Friday, May 21, 2010

High speed train III



- Phùng Quốc Hiển: "Đây là dự án đón đầu, có tầm nhìn xa." - Từ trước tới giờ, hiệu quả của các chính sách/dự án "đi tắt đón đầu" của VN như thế nào chắc không ai lạ.

- Hồ Nghĩa Dũng: "Có thể nói, hiệu quả kinh tế đơn thuần không cao, nhưng xét hiệu quả kinh tế xã hội và kinh tế tài chính thì có thể lấy thu bù chi, hoàn trả được vốn. Yếu tố hiệu quả được xét trên tổng thể xã hội." - Dời nhà máy lọc dầu ra Dung quất và xây dựng đường Hồ Chí Minh cũng lấy "hiệu quả xã hội" ra để biện minh.

- Vũ Văn Ninh: "Khi nào chạm mức an toàn là do mình lựa chọn thôi. Chính phủ đã lựa chọn giới hạn là 50% GDP, cũng tùy tiềm năng kinh tế mà có nước chọn mức cao hơn." - Có nghĩa là cái mức an toàn 50% GDP mình có thể thay đổi, và nó sắp được nâng lên để phù hợp với siêu dự án này. (Update 28/5: Confirmed! Phó TT Nguyễn Sinh Hùng cho biết sẽ nâng giới hạn nợ quốc gia lên.)

Update (24/5): Thêm hai bộ trưởng lên tiếng:

- Lê Doãn Hợp: "Trước sau vẫn phải xây hạ tầng, chi bằng xây trước. Nếu để muộn hơn, giá thành càng cao lên" - Nghĩa là không cần quan tâm đến hiệu quả và rủi ro, phải xây chỉ vì chi phí sau này sẽ cao hơn.

- Võ Hồng Phúc: "Với đà tăng trưởng như vậy [7-8%/năm], việc xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc - Nam trong giai đoạn từ 2014 đến 2035 là hợp lý" - Nghĩa là không cần quan tâm đến hiệu quả và rủi ro, phải xây vì sau này dân VN có thu nhập bình quân đầu người cao hơn hiện tai.

Và đây là lời của đương kim thủ tướng:

- Nguyễn Tấn Dũng: "Đường bộ, đường biển, kể cả đường hàng không cũng tính hết rồi, không tải nổi nhu cầu đi lại, việc xây đường sắt cao tốc là cần thiết" - Nghĩa là Đảng/chính phủ đã quyết, chỉ còn đợi QH bấm nút thôi.



32 comments:

  1. bó tay rồi! tôi cũng nghẹn lời!
    bạn nên mở trò cá cược là nghị gật có gật không?
    tôi đặt trước là có nhen!
    TG.

    ReplyDelete
  2. Anh Giang cho em hỏi em vote NO cho dự án này, giả sử các vị đại biểu vote YES, sau này vì những dự án này mà VN bị vỡ nợ giống Hy Lạp thì em có quyền từ chối lấy tiền thuế của mình để trả nợ hộ cho chính phủ không?

    ReplyDelete
  3. Quá nhiều tội ác mà chế độ này đã gây ra cho nhân dân Việt Nam, lịch sử rồi sẽ phán xét những giá trị đạo đức của những "con" người này.

    ReplyDelete
  4. khách quan mà nói nước ta vẫn thiếu 1 dàn lãnh đạo đã học qua trường Kinh tế chính trị (Kennedy School of Havard chẳng hạn)...

    ReplyDelete
  5. http://www.thanhnien.com.vn/news/Pages/201021/20100520235152.aspx

    tao đã quyết rồi nhé! tụi nhựt bổn, đức, pháp chuyển tiền vô tk của tao rồi.
    TG

    ReplyDelete
  6. Hiệu quả về mặt xã hội là cái gì hén, là niềm vui phải không? như vậy là tinh thần. Hiệu quả về mặt kinh tế thể hiện qua tiền, là vật chất. Mấy bác đó cần phải xem xét tại tư tưởng đó nha, dạy dỗ rằng vật chắt có trước, ý thức có sau, vật chất quyết định ý thức vậy mà sao để cái ý thức quyết định vật chất. Sai đường lối trầm trọng rồi đó.
    -----------
    Thật tình tôi chỉ thắc mắc cái nguồn vốn vay này ở đâu ra thôi vì ai mà cho vay làm cái này, nếu cho vay làm cái này thì chắc chắn có động cơ khác động cơ kinh tế vì tới thiên niên kỷ thứ 4 mới thu hồi vốn. Chỉ cần nhìn cách thức đặt vấn đề, quản lý dự án như vậy của những con người như vậy thì e rằng con cháu chúng ta ôm mặt khóc thì đã muộn rồi, không biết lúc đó phải khóc bằng thứ tiếng gì? Hic

