Friday, May 14, 2010

Speculation


Các đây vài năm trong giới finance của Úc có một số người nghi ngờ rằng RBA, ngân hàng trung ương Úc, can thiệp vào thị trường ngoại tệ chỉ đơn giản vì cơ quan này muốn kiếm lợi nhuận chứ không phải vì nhu cầu bình ổn tỷ giá, nghĩa là hoàn toàn là một speculator. Stabilization chỉ là hệ quả của speculation như tôi đã đề cập đến trong entry trước chứ không phải là mục đích của RBA (và điều này không có gì là xấu, RBA vừa kiếm được tiền vừa bình ổn được tỷ giá).

Lập luận của những người nghi ngờ RBA như sau: ai cũng biết tỷ giá của một đồng tiền (so với một đồng tiền khác) về lâu dài phụ thuộc vào các yếu tố fundamental (i.e. current account balance, capital flow, inflation,...). Bởi vậy nếu RBA cho rằng tỷ giá thay đổi vì fundamentals thay đổi thì không có lý do gì họ phải can thiệp và trên thực tế RBA không bao giờ can thiệp để định hướng AUD trong dài hạn. Trong ngắn hạn, tỷ giá có thể biến động vì các yếu tố tâm lý hay trading noises và điều này sẽ attract các currency speculators nhảy vào kiếm lợi khi đồng AUD bị cho là over hay undervalued, do đó thị trường sẽ tự động bình ổn sau một thời gian ngắn.

Với một thị trường FX khá sâu và rộng như của đồng AUD, không có lý do gì để nghi ngờ sức mạnh của giới speculators và khả năng bình ổn thị trường của họ. Như vậy RBA tham gia bình ổn là thừa và những hoạt động này chỉ nhằm mục đích kiếm lời như các speculators khác. Khả năng duy nhất để RBA phải can thiệp là khi AUD bị tấn công, nghĩa là các private speculators vào hùa với nhau đặt lệnh mua/bán cùng một phía để tạo ra self-fulfilling appreciation/depreciation như trường hợp GBP của Anh bị tấn công năm 1992 hay đồng Baht của Thailand năm 1997. Tuy nhiên cần lưu ý trong cả hai trường hợp trên, và có lẽ tất cả các trường hợp currency attack khác, các đồng tiền bị tất công đã bị giữ cao hơn fundamental value quá nhiều và quá lâu, bởi vậy đúng ra ngân hàng trung ương cũng không nên can thiệp vì lý do fundamental như đã nói bên trên.

Quay lại vụ lùm xùm SSI dự báo VNĐ sẽ bị phá giá thêm 4% nữa, phó thống đốc NHNN Trần Minh Tuấn cho biết đã "mách" Thủ tướng và SSC để xử lý SSI vì tội tung tin đồn thất thiệt gây ra hoang mang và ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối VN. Không nói đến chuyện SSI có quyền đưa ra những dự báo như vậy hay không và Bloomberg có quyền đưa tin công khai hay không (theo tôi họ có quyền), trên quan điểm một speculator tôi thấy NHNN đã bỏ lỡ một cơ hội rất tốt khi tỷ giá VNĐ thay đổi mấy ngày qua vì lý do tâm lý. Nếu thực sự NHNN tin rằng fundamentals của VNĐ không có vấn đề gì và sự biến động tỷ giá vừa qua chỉ là tâm lý hoang mang do bản tin của Bloomberg, NHNN nên nhanh chóng bán ngoại tệ ra để speculate, vừa kiếm lợi vừa được tiếng là đã kịp thời bình ổn thị trường, giúp tăng credibility của cơ quan này vốn đang không được cao.

