Wednesday, February 9, 2011

Arbitrage


Một bạn gửi cho tôi link bài báo này "Cleaning out the register" của The Economist về tình trạng dân VN sang Cambodia rút USD từ các máy ATM đem về bán với giá 21K rồi thanh toán lại cho ngân hàng với giá 19.5K. Trước đây mấy ngày tôi đã thấy FT và Bloomberg có bài tương tự, còn xa hơn thì một người bạn đã kể cho tôi nghe hiện tượng này khi tôi còn ở VN mấy tuần trước. Theo anh này ngay từ tháng 11/2010 giới cán bộ/quan chức cửa khẩu VN-Cambodia đã khám phá ra hình thức arbitrage này và chính họ là những người thực hiện nhiều nhất.

Nếu hình thức arbitrage tỷ giá mới diễn ra gần đây, một dạng arbitrage tương tự ở biên giới VN-Cambodia đã có từ lâu và nay đang tái diễn. Đây là qui luật bình thường trong một nền kinh tế thị trường, khi một sản phẩm có 2 giá khác nhau ở 2 thị trường khác nhau thì sẽ xuất hiện những "con buôn" hay "entrepreneur" (dùng thuật ngữ nào là tùy quan niệm của bạn) lưu thông hàng hóa giữa 2 thị trường đó để kiếm lời. Nếu chi phí vận chuyển (bao gồm cả khả năng bị bắt và bị pháp luật xử lý) nhỏ hơn lợi nhuận thì arbitrage sẽ xảy ra. Xét về mặt kinh tế, hoạt động này có ích vì nó giúp cho thị trường efficient hơn, resource được phân bổ hợp lý hơn trong hoàn cảnh các chính sách quản lý làm méo mó thị trường. Tuy nhiên xét trên quan điểm của người làm chính sách, nhất là trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN của VN, thì các hoạt động arbitrage như vậy sẽ làm giảm tác dụng của nhiều chính sách kinh tế.

Những người làm chính sách có 2 lựa chọn: hoặc siết chặt quản lý (vd chống buôn lậu) hoặc sửa lại chính sách để xóa bỏ tình trạng 2 giá. Cách thứ nhất đơn giản hơn nhưng thường không hiệu quả vì arbitragers sẽ tìm ra những lỗ hổng mới, hoặc đơn giản là họ chấp nhận chia sẻ lợi nhuận cho những người làm công tác quản lý. Tôi prefer cách thứ hai, nhưng không dễ có thể đưa ra những chính sách như vậy vì nó vừa đòi hỏi năng lực hoạch định chính sách, vừa đòi hỏi political will - là những thứ VN đang rất thiếu.



8 comments:

  1. Anh Giang ơi, Techcombank tăng phí rút cash để ngăn hiện tượng này đây này. Không rõ các ngân hàng khác thế nào.
    http://vietnambusiness.asia/techcombank-hikes-fee-to-stop-atm-arbitrage/

    ReplyDelete
  2. Không chỉ là tăng phí rút, mà tăng cả phí chuyển đổi ngoại tệ bác ạ

    ReplyDelete
  3. @daotheson & T.H.Thành: Thank Sơn & Thành, trong bài của The Economist cũng đã nói Techcombank đã nâng phí lên để tránh tình trạng arbitrage này. Tuy nhiên anh vẫn cho rằng tăng transaction cost lên không phải là giải lâu dài và pháp triệt để mà sẽ tiếp tục làm thị trường méo mó. Nếu tỷ giá USD chợ đen tiếp tục tăng thì sao? liệu Techcombank và các banks khác sẽ tăng phí giao dịch/chuyển đổi ngoại tệ đến mức nào?

    Chưa kể vấn đề arbitrage bằng cách rút tiền ở Cambodia chỉ là bề nổi của tảng băng. Cán bộ ngân hàng có thể thông đồng với các "entrepreneurs" tuồn USD ra bán chợ đen, hoặc bản thân các công ty nhập khẩu có thể khai khống giá lên để được phép mua ngoại tệ từ ngân hàng với tỷ giá chính thức (tất nhiên họ phải "lại quả" một phần cho ngân hàng).

    Cho nên giải pháp căn cơ vẫn là chấm dứt tình trạng 2 tỷ giá.

    ReplyDelete
  4. Anh GIang bình luận thế nào về động thái điều chỉnh tỷ giá mới rồi.

    ReplyDelete
  5. @Lớp: Hoan nghênh, nhất là với tuyên bố sẽ điều hành tỷ giá flexible hơn.

    ReplyDelete
  6. Vâng, nhưng chỉ có điều việc rút tiền này chỉ xảy ra ở Cambodia và phần lớn từ thẻ của Tech. Tăng phí thanh toán làm ảnh hưởng đến việc thanh toán ở các nước khác hoặc giao dịch online :(

    ReplyDelete
  7. Cháu chào chú Giang!

    Theo chú, một cách chính xác thuật ngữ arbitrage có thể được dịch thế nào. Có phải là sự buôn bán các công cụ tài chính dựa trên sự chênh lệch giá giữa các thị trường.

    ReplyDelete
    Replies
    1. Trước đây tôi có dịch thành "mua bán chênh lệch giá", tất nhiên chính xác và xúc tích nhưng tôi chưa nghĩ được từ nào tốt hơn. Nếu bạn thấy cách dịch nào tốt hơn thì báo cho tôi biết.

      Delete

Note: Only a member of this blog may post a comment.