    ReplyDelete
  7. http://www.chinadaily.com.cn/opinion/2010-04/19/content_9745174_2.htm

    ReplyDelete
  8. Xem bài này để tham khảo: Việt Nam có cần đưa người lên Mặt Trăng không? http://nguyenvanphu.blogspot.com/2010/05/viet-nam-co-can-ua-nguoi-len-mat-trang.html
    Tại cuộc hội thảo về dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam, theo tường thuật của Vietnamnet, Tổng giám đốc tổng công ty Đường sắt Việt Nam (chủ đầu tư), ông Nguyễn Hữu Bằng khẳng định: Lúc này chỉ bàn cần thiết xây dựng [đường sắc cao tốc] hay không. Các vấn đề vốn, trả nợ, đầu tư... sẽ nói ở giai đoạn sau. Nguyên Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lã Ngọc Khuê cũng có ý kiến: Chưa cần bàn làm như thế nào mà bàn có nên làm hay không.

    Thiệt tình chưa thấy ai nói bất kể những nguyên tắc sơ đẳng của kinh tế học như thế.

    Nhu cầu của con người là vô hạn trong khi nguồn lực có giới hạn. Vì thế, mới có một trong những định nghĩa của kinh tế học như thế này: Kinh tế học là việc nghiên cứu cách thức các cá nhân và xã hội, với nguồn lực hạn chế, đưa ra những quyết định sao cho thỏa mãn tốt nhất nhu cầu và ước muốn của họ”.

    Nếu đặt ra những câu hỏi:

    - Có nên xây dựng những đại học tốt nhất, có ký túc xá sang như khách sạn 5 sao cho sinh viên hay không?

    - Có nên xây các biện thự hoành tráng rồi phát không cho tất cả mọi người dân không?

    - Có nên đưa người lên thám hiểm Mặt Trăng không?

    Dĩ nhiên câu trả lời là nên quá đi chứ. Vấn đề là chúng ta có nguồn lực để làm được những chuyện đó hay không.

    Thảo luận về dự án đường sắt cao tốc là lập ra những giả định về nguồn lực rồi đối chiếu với lợi ích tài chính, lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội để cuối cùng mới quyết định có nên làm hay không. Không dưng đi bàn có nên làm hay không, mọi chuyện vốn liếng tính sau, đó không phải là duy ý chí là gì?

    ReplyDelete
  9. Tôi lại nghĩ khác anh Giangle à. Đây chỉ là một trò chính trị nhằm tạo ra "hình ảnh một quốc hội quyền lực" : phủ quyết dự án. Cái này làm tiền đề cho các nghị gật các đề xuất khác. Để anh xem có đúng không nhé.

    Chiêu này trong sách lược gọi là "giả mù sa mưa"

    ReplyDelete
  10. secret garden lại theo conspiracy theory rồi, nhưng biết đâu đấy, "binh bất yếm trá" mà!
    Ô. Ninh nói vậy là đúng kiểu VN đấy, mình đẻ ra kế hoạch, chỉ tiêu, tỷ lệ an toàn, ngưỡng này ngưỡng nọ v.v... chứ chúng nó có đẻ ra mình đâu. Nên mình muốn sao là được vậy mà!

    ReplyDelete
  11. Nếu tôi là 1 trong những policy maker, tôi sẽ nhiệt liệt ủng hộ dự án này. 56 tỷ đô là 1 miếng bánh quá to để có thể ăn mấy đời. Các bác đừng có đập nồi cơm của những lãnh đạo tối cao và luôn vì nhân dân như chúng tôi nhé

    ReplyDelete
  12. bác Giang đã đọc The Economic Hit Man chưa. Có khi nào đây là 1 project như vậy không nhỉ :-)

    ReplyDelete
  13. Tôi cực lực ủng hộ dự án này. Nếu không có nó, chính phủ hay các công ty thân hữu lại bày ra những trò khác còn tệ hại hơn ấy chứ:)

    51 tỷ mà nhằm nhò gì. Với cơn lốc đầu tư bất động sản như hiện nay, chỉ mở ra vài cái đề án đô thị ở rừng núi hải đảo cũng được, rồi huy động cò thổi đất dự án, là có ngay. Các bác chưa hình dung ra được hết người VN bây giờ giàu có bằng địa ốc thế nào đâu.

