Wednesday, December 30, 2009

Liquidity III


Lý do quan trọng nhất mà Bernanke đưa ra giải thích cho việc Fed đã không bailout Lehman Brothers vào tháng 9/2008 là công ty này không còn đủ tài sản có chất lượng để làm thế chấp cho các khoản vay từ Fed. Nghĩa là dù Fed có chức năng lender of last resort nhưng Fed chỉ có thể cho vay nếu các ngân hàng có tài sản thế chấp tốt (Bagehot principle). Nhiều central banks khác cũng có công cụ cho vay liquidity cho các NHTM như Marginal lending facility của ECB, Supplementary lending của BoJ, Overdraft loans của BoC, nhưng cũng đều yêu cầu thế chấp bằng government bonds hay A-class assets.

Trong khi đó "chỉ có ở Việt nam" ngân hàng trung ương cho vay liquidity thế chấp bằng "hồ sơ tín dụng". Nghĩa là trên thực tế NHNN đã chấp nhận credit risk cao hơn nhiều các central banks khác. Trong khi thế giới lo ngại too big to fail, ở VN nhỏ to gì cũng không được phép đổ.


7 comments:

  1. Điểm ưu việt của VN là không để ngân hàng phá sản.Mặt trái của nó là gì đây?

    ReplyDelete
  2. Em nghĩ mặt trái của việc "tất cả các ngân hàng ở VN không được phép đổ" là "rủi ro về đạo đức". Bởi vì các ngân hàng nhỏ biết rằng họ sẽ được NHNN giải cứu cho nên họ sẽ chấp nhận những khoản cho vay mang tính rủi ro cao nhưng mang lại lợi nhuận lớn ví dụ như cho vay bất động sản, chứng khoán.

    ReplyDelete
  3. Ở Việt Nam, SBV tái cấp vốn theo kiểu cho vay bằng "Hồ sơ tín dụng" nhưng không nhiều, tỷ lệ cho vay cũng khoảng 60% (tức 1.000 Bio thì vay khoảng được 600 Bio). Tuy nhiên, cũng khổ cho các NHTM khi quyết định vay và vay được khoản này với các báo cáo, kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng vốn và thanh khoản. Mặt khác, như một số báo ở VN nêu lấy khoản tiền vay này cho vay lại KH là không đúng, vì hầu như SBV cho vay và "phong tỏa" khoản tiền này ngay tại tài khoản của NHTM gửi ở NHNN và xem như là khoản Reserve, đồng thời, NHTM vẫn phải lo Reserves như bình thường. SBV sẽ kiểm trả rất gắt gao việc NHTM sử dụng vốn sau đó (như đang cho vay bằng nguồn nào từ tiền gửi của khách hàng, từ thị trường liên ngân hàng,..)
    Nói tóm lại, không NHTM nào muốn vay kiểu này!

    ReplyDelete
  4. Hiện nay các ngân hàng đang thiếu thanh khoản.Sẵn sàng huy động LS đến 12%/năm.Trong khi quy định trần huy động là 10.5%.Nên tự do hóa LS!

    ReplyDelete
  5. @ X30, bác nên tự cập nhật kiến thức và thông tin kinh tế trước khi đưa ra ý kiến, tránh ảnh hưởng tới nội dung thảo luận của blog

    ReplyDelete
  6. http://vietcurrency.com/discussion/showthread.php?1710-Baby-Learns-to-Trade-Vietnam-FX-Derivatives-Equity-Trades

    Em thấy có nhận xét này về FX có nói rằng 2009 Việt nam đã có capital flight nho nhỏ của người dân bằng cách chạy đi mua physical gold. Ko biết anh Giang có nhận xét gì không

    ReplyDelete
  7. @Nghiatg: Theo như bạn giải thích, có lẽ các khoản vay này là nhằm đảm bảo tỷ lệ reserve ratio chứ không phải vì liquidity. Nếu vậy có thể credit risk cho NHNN sẽ không lớn như tôi nghĩ. Nhưng kết luận của tôi vẫn vậy: big or small is not allowed to fail. Cái này sẽ tạo ra moral hazard như Duy Linh nói.

    @Duy Linh: Bên cạnh moral hazard còn khả năng corruption/favoritism nữa.

    @X30: Tôi cũng không đồng tình với đặt ra trần lãi suất (xem entry này)

    @Anonymous (Dec 31): everyone & every comments (except spams) are welcomed here. Take it easy :-)

    @Anonymous (Jan 3): Cám ơn bạn đã gửi link. Bài viết rất hay và bổ ích. Tôi nghĩ tác giả dùng chữ capital flight khá lateral chứ không cứng nhắc theo academic definition. Chính xác hơn capital flight ở bài viết này nên hiểu là asset price bubble vì inflation fear hoặc herding speculation.

    Nếu dùng capital flight một cách lateral như thế này có thể nói cơn sốt mua gạo hồi đầu năm 2008 ở SG cũng là capital flight :-)

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.