Thursday, April 24, 2014

Capital II


Tôi sẽ không viết review quyển "Capital in the 21st Century" (sau đây sẽ viết tắt là C21C) của Thomas Piketty (TP), có quá nhiều bài review rồi và chắc chắn tôi không thể viết hay bằng những cây bút nổi tiếng như Paul Krugman, Robert Solow, Tyler Cowen, hay Nguyễn Vạn Phú (danh mục các bài review tôi sưu tập được có trong entry Capital trước). Tuy nhiên vì vẫn muốn "ăn theo" nên tôi sẽ viết một số entry, không phải review mà là viết lại những suy nghĩ/nhận xét của tôi khi đọc quyển sách này.


1.
Tôi đã có lần đề cập đến Angus Maddison, một nhà kinh tế mà tôi rất kính trọng về công trình thu thập số liệu kinh tế thế giới trong hơn 1000 năm qua của ông. Thomas Piketty (TP) trong quyển sách của mình cũng nhắc đến Maddison nhiều lần, tôi nghĩ không hẳn vì TP sử dụng số liệu mà Maddison thu thập mà còn vì TP cũng có quan điểm giống tôi về vai trò của số liệu lịch sử. Nhưng TP không chỉ thán phục công trình của Maddison mà bản thân ông đã bỏ hơn 10 năm thu thập và xây dựng một bộ số liệu đồ sộ về capital và income để có thể, nói theo cách của nhà báo Nguyễn Vạn Phú, zoom in và zoom out hiện tượng inequality trong hàng trăm năm. Tất cả các reviewer mà tôi đã đọc, dù khen hay chê quyển sách, cũng đều thừa nhận đây là một công trình lớn. Cũng giống như Maddison, tôi cho rằng điều quan trọng nhất mà TP để lại cho nhân loại là bộ số liệu này chứ không phải những qui luật mà ông đã chỉ ra

Vậy tại sao bộ số liệu của TP (và bộ của Maddison - và một mức độ nào đó bộ số liệu Địa bạ của vua Gia Long) lại quan trọng và quí giá như vậy? Có hai lý do chính. Thứ nhất, kinh tế học là một ngành khoa học xã hội mà đặc điểm chung của nhóm ngành khoa học này là số liệu (data) do các hoạt động của con người tạo ra không thể lặp lại như nhiều ngành khoa học tự nhiên khác. Bởi vậy nếu không được ghi nhận và lưu trữ những số liệu đó sẽ mất vĩnh viễn (trừ khi loài người phát minh ra time machine). Càng để lâu khả năng tìm và tập hợp lại số liệu trong quá khứ càng khó khăn, nhất là số liệu trước thế kỷ 20.

Lý do thứ hai là nhiều qui luật kinh tế, xã hội có thể trải dài hàng thế kỷ nên số liệu của các cơ quan thống kê các nước ghi nhận trong khoảng 100 năm lại đây không đủ để phân tích những qui luật đó. Vấn đề inequality là một ví dụ, nếu chỉ có thể zoom out được trong vòng 50-60 năm lại đây, qui tắc Kuznets' curve có thể đúng nhưng khi có số liệu dài hơn TP đã phủ nhận qui luật này. Một ví dụ khác là lý thuyết tỷ giá PPP mà tôi đã có lần nhắc đến. Đa số các nghiên cứu định lượng đều không xác nhận PPP, tuy nhiên điều này có thể đơn giản vì chuỗi số liệu mà những nghiên cứu đó sử dụng chỉ bao trùm 20-30 năm lại đây. Có ý kiến cho rằng để kiểm định được lý thuyết PPP có thể các nhà kinh tế phải đợi để có sample dài hơn 100 năm thì kiểm định mới đủ tin cậy.


2.
Trong thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, ngành kinh tế học được gọi là political economy. Các nhà kinh tế ít nhiều đều có khuynh hướng triết học và anthropology (nhân chủng học?) muốn đưa ra các phân tích và giải thích cho những vận động kinh tế macro trong xã hội. Họ quan tâm đến các vấn đề vĩ mô như làm thế nào để một quốc gia thịnh vượng (Adam Smith), tại sao international trade lại quan trọng (David Ricardo), tăng trưởng dân số có tác động thế nào đến ổn định kinh tế và xã hội (Thomas Malthus). Karl Marx là một điển hình của các nhà kinh tế trong giai đoạn này, ông đã xây dựng một lý thuyết ở tầm macro giải thích cho sự vận hành của nền kinh tế (tư bản).