Việc NHNN tìm cách "trừng trị" SSI và liệt thông tin về tỷ giá vào loại "nhạy cảm" theo tôi chẳng có ích gì cho việc bình ổn thị trường và giảm bớt ảnh ưởng của yếu tố tâm lý vào thị trường ngoại hối. Nếu tôi là ông Trần Minh Tuấn tôi sẽ yêu cầu SSI trình bày các nghiên cứu tỷ giá của họ và chỉ ra cho họ thấy những sai lầm trong số liệu, mô hình, tính toán của SSI để công ty này tự khắc phải revise và công bố lại dự báo tỷ giá. Tôi cũng chẳng dại gì "đổ thêm dầu vào lửa" bằng cách công bố NHNN vừa mua vào 1 tỷ USD trong mấy tuần vừa qua, chẳng khác gì nói với giới speculators rằng NHNN đang rút bớt FX supply ra khỏi thị trường.

Tất nhiên tất cả những điều tôi nói ở trên sẽ không đúng nếu trong thâm tâm NHNN đang có ý định phá giá như SSI dự báo vì lý do fundamentals. Mà phá giá thêm cũng chẳng phải là điều gì tồi tệ, theo tôi còn có tác động tốt cho nền kinh tế VN. Nhưng tìm cách xử lý SSI hay bất kỳ một tổ chức tài chính nào khác chỉ vì họ đưa ra một dự báo làm hoang mang thị trường, theo tôi, là sai lầm.


[Full disclosure: Tôi không có bất kỳ financial interests nào đối với SSI hay các financial institutions khác ở VN.]


Update (24/5): Thomas Palley đề nghị ECB phải thực hiện chức năng speculation, mua lại government bonds của các thành viên khi đang có debt crisis. Điều này vừa giúp trấn an thị trường, vừa ổn định mặt bằng lãi suất, và vừa giúp các thành viên repay debts với chi phí thấp hơn.


15 comments:

  1. phải nói là cháu rất rất phục bác :) cháu đọc đi đọc lại vài lần và thấy Vietnam mình buồn cười bác nhỉ. Trong khi Vietnam mình thỉnh thoảng phải thuê chuyên gia nước ngoài đánh giá tình hình thì lại đi bắt quẻ những tổ chức trong nước dám nói, dám chịu trách nhiệm như SSI. Cứ như thế này thử hỏi còn ai dám nghiên cứu, phê bình đánh giá độc lập nữa không chứ? Cháu thấy Vietnam mình vẫn còn giữ cái quan điểm thời bao cấp quá: cứ ai làm cái mới là bị chụp mũ, bị phản đối, trừng trị!!!

    Cháu cảm ơn bác rất nhiều!!!

    ReplyDelete
  2. Những báo đưa tin như thế không biết có quy tội là "chụp mũ" không nhỉ! Tổng biên tập cho đưa tin như thế chỉ làm cho báo mình ngày càng mất uy tín. Hay là nhà báo cho rằng người đọc không biệt đâu là dự báo đâu là đại diện phát biểu của NHNN.

    Bài viết của chú rất hay.

    ReplyDelete
  3. Rất muốn biết ý kiến của bác về bài này: http://vneconomy.vn/20100514100814486P0C6/ha-gia-vnd-hai-nhieu-hon-loi.htm

    ReplyDelete
  4. giống như chuyện dân gian kể về ông kẹ vậy. chuyện như vậy đã in trong não trạng mấy ổng rồi. mặt khác nữa là mồm nhà quan có gang có thép. thử hỏi timothy hay benanke có thể nói ở capital hill là nếu tôi có tiền tôi mua cổ phiếu goldman sach hông? giống như anh hùng, anh ninh vậy đó???? TG.

    ReplyDelete
  5. yếu sợ gió.

