ra một innovation được xã hội chấp nhận (và một vài early adaptor như trường hợp BTC đã nói bên trên) sẽ được hưởng một phần rất lớn lợi ích kinh tế của innovation đó. Những innovator thành công này sau đó sẽ trở thành capital owner tiếp tục đầu tư vào các startup khác hoặc ngồi hưởng lợi tức từ phần capital của mình. Vòng xoáy này sẽ tiếp tục làm tăng inequality cả về income lẫn wealth.

Tóm lại tôi không bất ngờ khi thấy Gini coefficient của nền kinh tế bitcoin cao như vậy. VN với một nền kinh tế labor intensive và rất ít đột phá công nghệ nên có Gini tương đối thấp (35.6% cho income và 68.2% cho wealth). Trước đây các nhà kinh tế tin vào Kuznets curve, nghĩa là qui luật quan hệ giữa inequality và income per capita có hình chữ U ngược. Nhưng một số nghiên cứu gần đây cho thấy rất có thể quan hệ này không có cực đại (là đỉnh của chữ U lộn ngược) mà sẽ tăng liên tục, tất nhiên trừ khi có can thiệp của nhà nước (income transfer thông qua thuế). Nền kinh tế bitcoin được cho là thiên đường của chủ nghĩa libertarianism vì tránh được các can thiệp nhà nước, như vậy nhiều khả năng inequality trong nền kinh tế này sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.


Update (25/2): Bạn Duy Linh có một quan sát rất thú vị về thu nhập của các ca sĩ so với các kịch sĩ. Để giải thích hiện tượng này tôi trích lại comment của bạn Nguyen Tung Son (post bên G+):

"Về bất bình đẳng thu nhập thì em thấy những lĩnh vực nào có MC bé thì MR=MC nên P sẽ nhỏ. Do đó giá cả không còn là yếu tố quyết định sự lựa chọn của khách hàng mà yếu tố chất lượng đóng vai trò chính. Lúc này một sản phẩm chỉ cần hơn các sản phẩm khác một tý cũng đủ để chiếm thế thượng phong. Và đặc biệt những sản phẩm mà có chi phí vận chuyển/phân phối nhỏ thì sản phẩm dù chỉ tốt hơn một tý cũng có khả năng thống lĩnh thị trường. Ví dụ các sản phẩm phần mềm, và đặc biệt là các dịch vụ internet. Do đó 2 người có tài năng chỉ nhỉnh hơn nhau tý thôi nhưng thu nhập thì có thể khác nhau rất nhiều."

Lập luận MC (marginal cost) thấp của bạn Nguyen Tung Son rất phù hơp cho trường hợp ca sĩ vs kịch sĩ vì những lý do kỹ thuật mà bạn Duy Linh đã chỉ ra. Thêm một khán giả trong một show ca nhạc hay bán thêm một cái đĩa CD có MC nhỏ hơn nhiều so với thêm một khán giả xem một vở kịch. Khi MC thấp (bao gồm cả chi phí vận chuyển) sản phẩm có thể sẽ có thị trường rất lớn vì nhà sản xuất (vd Đàm Vĩnh Hưng, Nguyễn Hà Đông, Nguyễn Quang Lập...) có thể bán với giá rất rẻ như bạn Nguyen Tung Son đã nói hoặc họ có thể dùng lợi nhuận để PR/marketing cho sản phẩm của mình, từ đây xây dựng user/customer base để tạo network effect như bạn Duy Linh nói. Ở đây chất lượng vượt trội có ý nghĩa quan trọng để nhà sản xuất có thể chiếm được mass market, nhưng còn một yếu tố rất quan trọng nữa cần phải có (thực ra là 2, yếu tô thứ hai là may mắn).

Đó là platform để nhà sản xuất có thể monetize được sản phẩm. Platform ở đây có thể là công nghệ, vd iTunes store và thị trường smartphone, có thể là luật pháp như intellectual property right law, hay có thể là một tầng lớp bầu sô/manager/supporting team có năng lực/thực lực. Tất nhiên vai trò của platform cũng rất quan trọng cho non-celebrity producer, nhưng chọn được right platform có ý nghĩa rất quan trọng để một producer trở thành superstar, bên cạnh tài năng của chính anh/chị ta. The Economist cách đây không lâu có một bài viết cực hay về khái niệm platform, highly recommended.