Một đặc điểm chung các nghiên cứu/lý thuyết political economy trong giai đoạn này, từ Smith đến Marx, là sự thiếu vắng số liệu macro. Mặc dù một số học giả trong thế kỷ 18-19 đã cố gắng thu thập và xây dựng một số bộ số liệu macro cho một số nền kinh tế (e.g. Anh, Pháp), những số liệu này quá thô sơ và không đầy đủ cho các nghiên cứu political economy lúc đó. Hạn chế về số liệu buộc các học giả phải xây dựng lý thuyết trên các quan sát micro của mình hoặc một vài tác giả khác và/hoặc dựa vào suy luận logic của bản thân. Điều này làm phương pháp luận khoa học của political economy, giống như những ngành khoa học xã hội khác, đi theo hướng positivism, trái ngược với các ngành khoa học tự nhiên (vật lý, hoá học, sinh học) đang phát triển rất mạnh trong giai đoạn đó với nền tảng phương pháp luận theo hướng deductivism (i.e. dựa vào số liệu thực tế để kiểm chứng và xây dựng lý thuyết).

Political economy dịch chuyển dần thành economics trong nửa cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 khi trường phái marginalism dần dần trở thành mainstream. Có không ít giả thuyết cho rằng các nhà kinh tế khi nhìn thấy sự thành công của các ngành khoa học tự nhiên đã muốn áp dụng phương pháp luận khoa học của những ngành này vào kinh tế học. Lý thuyết kinh tế chuyển dịch từ một tập hợp rhetorics sang các mô hình (toán) với các giả định rõ ràng có thể kiểm chứng được bằng số liệu thực tế. Nhưng có lẽ vì số liệu macro thời đó còn rất hiếm nên sự dịch chuyển này dần dần lái focus của kinh tế học từ macro sang micro, lĩnh vực mà số liệu giá cả và tiêu dùng của từng loại hàng hoá riêng lẻ hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh của từng công ty đã tương đối phổ biến.

Sự ra đời của national accounting ở Mỹ trong giai đoạn 1930s rồi lan sang châu Âu sau WWII có lẽ không chỉ là tình cờ mà còn là động lực giúp cho những quan tâm vĩ mô hồi sinh trở lại. Nhiều người cho rằng Keynes là cha đẻ của macroeconomics còn Solow mở đầu cho growth theory, nhưng có lẽ những lý thuyết đó chỉ là sự quay trở lại với những mối quan tâm của political economy trong thế kỷ 18-19 dưới một hình hài khác. Những công trình vĩ mô này ít rhetorics hơn, nhiều mô hình (toán) hơn và có một điểm khác biệt rõ ràng là sử dụng nhiều số liệu macro hơn. Có thể nói kinh tế học với xuất phát điểm là những quan tâm vĩ mô đã phải loay hoay gần một thế kỷ để đợi số liệu.


3.
Số liệu macro trong kinh tế sở dĩ ra đời rất muộn như vậy (trừ một số ngoại lệ đơn giản trong thế kỷ 18-19) vì nó không observable, nghĩa là không thể cân đong đo đếm được trực tiếp. Trong nhiều trường hợp số liệu macro không tồn tại trên thực tế mà chỉ là một "social construct". Lấy ví dụ giá cả của một mặt hàng bất kỳ có thể thay đổi lên xuống và đại lượng này observable. Khi các nhà kinh tế đưa ra khái niệm "lạm phát" họ nói về một đại lượng không tồn tại trong thực tế mà chỉ là một khái niệm lý thuyết được xây dựng nhằm mô tả và giải thích hoạt động của một nền kinh tế (tư bản). Tất nhiên "lạm phát" unobservable nên cơ quan thống kê (hoặc các tổ chức tư nhân) phải tìm cách lượng hóa nó thông qua một số (social) construction như CPI, PPI, hay các loại chỉ số giá macro khác. Bản thân các chỉ số này cũng unobservable, thông thường được tính toán từ tập hợp số liệu (micro) về giá của rất nhiều loại hàng hóa dịch vụ khác.

Điều này có một hệ quả quan trọng là các mô hình/lý thuyết macro có thể nói đến các khái niệm/đại lượng macro khác nhau dù có tên gọi như nhau. Quyển C21C của TP viết về capital, nhiều người so sánh nó với Das Kapital của Marx nhưng về bản chất "capital" trong hai tác phẩm này không nhất thiết là một. James K. Galbraith cho rằng khái niệm capital của Marx rộng hơn nhiều so với capital của TP. Với Marx, capital là một tập hợp các socio-economic & legal relationships đảm bảo cho quyền được quyết định các hoạt động kinh tế trong xã hội (và với mục đích tối thượng là "bóc lột" labor surplus từ những người lao động không có các quyền này). Trong khi đó capital của TP được hiểu theo nghĩa truyền thống của neoclassical economics, i.e. một trong những input của quá trình sản xuất. Tất nhiên việc xác định ownership của capital sẽ đưa hai khái niệm này lại gần nhau nhưng chúng vẫn không thể là một.