    ReplyDelete
  14. Không biết đằng sau dự án này có sự tiếp tay của thể lực đen nhằm một mục đích xấu xa nào không nhỉ??!!! Ôi dân ta, bao giờ mới hết khổ!!!!

    ReplyDelete
  15. Giờ mới thấy ảnh hưởng của nhóm lợi ích tại VN ghê gớm và lộng hành đến mức nào! Càng nguy hiểm hơn nếu các nhóm này bắt tay được với các vị nắm quyền lãnh đạo Đảng. VN khi nào mới có cơ chế "checks and balances" đây? Ngay cả cái tòa Hiếp pháp còn chưa dám lập.

    ReplyDelete
  16. tòa Hiến pháp, chứ sao lại "hiếp pháp"? bác này, chỉ được cái nói linh tinh....

    ReplyDelete
  17. hii..Bien doi khi hau..Viet Nam la nuoc dung thu 3 ve su anh huong cua no => tren The gioi nguoi ta lo sot vo', con VN minh binh chan nhu vai,chua thay co chinh sach Moi truong nao kha quan..
    hic..VN minh nhin xa trong rong qua! Khong biet minh song duoc den luc hoan thanh xong cai Sieu du an nay khong.Hay moi hoan thanh duoc 1/3 thi mien Nam da ngum~ trong nuoc bien ^^

    ReplyDelete
  18. Đây không phải là vấn đề chế độ, Nước Mỹ đang là con nợ lớn nhất thế giới còn gì, Nó cũng là do những chính sách cực kỳ sai lầm của nước Mỹ mấy chục năm nay. Mong sao VN không đi theo vết xe đổ của nước Mỹ, không sa lầy vào nợ nần chồng chất, để một số cá nhân hưởng lợi, còn dân chúng cò cổ ra trả nợ,chịu những khoản thuế cao ngất ngưởng.

    ReplyDelete
  19. @All: Cám ơn các bác đã chia sẻ suy nghĩ. Giá như có một cuộc trưng cầu dân ý thì kết quả chắc chắn sẽ phản ánh tỷ lệ các comments phản đối trong entry này. Nhưng tôi biết đó chỉ là ảo tưởng và cũng không hi vọng gì mấy ngày tới QH sẽ dám nói không. Bởi vậy chỉ còn biết cầu Trời/Phật/Chúa/Ala để cái siêu dự án này không/ít bị những PMU18 và cầu Cần thơ mới. Vẫn biết là ảo tưởng nhưng biết làm gì hơn vào lúc này?

    À có lẽ phải bắt đầu nghiên cứu về sovereign debt default là vừa, chắc sau này sẽ có đất dụng võ :-(

    ReplyDelete
  20. http://www.thanhnien.com.vn/News/Pages/201022/20100524020842.aspx

