Thursday, April 10, 2014
Capital
Cuối cùng Paul Krugman đã viết xong bài review cho quyển "Capital in the 21st century" của Thomas Piketty. Trước đó The Economist cho rằng quyển sách này quan trọng như Das Kapital của Karl Marx, còn Krugman đánh giá: "This is a book that will change both the way we think about society and the way we do economics."
Tôi đã đọc gần chục bài review về quyển này (và đang đọc nguyên bản nhưng chưa biết khi nào xong vì quyển này gần 700 trang). Nhìn chung phe tả khen ngợi hết lời ngoại trừ James K. Galbraith, còn phe hữu thì coi đây như một lời kêu gọi "đấu tranh giai cấp" mới của thế kỷ 21. Thực ra phe hữa chưa có nhiều review, tôi cực kỳ trông đợi review hoặc ý kiến của Lucas và Ferguson (một số cái tên đáng trông đợi khác là Solow, Romer, Becker) . Nhắc đến Lucas tôi nhớ đến 2 câu trích dẫn rất nổi tiếng của ông (Krugman dẫn một câu trong bài review):
"Of the tendencies that are harmful to sound economics, the most seductive, and in my opinion the most poisonous, is to focus on questions of distribution.”
và
"Once one starts to think about them [economic growth], it is hard to think about anything else."
Có thể thấy Lucas là đại diện tiêu biểu cho trường phái conservative right-wing, tin rằng một khi kinh tế tăng trưởng tốt vấn đề inequality không đáng bận tâm. Thậm chí ở khía cạnh ngược lại, các cố gắng làm giảm inequality sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng và sẽ có hại cho xã hội trong dài hạn. Ngược lại với Lucas, Krugman và ngày càng nhiều left-wing economist cho rằng inequality quá cao không chỉ sai về mặt đạo đức mà còn ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế.
Quay lại bài review, mặc dù Krugman khen hết lời nhưng có thể nói quyển này chưa thỏa mãn ông. Điểm quan trọng nhất mà Krugman cho rằng Piketty chưa đề cập đầy đủ là vai trò của income inequality hiện tại trong xã hội Mỹ. Piketty cho rằng vấn đề chính trong dài hạn là wealth/capital inequality, nếu xu hướng này tiếp diễn trong thế kỷ 21 thì xã hội phương Tây sẽ quay trở về thời thế kỷ 19 với một vài dòng họ giầu có kiểm soát và cai quản toàn bộ nền kinh tế. Để chống lại xu hướng này các nước cần gia tăng estate/wealth tax, nghĩa là thuế đánh vào của cải mà con cái được thừa hưởng từ bố mẹ.
Krugman đồng ý với nhận định đó nhưng cho rằng hiện tại vấn đề lớn nhất (với Mỹ) là kiểm soát income inequality vì phần lớn những người có thu nhập cực cao (trong giới tài chính và business CEO) không xứng đáng với đồng lương cao như vậy. Krugman trích dẫn một ý rất quan trọng của Piketty là vấn đề income cao hiện tại đã vượt ra ngoài khuôn khổ economic, nghĩa là những mức lương khủng của các CEO không phải do invisible hands xác định mà là social norm và politic thay đổi. Đánh thuế thật cao lên cả income lẫn capital gain là giải pháp mà Krugman cổ súy.
Một chi tiết thú vị khác mà Krugman chỉ ra là hiếm khi có nhà kinh tế nào như Piketty trích dẫn các tác giả văn học cổ điển trong một quyển sách kinh tế. Nhưng điều này có logic của nó vì thế kỷ 19 là thời điểm mà wealth inequality cực điểm nên vấn đề này được phản ánh nhiều trong văn học (e.g. Balzac). Hơn nữa số liệu thống kê thời đó rất hiếm, báo chí chưa phổ biến và được lưu trữ hệ thống như hiện nay nên văn học là một nguồn "bằng chứng" khả dĩ cho Piketty.
Chi tiết này làm tôi nhớ lại một một điều tương tự mà tôi đã để ý khi đọc văn học Nga hồi nhỏ. Trong nhiều truyện ngắn và tiểu thuyết Nga có các nhà quí tộc sống bằng lợi tức từ một điền trang nào đó. Họ thường là sĩ quan, nhà thơ, họa sĩ, sinh viên sống ở các thành phố lớn (Moscow, St. Petersburg, Kazan...) nhưng thu nhập chủ yếu từ các estate mà họ thừa hưởng từ cha mẹ hoặc người thân. Hiện tượng này chắc phải rất phổ biến nên các nhà văn Nga mới đưa vào tác phẩm của họ thường xuyên như vậy.
