TQ vừa hoàn thành và chạy thử tuyến đường sắt cao tốc Quảng đông - Vũ hán dài 1100km. Khi chạy thử, tốc độ cao nhất lập kỷ lục 394km/h, vượt tốc độ 300km/h của Shinkansen của Nhật và TGV của Pháp. Chi phí xây dựng tuyến đường sắt này là $17b (chưa kể $2.7b xây dựng ga ở Vũ hán). Dự kiến một ngày sẽ có 56 chuyến tàu sử dụng tuyết đường sắt này, giá vé hai chiều hạng hai khoảng 2/3 lương tháng của một công nhân làm việc ở Quảng châu.
VN dự định sẽ xây dựng một tuyết đường sắt cao tốc Bắc-Nam dài 1630km với tổng chi phí $32.6b ($22.8 cho hạ tầng, còn lại cho thiết bị - có nguồn tin cho biết tổng đầu tư lên đến $55.8b và chiều dài là 1570km), dự kiến theo công nghệ Shinkansen của Nhật. Một ngày sẽ có khoảng 60-90 đoàn tàu hoạt động trên tuyến đường này. Giá vé có thể sẽ bằng 1/2 giá vé máy bay HN-SG. Năm 2036 sẽ đưa vào sử dụng.
Có vẻ như hàng TQ vẫn rẻ hơn hàng Nhật, nếu không kể chất lượng và độ an toàn.
Update (31/12): Hi vọng đường tàu cao tốc Bắc - Nam không bị thiên thạch này đâm vào khi vừa khánh thành năm 2036.
Tôi nghĩ các công trình công cộng xã hội này không thể tính chuyện lời lãi. Các nước tư bản tiên tiến cũng thế, các công trình công cộng phục vụ toàn dân thì nhà nước phải chi kinh phí công để bù lỗ, chứ không nên tính lãi.
ReplyDelete@BS Hồ Hải: Bác nói đúng, với các công trình infrastructure thì chính phủ nên bỏ ngân sách ra xây. Tuy nhiên phải phân biệt giữa infrastructure và các dịch vụ value added dựa vào các infrastructure đó. Ví dụ ở một số nước (Mỹ, Úc) chính phủ bỏ tiền ra xây dụng và vận hành hệ thống truyền tải điện rồi cho các công ty retailers thuê lại để bán điện cho dân. Trong trường hợp high speed train, tốt nhất là chính phủ bỏ tiền (và vay ODA) xây dựng đường sắt rồi cho các công ty thuê lại kinh doanh vận tải hành khách. Không nên giao toàn bộ cho Đường sắt VN vừa đầu tư xây dựng đường sắt, vừa độc quyền kinh doanh sau này.
ReplyDelete