Wednesday, February 23, 2011

Libya


Theo Alex Tabarrock (MR), con trai tổng thống Gaddafi, người tuyên bố trên truyền hình Libya mấy ngày trước rằng "we will fight to the last minute, until the last bullet" đã hoàn thành luận án PhD về international relation tại LSE năm 2007. Phần abstract của luận án viết thế này:

"This dissertation analyses the problem of how to create more just and democratic global governing institutions, exploring the approach of a more formal system of collective decision-making by the three main actors in global society: governments, civil society and the business sector....

The thesis explains and adopts three philosophical foundations in support of the argument. The first is liberal individualism; the thesis argues that there are strong motivations for free individuals to seek fair terms of cooperation within the necessary constraints of being members of a global society. Drawing on the works of David Hume, John Rawls and Ned McClennen, it elaborates significant self-interested and moral motives that prompt individuals to seek cooperation on fair terms if they expect others to do so. Secondly, it supports a theory of global justice, rejecting the limits of Rawls’s view of international justice based on what he calls ‘peoples’ rather than persons. Thirdly, the thesis adopts and applies David Held’s eight cosmopolitan principles to support the concept and specific structures of ‘Collective Management’."

Update (21/3): Bruce Krasting có một nhận xét thú vị: dường như các báo tiếng Anh không thống nhất được với nhau cách phiên âm tên của tổng thống Libya:

Gadhafi……..WSJ
Gaddafi……..London Telegraph
Qaddafi…….NYT
Kadafi………LA Times
Kaddafi…….Christian Science Monitor
Gadahafi…..Yahoo
Khadafy……NY Daily News
Ghadafi…….NZZ
Khaddafi…..NZZ
Khadifi……..Wikipedia
Ghaddifi……Daily Mail


7 comments:

  1. Luận án cốt cho được cái Bằng?

    ReplyDelete
  2. @Quang Đông: Ít nhất Saif Gaddafi đã từng đọc David Hume, John Rawls, đã từng viết về civil society, collective management.

    ReplyDelete
  3. Sau Libya là Algeria ? Coi bộ giá dầu sau 1 năm khá yên ổn lại chuẩn bị có những biến động mệt mỏi ?
    Bác Giang có thể có 1 bài về tình hình ở Trung Đông không và ảnh hưởng của nó được không ?

    ReplyDelete
  4. Hôm nay thấy BBC có bài này:

    http://www.bbc.co.uk/news/magazine-12613617

    London School of Economics is probing whether Colonel Gaddafi's son lifted chunks and used a ghost writer for his own.

    Vậy là chưa chắc Saif Gaddafi viết thesis đó đâu anh.

    ReplyDelete
  5. Cùng với cái bằng Ph.D., Saif cũng hiến cho LSE 1,5 triệu USD qua quỹ Gaddafi. LSE đã sử dụng hết 400k. LSE cũng mới tuyên bố cắt đứt liên hệ với quỹ Gaddafi và đang xem xét sẽ xử lý thế nào với khoản tiền đã tiêu.
    Saif được coi là gương mặt đổi mới của chế độ Gaddafi và thường được cử làm đại diện cho Libya khi đàm phán với quốc tế. Anh ta đóng vai trò khá quan trọng trong tiến trình bình thường hóa quan hệ của Libya với Mỹ và Anh và từng được coi là người có khả năng kế tục bố (cũng có thể đó là đòn gió của Gaddafi thôi). Tuy nhiên, trong các năm gần đây, Saif tương đối thất thế khi ông bố ngả sang phe cứng rắn, và cũng không còn được coi là ứng cử viên số 1 cho vị trí lãnh đạo nữa.

    Hồi 2006, tờ New Yorker cũng có 1 bài dài về Saif và Libya.

    ReplyDelete
  6. @Big Happy Man @ Linh: Tôi vẫn hi vọng LSE không "bán bằng" cho Saif Gaddafi. Đọc bài của Guardian (link từ MR) cho thấy advisor của Saif ở LSE đã từng làm việc khá nhiều với anh ta. Cho nên ngay cả nếu toàn bộ luận án do người khác viết thì chắc Saif cũng phải đọc, thảo luận với advisor và làm seminar/presentation.

    Tôi không bảo vệ gì Saif và LSE, chỉ muốn chỉ ra rằng một người có kiến thức như vậy (dù chỉ một phần so với bản luận án đó) nhưng vẫn có lúc có những hành động vô cùng tàn bạo, vô nhân tính. Có thể tôi quá naive.

    ReplyDelete
  7. Bác Giang làm em nhớ tới Khieu Samphan và chế độ Khmer Rouge quá. PhD về kinh tế ở Pháp về mà cuồng tín về tư tưởng quá thì cũng mệt thiệt.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.