Nhưng không chỉ có văn chương, Karl Marx với ý tưởng communism xuất hiện trong bối cảnh kinh tế xã hội như vậy và chắc chắn có không ít thinker có quan điểm giống Marx. Những gì xảy ra trong thế kỷ 20 có lẽ là hệ quả của hình thái xã hội với wealth inequality quá cao của thế kỷ 19. Thế kỷ 21 đang quay về lại thế kỷ 19, vậy thế kỷ 22 sẽ đầy bão táp như thế kỷ 20? Tôi nghĩ điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 thế kỷ là sự phổ biến của thông tin dẫn đến "wisdom of the crowd" sẽ dẫn dắt xã hội chứ không phải một vài lãnh tụ với tài năng diễn thuyết như Lenin hay Hitler nữa.
Không kể thiên tai, những destruction lớn trong lịch sử nhân loại đều xuất phát từ một vài cá nhân hay government. Mặc dù thế giới hiện tại vẫn còn những Putin hay Kim Jong Un, tôi tin rằng vai trò của những "lãnh tụ" như vậy sẽ giảm dần trước Facebook, Twister và những hình thái trao đổi/kết nối thông tin khác trong tương lai. Với tôi việc tách rời các vấn đề kinh tế xã hội với information technology trong quyển sách của Piketty là một thiếu sót quan trọng (tôi đoán vậy thôi chứ chưa đọc hết).
Hướng dẫn đọc sách Capital in the 21st century
Tyler Cowen
pikettybot
Một số review: (Xem thêm list of review tổng hợp bởi Habermas & Rawls)
Vox: The short guide to Capital in the 21st Century
James K. Galbraith: Kapital for the Twenty-First Century?
FT: Save capitalism from the capitalists by taxing wealth
The New Yorker: FORCES OF DIVERGENCE
NYT: A Relentless Widening of Disparity in Wealth
Bruegel Blog: Blogs Review: Capital in the twenty-first century
Paul Krugman: Notes on Piketty
Paul Krugman: Piketty Day Notes
Paul Krugman: The Piketty Panic
The Economist: Reading "Capital"
JER: The return of patrimonial capitalism": review of Thomas Piketty's Capital in the 21st century
Guardian: Occupy was right: capitalism has failed the world
Guardian: Inequality hurts everyone apart from the super-rich - and here's why
NYT: Economist Receives Rock Star Treatment
NYT: Marx Rises Again
NYT: Taking On Adam Smith (and Karl Marx)
Chronicle: Capital Man
Tyler Cowen: Capital Punishment
Tyler Cowen: Why I am not persuaded by Thomas Piketty's argument
Bloomberg: The Most Important Book Ever Is All Wrong
The Economist: "Capital" and its discontents (phản hồi lại bài của Clive Crook trên Bloomberg)
Ryan Decker: Capital in partial equilibrium
National Review: The New Marxism
Rober Solow: Thomas Piketty Is Right - Everything you need to know about 'Capital in the Twenty-First Century'
Guy Sorman: The Liberals' New Hero
Nguyễn Vạn Phú: 1% sẽ ăn hết của 99%
Garett Jones: Living with Inequality
Mises.org: Peter Klein and Hunter Lewis
Foreign Policy: France Is Not Impressed With Thomas Piketty
Karl Icahn: Interview with Business Insider
New Republic: Thomas Piketty Is Pulling Your Leg
Mervyn King: Capital in the 21 century by Thomas Piketty, Review
Project Syndicate: Rogoff, DeLong, Shiller, Rodrik
Larry Summers: The Inequality Puzzle
Chris Giles (FT): Piketty findings undercut by errors
Chris Giles (blog): Data problems with Capital in 21 century (Piketty's response)
Tyler Cowen: What do the Piketty data problems really mean?
James Hamilton: Criticisms of Piketty
Paul Krugman: Is Piketty All Wrong?
The Economist: The Piketty Problem?
James Galbraith: 'Unpacking the First Fundamental Law'
Brad DeLong: Mr. Piketty and the "Neoclassicists": A Suggested Interpretation
Evan Davis (The Spectator): Has Thomas Piketty met his match?
Phỏng vấn
Juncture Interview
New Republic
Salon.com
Piketty/Krugman/Stiglitz/Durlauf
Thomas Piketty's materials
Notes của Piketty về các mô hình capital accumulation
Số liệu sử dụng trong Capital in 21 century (Quandl.com cũng có một chuyên trang về bộ số liệu này)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
ReplyDeleteKrugman đồng ý với nhận định đó nhưng cho rằng hiện tại vấn đề lớn nhất (với Mỹ) là kiểm soát income inequality vì phần lớn những người có thu nhập cực cao (trong giới tài chính và business CEO) không xứng đáng với đồng lương cao như vậy.