    ReplyDelete
  6. VNguyễn Long
    "13:59 (GMT+7) - Thứ Sáu, 14/5/2010

    Gửi bạn Anh Hong,

    Chắc bạn đã quên, môn Kinh tế chính trị bạn được học có trang bị cho bạn kiến thức rằng: "Kinh tế Việt Nam là nền kinh tế vận động theo cơ chế thị trường theo định hướng XHCN" chứ không phải một nền kinh tế tự do, muốn phát triển như thế nào thì phát triển, muốn phát ngôn sao thì phát ngôn. "

    Đây là comment của bạn trên vneconomy về bài phỏng vấn ô. Hưng giám đốc SSI. Mình thấy bạn này nói cũng có điểm đáng suy nghĩ. Ở Việt Nam định nghĩa thế nào là "Kinh tế thị trường". Kinh tế thị trường kiểu Việt Nam là kiểu thị trường đi kèm với ý chí của Nhà Nước và giai cấp lãnh đạo. Như vậy muốn phát triển kinh tế the hướng thị trường, để thị trường với speculator điều chỉnh ko thông qua nhà nước thì mình thấy ý kiến của bác Giang rất hợp ý. Còn nếu áp dụng theo cách của NHNN thì phải chờ xem cách này có mang lại hiệu quả bằng để thị trường quyết định hay ko?
    Theo mình NHNN phải áp dụng những nguyên tắc của thị trường.

    ReplyDelete
  7. Em cung khong dong y voi cach xu ly doi voi SSI. Tuy nhien, theo em SSI dua ra thong tin tren cung co muc dich cua ho nham gay them phan hoang loan cho cac nha dau tu nham ban thao co phieu trong nhung ngay vua qua de truc loi, nen do la dieu ma cac quan chuc nha nuoc muon xu ly SSI. Nhieu nha dau tu chung khoan cung khong thich bac Hung chu tich nay.

    ReplyDelete
  8. Bác Giang ơi, xin cho hỏi ngoài lề, là bác có ứng dụng phân tích kỹ thuật trong việc phân tích và ra quyết định đầu tư không ạ

    ReplyDelete
  9. "Mà phá giá thêm cũng chẳng phải là điều gì tồi tệ, theo tôi còn có tác động tốt cho nền kinh tế VN" Bác Giang nói
    em đọc tin cúa Bác Quách Mạnh Hào thì nói thế này
    http://www.quachhao.com/page.aspx?page_code=readinglist-1_dup&ContentItemID=854124&ds=896&do=894
    đại ý là việc phá giá này tác động không tốt cho nền kinh tế VN

    "Cùng với mục tiêu tăng trưởng (6,5%) thì mục tiêu kiểm soát lạm phát (đã được điều chỉnh lên 8%) là hai mục tiêu chính sách quan trọng nhất của Việt Nam trong năm 2010. Với đặc thù của kinh tế Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xăng dầu và các nguyên vật liệu nhập khẩu, việc phá giá tiền tệ 4% cũng sẽ khiến cho giá nguyên nhiên vật liệu nhập khẩu tăng gần tương ứng, đẩy chi phí đầu vào của các doanh nghiệp lên cao, đồng thời vừa gây ra lạm phát vừa làm giảm tăng trưởng kinh tế. Do vậy mục tiêu kích thích tăng trưởng bằng thông qua cầu xuất khẩu (nhờ phá giá tiền tệ) sẽ là một giải pháp tồi do nó gây ảnh hưởng tiêu cực đến chi phí và cung của các doanh nghiệp. Quan trọng hơn, số liệu thống kê 4 tháng đầu năm cho thấy CPI đã tăng hơn 9,2% so với cùng kì năm ngoái và gần 4,3% so với đầu năm thì việc phá giá tiền tệ còn khiến cho mục tiêu kiểm soát lạm soát dưới hai con số trở nên xa vời"

    "Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam đều là những sản phẩm thiết yếu (khoáng sản, nông thủy sản, may mặc, dầy dép,…) và đã có lợi thế cạnh tranh về mặt giá cả với sản phẩm của các nước khác. Cầu về những sản phẩm này co dãn thấp so với thu nhập và giá cả (tức là khi giá cả giảm nhờ phá giá, hay thu nhập của khách hàng tăng thì cầu về hàng xuất khẩu của Việt nam không thay đổi nhiều). Điều này đã được chứng minh trong năm 2009 khi khủng hoảng kinh tế xảy ra thì lượng xuất khẩu của những mặt hàng này không hề suy giảm (thậm chí còn tăng). Do vậy, việc cố tình phá giá để kích thích xuất khẩu không những không đạt được mục tiêu mong muốn mà còn làm giảm uy tín đồng nội tệ và gây ra bất ổn trên thị trường tiền tệ."