    @all: Mr. Hop mentioned this case in his comment. Speed at 46.8 kph???
    TG

    ReplyDelete
  21. Lúc đầu tôi cũng có ý nghĩ rằng đây là một dự án hoang đường nhưng sau khi nghe mọi người chửi nó nhiều quá thì mình lại phải nghĩ kỹ thêm xem có cái gì đằmg sau nó không nhỉ. Thử đặt mình vào vị trí của Ông Dũng xem sao.
    - Thứ nhất, sử dụng lý thuyết của Warren Buffet, hãy tham lam khi kẻ khác đang sợ hãi.
    - Thứ hai, bản lĩnh chính trị của lãnh đạo. Nếu không có sự cương quyết của ông VVK thì liệu VN có đường dây 500K hay không. Hạ tầng cơ sở cấp quốc gia là việc chính của thủ tướng chứ không phải của Quốc Hội. Nếu Thủ tướng họ đã quyết tâm xây hạ tầng thì nền ủng hộ, vote đi vote lại chỉ làm rối thêm câu chuyện mà thôi. Ông Dũng cần có 1 quyết định lớn để nâng cao vị thế của mình, ông muốn trở thành 1 VVK thứ hai của Việt Nam. Điều này có thể tốt cho VN chứ không xấu.
    - Phát triển du lịch và BĐS. Nếu thực sự có một phuơng tiện vận chuyển HSR như vậy thì chắc chắn du lịch VN sẽ phát triển rất nhiều và tiềm năng du lịch miền Trung sẽ được khai thác. Ngoài ra, hạ tầng đi đến đâu thì cung bất động sản sẽ tăng theo đến đó rất nhanh. Nó là làm giảm sự mất cân đối giữa cung và cầu bất động sản đi rất nhiều. Rất nhiều thành phố người dùng HSR để promote du lịch thì với 1 nước có nhiều điểm du lịch nằm dọc theo chiều dài đất nước như VN thì 1 tuyến HSR dùng để promote du lịch ở Nha Trang, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi... cũng có thể là một bài toán truớc sau cần phải tính tới.

    Vấn đề của dự án này là thời gian làm quá lâu, đến 25 năm nữa mới hoàn thành thì đúng là khủng văn khiếp. Nếu đã quyết làm thì phải làm nhanh, làm dứt khoát. Ở các nước như Nhật hay Pháp, vì là những hệ thống đầu tiên trên thế giới nên plan mất 10 năm, xây mất 5 năm. VN sẽ sử dụng lại những công nghệ đã có, bài học đã có thì chỉ cần plan 3 năm, xây 5 năm là xong.
    Tiền cũng là 1 vấn đề lớn. Chi phí xây dựng quá cao. Tuy nhiên, so với các loại hình giao thông khác thì cũng vậy, Chi phí ở VN bị đội lên rất nhiều. Vấn đề ở đây là làm sao để kiểm soát chi phí đầu tư vì nếu không đầu tư HSR mà chọn đầu tư hệ thống High way thì thất thoát cũng chẳng kém. Thậm chí thất thoát khi xây đường còn tởm lợm hơn ý chứ.

    ReplyDelete
  22. @Bac Giang: Day la loi phat bieu day du cua Bo Truong Le Doan Hop
    "mà nếu ta làm đường thì họ mới ưu ái cho vay vì tình nghĩa với Việt Nam chứ nếu ta muốn đầu tư nông thôn, vùng sâu vùng xa thì làm sao vay được?".

    Bộ trưởng Lê Doãn Hợp khẳng định: "Trước sau vẫn phải xây hạ tầng, chi bằng xây trước. Nếu để muộn hơn, giá thành càng cao lên".
    Cau tren con hay hon cau duoi nua.
    http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/vietnamnet.vn/Them-hai-bo-truong-len-tieng-ve-duong-sat-cao-toc/4302989.epi

    ReplyDelete
  23. @Anh Giang: Đọc xong comment của Nhật Nam em nghĩ chắc anh phải viết thêm một entry nữa để lý giải vì sao dự án là hoang đường rồi. :)

    Em nghĩ có không ít người nghĩ như bạn Nhật Nam về những dự án vĩ đại như đường dây 500K, nhà máy lọc dầu Dung Quốc và trong tương lai là đường cao tốc Bắc -Nam.

    Đọc comment của Nam em chợt nhớ tới Hy Lạp, người dân Hy Lạp chắc rất phấn khởi khi được đăng cai tổ chức Olympic Athen và chẳng ai nghĩ đến những hệ quả của việc tổ chức một Olympic hoàng tráng và xa xỉ có thể làm sụp đổ một nền kinh tế, buộc người dân phải còng lưng trả nợ một thời gian rất dài.

    ReplyDelete
  24. Hi dland,

    Nếu bạn có suy nghĩ gì thì cứ post, mọi người cũng đã đọc và hiểu ý anh Giang. Chuyện nó hoang đường thế nào thì báo chí, anh Giang và nhiều nhiều người khác cũng đã viết đầy ra rồi. Tôi cũng đã từng viết một số bài ở các diễn đàn khác nhau nói về tính hoang đường của nó, chủ yếu tập trung vào mức đầu tư và thời gian kéo dài. Tuy nhiên, một con người có suy nghĩ chín chắn thì nên nhìn nhiều chiều, lật đi lật lại vấn đề cho thấu đáo chứ không nên nhìn người khác chửi thì mình cũng chửi theo cho đã mồm.

