Năm cùng tháng tận mà Asia Times (qua link của GS Trần Hữu Dũng) tặng cho VN cái title Asia's first domino mới chán chứ. Nhưng đọc bài này xong ... thở phào yên tâm đi ăn Tết :-), lý thuyết domino đã không đúng 35 năm trước, lần này chắc cũng vậy.
Vậy điều gì làm Shawn Crispin của AT lo cho VN quá vậy? Bài báo khá dài dòng, rối rắm, nhưng có lẽ điều làm Crispin lo ngại là lạm phát và tỷ giá. Tác giả bài này chắc chưa biết NHNN vừa phá giá thêm 3.3%, chỉ hai ngày sau khi thống đốc Nguyễn Văn Giàu trả lời phỏng vấn VNEconomy ngụ ý NHNN không muốn tiếp tục phá giá. Thông đốc Giàu nói đúng, phá giá sẽ tạo áp lực lên lạm phát. Tuy nhiên có lẽ ông không để ý rằng không phá giá, trong hoàn cảnh đa số người dân và doanh nghiệp cho rằng VNĐ đang overvalued, cũng gây ra inflation expectation. Việc người dân và doanh nghiệp (kể cả các "đầu tàu kinh tế" SOE) hoarding USD là bằng chứng của cái expectation này. Tôi đồng ý với Crispin ở điểm này.
Nhưng lập luận của Crispin cho rằng NHNN thiếu khả năng và ý định (ability and willingness) kiểm soát lạm phát có lẽ đi quá xa. Không một ngân hàng trung ương nào không muốn kiểm soát lạm phát (và thiểu phát), NHNN VN cũng không phải ngoại lệ. Trong một vài thời điểm VN có thể đã quá chú trọng vào tăng trưỡng dẫn đến lạm phát tăng cao, hoặc có thể đã accommodate các chính sách fiscal của chính phủ nên "vô tình" bơm quá nhiều liquidity ra nền kinh tế. Nhưng đó là những trade off mà bất kỳ ngân hàng trung ương nào cũng phải đối mặt, cái chính là khả năng đánh giá/phân tích tình hình và đưa ra những quyết định đúng đắn và kịp thời. Quan điểm của tôi là NHNN có chính sách sai lầm chứ không phải không có willingness.
Nói NHNN VN không có khả năng kiểm soát lạm phát cũng hơi quá. NHNN có đầy đủ các công cụ tiền tệ như các ngân hàng trung ương khác, thậm chí còn có khả năng "ra lệnh" cho các NHTM tăng/giảm credit growth một cách trực tiếp, điều mà Fed, ECB, BoE... không thể làm được (đúng hơn là không được phép làm). Bên cạnh NHNN, Bộ Tài chính VN còn có cơ quan quản lý giá, bất kỳ lúc nào cũng có thể đặt giá trần cho các mặt hàng thiết yếu, điều mà các nước phát triển đa phần cũng không làm được. Do đó có thể nói VN hoàn toàn có khả năng kiểm soát được lạm phát, vấn đề là chính phủ có chấp nhận các trade off về phát triển kinh tế để kiềm chế lạm phát hay không thôi.
Vấn đề tỷ giá cũng vậy, NHNN hoàn toàn có ability và willingness điều chỉnh tỷ giá. Tôi nghĩ thống đốc Giàu trả lời phỏng vấn bên trên chỉ có tính tactical thôi (tuy có thể bị credibility damage), chứ NHNN thừa hiểu phá giá là biện pháp duy nhất để phục hồi lại external balance của VN. Phá giá nhanh, quyết liệt để đưa VNĐ về đúng vị trí của nó (vd PPP equilibrium hay BEER) sẽ giúp giải tỏa risk/uncertainty cho các doanh nghiệp, kể cả các FDI investors. Capital account của VN còn đóng nên NHNN không phải lo ngại về capital flight hay currency attack.
Vấn đề original sin chắc chắn có nhưng không quá serious, nên nhớ VNĐ bị overvalued chủ yếu vì lạm phát quá cao. Trước đây vay 1 USD đổi được 15000 VNĐ, bây giờ phải trả 19000 VNĐ nhưng nếu số tiền đi vay được đầu tư hiệu quả thì sản phẩm bán ra đã tăng giá ít nhất với tốc độ tăng lạm phát, đủ để bù cho chênh lệch tỷ giá. Còn nếu đồng tiền đi vay đầu tư không hiệu quả thì đó là vấn đề khác chứ không phải original sin và không phải trách nhiệm của NHNN. Tóm lại, điều chỉnh tỷ giá hoàn toàn manageable và không phải là drama gì lớn cho nền kinh tế. Cái chính là liệu NHNN có bị các tác động non-economic khi ra quyết định điều chỉnh tỷ giá hay không, có lẽ không sau lần điều chỉnh thứ hai này. Philosophy điều hành kinh tế VN vẫn là "dò đá qua sông" hay theo như JPM's Sriyan Pietersz nói: "learning by doing".
Bỏ qua khả năng contagion ra các nước châu Á khác vô cùng nhỏ (domino theory), tôi cho rằng Shawn Crispin đã sai lầm khi cho rằng VN sẽ là quân domino đầu tiên sụp đổ. Rủi ro về lạm phát và tỷ giá có thật và khá lớn, nhưng tôi không nghĩ các policy makers của VN không có ability và willingness đối phó với những rủi ro đó. Có điều họ còn phải cân nhắc nhiều khía cạnh, đại hội Đảng năm tới là một trong những yế tố có ảnh hưởng lớn đến các chính sách kinh tế.
Update: Mới tìm được link này từ blog Krugman: Latvia's GDP giảm 18% QoQ trong Q4 2009 và IMF dự báo sẽ giảm tổng cộng 30% peak-to-trough. Lý do chính theo các tác giả của bài nghiên cứu là nước này đã cố gắng bảo vệ tỷ giá overvalued của mình quá lâu. Undervaluation có thể có ích (như trường hợp TQ) còn overvaluation chưa bao giờ có lợi (eg Latvia hiện tại hay Thailand thời 97-99).
Hôm qua xem TV thấy bác Vũ Khoan trả lời phỏng vấn, đại ý như sau: việc điều hành chính sách tiền tệ phải linh động, chính sách tiền tệ thay đổi không phải vì chúng ta không nhất quán, mà vì tình thế bắt buộc phải thế. Việc điều hành chính sách giống như bốc thuốc, nhưng liều lượng nhiều hay ít thì thật khó nói. Hôm nay nghe anh Giang comment, thấy chí lí vô cùng. Economics khó mà nói "đúng - sai", "qua sông dò đá" cũng không phải là một việc làm dở! Việc thắt chặt là cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay, và cũng cần thiết để trấn an dư luận xã hội cho kỳ bầu cử sắp tới nữa! Cách đây mấy hôm, có nghe TS Trần Du Lịch nhận định "năm 2010, chính sách tiền tệ không thể lỏng như 2009, nhưng sẽ không quá chặt như nửa đầu 2008". Có nghĩa là gì: vĩ mô sẽ không có những biến động quá lớn như chú Shawn Crispin nhận định.
ReplyDeleteCháu là Tuấn, hiện đang nghiên cứu làm đề tài về nợ công, cháu đi theo hướng debt intolerance, trong đó có nói về "original sin", Bác có thể nói rõ về cái này được không ạ? Cảm ơn bác rất nhiều
ReplyDelete