Khi Marx viết Das Kapital không chỉ khái niệm capital khác với TP mà số liệu về (physical) capital chi tiết chưa tồn tại, ngoại trừ một số bộ số liệu sơ khai của Petty, de Vauban, hay Giffen. Thời điểm TP viết C21C giá cổ phiếu của hàng triệu công ty được cập nhật từng giây, national accounts của hầu hết các quốc gia được cập nhật hàng quí, chưa kể vô số các cuộc khảo sát vĩ mô không định kỳ. Sự bùng nổ về sồ liệu, cả về lượng lẫn năng lực tính toán, là một thế mạnh của TP so với Marx. Bản thân TP khi mở đầu quyển sách đã tỏ ý phê phán những đại thụ đi trước như Malthus, Ricardo, Marx về những phân tích thiếu vắng số liệu của họ. Việc TP trích dẫn Jane Austen hay Honore de Balzac có thể hàm ý rằng quan sát của những nhà kinh tế cổ điển (thời đại political economy) cũng chẳng "reliable" gì hơn các tác phẩm văn học. Quyển C21C trước hết là một công trình thu thập số liệu công phu, hơn hẳn những tác giả mà TP nhắc đến.

Tuy nhiên một trong những phê phán quan trọng nhất cho C21C mà tôi đã đọc được chính là của James Galbraith về khái niệm capital với một núi data của TP. James Galbraith (con trai của John Kenneth Galbraith) là một nhà kinh tế có khuynh hướng leftwing (như TP) và cũng là một chuyên gia về inequality. Ông cho rằng khi TP (và các nhà kinh tế neoclassical khác) sử dụng khái niệm capital như một input cho quá trình sản xuất, đồng nghĩa với việc phải quantify số liệu capital cho một nền kinh tế, họ buộc phải sử dụng market price để đo lường giá trị của capital. Đây là một điều nguy hiểm vì market price thường xuyên biến động rất xa khỏi intrinsic value (theo nghĩa input value) nên vai trò của capital trong nền kinh tế có thể bị under- hay overvalue. Những cuộc khủng hoảng hay bubble trên thị trường có thể làm các phân tích liên quan đến market price bị méo mó.

Việc sử dụng market price, theo lập luận trong cuộc tranh luận Cambridge-Cambridge nổi tiếng, dẫn đến một vấn đề khác rất nghiêm trọng khi thống kê số liệu macro về capital. Market price trong nhiều trường hợp là present value of expected future incomes. Cứ giả sử expected future incomes đúng (cho một công ty, một thiết bị máy móc, hay một financial instrument), để tính present value người ta sẽ phải giả định một discount factor nào đó. Discount factor trên nguyên tắc là expected return on capital. Điều này dẫn đến một cái vòng luẩn quẩn (recursive) là để tính return on capital TP phải tính tổng giá trị của capital nhưng trước đó lại phải sử dụng discount factor là chính co số return on capital mà mình cần xác định. Tất nhiên TP không ngồi tính market price cho từng loại asset mà thu thập số liệu đó từ các nguồn khác nhau, nhưng những người tính toán các con số đó phải giả định một discount factor nào đó.

[Đào sâu thêm khía cạnh này có thể thấy phê phán của James Galbraith đi vào cốt lõi của lý thuyết general equilibrium. TP có thể "cãi" rằng miễn là GE tồn tại (và duy nhất) market price sẽ phản ánh tất cả các estimation cho discount factors của các bên tham gia thị trường, do vậy sẽ tiệm cận đến equilibrium return on capital. Nói cách khác return on capital là một con số độc lập với các biến động trên thị trường, miễn là thị trường có khuynh hướng quay về trạng thái equilibrium (roots inside the unit circle to be exact, anyone? :-)), sử dụng market price để tính aggregate capital không bị mâu thuẫn như Galbraith chỉ ra.]



8 comments:

  1. Thầy ơi thầy có cuốn đó PDF ko share cho em với ạ :) em sinh viên nên cũng khó có cơ hội mua được ạ :(

    ReplyDelete
  2. @ cao minh:
    Đây la link cuốn sách dạng pdf:
    http://libgen.org/book/index.php?md5=845494f4a59210b22292c737c0d59f1d&open=0

    Trong trang này bạn còn có thể tìm được rất nhiều tài liệu khác.

    ReplyDelete
  3. Em xin phép hỏi thầy Giang điều này ngoài lề một chút ạ. Consumption và expenditure khác nhau ở chỗ nào ? khi nào thì dùng consumption, expenditure. Chúc thầy nhiều sức khỏe :)

    ReplyDelete
    Replies
    1. Consumption là hành vi, expenditure là thước đo bằng tiền của hành vi. Ví dụ bạn nói "I consume an $1 ice cream" và "My ice cream consumption expenditure is $1".

      Delete
    2. Em hiểu rồi. Cám ơn thầy nhiều :)

      Delete
  4. Nếu sử dụng market price để đo lường giá trị của capital thì giai đoạn này thị trường chứng khoán bong bóng thì mức độ bất bình đẳng sẽ cao, còn giai đoạn này thị trường chứng khoán sụp đổ thì mức độ bất bình đẳng sẽ sụt giảm :)

    ReplyDelete
  5. This comment has been removed by the author.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.