7 comments:

  1. Bạn Truong Bui góp ý: Bác Giang viết: "Một nền kinh tế có tỷ lệ income trả cho capital owner nhiều sẽ càng ngày càng bất bình đẳng. Đây là thực tế xảy ra ở Mỹ trong giai đoạn 1970-2010." --> em không chắc là nhận định này chính xác, vì nếu total compensation được điều chỉnh theo lạm phát theo cùng cách mà nominal output được điều chỉnh thì tỷ lệ income trả cho labor/capital nói chung là tương đối stable trong giai đoạn 1970-2006:

    http://www.nber.org/papers/w13953

    Còn em có một nhận xét đó là capital có thể tái đầu tư nên tạo thành hiệu ứng lãi suất kép, trong khi đó thì labor không thể tái đầu tư được. Đó là lý do vì sao những người đầu tư vào capital càng ngày càng giàu còn những người đầu tư vào labor thì không được như thế. Tất cả do hiệu ứng lãi suất kép.

    ReplyDelete
  2. Nhân chuyện anh Giang nói về bất bình đẳng trong thu nhập. Em lấy ra một vài ví dụ trong ngành nghệ thuật mà em quan sát được:

    1. Những ca sĩ ngôi sao nổi tiếng như Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm... có một mức thu nhập rất cao so với những ca sĩ hạng B, C, D, E, F. Lý do vì có một triệu người hâm mộ sẽ khác với 1.000 người hâm mộ. Hiệu ứng đám đông có vai trò rất lớn trong việc này, người ta chỉ thích hâm mộ những người nào mà bạn mình hâm mộ, xem những phim mà bạn mình thích xem :)

    2. Ca sĩ thì sẽ có thu nhập cao hơn diễn viên kịch mặc dù tài năng của Thành Lộc được công nhận là hơn hẳn Đàm Vĩnh Hưng. Lý do (1) ca nhạc dễ nghe và thưởng thức với công chúng hơn là xem một vở kịch (2) sân khấu ca nhạc có thể chứ hàng vạn người vẫn có thể đảm bảo được chất lượng âm thanh, trong khi đó một sân khấu kịch chỉ khoảng vài trăm người bởi ngồi càng xa thì càng không theo dõi được vở diễn. Ở đây hai giác quan thị giác và thính giác đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối bất bình đẳng thu nhập.

    ReplyDelete
  3. Theo em thấy, ở những nên kinh tế phát triển cao, những đột phá sáng tạo sẽ được xã hội tưởng thưởng cao. Do đo là một phần của " bàn tay vô hình " điều chỉnh.
    Còn về khái cạnh, cân bằng thu nhập thì phải dùng đến chính sách thuế để tái lập cân bằng.
    Đó là 2 mảng đối nghịch nhau trogn nền kinh tế cũng là điều mà mọi chính phủ phải đau đầu.

    ReplyDelete
  4. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete
  5. nhân tiện đây, em nhờ bác Giang giúp một tí về lý thuyết cơ bản như sau : Mối quan hệ giữa tiêu dùng và lãi suất là mối quan hệ tỉ lệ thuận hay tỉ lệ nghịch?
    Do em đang có điều lấn cấn là vì:
    Trong quan điểm riêng của em thì mối quan hệ trên là mối quan hệ trên là tỉ lệ nghịch vì trong kiềm chế lạm phát, CSTT dùng công cụ lãi suất để kiềm chế tổng cầu để giảm lạm phát.
    Nhưng trong sách " Giáo trình nhập môn tài chính tiền tệ ", TS. Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thị Mỹ Dung , trang 421 ghi là tỉ lệ thuận.
    link giới thiệu sách " http://khoataichinhnganhang.ufm.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=1982:giao-trinh-nhp-mon-tai-chinh-tin-t&catid=361:giao-trinh&Itemid=608"
    Nhờ bác Giang hỗ trợ dùm em.
    Em xin tự giới thiệu, em tên Nhựt hiện đang là học viên năm thứ nhất Cao học Trường đại học Tài chính - Marketing, Việt Nam.
    Chân thành! Và mong được học hỏi.

    ReplyDelete
  6. Đến giờ em vẫn đau đầu một việc là xã hội thông qua nhà nước có nên dùng chính sách đánh thuế để điều tiết thu nhập giữa những người được thị trường tưởng thưởng và những người không được thị trường tưởng thưởng hay không?

    ReplyDelete
    Replies
    1. Hầu hết các nước đều đánh thuế thu nhập cá nhân lên capital gain đó thôi.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.