    Trong comment của dland, tôi có thể chỉ ra 1 vài mâu thuẫn cơ bản.
    Thứ nhất, Dung Quất không phải là dự án hạ tầng.
    Thứ hai, Olympic càng không phải là dự án hạ tầng.
    Thứ ba, bạn dland có thể chỉ ra tính kém hiệu quả của dự án đường dây 500KV, 1 dự án cơ sở hạ tầng điển hình, hay không?

    ReplyDelete
  25. Lúc đầu, VN xây đường dây 500KV là để chuyển điện từ Bắc vào Nam vì lúc đó miền Bắc vừa có mấy cái thủy điện lớn mới xây xong. Nhưng chỉ khoảng 5 năm sau, chúng ta lại phải xây đường dây 500KV để chuyển điện từ Nam ra Bắc vì lúc này miền Nam thừa điện còn miền Bắc thiếu điện.

    Nói chung là các bác nhà ta rất biết cách đáp ứng "nhu cầu".

    ReplyDelete
  26. @Nhật Nam: Các công trình xây dựng phục vụ cho Dung Quốc và Olympic hầu hết là các công trình cơ sở hạ tầng. Ở Dung quốc là cơ sở hạ tầng cho ngành dầu khí, còn Olympic là cơ sở hạ tầng cho ngành thể thao. Tất cả được xây dựng đều được biện minh bằng mục đích xã hội: phục vụ nâng cao cuộc sống cho toàn dân :).

    Dự án đường dây 500KV được xây dựng với mục đích truyền tải điện năng từ Bắc vào Nam. Nhưng những người xây dựng có thể dùng số tiền xây dựng đường dây KV để xây dựng nhà máy điện ở miền Nam đáp ứng đủ nhu cầu.

    Ngoài ra, việc tải điện trên một quãng đường dài sẽ làm tổn thất điện năng lớn. Nếu so với việc dùng số tiền đó để xây dựng nhà máy điện thì chưa chắc việc nào mang lại hiệu quả lớn hơn.

    Giới thiệu với Nhật Nam một bài viết có thể hợp với ý bạn :)
    Cần có dự án siêu lớn để tạo ra hàng trăm tỷ cho nền kinh tế
    http://www.vnexpress.net/GL/Ban-doc-viet/Kinh-doanh/2010/05/3BA1C305/

    ReplyDelete
  27. Nền kinh tế thị trường hiện đại có nhiều cách thức tạo ra tiền cho xã hội, có thể nói xã hội cần bao nhiêu tiền thì người ta có thể tạo ra cho xã hội lượng tiền đó, mà giới hạn của sự tạo ra tiền ...là lạm phát, là sự chống phá của các thế lực tạo ra tiền ở các nước khác trên thế giới, mà một trong những biện pháp chống phá là gây ra các cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ, kinh tế ở các nước, các khu vực, thậm chí là toàn cầu."
    Nguyễn Bình Giang, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Phát triển Kinh tế Tri thức

    Mình bảo đảm là trong chính phủ hiện tại có không ít quan chức nghĩ như bác Giang

    ReplyDelete
  28. @Nhat Nam: Vào những năm 96-98 giới chuyên gia đa số cho rằng đường dây 500KV là một dự án sai lầm, lý do như bạn dland nói bên trên. Dự kiến đường dây này dùng để truyền tải điện từ Bắc vào Nam, nhưng chỉ một thời gian ngắn sau miền Bắc bắt đầu thiếu điện và đường dây này phải truyền tải điện ngược lại. Chỉ riêng sự kiện này đã chứng tỏ những người thiết kế đường dây này sai lầm.

    Theo tin tức ngoài lề thời đó, chi phí xây dựng vượt gấp đôi dự toán và không rõ dự án này được quyết toán kiểu gì. Sau này có tin đường dây 500KV đã hoàn vốn nhưng cũng chẳng ai biết, đừng nói gì đến kiểm toán, hạch toán của hệ thống này thế nào.

    Bây giờ nhiều người, nhất là các quan chức, có vẻ muốn "viết lại lịch sử" về sự thành công của đường dây 500KV. Anh vẫn cho rằng 2 sai lầm lớn của ông Võ Văn Kiệt là quyết định làm đường dây 500KV vào thời điểm đó và dời nhà máy lọc dầu ra Dung Quất, bắt chấp phản đối của các chuyên gia.