    "Theo báo cáo gần đây của Ủy Ban Tài chính – Ngân sách Quốc Hội thì đến cuối năm 2010 nợ quốc gia sẽ vào khoảng gần 45% GDP, tương đương với khoảng 750 ngàn tỉ đồng. Quyết toán ngân sách hàng năm của Bộ Tài Chính cũng cho thấy vay nợ nước ngoài chiếm khoảng 18% bội chi ngân sách. Do vậy, tổng nợ quốc qia đối với nước ngoài sẽ vào khoảng hơn 18% x 750 ngàn tỉ = 135 ngàn tỉ đồng. Việc phá giá 4% cũng có nghĩa là gánh nặng nợ của Việt Nam đối với nước ngoài sẽ tăng thêm khoảng 4% x 135 ngàn tỉ đồng = 5400 tỉ đồng, hay tương đương với 285 triệu USD."

    mỗi người đứng trên khía cạnh khác nhau nên đưa ra những nhận định khác nhau.
    vậy Bác Giang giải thích rõ hơn giúp cháu nhé

    ReplyDelete
  10. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Thoi-su-suy-nghi/378690/%E2%80%9CChien-dau%E2%80%9D-voi-tin-that-thiet.html

    Anh Giang xem bài xã luận do người phụ trách theo dõi mảng ngân hàng - tiền tệ viết trên Tuổi Trẻ.

    Có một đọan: Không ai phủ nhận, cấm cản quyền nhận định, bình luận của nhà đầu tư, doanh nghiệp về các vấn đề kinh tế vĩ mô. Thế nhưng, việc gì cũng phải có giới hạn. Bình luận, nhận định không có nghĩa là làm thay việc của người khác khi đưa ra cả con số cụ thể. Đặc biệt là phải cân nhắc sự nhạy cảm, phức tạp của thị trường ngoại hối khi các thông tin này được chuyển tải tới công chúng. Bài học này nhiều chuyên gia ngân hàng đã thuộc kỹ.

    Em không rõ thế nào là giới hạn trong việc nhận định thị trường. Em nghĩ rằng SSI có quyền nghiên cứu về thị trường ngoại hối (vì nó ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ) và đưa ra nhận định cụ thể (nghiên cứu cần không đưa ra một con số định lượng cụ thể).

    SSI là một công ty đại chúng nên cổ đông SSI cần biết những thông tin họ đã nghiên cứu, thị trường cũng cần biết điều đó. Bloomberg không sai khi dẫn lại lời phát biểu của ông Hưng.

    ReplyDelete
  11. Cháu đồng ý với ý kiến chú Giang về vụ thông tin "nhạy cảm". Có lẽ vụ việc này cũng chỉ tương tự như vụ Vietnam Credit nhưng với mức độ xử lí nhẹ hơn. Việc họ đưa ra dự báo ko sai, nhưng chắc là họ chưa trao đổi với NHNN trước khi đưa ra thông tin :) Có phá giá thật hay ko chắc phải chờ hồi sau sẽ rõ vậy.

    ReplyDelete
  12. Porsche said : SSI chỉ đưa ra dự báo chứ k phát biểu thay chính phủ , và dự báo đó là có cơ sở đấy chứ . Từ đây đến cuối năm chắc gì tỷ giá nằm ở mức này . trong khi đồng USD tăng giá đang làm cho VND quá cao so với các ngoại tệ khác . thêm vào đó là việc mất giá của 1 số đồng tiền mạnh điển hình như EUR và GBP nữa . Vậy thì VND theo đúng xu hướng sẽ phải devalue ./.