========================
Anh Giang cho em hỏi vì sao Krugman cho rằng những CEO và giới đầu tư tài chính không xứng đáng với mức thu nhập cao như thế?
Em đọc bài của Krugman anh link chưa?
Delete@ giangle:
ReplyDeleteEm nghĩ rằng vấn đề bất bình đẳng không chỉ làm giảm tăng trưởng mà còn góp phần gây ra khủng hoảng chu kỳ. Dưới đây là một vài suy nghĩ khi đọc entry này của anh. http://damvanvi.blogspot.com/2014/04/bat-binh-ang-trong-phan-phoi-thu-nhap.html
Cám ơn bạn đã chia sẻ.
DeleteEm nghĩ khi một người đầu tư vào capital (cổ phiếu, vàng, bất động sản, các công cụ tài chính...) thì bản thân họ đã take risk để đổi lại nếu thành công thì họ sẽ giàu có hơn những người khác.
ReplyDeleteChính mong muốn giàu có hơn người khác đã làm nảy sinh sự bất bình đẳng trong xã hội rồi. Nếu muốn xã hội bình đẳng thì nhiều người sẽ không muốn take risk nữa và một xã hội chủ nghĩa trong đó nhà nước đóng vai trò là ông chủ, còn tất cả các thành viên còn lại trong xã hội sẽ là người lao động ăn lương nhà nước sẽ xuất hiện.
Cả Piketty lẫn Krugman đều thừa nhận inequality là điều cần thiết, vấn đề là ở mức độ nào.
DeleteNếu suy nghĩ theo hướng lạc quan thì em nghĩ xã hội thế kỷ 22 sẽ được làm chủ bởi Google và Facebook, ranh giới giữa các quốc gia sẽ mờ dần, tính minh bạch thông tin sẽ tăng cao hơn từ đó, việc sử dụng các nguồn lực (resource allocation) sẽ hiệu quả hơn trên bình diện toàn cầu. Chính sự toàn cầu hóa này sẽ giảm thiểu nguy cơ của chiến tranh thế giới cũng như những nhiễu loạn kinh tế như trong thế kỷ 20
ReplyDeletePiketty cho rằng vấn đề chính trong dài hạn là wealth/capital inequality, nếu xu hướng này tiếp diễn trong thế kỷ 21 thì xã hội phương Tây sẽ quay trở về thời thế kỷ 19 với một vài dòng họ giầu có kiểm soát và cai quản toàn bộ nền kinh tế. Để chống lại xu hướng này các nước cần gia tăng estate/wealth tax, nghĩa là thuế đánh vào của cải mà con cái được thừa hưởng từ bố mẹ.
ReplyDelete============================
Có hai lý do để thấy lo lắng của Piketty không có cơ sở:
1. Các tỷ phú trên thế giới hiện nay có xu hướng trao tặng tài sản họ làm ra cho xã hội thông qua các chương trình từ thiện. Hai người điển hình đó là Bill Gates và Warren Buffett đều dành gần như toàn bộ tài sản mà họ tích lũy được để thực hiện các chương trình từ thiện chứ không để lại cho con cái như Piketty lo ngại.
2. Việc duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản như Warren Buffett đã làm là một việc vô cùng khó khăn vì thế giới đầu tư biến động rất lớn trong dài hạn. Giới đầu tư luôn hiểu rằng việc duy trì tốc độ tăng trưởng tài sản đã khó, việc trao tài sản đó cho một người nào đó (con cái) để họ tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng đó còn khó hơn, có thể nói là không có khả năng xảy ra bởi vì con người có khả năng học hỏi rất cao, ngày càng xuất hiện nhiều nhà đầu tư giá trị để cạnh tranh với Buffett, và không có một công ty nào có thể duy trì vị thế của mình trong một thời gian rất dài, Nokia rồi cũng suy thoái, Apple sau này cũng thế. Tài sản của các công ty đó rồi cũng sẽ dịch chuyển sang một lớp nhà tư bản mới năng động và hiệu quả hơn.
1. Thế giới có cả trăm tỷ phú, một vài trường hợp như vậy chưa thể là "xu hướng" được.
Delete2. Vấn đề không phải là sẽ có một số người luôn đầu tư thành công như Buffett mà là return on capital lớn hơn growth (r>g), cái này không liên quan đến tài năng đầu tư.