    ReplyDelete
  29. - Đường dây 500KV: Nhận định của CP khi đó là "Giải pháp này chỉ có ý nghĩa nếu công trình hoàn thành trong thời gian là 2 năm, vì nếu kéo dài 3-4 năm thì không thể so sánh với phương án xây dựng nhà máy điện tại chỗ." Thực tế 2 năm dự án hoàn thành, với một nỗ lực rất lớn của cả nước. Mặc dù vậy dự án này là điển hình cho sự không minh bạch, và đã có một lãnh đạo cấp bộ đã phải ngồi tù. Chưa kể là sự phân tích lúc đầu về mục tiêu của dự án này (như bác Giang đã nói) hoàn toàn sai lầm. Sự thành công của dự án 500KV, có thể nói yếu tố may mắn đóng góp rất lớn.
    - Dự án đường cao tốc: Dự kiến hoàn thành trong 25 năm. Có thể nói khoảng thời gian này đã được phân tích kỹ lưỡng với trình độ kỹ thuật tiên tiến hiện nay. Rất khó có thể mang yếu tố "ý chí, quyết tâm" ra để rút ngắn được thời gian xây dựng. 25 năm, qua 5 kỳ ĐH Đảng, ai có thể dám chắc dự án sẽ đi theo đúng lộ trình ban đầu? 25 năm nữa ai sẽ chịu trách nhiệm nếu dự án không hoàn thành?...

    ReplyDelete
  30. Tôi xin viết tiếp,
    Như vậy, có thể thấy được quy mô của 2 dự án là rất khác (mặc dù cũng khác nhau về giai đoạn lịch sử). Tuy nhiên, Việc xác định trách nhiệm sau 25 năm là rất mơ hồ nên việc các quan chức phát biểu mạnh miệng và lấy dự án 500KV để làm ví dụ là điều cũng dễ hiểu.
    Theo tôi được biết, ngay cả Nhật cũng có 2 luồng ý kiến về dự án này của VN. Những nhà đầu tư, nhóm lợi ích của Nhật hoàn toàn ủng hộ dự án; còn những nhà tư vấn, giới khoa học và thậm chí Chính phủ Nhật cũng đề nghị VN cần nhắc kỹ.
    Dự án này từ nguồn vốn ODA của Nhật, nên cũng có cái tế nhị của nó. Việc Nhật hào phóng chi ODA cho VN, ngoài mục tiêu chính trị chiến lược, còn có yếu tố lịch sử. Người Nhật vẫn còn "hối hận" việc chiếm đóng VN và gây ra cảnh chết đói năm 45. ODQ có thể nhừ một phần chuộc lỗi của Nhật đối với nhân dân VN. Nên CP Nhật không phải là có toàn quyền về nguồn vốn chi cho dự án này.
    Như vậy, có thể nói rằng, người dân VN thực sự có tâm và hiểu biết, sẽ không phản đối dự án này, vì đây là một thành tự và biểu tượng văn minh nhân loại, giúp cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Nhưng rõ ràng thời điểm để xây dựng dự án là điểm mấu chốt, nhất là trong bối cảnh VN hiện nay (còn nghèo, nhưng cứ thích hoành tráng, nhất thế giới).
    Nếu chẳng đặng đừng, thì dự án này cần sự quyết tâm chính trị rất lớn, không chỉ của CP mà còn toản thể dân tộc. Mà để có sự đồng thuận, nhất trí của mọi tầng lớp nhân dân, CP phải đưa ra được những luận cứ khoa học để giải đáp thỏa đáng những phản biện của họ.

    ReplyDelete
  31. Xem ra còn nhiều ý kiến khác nhau xung quanh siêu dự án này. tuy nhiên, theo tôi, thay vì lo cho dự án này thì nên tập trung xây dựng đường sắt song hành, nới rộng ray để nâng cao tốc độ. Phương án này vừa đỡ tốn chi phí (Vì trên cơ sở mở rộng, cải tiến hệ thống đường sắt hiện hữu), đồng thời có thể chuyên chở được hàng hoá giúp kết nối kinh tế các vùng, miền.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.