-Tổng số NPL mà các ngân hàng Nhật đã write off trong giai đoạn 1990-2000 là ¥97 tn, xấp xỉ $1tn. Cũng khá gần với tổng số TA (troubled assets) mà hệ thống ngân hàng Mỹ bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng subprime mortgage (nếu theo tính toán của IMF, còn theo Roubini là $1.5-2tn). Hiện tại tổng số write down từ đầu cuộc khủng hoảng này đã lên đến hơn $500bn.
- Tổng số tiền chính phủ Nhật cam kết chi ra để giải cứu (public fund commitment) là ¥70 tn ($667 bn) cũng khá gần với $700bn của Paulson.
- Khi Nhật bắt đầu cuộc giải cứu, giá bất động sản của Nhật đã giảm khoảng 15% so với đỉnh, cũng tường đương như tình hình ở Mỹ hiện nay. Tuy nhiên đáy của giá bất động sản của Nhật là -47% so với đỉnh, trong khi nhiều nhà phân tích cho rằng giá bất động sản của Mỹ sẽ giảm 30-40% so với đỉnh (Case Shiler index) vào khoảng cuối 2010.
- Tổng số thiệt hại tài chính của cuộc giải cứu của Nhật là ¥10.4tn, hay 15% tổng số commitment ban đầu. Trong khi Goldman Sachs dự tính thiệt hại của Mỹ sẽ khoảng $200-300bn (30-40%).
- Trung bình Nhật mua lại NPL với giá bằng khoảng 10% face value và bán lại được 98% tổng số NPL đó, trong khi Goldman Sachs dự kiến Paulson sẽ mua lại TA của Mỹ với giá 30%.
- Điểm khác biệt lớn nhất là Nhật chỉ dành ¥9.8 tn để mua NPL trực tiếp từ banks, còn kế hoạch ban đầu của Paulson là dùng toàn bộ $700bn để mua TA và Paulson sẽ có thể recycle số tiền đó để tiếp tục mua thêm TA nếu cần.
Update: IMF working paper: Systemic Banking Crises: A New Database, WP 08/224. Chi phí trung bình của 32 cuộc giải cứu ngân hàng trên thế giới là 7.8% GDP (chi phí ròng cuối cùng là 6.0% GDP).
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.