    ReplyDelete
  13. Thật ra thì em nghĩ trước tiên cần phải xem utility function của NHNN là gì trước. NHNN mà đi ra can thiệp mà lỡ thị trường không thèm nghe (credibility thấp mà) thì cái ghế của ai đó sẽ ... (vừa mất dữ trự ngoại hối mà vừa còn làm thị trường panic hơn nếu can thiệp không đạt mục tiêu). Can thiệp bằng miệng khỏi bị gì anh ơi.

    Với lại em nghĩ NHNN mình có vai trò khác với 1 speculator là vì NHNN còn phải giữ position USD ở một mức nào đó. Position USD đang có của NHNN vốn đã được bà con đồn ra đoán vào là không cao lắm rồi, mà giờ đi can thiệp, lỡ can thiệp xong mà mua lại chưa kịp đi báo cáo cấp trên ra còn có mấy tỷ USD thì chắc người đứng đầu ... Lúc đó NHNN lại phải chạy gom USD thì thị trường có khi còn loạn hơn. Với lại trong bối cảnh thiếu tiền, NHNN còn bàn USD ra, các bộ ngành khác la lên NHNN mới bán USD có 1 đống tiền đó, chính phủ kêu cho tui mượn đi, thì cũng chết! NHNN quản lý quỹ dự trữ ngoại hối, nhưng em nhớ trong pháp lệnh cũ hình như có cái mục này về mục tiêu dùng quỹ này:

    3. Tạm ứng cho ngân sách nhà nước để đáp ứng nhu cầu ngoại hối đột xuất, cấp bách của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    Nghĩa là ngoài cái mục tiêu bình ổn thị trường thì còn mục tiêu tạm ứng ngân sách (giống đợt gói kích cầu lần rồi), cho nên giữ cái quỹ này ... mệt lắm. Rồi tiền đồng thu về từ việc bán cái này ra cũng chông chênh lắm, ai cũng dòm ngó. Thế là ôm khư khư giữ cho chắc ăn. Vì vậy utility function của NHNN chắc tỷ lệ nghịch với hoạt động gì mà lấy tiền USD ra từ cái quỹ này.

    ReplyDelete
  14. @All: Tôi sẽ viết thêm về vụ SSI này trong một entry tới.

    @Anonymous (May 14, 8:08PM): Không và có. Chúng tôi không dùng TA theo nghĩa thông thường (chartist, indicators) để dự báo và ra quyết định đầu tư. Nhưng trong một số mô hình quantitative có sử dụng các econometric models (time series) mà về bản chất khá gần với TA. Ví dụ một mô hình VAR thực chất là một dạng momentum nhằm khai thác serial correlation. Ngoài ra risk management cũng sử dụng nhiều ideas của TA.

    ReplyDelete
  15. Chào anh Giang, thông tin của SSI - nguyên văn là "Sau đợt điều chỉnh tỷ giá nhất, chúng tôi cho rằng tỷ giá chính thức VND có thể giảm tiếp 3-4% trong thời gian còn lại của năm 2010", đã được đưa ra trong báo cáo triển vọng ngành hồi tháng 3/2010 của SSI.
    Anh Giang có thể down nguyên văn báo cáo này của SSI tại đây : http://stox.vn/stox/view_report_detail.asp?MenuID=2&SubMenuID=6&id=2344&cateID=3&isIndustry=0&isCompany=0.
    KHoảng cả tháng sau đó, BBG đã trích dẫn thông tin từ báo cáo ngành của SSI, nhưng không đúng nguyên tác, nên đã phải điều chỉnh lại thông tin của mình.

    Nhìn một cách khách quan, SSI có quyền nhận định thị trường theo quan điểm của mình. SBV hành xử theo kiểu đề nghị xử lý SSI thì giống luật rừng quá !

    Còn về ý đồ hay mục đích của bên nào đó để vụ lợi chuyện này thì em đành chịu.

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.